‘Ráng làm người tử tế’: Thanh tra Chính phủ lột trần quyền lực áp đặt báo chí

Anh Văn

clip_image002

Ông Nguyễn Minh Mẫn (Quyền Vụ trưởng Vụ III, Thanh tra Chính phủ)

Buổi làm việc với lãnh đạo ĐHQG TP. Hồ Chí Minh với ông Nguyễn Minh Mẫn (Quyền Vụ trưởng Vụ III- Thanh tra Chính phủ) sẽ không xảy ra vấn đề gì nếu như những phát ngôn của ông trong huấn thị cách ứng xử với báo chí không được luồn ra bên ngoài(*).

Cách ông huấn thị đối với giới lãnh đạo trường ĐHQG TP.HCM thực ra là lột trần hệ thống quyền lực áp đặt với hệ thống báo chí với Việt Nam. Điều mà bấy lâu những tiếng nói phản biện lên án.

Đó là gì, đó là bất cứ đoàn viên thanh tra nào tiết lộ công trình yếu kém - ăn bớt vật liệu cho cánh báo chí biết thì người đó phải chịu trách nhiệm. Điều này cho thấy, các vấn đề liên quan đến thanh tra các cấp đã được tiến hành một cách thiếu minh bạch, và lõi của nó là đảm bảo cho việc phát hiện các sai phạm trong xây dựng cơ sở hạ tầng, hay thậm chí thanh kiểm tra các sự kiện nóng của xã hội (như vụ ruồi trong Dr. Thanh), thậm chí là thanh kiểm tra liên quan đến sai phạm của các cá nhân quyền lực trong xã hội đem lại kết quả bịa đặt. Đó là vì sao, những tuyên bố về kết quả thanh tra và xét xử các vụ án tham nhũng dù được tiến hành nhiều trong năm, nhưng ngược lại kết quả đem lại khiến cho người dân phải phì cười. Ví như năm 2015, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cho biết, tiến hành 2.300 cuộc thanh tra nhưng chỉ phát hiện 1 vụ tham nhũng và có những vụ tham nhũng nhưng không chuyển đến cơ quan điều tra. Đó là lý do vì sao Nghệ An tự thanh tra nội bộ, và không phát hiện tham nhũng; Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh được TTCP Huỳnh Phong Tranh đánh giá báo cáo cao vì không phát hiện tham nhũng.

Đó chính là thực trạng mà ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng buộc phải thừa nhận trong hội nghị của VSKND Tối cao vào đầu năm 2015.

“Cán bộ làm công tác chống tham nhũng mà tay đã nhúng chàm thì không thể chống được tham nhũng” - ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định.

Và lần này, huấn thị của ông Nguyễn Minh Mẫn trở thành một phát súng bắn vào lời nhận định (thậm chí là chỉ đạo) của ông Nguyễn Phú Trọng.

Tiếp đó, ông Nguyễn Minh Mẫn cho biết, “Kể cả trong quá trình thanh tra, không tiếp khách, không tiếp báo chí. Trừ báo Đảng vào tuyên truyền giúp..., còn lại thì không có làm gì hết, không tiếp”.

Điều này cũng không sai về mặt thực tế, khi hệ thống báo chí được hoạch định là cơ quan tuyên truyền, và đúng hơn là xây dựng niềm tin của xã hội. Thế nên khi đọc Tạp chí Xây dựng Đảng, báo Nhân Dân, QĐND, Tạp chí Cộng sản, điều người đọc dễ dàng nhận ra cụm từ được lặp lại nhiều nhất sau chữ Đảng là “niềm tin”. Niềm tin đối với cơ chế, Đảng trở thành châm ngôn bất di bất dịch bởi nó đảm bảo tính chất thuần túy của sự “tuyên truyền”. Nó biến cái méo mó thành thẳng, biến cái trắng thành đen - và biến nhân phẩm của một con người thành tội phạm. Nó thực hiện triệt để tính tuyên truyền chính trị, đồng nghĩa với việc giảm thiểu tính phản biện trong báo chí. Ông cựu TBT báo Người cao tuổi Kim Quốc Hoa bị tống giam cũng vì đi chệch hướng này.

Khi mạng xã hội xuất hiện, nó lật hết bài ngửa về tính “tuyên truyền” này, sự phá vỡ đến từ các tờ báo thuộc hội đoàn, các nhóm nghề nghiệp. Nó trở về với sự răn dạy của báo chí chính tông - đó là thực hiện vai trò quản lý xã hội thông qua hoạt động phản biện và giám sát xã hội mà V.I.Lê-nin đã cho đó là “sức mạnh của báo chí”. Nhiều vụ phanh phui tham nhũng do báo chí tiến hành, khiến những đơn vị từng được bên Thanh tra các cấp (thậm chí Trung ương) khẳng định là không có sai phạm hoặc có xuất hiện sai phạm-bởi bấy lâu nay thanh tra và báo chí được quy hoạch trở thành khiên bảo vệ sai phạm theo “nhóm lợi ích”. Chính nó đã cho thấy vì sao, dù tham nhũng là bài tập thi tuyển đầu vào cho công nhân viên chức nhưng nó lại trở thành thứ mà họ “góp phần” nhiều hơn là chống.

Nếu căn cứ theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” thì sự huấn thị của ông Vụ trưởng được xét vào diện “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội thực dụng”. Nhưng xét trên cơ sở của sự “tử tế”, thì ông Mẫn đã lột trần hệ thống vi phạm của hệ thống quyền lực đảng với báo chí nước nhà, và nó cũng đã cho thấy nguyên nhân vì sao, bao nhiêu năm qua, hệ thống phòng chống tham nhũng với hàng tá với bản, Nghị quyết Trung ương trở nên bất khả dụng khi thực hành, nguyên tắc, nhiệm vụ.

File ghi âm rò rỉ ra ngoài, đã cho thấy một sự thật quyền lực trần trụi nhất. Đặt trong hoàn cảnh, thì Vụ trưởng Thanh tra Chính phủ với lãnh đạo ĐHQG TP. Hồ Chí Minh là cấu kết chặt chẽ thành một nhóm người lợi ích, tinh vi, khó phát hiện.

Nhưng nhìn ra, ông Mẫn còn “tử tế” hơn khối vị lãnh đạo khác vì dám huấn thị thật.

A.V.

__________

* Ông Mẫn cũng từ chối trả lời rằng mình có phát ngôn như vậy hay không, và trong thời gian thanh tra thì ông không phát ngôn bất cứ thông tin gì. Điều gián tiếp thừa nhận phát ngôn đó là của ông.

Nguồn: http://www.ijavn.org/2016/11/vntb-rang-lam-nguoi-tu-te-thanh-tra.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn