Nhân quyền sát Tết 2017: Vừa thả vừa siết

Phạm Chí Dũng

Có một trùng hợp nhỏ giữa hai thời điểm cận tết Nguyên đán năm 2017 với dịp Tết năm 2014: Bộ Công an thả tù nhân lương tâm.

Thứ Sáu ngày 13

Thứ Sáu ngày 13 tháng Giêng năm 2017, tù nhân chính trị Đặng Xuân Diệu bất ngờ được công an Việt Nam thả trước thời hạn án tù, nhưng là để sang Pháp… chữa bệnh. Ông Diệu bị kết án tù 13 năm và “mới” thụ án được 5 năm, tức còn đến 8 năm nữa mới hết án.

Cũng vào dịp Tết năm 2014, “người tù xuyên thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu - ở tù cộng sản đến 37 năm xuyên suốt từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21 - được trả tự do nhờ một chiến dịch vận động không mệt mỏi của gia đình ông và nhiều tổ chức quốc tế.

Cả hai ông Đặng Xuân Diệu và Nguyễn Hữu Cầu đều bị kết tội “phản động” không thua gì nhau. Nếu ông Nguyễn Hữu Cầu là cựu đại úy quân đội Việt Nam Cộng hòa, thì ông Đặng Xuân Diệu được xem là một thành viên của đảng chính trị Việt Tân, một tổ chức bị chính quyền CSVN căm thù thâm căn cố đế. Mới hồi tháng 10/2016, Bộ Công an Việt Nam còn ra một thông báo không số, không chữ ký, lời lẽ rất kiên định, khẳng định Việt Tân là một “tổ chức khủng bố”.

Tết về con buồn lắm mẹ ơi!

Thiện Tùng

Hôm nay 26 Tết (23/01/2017), người ta nhộn nhịp chuẩn bị đón năm mới, tôi cũng được anh Trần Thế Yên, Giám đốc Công ty TNHH RVAC mời 10 giờ dự tiệc cuối năm.

Chờ giờ đi dự tiệc, tôi lên mạng vào FB Phạm Thanh Nghiêm, gặp lại ảnh dưới đây. Càng nhìn ảnh, tôi càng chạnh lòng thương, thương cả những người mẹ, người con cùng cảnh như gia đình Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Thế là tôi không đi dự tiệc, dùng thời gian ấy viết bài nầy giải buồn.

clip_image002

Mẹ và các con của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Một đất nước bận rộn

Kính Hòa, phóng viên RFA

clip_image002

Một nông dân chở hoa đào bán Tết ở Hà Nội hôm 23/1/2017. AFP photo

Một tuần lễ bận rộn của các blogger Việt Nam. Họ vốn bận rộn với muôn vàn chủ đề của xã hội, của dân sinh, họ lại càng bận rộn hơn khi chính phủ dường như lại có sự bận rộn riêng của mình, mà lại là sự bận rộn không cần thiết.

Chưa kịp văn minh đã vội cầm quyền

FB Nguyen Anh Tuan

clip_image002

Những người đang nắm quyền ở đất nước này thật lạ. Dường như lo ngại rằng vẫn còn ai đó nghi ngờ về khả năng khủng bố xã hội một cách có tổ chức của mình nên họ phải liên tục sắp đặt những hoạt cảnh như bên dưới, trong đó phong cách cầm quyền cường bạo hoang dã của họ luôn tự phơi bày một cách rõ nét mà chẳng cần thêm lời bình nào.

Don (Trump) với Vlad (Putin): Mối tình nguy hiểm

Thụy My

clip_image002

“Don” và “Vlad”, mối tình lửa rơm đầy nguy hiểm. Petras Malukas / AFP

Mối nguy từ cặp Putin-Trump là sự thiếu logic và thiếu vắng chiến lược đường dài của tân tổng thống Mỹ. Chính quyền Trump bơi loạn xạ trong chính sách đối ngoại vô nguyên tắc, với sự chỉ đạo ngẫu hứng, “cận thị một cách nguy hiểm và nguy cơ thất bại đặc biệt cao”. Nhưng “Trước sau gì, Trump cũng sẽ bất hòa với Putin”. Và thật ra, Nga chỉ là nhân tố hạng hai. Hoa Kỳ tốt nhất nên tập trung kiềm chế Trung Quốc, duy trì sự hiện diện quân sự quan trọng tại châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Trump chuẩn bị cuộc chiến với Trung Quốc

Phạm Đình Nhiên

clip_image002

Ba nước lớn có ba lãnh tụ theo dân tộc chủ nghĩa là Nga, Tàu và Mỹ.

Nga hơn 20 năm trước lẫy lừng với Liên Bang Xô Viết Mác-Lê tan rã, đánh mất danh vị cường quốc hàng đầu thế giới, đang nuối tiếc và hoài vọng, muốn lập lại địa vị cũ dưới sự lãnh đạo của Putin, một cựu trung tá mật vụ KGB, nhiều thông minh và cũng nhiều tham vọng, thủ đoạn, tàn ác, bằng mọi cách phải đạt cho tới mục tiêu.

Trung Quốc hàng ngàn năm trước - từ thời nhà Hán, nhà Đường - đã từng là một đế quốc lớn thời cổ, về sau suy thoái, hết bị Mông Cố chiếm ít lâu thì lại bị Mãn Châu thu tóm lập ra nhà Thanh cai trị từ 1.644 đến 1.911 (267 năm) mới thoát để lập ra Trung Hoa Dân Quốc.

VN cần điều chỉnh ra sao sau khi Mỹ rút khỏi TPP?

BBC Tiếng Việt

clip_image002

Tổng thống Donald Trump và tân chính phủ của ông tuyên bố rút Hoa Kỳ khỏi TPP chỉ vài giờ sau khi ông nhậm chức. ảnh Alex Wong/Getty

Việt Nam cần chú ý hơn tới thị trường châu Âu, trong khi cân bằng lại cán cân mậu dịch với Trung Quốc, đó là một vài điểm mà Việt Nam cần cân nhắc sau khi Chính phủ Hoa Kỳ vừa có tuyên bố chính thức rút nước này khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo ý kiến nhà quan sát.

Viễn tượng “một nước Việt Nam tốt đẹp hơn” ngày càng u ám

FB Trương Nhân Tuấn

clip_image002

Tương lai Việt Nam u ám giống như bầu trời ở điện Capitol hôm Trump tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Oliver Contreras/ Washington Post

Nhiều tháng trước tôi đã viết đại khái rằng từ nay “giới tranh đấu cho một nước Việt Nam tốt đẹp hơn” sẽ phải tranh đấu một mình. Tình hình thế giới có nhiều thay đổi. Vì vậy mọi người hãy cẩn thận.

Bởi vì, các nước Châu Âu có những “vấn đề” của họ cần giải quyết. Điều quan trọng hơn hết là vấn đề “di dân” và hệ lụy của nó là nạn “khủng bố gốc Hồi giáo”. Nước Anh rời khỏi khối Châu Âu là do mâu thuẫn với lập trường chung các nước trong khối (về quan niệm di dân). Từ vài năm nay, mỗi tháng trung bình vài ngàn người nhập vào Châu Âu, bằng những chiếc thuyền mong manh vượt Địa Trung Hải, hay những đoàn người đi bộ vượt biên giới Thổ… Dòng người “tị nạn” này đến từ các “quốc gia bị tan rã” do chiến tranh ở Bắc Phi và Trung Đông. Trong đoàn người đó có không ít “chiến sĩ của Nhà nước Hồi giáo” trà trộn vào. Mục tiêu của những người này là chờ dịp thuận tiện để làm “khủng bố”, theo kiểu đã xảy ra gần đây ở Paris, Bruxelles, Berlin…

Dòng chảy nào? (Mênh mông thế sự 54)

Tương Lai

Câu nói hồn nhiên, tự tin và đầy thách thức của chú bé vá xe bên đường “Nếu bác tin, tôi sẽ làm cho bác xem, nếu không tin thì là quyền của bác vậy” trong “Về một chuyện vá xe”(*) của Hạ Đình Nguyên vừa gửi qua email gợi lên trong tôi ý nghĩ: một ý tưởng có chiều sâu triết lý đang nằm ngay trên vỉa hè của cuộc đời lam lũ, nhẫn nại kia, chẳng phải đi tìm đâu xa. Vấn đề nằm ở đôi mắt, ở cách nhìn sự việc và dám động não! Đương nhiên, không là cái não trạng đã đóng băng vì những lợi ích nhầy nhụa, nhớp nhúa được khoác bộ áo cách mạng sặc sỡ, hay đã nhão nhoét bởi những giáo điều cũ nát lèn chặt không còn chỗ để tiếp nhận sinh khí của cuộc sống đang bộn bề, bươn chải.

Từ câu chuyện tình cờ trên đường phố, cây bút Hạ Đình Nguyên đã hạ một lời bình thâm thúy: “Tôi thấy ở câu nói này là cả một xã hội dân sự, bình đẳng, không có áp chế hay độc tài từ cả hai phía”. Không chút màu mè hắn viết mộc mạc, thẳng băng: “Cỡi xe về trên đường mưa lất phất nhẹ, nghĩ đến câu nói của thằng bé thấy vui vui. Nếu tin thì làm được. Nếu mỗi người và cả dân tộc tự tin, không khoán trắng vào giới cầm quyền. Nếu giới cầm quyền tin vào dân tộc, thì độc lập tự do, văn minh bình đẳng ắt sẽ có. Còn như có tư tưởng vay mượn, ỷ lại đâu đó; lại có thói lười nhác, hồ đồ và áp chế thì mọi việc sẽ chẳng tới đâu, kể cả việc vá xe”!

Để khai dụng các biện pháp trừng phạt trong luật nhân quyền của Hoa Kỳ

Ts. Nguyễn Đình Thắng

clip_image002

Chính quyền cưỡng chế, đập nát nhà thờ Giáo xứ Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh - YouTube

Hôm nay là ngày trọn vẹn đầu tiên mà đất nước Hoa Kỳ được điều hành bởi Hành pháp mới. Trong những ngày tháng tới đây, Hành pháp này sẽ phải triển khai và thực thi hai đạo luật nhân quyền được Quốc hội thông qua và Tổng thống Obama ban hành cuối năm ngoái: Luật tăng cường bảo vệ tự do tôn giáo quốc tế và Luật trừng phạt thủ phạm đàn áp nhân quyền.

Tính chất khủng bố của lực lượng an ninh bảo vệ Đảng

FB Pham Doan Trang

Tôi tin rằng hiện nay, đa số người dân thường, khi nghe các nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền gọi công an Việt Nam bằng các từ như “an ninh cộng sản”, “mật vụ cộng sản”, “khủng bố”, “côn đồ”, v.v. đều cảm thấy dị ứng, thậm chí khó chịu, mà nguyên nhân chính là vì họ không tin lực lượng chấp pháp của “Đảng và Nhà nước” lại có thể như vậy.

Nhưng sự thực – dù rất cay đắng – lại đúng là như thế: Chúng ta đang là dân của một nhà nước độc tài công an trị, và lực lượng an ninh đóng vai trò vừa là rường cột vừa là công cụ của cái nhà nước ấy; nó vận hành nhờ hai vũ khí chính: lừa đảo và khủng bố.

Bài viết ngắn dưới đây chỉ tập trung vào vũ khí thứ hai của nó: khủng bố.

Trước hết cần hiểu khủng bố là gì. Khủng bố là việc cố ý sử dụng bạo lực (bằng cả hành động lẫn ngôn từ) nhằm gây sợ hãi, trên một diện càng rộng càng tốt, để đạt một mục đích chính trị nào đó, chẳng hạn như tác động tới chính sách: Buộc nhà nước phải thay đổi hay xóa bỏ một chính sách sai lầm, hoặc đe dọa để dư luận không dám ủng hộ nó nữa.

Và lực lượng an ninh, hơn ai hết, hiểu rõ hiệu quả của khủng bố, của việc gây sợ hãi trên diện rộng. Có điều, trong ngành, nó được gọi bằng một từ chuyên môn mỹ miều là “biện pháp nghiệp vụ”.

Những con người quả cảm

FB Luân Lê

clip_image002

Chẳng lẽ nhà nước ta lại sợ cả những ông già và cả phụ nữ hay sao?

Bà Cấn Thị Thêu mất đất kêu oan 10 năm khắp mọi nơi chưa thấu, rồi lại bị bắt với tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ luật Hình sự hết sức khiên cưỡng.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Khánh Hoà bị bắt vì hành vi “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 BLHS.

Bắt cho hết đi rồi trả nợ một lần

Trần Nhật Phong

clip_image002

Dù hôm nay khá bận rộn, về nhà rất trễ nhưng tôi vẫn không thể nhịn được cảm xúc, khi buổi sáng nhìn thấy hình ảnh của Trần Thị Nga, mà mọi người vẫn quen thuộc với với cái tên Thúy Nga, bị an ninh Việt Nam còng tay và bắt giữ cô với điều luật “88” của Đảng Cộng sản Việt Nam.

So với Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tôi lại chưa hề quen biết với Thúy Nga, mặc dù vẫn theo dõi cuộc tranh đấu của người mẹ có mấy con này, xưa nay tôi vẫn cảm phục họ, bởi vì họ hơn tôi rất nhiều, ít nhất tôi là một kẻ hèn nhác đã bỏ chạy khỏi Việt Nam hơn 30 năm trước, trong khi những người phụ nữ này đã can đảm ở lại tranh đấu cho một nước Việt Nam không lệ thuộc kẻ thù phương bắc, không “ăn mày” ở cộng đồng quốc tế, họ không hề rời khỏi Việt Nam, mặc dù nếu họ đồng ý, thì họ vẫn có thể rời khỏi Việt Nam một cách dễ dàng như một số anh em tranh đấu cho quyền làm người ở Việt Nam.

Tổng thống Chín Nút

Ngô Nhân Dụng

Nói cho cùng, sức mạnh của nước Mỹ không phải vì họ có những ông Tổng thống tài giỏi tuyệt vời. Sức mạnh đó nằm trong tay người dân. Tất cả chỉ nhờ họ sống trong một xã hội tự do, tôn trọng luật pháp, và trước pháp luật ai cũng có cơ hội bằng nhau. Dân Mỹ chỉ cần tự lo mưu sinh, lo thăng tiến cho chính bản thân và gia đình họ, làm những công dân lương thiện. Họ còn dồn năng lực vào những mục tiêu cá nhân đó, họ sẽ làm cho nước Mỹ giàu mạnh. Một thanh niên Mỹ không phí thời giờ “phấn đấu vào đảng” với hy vọng hưởng các đặc quyền suốt đời. Chính quyền không dùng hàng triệu người làm công việc đi dò thám, bắt bớ, vì sợ dân gặp nhau chỉ trích nhà nước. Hàng triệu người không đi làm mật vụ, công an. Họ đi học, đi làm và mưu lợi, giúp cho kinh tế thịnh vượng, chứ không chỉ lo đi hăm dọa, đòi người khác hối lộ mình!”

Tác giả Ngô Nhân Dụng có cách ví von rất hay về việc người dân Mỹ không ngưỡng vọng gì một ông Tổng thống tài năng tầm tầm như Donalt Trump. Nhưng ông hơi nhầm khi nghĩ rằng các lãnh tụ bên xứ sở độc tài hễ người nào lên ngôi là được dân tung hô và tin tưởng. Bây giờ không thế nữa đâu ông ạ. Ngẫm ra, ở nước Việt Nam cộng sản từ nhiều thập niên nay rồi, mỗi ông lĩnh tụ lên đều nhận được một danh xưng do dân gian đúc kết, rất đúng với thực chất tài năng tư cách của các ông ấy; nào ông Tổng Mạnh là “ông cây gì con gì”, nào ông Tổng Trọng là “ông lú”..., và những danh xưng này nghiễm nhiên được lan truyền công khai trên mọi cửa miệng cũng như trên các mạng xã hội, xem ra cũng chẳng khác với nước Huê Kỳ bao nhiêu; chỉ có nếu muốn truất các ông ấy đi thì không có luật, mạng lưới an ninh lại quá khủng khiếp, nên cũng đành chịu đựng cho hết khóa mà thôi.

Có một điều mà ông Ngô Nhân Dụng không nói đến trong bài viết của mình nên chúng tôi phải mượn một bài khác của ông Jennifer Keishin Armstrong đặt vào phần phụ lục. Đó là ông D. Trump là tay cực kỳ láu cá trong việc lợi dụng ảnh hưởng của truyền hình. Từ những vai rất hề trong các bộ phim tập ăn khách được lựa chọn đúng “điểm nhấn” mà ra mắt công chúng, mặc dù chẳng phải là diễn viên tài giỏi gì, bỗng chốc Trump cấy được vào trong não trạng giới bình dân vốn xem nhiều loại phim vô thưởng vô phạt này để giết thì giờ trước khi đi ngủ, cái ấn tượng về một “lão Trump đầy năng lực”, dần dần trở thành “Trump có uy”, rồi cuối cùng thì... lên ngai Tổng thống. Âu đấy cũng là một kinh nghiệm mà các ngài CS phải học đấy. Vì từ nay trở đi các ngài ấy sẽ tranh chấp trong các phe phái nội bộ quyết liệt không kém gì cuộc tranh chấp giữa Hilarry Clinyon và D. Trump đâu. Nhưng tranh chấp không phải bằng tài – còn lấy đâu ra tài – mà bằng mánh lới. Mánh lới tốt nhất trước công chúng là “diễn” (tuy không cần công chúng nhưng cũng phải nhập vai để khỏi lộ, bị dội ngược cũng có thể ngã chỏng gọng, biết dâu đấy). Tất nhiên “diễn” phải được phe phái tung hô, và bên trong hậu trường thì khả năng đấu đá phải được xếp vào hạng A1.

Bauxite Việt Nam

Sự tích cái đuôi định hướng

Nguyễn Đình Cống

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có khá nhiều câu chuyện về “Sự tích…”. Đó là sự tích của con vật này, cây cỏ nọ, di chỉ kia v.v… Vừa qua tôi nghe lóm được một sự tích thời hiện đại, xin kể ra để góp vui với đời. Vì là nghe lóm và là chuyện về sự tích nên không dám bảo đảm chính xác ‘chăm phần chăm’, chỉ khẳng định là viết lại trung thực những điều nghe được, không thêm bớt.

Câu chuyện về cái đuôi “Định hướng XHCN” kèm thêm vào Nền kinh tế thị trường. Không biết những người viết sử và làm lý luận của ĐCSVN đã có ai bỏ công tìm hiểu cái đuôi ấy ở đâu ra, người nào đề xuất, hội nghị nào, văn bản nào lần đầu tiên thảo luận và quyết định. Và quan trọng hơn là nêu định nghĩa, giải thích khái niệm đó . Chỉ biết rằng cụm từ “Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” được dùng chính thức trong các văn kiện của Đảng từ năm 1990. Vừa qua tôi có dịp may nghe được câu chuyện sau đây giữa 2 người, tạm gọi là XuHào. (tôi có quen biết cả 2 ông, ai muốn xác minh tôi xin cung cấp thêm thông tin).

Xu - Này, bác Hào có biết cái đuôi định hướng XHCN ghép vào nền kinh tế thị trường ở đâu ra không nhỉ?

Hào - Làm sao mà mình biết được, chú có biết thử nói nghe chơi.

Thư giãn chủ nhật:

Mời các bạn ĐỐI vui xuân

Linh Nhân

Tết sắp đến, để vui chơi dịp xuân về mời các bạn xướng họa đáp lại câu đối sau đây:

Không chỉ LÙN chiều CAO, mà THẤP cả cái ĐẦU

Xuất xứ của câu đối này là do đọc được bản tin của TTXVN với nội dung: “Chiều ngày 18/01/2017 tại Hội nghị lần thứ 47 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại thành phố Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Giám đốc điều hành WEF Philip Roesler đã ký thỏa thuận hợp tác theo mô hình PPP giữa WEF với Việt Nam.

‘Qua thỏa thuận đối tác này thì WEF sẽ hỗ trợ Việt Nam trong tất cả các ngành cần thiết để đưa Việt Nam vào kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp lần thứ 4’, ông Philip Roesler nói”.

Cho một người phụ nữ, tháng Chạp

Nguyen Tuan Khanh

clip_image002

Thật nhanh chóng, cuộc vây bắt người phụ nữ có hai đứa con nhỏ tại tỉnh Hà Nam mới diễn ra vào buổi trưa ngày 21/1, thì đến tối, người ta đã nhìn thấy hình ảnh video do công an đưa ra. Cơ quan này vội vã cho biết đã thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với chị, Trần Thị Nga, về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.

Trung Quốc là ‘đối tác thương mại lớn nhất’ của Việt Nam

BBC Tiếng Việt

clip_image002

Với kim ngạch 72 tỷ USD trong năm 2016, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan VN. ảnh VCG/Getty Image

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016, theo số liệu thống kê được Tổng cục Hải quan Việt Nam công bố và được truyền thông Việt Nam đăng tải cuối tuần này.

Nhà khoa học chính trị nhận xét về Trump: “Chúng ta đang phải đối đầu với sự kết thúc của nền dân chủ tự do”

Sebastian Dalkowski thực hiện

Nguyễn Hội dịch từ Đức Ngữ

clip_image002

Lời người dịch: Sau khi Donald Trump đắc cử, tôi đã từng nói cùng các bạn đồng nghiệp rằng “tôi đã mạo hiểm mạng sống của mình để đi tìm dân chủ tự do, nay tôi đang lo ngại phải mất những thứ quí này!”. Tôi muốn viết ý nghĩa của lời nói trên đây ra một bài viết gửi đến Quí vị, nhưng công việc làm ăn bận rộn chưa thực hiện được. Nhân đọc được bài phỏng vấn của báo Đức Rheinische Post với ông Yascha Mounk cùng tâm trạng. Tôi nghĩ những con người yêu quí dân chủ tự do cần nên đọc bài này.

Nguyễn Hội

Donald Trump: “Cơn ác mộng”?

Minh Anh

clip_image002

Barack Obama (P) và tổng thống tân cử Donald Trump trước khi chuyển giao quyền lực, Washington, ngày 20/01/2017. REUTERS/Jonathan Ernst

Donald Trump chính thức trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Đây là chủ đề chính được các báo Pháp ngày 20/01/2017 bàn luận nhiều nhất. Libération chạy tít trên trang nhất: “Trump: Bắt đầu một thời kỳ”. Bên trong, tờ báo phân tích “Một nước Mỹ không lưới dây an toàn”.

Diễn văn Nhậm chức của Donald Trump, Tổng thống thứ 45 của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, đọc trước thềm Quốc Hội Mỹ ngày 20-01-2017

Trần Ngọc Cư dịch

Chủ tịch Tối cao Pháp viện Roberts, Tổng thống Carter, Tổng thống Clinton, Tổng thống Bush, Tổng thống Obama, nhân dân Mỹ và nhân dân toàn thế giới: Xin cảm ơn quí vị.

Chúng ta, công dân Mỹ, đang đoàn kết trong một nỗ lực vĩ đại của quốc gia để xây dựng lại đất nước chúng ta và hồi phục lời hứa hẹn của quốc gia này đối với tất cả nhân dân chúng ta.

Chúng ta sẽ cùng nhau định đoạt hướng đi của nước Mỹ và thế giới trong những năm sắp tới. Chúng ta sẽ đối mặt với các thách đố. Chúng ta sẽ đương đầu với mọi khó khăn gian khổ. Nhưng chúng ta sẽ hoàn tất công việc được giao phó.

Cứ mỗi bốn năm, chúng ta lại tề tựu trên những bậc thềm này [của toà nhà Quốc hội] để thể hiện cuộc chuyển giao quyền lực trong trật tự và hòa bình. Chúng tôi xin tri ân Tổng thống Obama và Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama về sự trợ lực tốt đẹp suốt cuộc chuyển giao này. Họ thật là cao thượng.

Phản hồi từ người Việt trong nước về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Donald Trump là vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, đối với người Á Đông, số 45 là con số thiêng, nó hàm chứa quá trình biến thiên và trùng khởi của dãy số tự nhiên, trong đó, sự trùng khởi của các quẻ trong bát quái cũng rơi vào con số 45. Điều này mang hàm ý có một chu kỳ mới đang mở ra. Liệu vị Tổng thống thứ 45 với những cá tính khá đặc biệt cùng với một nội các khá mới mẽ và cũng đầy cá tính này có làm thay đổi thế giới?

Đổi mới thể chế và trọng dụng nhân tài

Nguyễn Quang Dy

Tác giả Nguyễn Quang Dy lại vừa gửi cho mình một bài viết, như ông nói, để “tiễn ông Công ông Táo”. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Và đăng bài viết này lên, mình chỉ mong muốn tống tiễn những gì là “hắc ám”, là vật cản nước Việt phát triển- trong năm cũ. Đó là tham nhũng quyền lực, là lợi ích nhóm, là sự bất công phân hóa không chỉ trong giàu nghèo, mà còn trong môi trường kinh doanh, để nước Việt thoát ra khỏi bóng tối của sự tụt hậu.

Bắt đầu bằng cải cách thể chế và trọng dụng nhân tài- như tác giả Nguyễn Quang Dy đã đề cập.

Kỳ Duyên

clip_image002

Các đế chế trong tương lai là các đế chế của trí tuệ…Cuộc chiến trong tương lai là cuộc chiến vì nhân tài” (the empires of the future are the empires of the mind…The war for talents is the future war – Winston Churchill, 1943).

Ông Trump nhậm chức, 'kẻ khóc, người cười'

Viễn Đông

clip_image002

Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức hôm 20/1.

Ông David bắt chuyến tàu sớm nhất từ quận Fairfax, tiểu bang Virginia, để tới thủ đô Washington D.C. chứng kiến lễ nhậm chức của Tổng thống tân cử Donald Trump.

Đội một chiếc mũ màu đỏ trên có chữ USA, người đàn ông ở tuổi ngũ tuần cho biết rằng ông cảm thấy “rất vui” khi cùng vợ tới tham dự sự kiện diễn ra bốn năm một lần.

Con đường Tơ lụa và chính quyền Donald Trump

Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA

clip_image002

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn Con đường Tơ lụa và hợp tác khu vực Ba Lan - Trung Quốc tại Warsaw, Ba Lan, hôm 20 tháng 6 năm 2016. AFP photo

Gần bốn năm trước, khi công du tại Kazakhstan rồi Indonesia, Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc lần đầu tiên nói tới sáng kiến tái lập Con đường Tơ lụa cho Thế kỷ 21. Tham vọng lớn lao của Bắc Kinh tiến được vài bước nhưng Hoa Kỳ lại có Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức ngày Thứ sáu 20 tháng 1, với một quan điểm khác về vai trò của Trung Quốc. Sự tình rồi sẽ ra sao?

Trách nhiệm xã hội của phần tử trí thức trong mối quan hệ với chính quyền

Trần Văn Chánh

Trách nhiệm của người trí thức trước các hiện tình xã hội

Trí thức gắn liền với tri thức và học vấn dồi dào phong phú, từ đó thông đạt thế cố và hiểu được các hiện tình xã hội. Tuy nhiên, tự bản thân tri thức, học vấn cũng không có giá trị nếu việc sử dụng nó không mang lại ý nghĩa tích cực gì cho đời sống. Do vậy, người ta thường nói đến vai trò, trách nhiệm và ảnh hưởng của người trí thức trong trường hợp xã hội còn nhiều trục trặc, nhất là khi xã hội đó đang bị đặt dưới quyền thống trị của những hôn quân bạo chúa, hoặc nhân dân phải điêu đứng vì một chế độ mị dân, độc tài nào khác. Trong trường hợp nầy, người trí thức không còn chỉ là người có học vấn đơn thuần, mà gắn liền với sự động não, luôn luôn đặt vấn đề và phê phán, nhằm góp phần làm thay đổi theo hướng tốt hơn đối với các hiện tình xã hội. Trong lịch sử, người trí thức luôn đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ xã hội cũng như những tác động tích cực về tư tưởng nhằm chuyển hóa nhận thức của số đông thông qua những lời nói và việc làm của họ ảnh hưởng tới sự chọn lựa định hướng, quyết sách để phát triển quốc gia, dân tộc.

Nói theo cách diễn đạt của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thì “trí thức là người không chỉ giỏi, chỉ chuyên sâu vào một nghề chuyên môn mà còn phải có trách nhiệm chung về vận mệnh nước nhà” (dẫn theo Trần Quốc Vượng, trong bài “Dám làm, dám nói… dám nghe”, Tạp chí Tia Sáng, Xuân Nhâm Ngọ 2002).

Câu chuyện giữa cha và con

Tạ Quốc Quang

Tạ Quốc Quang là con trai trưởng của GS Tạ Quang Bửu, hiện là chủ doanh nghiệp Quốc Quang tại Bình Dương và Trưởng VPĐD công ty Interbizcorp (Hàn Quốc). Câu chuyện ông kể dưới đây là những hồi ức khó quên về người cha mà ông vô cùng kính trọng…

Việc hướng nghiệp cho bản thân tôi

Khi hết cấp 2, lên cấp 3, tôi hy vọng với kết quả thi không lấy gì làm tồi của mình, tôi sẽ được vào học một trường danh tiếng như Chu Văn An. Nhưng không hiểu thế nào tôi lại bị xếp vào trường Phổ thông công nghiệp Đống Đa. Tôi rất buồn và trình bày điều đó với cha tôi. Ông đã khuyên tôi nên chấp nhận trường mà người ta sắp xếp với hai lý do: “Bố thấy trường Chu Văn An đã có nhiều con cán bộ cao cấp học, đó không phải là môi trường tốt cho con. Còn trường Phổ thông công nghiệp là một mô hình mới ở Việt Nam, ở các nước Công nghiệp tiên tiến nó đã rất phổ biến”. Tôi yên tâm theo học và môi trường đó đã tạo nên những tính cách cơ bản cho tôi sau này.

Khi tốt nghiệp Đại học từ CHDC Đức về, tôi mơ ước được trở thành giáo viên Khoa Máy hóa của Trường Đại học Bách khoa. Tôi đã tìm hiểu những người quen và với bằng tốt nghiệp loại khá như tôi thì chỉ cần một cái gật đầu của cha tôi, chắc là mọi việc sẽ trôi chảy. Tôi đem nguyện vọng đó trình bày với cha tôi và không ngờ tôi nhận được một câu trả lời ngắn gọn không giải thích: “Chỗ nào bố làm, chỗ đó con không nên dính vào”.

Các ngài còn biết làm gì ngoài tăng thuế?

Định An

Tác giả gửi tới Dân Luận

Cách đây hai tháng, anh bạn tôi mua chiếc ô tô, giá 1,2 tỷ đồng. Tôi hỏi, sao không để qua năm thuế nhập khẩu về 0% rồi hãy mua, có phải rẻ hơn không? Anh ta cười khẩy, nói: Đừng tin chúng nó, giảm cái này thì lại tăng cái kia, đâu lại vào đấy cả thôi. Hãy nghĩ đi, với bộ máy cồng kềnh đó, tham nhũng như thế, làm ăn thất bại như vậy nếu giảm thuế lấy nguồn nào để chi tiêu. Như xăng dầu chẳng hạn, Hiệp định thương mại tự do trong nội khối ASEAN (ATIGA), Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc (Hiệp định ACFTA) Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (Hiệp định AKFTA) đã ký rồi, nhưng giá xăng có giảm không, chẳng đời nào (Khi ký kết hiệp định này, Việt Nam phải thực hiện lộ trình cắt giảm mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng xăng dầu). Không tin cứ chờ đó mà xem. Nghe vậy, tôi bán tín bán nghi.

Mấy ngày nay cái tin Bộ Tài chính dự định tăng thuế môi trường lên gấp đôi hoặc gấp ba hiện nay (từ 3.000 - 8.000 đồng/lít) đang làm nóng các trang báo. Báo Đất Việt “1lít xăng Việt gánh 8.000đ thuế môi trường: Cao gấp rưỡi Mỹ”. Báo Dân trí “1 lít xăng gánh tới 8.000đ: tăng rồi tiền để làm gì?”. Báo Người lao động “Cân nhắc tăng thuế bảo vệ môi trường xăng, dầu”. Báo Tuổi trẻ “Bảo vệ môi trường, thuế và sức mua”, Vtc.vn “Thuế môi trường tăng đến 8.000 đồng/lít: Giá xăng sẽ lên tới đâu?”, Vietnamnet.vn “Tăng cao nhất 8.000 đồng/lít xăng: Liên tiếp tăng tốc thu thuế”…

Liệu Việt Nam có ngả về phía Trung Quốc

Mẫn Nhi

Lược dịch từ Atimes

Chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng là nhằm phát triển mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc, nhưng không có nghĩa là các nhà lãnh đạo Hà Nội theo đuổi trục quan hệ Bắc Kinh giống như Duterte.

clip_image002

Mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh

Lần đầu tiên sau ĐH Đảng toàn quốc XII, ông Trọng có chuyến thăm Trung Quốc và đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên năm 2017.

Trong chuyến thăm này, Hà Nội và Bắc Kinh đạt một loạt các thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác giữa hai đảng cầm quyền và hai nước láng giềng ở nhiều cấp độ, và trong các lĩnh vực khác nhau. Một trạng thái thân thiện hơn so với bảy tháng trước.

Thư gửi Việt Nam

Jonathan London

20 -1 -2017

clip_image002

Donald và Melania Trump đang tới Washington D.C. để chuẩn bị cho lễ nhậm chức vào ngày mai. Ảnh: internet

Chúng ta đang sống những ngày rất lạ, và rất tiếc phải nói rằng mỗi ngày một xa lạ hơn và không còn cảm giác an toàn như trước. Vốn thường nghi ngờ những lời lẽ đao to búa lớn, nhưng lúc này tôi lại đồng ý với nhận định rằng, thế giới đang có nguy cơ rơi vào một cơn khủng hoảng sâu rộng chưa từng thấy kể từ sau Thế chiến II, riêng nước Mỹ thì rơi vào cơn khủng hoảng chính trị lớn nhất kể từ thời Nội chiến.

Vong ân bội nghĩa.

nguyentuongthuy's blog

clip_image002

Tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa tại Hà Nội. Ảnh fb Lê Anh Hùng

Mỗi lần đi tưởng niệm các tử sĩ bỏ mình vì Tổ quốc trong các cuộc chiến đấu với quân xâm lược Trung Quốc, tôi mang theo một cảm xúc rất thiêng liêng, đặc biệt là đối với những tử sĩ Hoàng Sa. Cũng là vị quốc vong thân, nhưng liệt sĩ trong cuộc Chiến tranh Biên giới năm 1979 hay liệt sĩ trong Trận Gạc Ma so với tử sĩ Hoàng Sa thì có một sự khác nhau rất đáng kể. Đó là sự phân biệt rất khó san bằng từ phía nhà cầm quyền vì họ vẫn coi các anh là ngụy quân. Lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa ở quốc nội mới chỉ diễn ra trong những năm gần đây, có thể lấy mốc từ cuộc biểu tình ngày 24/7/2011. Cuộc biểu tình đã tôn vinh các chiến sĩ đã ngã xuống Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.

Cam kết Việt-Trung về tranh chấp trên biển có đáng tin?

Việt Hà, phóng viên RFA

2017-01-19

clip_image002

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc xịt vòi rồng vào một tàu cá Việt Nam trên biển Đông hôm 2/6/2014. AFP photo

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc với một thông cáo chung nhấn mạnh cam kết giữa hai nước trong việc kiểm soát bất đồng trên biển và giữ gìn hòa bình ổn định ở khu vực biển Đông.

15 văn kiện hợp tác Việt - Trung gây nhiều tranh cãi

Cát Linh, phóng viên RFA

clip_image002

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh ngày 13 tháng một năm 2017. AFP photo

Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là quốc gia được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chọn làm nơi bắt đầu cho chuyến đi công vụ đầu năm 2017, từ ngày 12 đến ngày 15/1/2017. Chuyến đi kết thúc với 15 văn kiện hợp tác được ký kết giữa hai quốc gia. Tính chất và nội dung của 15 văn kiện này đang tạo ra nhiều tranh luận trong và ngoài nước.

Không buông, còn ôm chặt

Bùi Tín

19-1-2017

clip_image001

Ông Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm năm 2015. Ảnh: Reuters.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mở đầu năm 2017 bằng cuộc sang chầu Bắc Triều của Tập Cận Bình để nhận chỉ thị mới.

Bốn ngày, 10 cuộc gặp với hầu hết quan chửc trong Ban Thường ủy, 15 văn bản ký kết, 1 Thông cáo chung. Đó là nội dung của các cuộc hội đàm Việt – Trung mở đầu năm 2017. Có gì đặc biệt hay mới mẻ trong cuộc hội đàm này?

Một cách nhìn khác về bài “Cờ về chiều tung bay phấp phới, gợi lòng này…”

Linh Nhân

Đọc bài viết “Cờ về chiều tung bay phấp phới, gợi lòng này…“ của tác giả Đoan Trang, tôi hiểu ý tốt của tác giả là muốn lập luận biện minh nhằm tạo một sự cảm thông, thấu hiểu lý do vì sao cho những hành động hoặc thái độ quá khích, cực đoan của một số người trong cộng đồng người Việt bên Mỹ.

Tuy nhiên có một cách nhìn khác về bài viết của tác giả Đoan Trang trên khía cạnh TÁC HẠI do những hành vi và thái độ quá khích, cực đoan gây ra. Đoan Trang viết: “Nếu không có họ, chắc tôi sẽ nghĩ xấu về cộng đồng hải ngoại, tôi sẽ la lối, căm ghét sự cực đoan, sẽ sợ cờ vàng, sợ “bọn phản động lưu vong”… giống như rất nhiều du học sinh khác”.

Đoan Trang nói đúng, NHIỀU du học sinh khác KHÔNG có may mắn như Đoan Trang, được gặp “những con người mà tấm lòng của họ … trong vắt như kim cương, họ chẳng tiếc gì với tôi, nuôi tôi suốt thời gian tôi ở Mỹ … Họ cũng yêu cờ vàng”, mà CHỈ toàn gặp những người như “tát vào mặt của mình” với nghi ngờ “tại sao sinh ra và lớn lên ở miền Bắc cộng sản, nay ra được nước ngoài mà không bị an ninh chặn giữ, như vậy là cộng sản, là an ninh nằm vùng”.

Sài Gòn - Hoàng Sa, ngày 19/1

Hoàng Dũng

Đang ngồi trò chuyện thân mật trên chiếc ghế đá trước hiên nhà với một cậu thanh niên mặt thường phục, trẻ măng, khuôn mặt đẹp trai, có hơi bầu bĩnh nữa - chung quanh còn có ba cậu khác, cũng mặc thường phục - anh Lê Công Giàu bật dậy, tươi tỉnh đón cái nón bảo hiểm tôi đưa, nói với tôi: “Giới thiệu với anh đây là các cháu công an huyện Bình Chánh đang làm nhiệm vụ”. Tôi vừa rùn vai giữ cho chiếc xe máy thăng bằng trong khi anh Giàu leo lên, vừa đùa: “Tụi mình đi biểu tình đây. Khi tụi mình hô “Đả đảo Trung Quốc xâm lược!”, các cháu phải hô theo đấy nhé!”.

Đi theo sát là hai cậu an ninh, tôi len lỏi qua hàng rào bằng tôn che chắn công trình Metro, hơi ngơ ngác tìm lối rẽ đến tượng Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng. Một cậu công an vọt lên nói: “Hướng này, chú”. Quả nhiên, Tượng Đức Thánh Trần sừng sững kia rồi.

Còn 20 phút nữa là đến 9g - giờ hẹn. Quảng trường vắng ngắt anh em, chỉ lố nhố sắc phục công an và tụm năm tụm ba những người thường phục, mà chỉ cần liếc qua cũng thừa biết là nhân viên an ninh.

Anh Lê Công Giàu không rời điện thoại, chốc chốc báo: “Huỳnh Tấn Mẫm bị chặn rồi!”, “Cả anh Tương Lai nữa!”, “Đến lượt Hạ Đình Nguyên”… Tôi đưa mắt: Nhà giáo Trần Minh Quốc đây rồi, nhà văn An Bình Minh kia, nhưng Tô Lê Sơn đâu? Kha Lương Ngãi? Sương Quỳnh? Phan Đắc Lữ? Phạm Đình Trọng? Huỳnh Ngọc Chênh?… Và Lê Phú Khải, một giờ trước còn điện nói đang một mình cô đơn trước tượng đài, giục tôi nhanh nhanh đến cho có bầu có bạn. Bao nhiêu anh chị em thân quen chưa thấy mặt. Lòng tê tái. Cả quảng trường mênh mông, mà chỉ có bốn năm anh “phe ta”.

clip_image001

Một số thông tin, hình ảnh từ mạng xã hội về sự kiện Tưởng niệm các liệt sĩ Hoàng Sa ở Hà Nội

Tưởng niệm 74 người lính VNCH tử chiến tại Hoàng Sa

FB Nguyen Lan Thang

Hôm nay ngày 19/01/2017, hơn 100 người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận đã tập trung về đây để tưởng niệm 43 năm ngày 74 người lính Việt Nam Cộng Hòa tử chiến tại Hoàng Sa. Năm nay là năm thứ 3 liên tiếp No-U Hà Nội đã tổ chức lễ tưởng niệm này giữa lòng thủ đô. Rất đông các nhà trí thức, các nhà hoạt động xã hội, các bô lão thanh niên từ rất xa xôi đã về đây để thành kính dâng lên vong linh các tử sĩ tấm lòng tri ân thành kính. 43 năm qua, dù cái chết của họ là vì sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam trước sự xâm lăng của Trung Quốc, nhưng chưa bao giờ được phía nhà nước hiện thời tổ chức tưởng niệm một cách trân trọng. Nhưng sẽ luôn có những người ghi nhớ công lao của họ, bất chấp sự lãng quên của chế độ, bất chấp sự thờ ơ của xã hội.

Xin trân trọng cảm ơn quý vị xa gần đã về đây cùng với No-U Hà Nội để tưởng nhớ các anh.

Việt Nam muôn năm!

Hoàng Sa là của Việt Nam!

Trường Sa là của Việt Nam!

clip_image002

Loạt bài trên RFA về ngày mất Hoàng Sa

43 năm ngày mất Hoàng Sa

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

clip_image002

Buổi tưởng niệm đánh dấu 43 năm ngày mất Hoàng Sa và tưởng nhớ các tử sĩ trước tượng đài vua Lý Thái Tổ, Hà Nội hôm 19/1/2017. AFP photo

Ngày 19 tháng Một hàng năm, người dân Việt không thể quên cuộc chiến đấu dũng cảm của quân đội VNCH chống lại quân xâm lược Trung Quốc để bảo vệ phần đất Hoàng Sa của Tổ quốc.

Nỗi nhớ Phạm Tăng - Vũ trụ Phạm Tăng(*)

Vũ Thư Hiên

clip_image002

Họa sĩ Phạm Tăng, sinh năm 1924, quê quán ở Ninh Bình, xuất thân Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương và có bằng tốt nghiệp của hầu hết các khoa ở Viện hàn lâm Mỹ thuật La Mã (Académie des Beaux-Arts de Rome), là người nổi tiếng trong các lĩnh vực hội họa, trang trí, điêu khắc, thiết kế sân khấu, từng được giải nhất hội họa của tổ chức UNESCO với bức tranh "Vũ trụ" năm 1967, cùng nhiều giải thưởng quốc tế quan trọng khác, vừa qua đời tại Paris vào lúc 9 giờ 20 phút sáng ngày thứ Hai, 9 tháng Giêng năm 2017, hưởng thọ 93 tuổi.

Bauxite Việt Nam xin mượn bài hồi ức của nhà văn Vũ Thư Hiên dưới đây để bày tỏ lòng kính trọng, tiếc thương đối với nhà họa sĩ tài danh, người mang lại một vinh dự lớn cho văn hóa Việt Nam.

Bauxite Việt Nam

Thư ngỏ gửi các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam

Thành phố Hải Dương, ngày 05 tháng 01 năm 2017

Kính gửi:

- Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

- Các ông/bà trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

- Các ông/bà trong Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự kiện chính trị gây sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước gần đây là “Hội nghị Trung ương 4” ban hành nghị quyết về việc Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, tự chuyển hóa trong nội bộ Đảng. Tình hình nghiêm trọng đến mức, ông Tổng Bí thư cho rằng, nếu không kiên quyết và kiên trì cuộc vận động này, Đảng sẽ đứng trước nguy cơ tồn vong. Nguy cơ tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam là nguy cơ có thật. Cá nhân tôi đồng ý với nhận định của Tổng Bí thư, vì nguy cơ này có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai đất nước và dân tộc Việt Nam. Một khi sự cố ngoài ý muốn xảy ra, nhân dân sẽ lại một lần nữa gánh chịu mọi hiểm họa, kể cả đổ máu, mà trong hơn nửa thế kỷ qua, dân tộc Việt nam đã chịu mất mát quá nhiều rồi.

‘Sụp đổ tài khóa quốc gia’: Thủ tướng Phúc không muốn phải ‘đổ vỏ’?

Phạm Chí Dũng

Không nói thật nói thẳng thì chết trong nỗi nhục vì mọi tội của người trước nay tự nhiên đổ cả lên đầu mình. Thế thì nói thật ra để cùng chết, đó là cái chết ít nhất còn bảo toàn được danh dự.

Bauxite Việt Nam

clip_image002

Gần một năm sau cuộc chuyển giao quyền lực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu có những phát ngôn “lạ” về kinh tế ngay vào khoảng thời gian chuyển thời giữa năm 2016 và 2017.

Nhục và đa

Nộ Thủy

(Vấn đề)

Viết sau khi tình cờ đọc một status của một bạn thanh niên Việt sống ở Mỹ, status mang nội dung trăn trở của bạn với hiện tình Việt Nam và bạn cảm thấy nhục khi làm một người Việt Nam, cho dù đang sống và thành đạt ở hải ngoại…

clip_image002

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Giới hoạt động: Hy vọng ông Trump mạnh tay và chấm dứt chính sách ‘đu dây’ của Việt Nam

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump (bên trái) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc

Vào lúc còn chưa đầy 24 giờ trước khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức để trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, các nhà hoạt động và bloggers ở Việt Nam bày tỏ hy vọng vào tân chính quyền do nhà tỷ phú bất động sản lãnh đạo sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực cho Việt Nam nói chung, và cho phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền nói riêng.

Bản lên tiếng ủng hộ Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Cập nhật chữ ký ngày 18-01-2017, chúng tôi xin phép khóa sổ)

Trước khi rời chức vụ, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã làm một việc có ý nghĩa, mang ảnh hưởng lâu dài và rộng khắp. Đó là hôm thứ Sáu 23-12-2016, ông đã biến Dự luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky (*) do Quốc hội Mỹ thông qua năm 2012 (nhắm quan chức chính phủ Nga) thành Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act). Đạo luật này cho phép Tổng thống Hoa Kỳ trừng phạt bằng cách cấm nhập cảnh hay đóng băng tài sản trên đất Mỹ của bất cứ cá nhân hay pháp nhân nào khắp thế giới vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng theo cách như sau:

* Giết hoặc tra tấn ngoài vòng pháp luật hoặc vi phạm trầm trọng các quyền con người đã được quốc tế công nhận chống lại cá nhân ở bất cứ một nước nào chỉ vì cá nhân ấy tố cáo những hành vi bất chính của các viên chức chính quyền, hay thực thi hoặc khuyến khích những quyền con người và những quyền tự do.

* Thi hành những vi phạm nhân quyền kể trên theo lệnh của một người khác.

Vài suy ngẫm về lá cờ nhân vụ ca sĩ Mai Khôi

T.K.Tran

...trong chiều dài lịch sử, lá cờ và cả quốc hiệu chỉ có tính cách giai đoạn, chỉ quốc gia mới trường tồn…

Câu chuyện ca sĩ Mai Khôi từ chối trình diễn trước lá cờ vàng VNCH và cờ Mỹ ở Annandale, Virginia, cách đây không lâu đã gây ra một làn sóng tranh cãi thảo luận sôi nổi trên mạng và trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Câu chuyện cờ vàng cờ đỏ không mới nhưng vụ Mai Khôi lại là cơ hội để suy ngẫm trở lại về một vấn đề mà tới nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng: chúng ta nên ứng xử ra sao với đồng bào trong nước và ngoài nước không hiểu rõ giá trị tượng trưng của cờ vàng song chắc chắn vẫn là những người yêu đất nước nồng nàn? Chữ “đồng bào” được dùng cố ý ở đây với cả nghĩa hẹp là con chung của cùng một cha mẹ đẻ ra lẫn nghĩa rộng là công dân một nước.

TỪ NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH Ở ÂU CHÂU CẦM CỜ ĐỎ CHỐNG TRUNG CỘNG NĂM 2014….

Cách đây gần ba năm, khi Trung Cộng ngang ngược đưa Giàn khoan HD 981 vào Biển Đông xâm phạm chủ quyền Việt Nam thì ở hải ngoại đã bùng phát nhiều cuộc biểu tình chống xâm lược. Ở Âu Châu đã có những cuộc biểu tình nổ ra dưới những hình thức khác nhau. Có những cuộc biểu tình mà người tham dự cầm cờ vàng VNCH năm xưa, có những cuộc biểu tình mà người tham dự không cầm cờ, chỉ đem theo bản đồ Việt Nam, có cuộc biểu tình như ở Hamburg dùng cả 2 loại cờ hay đồng thời có những cuộc biểu tình ở các xứ Đông Âu hay phía Đông Đức ngày xưa tràn ngập cờ đỏ sao vàng.

Trong thời gian đó cũng đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận trong giới người Việt tị nạn về tính chính danh của những cuộc biểu tình cầm cờ đỏ. Họ có phải là người yêu nước đích thực?

Câu chuyện cuối năm: lẽ nào thế hệ nay hóa thân thành ông Tổng?

Mẫn Nhi

Một gia đình nhiều quá là 3 thế hệ. Nhưng một Việt Nam thì có bao nhiêu thế hệ.

Năm một ngàn 8 trăm 8 tư (1884) triều đình Nhà Nguyễn và Pháp Quốc ký hòa ước mang tên Patenotre - chính thức đặt Việt Nam vào vòng bảo hộ.Đó có thể là mở đầu cho câu chuyện về những thế hệ…

Chúng ta có một thế hệ văn thân - chí sĩ, là thế hệ mà những nhà nho yêu nước đã vứt bỏ cuộc sống vương giả “Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ” để đối phó với những tàu chiến bằng sắt, súng bắn đạn liên hồi, mà làm nên những trận “Súng giặc đất rền”. Là thế hệ cởi bỏ tư duy nhà nho, cắt búi, mặc đồ Tây như cụ Châu, cụ Trinh, Cụ Kháng mà làm nên một cuộc “duy tân” cho đất nước, đặng khiến cho “Lòng dân trời tỏ”.

clip_image002

Chúng ta có hẳn một thế hệ hận thù giặc Tây, nơi mà tiếng súng và ám sát (hay nôm na là chủ trương vũ lực cách mạng) được nhắm vào những kẻ “ông đầm, bà Tây” để gióng lên tiếng chuông “đền nợ nước, trả thù nhà”. Thế hệ này vang lên tiếng bom ám sát toàn quyền Đông Dương của Phạm Hồng Thái; gầm rống lên tiếng thét “không thành công cũng thành nhân” với cuộc cách mạng Yên Bái của nhà cách mạng Nguyễn Thái Học.

Tiền thuế môi trường để làm gì?

Nguoi Quan Sat

(Cali today)

Đó là câu hỏi của đông đảo người dân trong nước sau khi Bộ Tài chính cho biết dự kiến sẽ tăng thuế môi trường đối với mặt hàng xăng dầu lên đến 8,000 đồng/lít. Con số này thực sự khiến người dân bàng hoàng khi mà trên thế giới rất ít quốc gia áp dụng loại thuế này.

clip_image002

Chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm, thuế môi trường đối với xăng dầu đã liên tục tăng. Tháng 3/2015, Quốc hội CSVN quyết định cho tăng thuế môi trường đối với xăng dầu lên 300%, từ 1,000 đồng/lít tăng lên 3,000 đồng/lít.

Kinh tế Việt Nam khó thoát Trung

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 12/01/2017 tại Bắc Kinh. (Ảnh: TTXVN)

Hơn phân nửa trong tổng số 15 văn kiện về “hợp tác kinh tế” mà Việt Nam vừa ký kết với Trung Quốc trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy nền kinh tế của Việt nam càng ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, từ lĩnh vực ngân hàng, hàng không cho đến nông nghiệp.

Nguyên nhân gây ra cuộc chiến 20 năm (1955-1975) ở Nam Việt Nam

Thiện Tùng (Đào Văn Tùng)

Còn hơn tháng nữa mới đến kỷ niệm 44 năm ngày ký kết Hiệp định Paris (27/02/1973-27/02/2017) mở đầu việc chấm dứt Chiến tranh Việt Nam, bè bạn gần xa hỏi xin bài viết của tôi dưới đây, vốn đã được đăng trên trang Viet-Studies [hiện không còn truy cập được]. Tôi không có điều kiện đáp ứng nên mong muốn trang Bauxite Việt Nam tái đăng bài, trước phục vụ bạn đọc nói chung, sau đáp ứng yêu cầu những người bạn của tôi.

Thiện Tùng

(Trong bài chữ nghiêng là trích)

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN) có thói quen những ngày kỷ niệm lớn thường chọn vào những năm chẵn. Kỷ niệm 40 năm (1975-2015) kết thức chiến tranh năm nay, Đảng CSVN tổ chức lớn tại Sài Gòn, nơi kết thúc cuộc chiến. Nhân dịp nầy, đài BBC mời viết về 30/04 theo cảm nghĩ riêng. Gãi trúng “chỗ ngứa”, thiên hạ thi nhau viết bài, BBC tranh thủ đăng tải, Tùng tôi cố đọc để nâng cao kiến thức.

Chính kiến là quyền của mọi người, dĩ nhiên tôi phải tôn trọng. Có điều, qua được đọc những bài trên BBC hay ở một số trang khác, tôi hình dung ra diễn cảnh “nhà sập bìm bìm leo”: Biết rằng, sau 1975, Đảng CSVN dựng lên thể chế chính trị Độc tài Đảng trị, theo chủ thuyết Mác-Lê-Mao, phạm quá nhiều sai lầm đáng trách, nhưng không vì những sai lầm ấy rồi đổ tất cả những sai lầm do kẻ khác gây ra trước đó lên đầu họ, để rồi nói giúp, ngợi ca một cách vô căn cứ chế độ hay cá nhân cũng chỉ là những tội đồ đáng nguyền rủa.

Thử đoán xem ông Trọng và ông Tập nói gì với nhau

Bùi Quang Vơm

“Khi Magnitski chính thức có hiệu lực và phát huy tác dụng, thì ngay Nguyễn Phú Trọng có thể cũng bị quy kết vi phạm nhân quyền. Trong bộ máy chính quyền của Việt Nam, sẽ không ít hơn một phần ba sô ́lãnh đạo chóp bu hoặc dính tội vi phạm luật nhân quyền, hoặc phạm tội tham nhũng, hoặc phạm tội cả hai. Và nghiêm trọng hơn, cái thể chế chính trị độc đảng phản dân chủ có bản chất vi phạm nhân quyền và nuôi dưỡng tham nhũng của Việt Nam sẽ không được công nhận là một thể chế chính danh theo pháp luật truyền thống quốc tế, có thể không được hưởng các quy chế đang áp dụng cho các chế độ thông thường.

“Nếu Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc tới đây bị quy liệt vào danh sách quốc gia phân biệt và đàn áp nhân quyền, phân biệt và đàn áp tôn giáo và dung dưỡng tham nhũng hệ thống, cả hai sẽ không được hưởng các quyề̀n tự do thương mại và các quyền tự do kinh tế khác. Tất cả các hiệp định đã ký kết có thể sẽ bị xét lại và sẽ bị siết chặt lại. Không phải vô tình khi TRUMP nói rằng ngay cả tư cách thành viên WTO của Trung Quốc cũng cần phải xem lại”.

Vâng, dự đoán của ông có nhiều khả năng là chuẩn xác, thưa ông Bùi Quang Vơm. Nhưng khi ông viết đến câu: “Hai con người này gặp nhau vội vã sẽ có thể nói những gì? Không, chẳng có gì cả, chỉ là hai thằng người ôm lấy nhau mà khóc để cùng cảm thấy bớt cô đơn, để cố che đậy sự lo sợ” thì lại có điều gì đấy khiến chúng tôi phải nghi ngờ. Có lẽ chưa đến mức ấy, thưa nhà học giả. Hay có lẽ còn ngược lại là khác. Cái kẻ lắm mưu nhiều kế và hết sức nham hiểm là Tập Cận Bình đâu có dễ đàng chịu thua trước một đạo luật kiểu Magnisky của Hoa Kỳ. Ngược lại, hình như sau hơn một tháng trời nấu nung suy nghĩ, họ Tập đã nghĩ ra được một mưu kế quỷ quyệt nào đấy để đối phó với Magnisky mà y coi là đắc sách. Và vì vậy y mới lập tức truyền cho chư hầu thân cận bậc nhất là ông Tổng L. phải sang ngay trước Tết để y khai thông cho một vài điều biết chắc là ông ta đang hau háu chờ đợi, để ông ta càng thêm bái phục cao kiến của “thiên triều”, rồi sau đấy về truyền đạt lại, để cả “bộ máy” dưới quyền cùng mình ăn Tết cho nhẹ lòng.

Chúng tôi đoán kịch bản đã diễn ra như thế và xin ông Bùi Quang Vơm hãy cùng chúng tôi theo dõi xem. Nếu chỉ dăm ba hôm nữa thôi, ông Tổng nhà ta sẽ nhả ra ở đâu đó, trong một dịp gặp gỡ như gặp cử tri chẳng hạn, một vài câu “hớn hở hể hả” nào cùng loại với những câu trước nay ông ta đã nhả, những câu đại loại như: “Đất nước có bao giờ được như thế này chưa”... thì ắt hẳn là chúng tôi đã đoán đúng.

Bauxite Việt Nam

Những thách thức cho chủ nghĩa tự do

Đoàn Hưng Quốc

Câu hỏi đặt ra, khi thế giới quay mặt lại với trật tự do toàn cầu liệu có làm các nhà đấu tranh cho dân chủ nhân quyền hoang mang nản chí hay không?

Dân chúng ở nhiều nước kể cả Tây Phương đang chống lại sự áp đặt phi lý của một trật tự do toàn cầu (liberal international order), hay còn bị gọi tự do bá quyền (liberal hegemony), vượt lên trên chủ quyền, văn hóa và lịch sử của từng quốc gia.

Tư tưởng về tự do được thể hiện ngắn gọn trong phần mở đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng… trong đó có quyền được sống, tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Thế giới đã lật đổ nhiều chế độ phong kiến, giáo quyền, độc tài, kỳ thị màu da và giới tính để con người có quyền chọn lựa nhà nước và được bình đẳng trước pháp luật.

Sau Thế chiến thứ hai các nước dân chủ Tây Phương nhận định rằng muốn có hòa bình phải hợp tác xây dựng một trật tự trong tự do (liberal order) nhằm mang lại ổn định về chính trị và và kinh tế trên toàn thế giới. Kết luận nói trên rút ra từ cuộc lạm phát phi mã ở Đức năm 1922-23 vốn dẫn đến nạn Quốc xã, cuộc Đại khủng hoảng toàn cầu 1929 và sự bất lực của Hội Quốc Liên trong việc giải quyết những mâu thuẫn sau Thế chiến thứ nhất. Từ đó Liên Hiệp Quốc, IMF, World Bank được thành hình, riêng Âu-Mỹ lập thêm khối NATO với mục tiêu bảo vệ thế giới tự do (free world) trước sự bành trướng của phong trào quốc tế cộng sản.

Ai sẽ là Martin Luther King Jr. của Việt Nam?

Quang Nguyên

(Washington)

Hàng trăm, ngàn người Việt Nam đã MƠ như ông, họ đã đứng dậy bước những bước của Thánh Gandhi, của King, của Aung San Suu Kyi. Họ đã chịu tù đầy, bị thủ tiêu, ám sát như các vĩ nhân…

clip_image002

Ai sẽ là Martin Luther King Jr. của Việt Nam?

Hơn nửa thế kỷ trước, Hoa Kỳ, một xứ sở còn nhiều bất công với người thiểu số da mầu, có người đã dám có một giấc mơ, đã dám đứng lên, vận động hàng triệu người bị đàn áp dành quyền làm người, được sống bình đẳng và được tôn trọng như bất cứ người công dân nào. Phá được vòng nô lệ đó là Martin Luther King Jr., một mục sư Tin Lành, người dẫn đầu các hoạt động bất bạo động, bất tuân dân sự tranh đấu giành lại đươc quyền làm người cho hàng triệu công dân da mầu Mỹ như ông.

Loa phường: Biểu hiện của văn minh rừng rú thời hiện đại - Phần I và II

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Tại sao rõ ràng việc sử dụng hệ thống loa phường giữa thủ đô thời hiện đại này, chỉ là biểu hiện văn minh rừng rú mà vẫn cứ tồn tại và việc bỏ nó, đến Chủ tịch thành phố cũng kêu gọi phải “mạnh dạn”?

Chuyện cái loa phường: Lợi ích nhóm và loạn sứ quân

Mấy hôm nay, trên mạng xã hội đưa một thông tin: Chủ tịch Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ý kiến: Bỏ loa phường - Hệ thống loa truyền thanh của từng phường được gắn khắp nơi trên đất nước này để “tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng”.

Ngay lập tức, ý kiến này được sự đồng tình của dư luận người dân. Có lẽ, từ khi lên làm Chủ tịch TP đến nay, đây là một ý kiến của Chủ tịch Tp được người dân hưởng ứng nhiều như vậy.

clip_image002

Không phải cho đến nay, vấn đề loa phường mới được đặt ra. Tôi còn nhớ cách đây hơn 13 năm trước, trên tờ Vietnamnet đã có một diễn đàn tranh luận hết sức sôi nổi và nhiều bài phóng sự gay gắt về nạn “Loa phường”. Hầu hết các thông tin được thu thập từ người dân, đều thống nhất rằng hệ thống loa phường chỉ có ăn hại, không còn tác dụng.

Nhóm lợi ích nào rắp tâm ‘nuốt’ đất của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm?

Lê Dung / SBTN

clip_image002

Vào năm 2015, các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm phản đối chính quyền đập phá cơ sở giáo dục của nhà Dòng.

Tổng Lãnh Sự Canada tại Sài Gòn vừa đưa ra lời cảnh báo về tương lai cận kề giải tỏa trắng Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.

Canada - một trong những quốc gia dân chủ và tôn trọng di tích văn hóa lẫn tự do tôn giáo - đã phải hàm ý rằng các di sản của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm còn lâu đời hơn cả Canada. Tổng Lãnh Sự Canada đã lên tiếng cảnh báo về việc nhà cầm quyền TP.HCM dự định phá dỡ Tu Viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và nhà thờ Thủ Thiêm.

Về một chuyện vá xe

Hạ Đình Nguyên

Hôm qua, tôi đi dự một buổi họp mặt để bày tỏ sự hưởng ứng và lòng tri ân về cụ Nguyễn Đình Đầu - một học giả đáng kính ở tuổi 97 - đã hoàn thành tác phẩm nghiên cứu về nhà bác học Trương Vĩnh Ký, nhân dịp bị nhà nước ra lệnh cấm xuất bản và thu hồi sách đã in.

Khi về và chia tay anh BVNS, tôi cưỡi xe trong cơn mưa phùn rất nhẹ của đất Sài Gòn, không gian thật mát mẻ. Anh BVNS dặn dò thêm, nếu mưa thì phải núp, chứ tuổi nầy bị mưa là phiền lắm. Vâng, tuổi trên 70 thì nên cẩn thận vậy. Đi một đoạn tôi nghe chừng bánh xe bị xẹp. Quan sát kỹ, xẹp thật! Nhìn sang bên lề đường, đi một khoảng thấy ngay một tiệm sửa xe.

Một cậu bé bước ra hỏi, bác bơm hay vá. Tôi trả lời, chưa biết, nếu lủng thì vá. Nhìn cậu bé, tuổi chừng 12, và không thấy ai khác. Tôi hỏi, cháu có làm được không. Thằng bé yên lặng, đi tìm dụng cụ, rồi bật ra một câu trả lời thong thả. Nếu bác tin thì được! Thằng bé quay bánh xe chầm chậm và phát hiện một con vít cắm sâu vào vỏ xe. Nhìn nó làm, tôi thì thưởng thức câu nói vừa rồi của nó. Nó không có vẻ gì năn nỉ, nhưng tự tin và khách quan, ý tôi hiểu thế nầy: Nếu bác tin, tôi sẽ làm cho bác xem, nếu không tin thì là quyền của bác vậy. Tôi thấy ở câu nói nầy là cả một xã hội dân sự, bình đẳng, không có áp chế hay độc tài từ cả hai phía.

Việt Nam trên bờ vực sụp đổ

Nguyễn Huy Vũ

clip_image002

Ảnh minh họa. Photo courtesy DCV

Việt Nam đang ở trong một trạng thái hiểm nghèo chưa từng có, và đây có lẽ là một trong những lần hiếm hoi Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ từ kinh tế lan sang chính trị.

Sự bi đát của tình trạng Việt Nam trên bề mặt thể hiện ở chỗ ngân sách gần như kiệt quệ. Lần đầu tiên trong lịch sử các khoản chi cho Tết đã bị cắt giảm hết mức, từ các chi phí trang trí cho đến tiền dành để bắn pháo hoa.

Facebook ‘không có ý kiến về chặn thông tin xấu’

BBC Tiếng Việt

Facebook từ chối bình luận sau khi quan chức Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam lên tiếng Facebook, YouTube cần có nghĩa vụ “hợp tác chặn thông tin xấu”.

clip_image002

Hơn 1/3 dân số Việt Nam sở hữu tài khoản Facebook. ảnh AFP

Ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông được VietnamNet hôm 13/1 dẫn lời nói: “Các thông tin xấu, độc tràn lan hiện nay trên mạng xã hội, gây nhiễu loạn, sai, xuyên tạc, bịa đặt cung cấp gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội, thậm chí đe doạ đến lợi ích quốc gia”.

Một ly rượu mừng chưa hòa hợp hòa giải được dân tộc

Xích Tử

Tác giả gửi tới Dân Luận

Rộ lên vào những ngày giáp tết Đinh Dậu này, việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cho phép ca khúc “Ly rượu mừng” của nhạc sĩ quá cố Phạm Đình Chương được biểu diễn “chính thức” trên những sàn diễn “chính thức” trong những sự kiện chính thống.

Tin được lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhà nước hình như và hầu như phản ánh/ biểu hiện sự phấn khởi hồ hởi, hả lòng hả dạ của dòng xúc cảm nghệ thuật (vị nghệ thuật) trong giới hoạt động nghệ thuật về sự sáng suốt, khoan dung của nhà nước đối với một tác phẩm âm nhạc bị cầm tù 42 năm. Những người ưu tư chính trị, trăn trở với những biến động bể dâu của lịch sử đất nước từ 1945 đến nay (cũng tức là toàn bộ thời gian mà nhạc sĩ Phạm Đình Chương, cùng với những trí thức khác, rời bỏ mái trường, tham gia kháng chiến, rồi dinh tê, rồi vào nam, rồi vượt biên, định cư lưu vong và mất ở xứ người, cho đến thời điểm một tác phẩm của mình được phục hồi), cũng nhân đó bày tỏ sự u uất, có khi là phê phán phẫn nộ về cái chuyện cai trị nghệ thuật lạ đời đó.

Việt Nam ‘đổi mới nhưng không đổi màu’?

BBC Tiếng Việt

clip_image002

TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Ban Thường vụ QH Trương Đức Giang ở Bắc Kinh hôm 13/01/2017. ảnh Xinhua

Tiếp tục chỉ trích ‘diễn biến hòa bình’, một cựu quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng “Đòi từ bỏ chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lớn”, trong bài trên tờ Quân đội Nhân dân trước Tết Đinh Dậu.

Sự kỳ dị của một nhà nước pháp quyền

Anh Văn (VNTB)

Có đứng trong đất nước hiện giờ, mới thấy được rằng, nền chính trị Việt Nam đang bị biến dạng và mất kiểm soát về mặt quyền lực.

Khi quyền lực biến dạng kỳ dị

Có những hiện tượng nảy sinh trong đời sống chính trị - xã hội, nhưng nếu hiện tượng đó quá kỳ dị, thì nó trở thành một bản chất của nhà nước, báo hiệu cho sự vượt khung trong kiểm soát về mặt quyền lực.

Chưa ai có thể tưởng tượng ra nỗi, đến một ngày, quyền lực có thể giúp cho Lưu Tiến Long, Thành ủy viên, Bí thư huyện ủy Mê Linh “làm giàu không khó” khi nhúng tay vào hoạt động bán hàng đa cấp. Một hoạt động được ví như lừa đảo những người hám giàu và những người thiếu nhận thức. Đến gần đây, quyền lực nhà nước tiếp tục được đề xuất đưa sim số đẹp, biển số đẹp vào tài sản công - nếu như đề xuất này được thông qua, nhà nước tiếp tục ôm đồm kinh doanh sim đẹp dạo một cách có hệ thống hơn. Thế mới biết, bí thư huyện không giàu như ta tưởng, và nền chính trị Việt Nam “vì dân” đến mức lo nghĩ mọi cách làm cho ngân sách nhà nước đủ đầy hơn. Đó có thể coi là hệ quả của con nhà nghèo sài kiểu nhà giàu bao năm qua không? Với 3.300 tỷ Trịnh Xuân Thanh, 9.000 tỷ Ngân hàng Xây Dựng; 4.000 tỷ Huyền Như; 80.000 tỷ Vinashin; 50.000 tỷ Vinaline; 12.000 tỷ gang thép Thái Nguyên,…?

clip_image002

Việt Nam: đàm phán đất đai kiểu công an

Kiều Phong (VNTB)

Ở các nước văn minh, đàm phán đất đai là chuyện giữa người dân và doanh nghiệp. Nhưng bao năm nay - trên đất nước Việt Nam, chính quyền thu không biết bao nhiêu đất đai của người dân. Khi không đi đến thỏa thuận thì chính quyền sử dụng công an đi cưỡng chế, vì vậy lực lượng thực thi bị đẩy đến chỗ lưu manh hóa. Nhìn ra các nước phát triển, đàm phán đất đai là chuyện riêng giữa người dân và doanh nghiệp, chính quyền chỉ làm chứng và xử lý kiện tụng mà thôi.

clip_image002

Việt Nam: kẽ hở luật pháp được lợi dụng

Luật pháp ở Việt Nam được cho là yếu kém và kẻ gian có nhiều kẽ hở để lợi dụng. Nổi cộm là luật đất đai. Người dân Việt Nam khi mua đất thì được chính quyền bán cho quyền sử dụng đất (sổ đỏ), còn quyền sở hữu đất thì nhà nước vẫn giữ, lấy lý do rằng đất đai là sở hữu toàn dân, nhà nước thay toàn dân quản lý. Nhờ sự phân biệt không rạch ròi này, quan chức địa phương diễn đi diễn lại một chiêu trò cướp bóc.

Nhà thờ Thủ Thiêm, sợ hãi và đập bỏ

VietTuSaiGon's blog

Người Do Thái có câu “Một bông lúa trĩu hạt là một bông lúa biết cúi đầu”, người Nhật Bản có câu “Người ta sẽ đập bỏ mọi thứ khi nỗi sợ hãi không được giải quyết”. Sở dĩ tôi phải nhắc đến hai câu này trong lúc nói về quyết định của nhà cầm quyền Việt Nam: Đập bỏ nhà thờ có tuổi thọ 177 năm, lớn hơn quốc gia Canada 27 tuổi trong khi tình trạng bảo dưỡng của nhà thờ rất tốt, kết cấu nhà thờ hoàn toàn vững chắc và các hoạt động tôn giáo nơi đây vẫn diễn ra bình thường… Là vì, có hai điều mà nhà cầm quyền Việt Nam và bất kỳ nhà cầm quyền độc tài nào cũng phạm phải, đó là: Tính tự mãn, ngông cuồng và; Sự sợ hãi có căn nguyên.

Ở khía cạnh tính tự mãn, ngông cuồng, sự rỗng tuếch về văn hóa, hơn ai hết, lịch sử hơn 40 năm chiếm miền Nam và rải đều chủ nghĩa cộng sản trên toàn cõi Việt Nam đã cho thấy người cộng sản đã chọn từ việc đập phá toàn bộ các giá trị văn hóa vật thể cũng như phi vật thể nhằm biến văn hóa Việt Nam thành một vùng đất trắng… Đến sau giai đoạn đập phá này là giai đoạn “trùng tu”, người ta trùng tu một cách vô tội vạ và chẳng có bất chút tư duy nào về văn hóa khi đụng đến vấn đề trùng tu. Mọi thứ, khi được trùng tu xong, nó sẽ biến dạng thành một quái thai văn hóa. Và bên cạnh đó, vẫn tiếp tục đập phá những công trình tôn giáo để xóa trắng các giáo hạt, biến nó thành một loại “vùng kinh tế mới” giữa thành phố.

Gắn chặt vào Trung cộng

FB Huynh Ngoc Chenh

clip_image002

Cùng với thông báo chung và 15 văn kiện vừa ký kết ở Bắc Kinh, ông Nguyễn Phú Trọng đã hoàn thành những bước đi dứt khoát đẩy Việt Nam gắn chặt vào quốc gia phương Bắc, một đất nước vốn có truyền thống lâu đời là thù địch với Việt Nam vì những dã tâm bành trướng không bao giờ ngưng nghỉ của họ.

Những bước đi nầy là sự tiếp nối những gì ông Nguyễn Văn Linh và ê kíp bảo thủ của ông đã mở ra khi bí mật bay sang Trung cộng cam kết quy thuận trở lại trong hội nghị Thành Đô đầy tai tiếng vào đầu thập niên 90.

‘Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan’

FB. Tèo Ngu Khìn

Thứ trưởng Bộ Tài Chính, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết:

“Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hiện ở mức 3.000 đồng/lít, nếu nâng lên hết khung hoặc vượt khung, thì giá trị thu được sẽ gấp khoảng 10 - 20 lần so với số trực tiếp thu từ sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay”, ....đối tượng thu và phương thức thu cũng “được lòng dân hơn”!

Được lòng dân hơn? Được lòng dân mà báo Lao Động, đề cập trong bài “1 lít xăng gánh tới 8.000 đồng thuế môi trường: Tăng rồi tiền để làm gì?” đã phải đặt dấu hỏi to tướng rằng: cần phải rành mạch câu chuyện tăng thuế môi trường cho mặt hàng xăng thì để làm gì?

Báo này cũng cho biết, số thu từ thuế bảo vệ môi trường liên tục tăng ổn định qua các năm như sau:

- Năm 2012 thu thuế môi trường là 11.160 tỉ đồng;

- Năm 2013 là 11.512 tỉ đồng;

- Năm 2014 là 11.970 tỉ đồng;

- Năm 2015 là 27.020 tỉ đồng;

- Năm 2016 thu 42.393 tỉ đồng.

Đừng để các thế hệ tương lai phải trả nợ!

Sinh viên Dược

Tác giả gửi tới Dân Luận

Theo thống kê của The Economist, vào năm 2010 đồng hồ nợ công điểm Việt Nam ở mức 45 tỉ USD (bằng 50% GDP), chia bình quân là đầu người 521 USD/người. Đến năm 2012 nợ công tăng lên 62,5 tỉ USD, bình quân 704 USD/người. Và đến những ngày đầu năm 2017, số nợ công của mỗi người dân Việt Nam đã đạt 94,85 USD (đạt mức trần an toàn 65%), chia bình quân đầu người 1.039 USD/người, mức gia tăng nợ là 9,3% /năm, gấp đôi trữ lượng vàng của Việt Nam. Mức tăng trung bình 5 năm qua của nợ công là 18,4%, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế.

clip_image002

Nợ công của Việt Nam đã đạt mức báo động đỏ.

Còn theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến cuối năm 2016 dư nợ công khoảng 64,73% GDP, dư nợ Chính Phủ khoảng 53,62%. Hai con số này đều đã tiến đến sát ngưỡng nợ không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP trong Nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016 – 2020.

Hết chốn dung thân!

Ban biên tập

Tờ Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 259 (15-01-2017)

Ngày 24-11-2008, Sergei Magnitsky, luật sư điều hành công ty luật Firestone Duncan ở Nga, đồng thời là cố vấn cho Quỹ Đầu tư Hermitage Capital ở Anh, bị Bộ Nội vụ Nga bắt giữ và truy tố tội trốn thuế trong vụ án hình sự chống Quỹ Đầu tư ấy, đang khi ông đang điều tra về việc tham nhũng của các viên chức bộ này. Magnitsky tố cáo họ đã tịch thu những cơ sở của Hermitage tại Nga và ăn cắp 230 triệu Mỹ kim của Bộ Tài chánh rồi chuyển lậu qua một số nước Âu châu và Hoa Kỳ. Đến ngày 16-11-2009, ông chết trong nhà tù sau gần một năm bị giam giữ.

Để trừng phạt, một dự luật mang tên ông (Dự luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky) đã được Quốc hội Mỹ thông qua năm 2012 nhằm chế tài các cá nhân quan chức Nga bị cho là vừa tham nhũng vừa có trách nhiệm về cái chết của ông, và sau đó thì dự luật mở rộng ra cho mọi nước. Điều này đã gây hứng khởi cho nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng ngày với việc Quốc hội Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, Nghị viện Estonia cũng đã phê chuẩn một tu chánh án của “Đạo luật Buộc rời bỏ và Cấm nhập cảnh 1998” để ngăn chặn những kẻ vi phạm nhân quyền vào Estonia. Hiện thời, một số dự luật mang tên Magnitsky đang được cứu xét tại Liên hiệp Âu Châu. Nghị viện Anh thì đang bản thảo về một tu chánh án cho đạo luật chống rửa tiền để có thể tịch biên tài sản tại Anh của những kẻ vi phạm nghiêm trọng nhân quyền khắp thế giới. Nghị viện Canada cũng đã khởi công dự thảo một đạo luật trừng phạt những kẻ phạm tội tương tự từ tháng 3-2015, mang tên Đạo luật C-267: Công lý cho nạn nhân của quan chức ngoại quốc tham nhũng.

Khách mời của John Kerry bị chặn: Người Mỹ nghĩ sao?

Lê Dung / SBTN

clip_image001

Thường trực Ban bí thư đảng CSVN Đinh Thế Huynh và Ngoại trưởng John Kerry. Ảnh Ba Sàm

Bảy tháng sau vụ công an CSVN thẳng tay chặn khách mời của Tổng thống Obama khi ông đến Hà Nội, đến lượt ngoại trưởng của Obama là ông John Kerry cũng lâm vào tình trạng tương tự.

John Kerry đến Sài Gòn đúng vào “thứ Sáu ngày 13” của tháng Giêng năm 2017 – một thời điểm mà cách nào đó ứng với vận “xui xẻo” trong truyền thuyết thế giới. Một số khách mời của Ngoại trưởng John Kerry, trong đó có luật sư Lê Công Định, đã bị Công an TP.HCM bao vây và cấm ra khỏi nhà. Hình ảnh này rất tương đồng với thói công an ngăn chặn các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam tiếp xúc với những phái đoàn quốc tế trước đây.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn