Y án sơ thẩm đối với người anh hùng dân oan giữ đất Cấn Thị Thêu

Tâm Don

Nếu người dân trong nước, bất kể vùng miền nào, vẫn còn chút ít đất để cư trú và trồng trọt, thì sẽ vẫn

còn xuất hiện nhiều, rất nhiều Cấn Thị Thêu, vì nói như Tố Hữu, cộng sản vốn là “khoai sắn”:

Ngày xưa khoai sắn sống lang thang

Bãi cát cồn khô mé núi hoang

Không hỏi đòi chi hồn giản dị

Quanh năm bè bạn chị em làng.

Một buổi cờ son lên nối ngôi

Sao thiêng nghiêng xuống luống cày tồi

Sắn khoai hăm hở về dinh chiếm

Làm rối trên miền đám cỏ hôi.

Cộng sản gia Tố Hữu nói như đinh đóng cột: dinh thự là mục tiêu đầu tiên khoai sắn “hăm hở” tiến vào để chiếm bằng được một khi đã nắm được “cờ son” trong tay. Nhưng chiếm xong dinh thự rồi thì tất nhiên phải quay sang chiếm đất, vì không có đất thì “khoai sắn” biết lấy gì mà ăn? Ở trong lâu đài mà không “có thực” thì làm sao mà “vực được đạo” cộng sản dậy? Bởi thế mới nẩy ra số phận bi thảm của những người như Bà Nguyễn Thị năm thời CCRĐ, và những người như Cấn Thị Thêu ngày nay.

Ai còn khăng khăng nghĩ rằng cộng sản không tham đất là điều ngốc nghếch đến ngu xuẩn. Chắc trước khi chết Bà Nguyễn Thị Năm thánh thiện cũng đã nhận rõ sự thực thê thảm này. Có thế linh hồn Bà mới thảnh thơi yên nghỉ được.

Bauxite Việt Nam

Bà Cấn Thị Thêu vẫn 20 tháng tù, y án sơ thẩm.

clip_image001

Cả phiên toà phúc thẩm chỉ có bà Thêu có mặt, 2 nhân chứng quan trọng nhất thì có mặt trước cửa phòng xử (phải qua cửa an ninh mới vào được), nhưng lại không vào phòng xử tham gia mà nhởn nhơ trước công lý và coi thường luật pháp. Viện kiểm sát còn coi đó là đièu không quá quan trọng. Hội đồng xét xử cho rằng đã qua phần thủ tục nên không xem xét lại, trong khi chúng tôi không thấy báo họ vắng mặt nên mặc nhiên coi là họ tham dự phiên toà hôm nay.

Thiếu nhiều chứng cứ buộc tội và nhiều chứng cứ vô giá trị. Kiểm sát viên còn không đối đáp hết các quan điểm của tôi xoáy sâu vào biên bản bắt quả tang mà có dấu hiệu được tạo nên vì hai nhân chứng trực tiếp không gặp nhau tại công an phường Láng Hạ khi lập biên bản, và bắt từ 11h30 nhưng tới 19h20 mới lập biên bản bắt quả tang???

Hai nhân chứng ung dung ngồi trước cửa phòng xử và cố ý vắng mặt, tôi yêu cầu có mặt theo thủ tục dẫn giải theo điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự, nhưng không được đáp ứng.

Các chứng cứ và tình tiết vụ án đã được nêu bật ở sơ thẩm nhưng kiểm sát viên ở phúc thẩm đã chỉ dựa hoàn toàn vào hồ sơ có sẵn từ cơ quan điều tra mà không bổ sung phần yêu cầu của tôi ở cấp sơ thẩm là phải có biên bản xử phạt hành chính thì các quyết định xử phạt hành chính mới có giá trị pháp lý mà làm mặt cấu thành khách quan. Vì một phiên toà không thể coi một nửa sự thật là thứ hợp pháp để dùng nó vào việc buộc tội. Nhưng gần như mọi thứ đều thiếu vắng và các video còn không được trình chiếu như ở cấp sơ thẩm (mặc dù trình chiếu ở cấp sơ thẩm là cắt đoạn các clip và rất ngắn).

Bản án sơ thẩm đã ghi nhận tình tiết tắc đường chênh lệch đến 20 phút (vào lúc 12h) so với clip mà họ dựa vào đó để trích xuất rằng việc ách tắc diễn ra từ 11h24 đến 11h43, mặc dù video này không đảm bảo giá trị chứng cứ do không được giám định hợp pháp (không đảm bảo theo Điều 66 BLTTHS nên không thể sử dụng làm chứng cứ). Biên bản phiên toà cấp sơ thẩm đã ghi rõ những mâu thuẫn trong lời khai của các nhân chứng và kể cả việc không đối đáp được của kiểm sát viên ở phiên toà này. Vậy mà không được đối chất và làm rõ, thẩm tra các chứng cứ tại phiên toà (điều 241 BLTTHS).

Các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ và trách nhiệm phải làm rõ sự thật, toàn diện và cả chứng cứ buộc tội lẫn gỡ tội, trong khi cả đám đông tới 50-60 người đi khiếu kiện lại chỉ nhằm vào bắt bà Thêu thì quả thực vô lý hết sức. Mà việc bắt bà Thêu là có chủ đích khi cảnh sát khu vực đã theo dõi và kiểm soát bà Thêu trong suốt thời gian trước đó cũng như tại ngày bắt bà Thêu vào 08.04.2016. Và rõ ràng là việc người mặc thường phục mà được coi là công an làm nhiệm vụ chính trị bắt người lên xe bus mới gây ra xáo trộn trên đường bằng việc dừng chiếc xe bus chình ình bên đường. Hơn nữa, người mặc thường phục mà bắt dân một cách tự tiện thì có phải là đang làm trái luật về thủ tục bắt người theo Hiến pháp và Bộ luật TTHS hay không?

Phiên toà lỏng lẻo và thiếu cơ sở thế này, tôi phát biểu tại phiên toà hôm nay, thì quả thực bất an và nguy hiểm quá vì bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị bắt và xét xử trong tình trạng thiếu chứng cứ và cố tình buộc tội như vậy. Tôi chỉ cần vị đại diện Viện kiểm sát thực hiện đúng luật, chỉ cần đảm bảo đúng luật chứ không cần sáng tạo gì cả để bảo đảm rằng việc xét xử vụ án được khách quan, đầy đủ và toàn diện, vì chỉ có những người lâm vào cảnh đi khiếu kiện đòi quyền lợi ròng rã 10 năm trời mới thấm thía được nỗi khổ của họ.

Đúng là, luật pháp ở quanh ta nhưng công lý ở rất xa.

LS Lê Văn Luân

Nguồn: https://www.facebook.com/luatsuluanle/posts/1839542262956217

Cựu tổng biên tập Lao động 'hối tiếc vì làm công cụ của Đảng'

Ben Ngô /BBC Tiếng Việt

clip_image001

Ông Tống Văn Công tuyên bố từ bỏ Đảng năm 2014

Cựu tổng biên tập Lao động trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt nhân cuốn hồi ký 'Đến già mới chợt tỉnh - Từ theo cộng đến chống cộng' của ông vừa được phát hành tại Mỹ.

Nhà báo Tống Văn Công, cựu tổng biên tập Lao động (1989 - 1994), từng được biết đến với những bài phản biện trên báo lề trái và 'thư góp ý với Đảng' và từng bị tờ Quân đội Nhân dân có bài công kích năm 2013.

Nỗi đau mất đất

https://www.youtube.com/watch?v=-w_PeHoO7d8

Tòa xử phúc thẩm bà Cấn Thị Thêu

clip_image001

Bà Cấn Thị Thêu được nhiều người biết đến là một nhà hoạt động vì các quyền đất đai và môi trường.

Phiên tòa xử phúc thẩm bà Cấn Thị Thêu, một nhà hoạt đấu tranh vì quyền đất đai từng bị kết án 20 tháng tù hồi tháng 9, diễn ra ngày 30/11 tại Hà Nội.

Nước Mỹ từ Trump, TPP và kinh tế Việt Nam

Phạm Chi Lan

clip_image001

Ảnh: Tễu blog

Cả thế giới những ngày này không ngớt xôn xao về nước Mỹ từ thời kỳ của Donald Trump và tác động đến thế giới, đến khu vực và chính nước mình sẽ ra sao. Trong khi nhiều chính sách khác của Mỹ chưa biết sẽ hình thành như thế nào, thì hôm 21/11 Tổng thống sắp nhậm chức của Mỹ đã tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Kỷ nguyên Fidel Castro kết thúc có tác động đến giới lãnh đạo VN?

Phạm Chí Dũng / VOA

Fidel Castro còn bị coi là người bảo thủ hơn cả Nguyễn Phú Trọng”. Sự so sánh của anh làm cho người trong nước giật mình thon thót đấy anh Phạm Chí Dũng. Không những khập khễnh mà có vẻ như còn bất kính nữa. Anh có đọc Trang Tử không? Trang Tử từng nói đến tầm mắt của con chim bằng nơi biển lớn và kẽ mắt ti hí của con chim cưu và con ve sầu nơi hồ chằm. Tất nhiên ông Fidel là một người bảo thủ, cả thế giới này chứ không phải một mình ai thấy như vậy. Không những bảo thủ mà với chế độ độc tài sắt máu ông ta thiết lập ở Cuba, ông ta còn trói chặt dân chúng Cuba trong nghèo khổ đến gần 60 năm, nghĩ đến ai cũng phải rùng mình. Nhưng ông ta cũng đã làm nên một cuộc cách mạng dân tộc đáng kính nể năm 1959 lật đổ ách độc tài Batista, dựng lên một nước Cuba độc lập ngay sát nách nước Mỹ. Còn ông Trọng? Chỉ một việc ông này trải chiếu cho con sói Tập Cận Bình bước chân vào phòng họp Diên Hồng của ngôi nhà Quốc hội, há cái mõm đỏ lòm để thuyết giảng về “tình hữu nghị giữa hai nước Trung-việt” cũng đủ thấy ông ta khác với ông Fidel như thế nào rồi.

Có lẽ cái tài duy nhất của cụ Tổng nhà ta là tài ve sầu, thế thôi – tài đến mức Tổng thống Brazil cũng phải kính sợ. Còn như dựng nước, giữ nước thì thế hệ trước cụ làm hết chứ cụ có phải làm gì đâu. Riêng về đổi mới kinh tế thì chắc chắn nếu ông Fidel là bảo thủ hẳn cụ còn xứng đáng là “cha thằng bảo thủ” nữa kia. Anh chẳng thấy vào thời còn đánh nhau giữa Nam và Bắc, có đội quân cầu đường Cuba sang giúp Việt Nam, họ làm những con đường cao tốc ở Sơn Tây đến nay còn tốt nguyên đấy sao?

Nhưng nói là nói thế, chúng tôi rất tán thành với anh, Fidel ra đi đã làm cho dân chúng Châu Mỹ Latinh nhẹ hết cả người, biết rằng con ngoáo ộp chủ nghĩa CS chết chóc thế là vĩnh viễn xuống mồ, không bao giờ trở lại đe dọa nhân dân Mỹ Latinh được nữa. Vậy thì cái chết của ông chúa tể Cuba để lại điều mong mỏi gì cho Việt Nam? Chắc không phải là để Việt Nam gánh thêm nhiệm vụ thức canh đế quốc Mỹ suốt đêm ngày có phải không anh? Không. Quan trọng là cái chết ấy bỗng nhiên gieo vào dân ta một tia hy vọng mơ hồ. Biết đâu sau Fidel sẽ là... Tập Cận Bình, là Putin, hai gã độc tài còn làm thế giới mất ăn mất ngủ. Phải, cái gì mà không có thể trở thành sự thực nhãn tiền được nhỉ? Biết đâu đấy.

Bauxite Việt Nam

Trước phiên tòa phúc thẩm Cấn Thị Thêu: Hoạt động bảo vệ chị Cấn Thị Thêu diễn ra khắp nơi

Nguyễn Tường Thụy

Ngày 20/9/2016, tại phiên tòa sơ thẩm, Nhà cầm quyền Việt nam bất chấp lẽ phải, công lý, kết án chị Cấn Thị Thêu 20 tháng tù giam.

Chị Thêu năm nay 54 tuổi, người dẫn dắt dân oan ở Phường Dương Nội, Quận Hà Đông giành lại đất đai bị cưỡng đoạt. Đây là lần thứ hai chị bị bắt và bị kết án tù.

Trước đó chị bị bắt trong một cuộc tái cưỡng chế ngày 24/4/2014 cùng với nhiều dân oan khác. Chị bị kết án 15 tháng tù giam.

Ra tù chưa được 1 năm, ngày 10/6/2016, nhà cầm quyền lại bắt chị tại một trang trại của gia đình ở xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, Hòa Bình. Sau khi chị Thêu bị bắt lại, rất nhiều hoạt động đòi trả tự do cho chị đã diễn ra khắp nơi, trong và ngoài nước.

- Ngày 26/6/2016, Dân biểu Liên bang Úc, Chris Hays đã gửi cho Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop yêu cầu Úc phải lên tiếng vì sự tự do cho chị Cấn Thị Thêu.

Phản ứng về Quốc tang cho Chủ tịch Fidel Castro tại Việt Nam

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Lãng quên

Đám cỗ đi trước, lội nước theo sau.

Trong khi em gái ông Fidel Castro còn không về quê dự đám tang ông này. Người dân Cuba ở Mỹ thì vui mừng trong ngày ông ấy mất. Putin cũng từ chối không sang dự lễ viếng của nhà độc tài lãnh đạo tới 50 năm khiến đất nước này chìm sâu trong nghèo đói và lạc hậu.

Chúng ta không thể thay đổi thái độ của đám đông, nhưng từ đó chúng ta thấy được điều cần thấy ở họ.

Đến giờ chắc ngoài nền tảng y tế (tuy nhiên chính sách dành cho Bác sỹ lại quá thấp), những điếu Cigar và cụm Mía ngọt lịm đường ra thì chúng ta khó lòng có thể tìm thấy điều gì đáng để ngợi ca ở quốc gia khốn khổ này.

Tưởng nhớ và tiếc thương, không ở giữa đám tang, không phải ở ướp hình hài, cũng không ở việc dựng tượng đài giữa đồng, mà là trong lòng người với những gì tốt đẹp còn đọng lại, cho con người, cho Tổ quốc thân yêu. Đó mới là điều vĩnh viễn.

Nếu không, tất cả chỉ là những thứ phô bày đáng để chôn vùi và lãng quên (1).

LS. Lê Văn Luân

(1) Xem: http://soha.vn/doan-viet-nam-la-doan-quoc-te-dau-tien-toi-cuba-vieng-lanh-tu-fidel-castro-20161129085742313.htm

GS Nguyễn Khắc Nhẫn: Ngưng điện hạt nhân, còn gì hạnh phúc bằng

Gia Minh, RFA

Cũng có thể Chính phủ lo sợ về vấn đề tài chính: Tìm đâu ra hàng chục rồi hàng trăm tỷ đô la để xử lý chất thải phóng xạ, tháo gỡ nhà máy, chưa kể kinh phí khổng lồ cần thiết khi có tai biến?” – Nguyễn Khắc Nhẫn.

Chúng tôi sống ở trong chăn, chúng tôi đoán biết nguyên nhân mà GS nêu trên đây là nguyên nhân “đầu tiên”, thưa GS Nguyễn Khắc Nhẫn. Phải nói thẳng, Nhà nước này đã không còn kiếm đâu ra tiền. Mà không phải kiếm ra tiền để “xử lý chất thải phóng xạ, tháo gỡ nhà máy” khi gặp sự cố đâu. Nghĩ theo hướng nhân đạo thế này thì GS nhầm mất rồi. Thực tế là họ không vay nổi tiền để xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, vì tính lại nợ đã ngập tới cổ, vay nữa thì không ai cho vay với lãi suất có thể còn có “đồng ra đồng vào”. Chúng tôi thừa hiểu, phải bỏ đi một mối lợi cho đám con ông cháu cha sân sau của các thành viên CP có tiền xây lâu đài hoặc mang ra nước ngoài mua nhà định cư là người ta tiếc đứt ruột ra đấy. Chứ với DÂN thì có thể nói, từ lẩu lâu thể chế này đã đặt DÂN lên bàn thờ mà khấn vái, nghĩa là trọng thì có trọng, rất trọng nữa là khác, nhưng chuyện sống chết của dân thì người ta đã chọn một mục tiêu rất “thiết thực”: nhiều lắm cũng chỉ một nắm tiền đô-la giả và mấy thẻ hương là xong thôi. GS cứ xem, bọn tội phạm Formosa thải chất độc xuống biển miền Trung và lén lút mang đi chôn ở khắp nơi trên đất nước, đầu độc cuộc sống dân tộc ở cái nơi “chó ăn đá gà ăn muối” này và đầu độc không chỉ thế hệ hôm nay mà còn biết bao nhiêu thế hệ tới, ai mà không đau đớn, phẫn uất. Vậy mà từ ông Tổng bí thư đến các thành viên cao cấp trong CP đối xử với tên tội phạm ấy thế nào kể từ tháng Tư cho đến tận hôm nay? Tìm đủ mọi cách che chắn cho nó cũng như diễn nhiều trò trí trá để lừa dân, đặc biệt là hoàn toàn ngoảnh mặt làm lơ trong việc xử lý môi trường biển trên suốt một dọc dài hơn 400 km... Một sự thờ ơ vô trách nhiệm đến thế thì chắc GS cũng có thể luận ra được quan điểm cơ bản của họ đối với dân là như thế nào rồi. Vậy mà nào đã xong đâu. Họ còn chính thức đưa dự án xây nhà máy thép Cà Ná vào kế hoạch nữa chứ, và đưa ra ngay sau lúc phát hiện sự cố tày trời của Formosa. Có phải là trong mắt họ, chỉ có tiền đô thứ thiệt mới là mục tiêu hay không, còn thứ tiền đô giả đặt trên bàn thờ thì họ sẵn sàng dâng cho dân hưởng. Chúng tôi nói Nhà nước này trọng dân-vì dân là như vậy. Nói như ông Tổng Trọng: “Trọng, trọng, trọng đến thế là cùng”!

Bauxite Việt Nam

Phạm Toàn và Huệ Chi

Nguyễn Thị Từ Huy

Kết quả hình ảnh cho phạm toàn huệ chi

Những thảo luận gần đây về vấn đề liên minh và chia rẽ khiến tôi nhớ lại một câu chuyện giữa hai cá nhân: Phạm Toàn và Huệ Chi.

Cách đây mấy năm, vào thời điểm khi tôi trở về Việt Nam sau lần du học đầu tiên, một buổi chiều tôi nhận được điện thoại của Phạm Toàn, giọng rất nghiêm trọng: "Tối nay toa bận gì, hẹn gì với ai cũng phải bỏ để đến ngay nhà moi, có việc gấp, quan trọng" (Chắc nghĩ tôi mới ở Pháp về nên Phạm Toàn thỉnh thoảng chua tiếng Pháp vào các cuộc trò chuyện). Tôi nghe giọng điệu cũng cảm thấy là quan trọng, liền trả lời không chần chừ: "Cháu sẽ huỷ mọi cuộc hẹn để đến nhà chú, lúc 8h tối".

Vì sao Quốc hội Việt Nam hoãn thông qua Luật về Hội?

Phạm Chí Dũng

Không ngoài dự đoán của phần lớn giới quan sát độc lập, kỳ họp cuối năm 2016 của Quốc hội Việt Nam đã “nhất trí cao” với đảng cầm quyền về việc hoãn thông qua Luật về Hội.

Buổi sáng Washington và buổi chiều Việt Nam

Luật về Hội đã suýt được thông qua ngay đầu kỳ họp Quốc hội vào cuối Tháng Mười. Tuy nhiên, nội dung khi đó của Luật về Hội lại mang tính “siết” về nhiều vấn đề, khác hẳn với bản dự thảo Tháng Mười, đến mức một Luật sư nhân quyền là ông Trần Vũ Hải phải cảnh báo Dự Luật về Hội này là “luật phản động”.

Vào buổi sáng ngày 25 Tháng Mười, các đại biểu Quốc hội đã “tập trung thảo luận” theo hướng vẫn chấp nhận quan điểm của bản giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “siết hội” mà không có bất kỳ đại biểu hoặc đề xuất nào trong nghị trường nằm ngoài “đường ray”.

'VN hãy nhìn xa và hoàn toàn độc lập'

Quốc Phương BBC Tiếng Việt

clip_image002

Tiến sỹ Vũ Quang Việt nói về đối sách của Việt Nam ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Biển Đông trong tình hình có thay đổi vị thế, chiến lược từ Mỹ và Trung Quốc.

Trước khả năng Trung Quốc có thể gia tăng vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Biển Đông và Đông Nam Á, trong bối cảnh hậu bầu cử Mỹ 2016, Việt Nam cần có chính sách 'độc lập hoàn toàn', và phải có tính toán sách lược 'rất dài hạn', theo một học giả và nhà quan sát bang giao quốc tế, khu vực từ Hoa Kỳ.

TQ bất ngờ loan tin Tư lệnh Hải quân ra Hoàng Sa, tuyên bố thông điệp hiếu chiến

Hải Võ

clip_image001

Tướng Ngô Thắng Lợi (Ảnh: SCMP)

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) tối 25/11 đưa tin về hoạt động (phi pháp) của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi ở quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.

Theo CCTV, Ngô Thắng Lợi đã tới đảo Quang Hòa (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm trái phép - PV) để tham gia hoạt động tưởng niệm (phi pháp) các binh lính mà Bắc Kinh tuyên bố là "hy sinh anh dũng" trong cuộc xâm chiếm Hoàng Sa vào năm 1974.

Kỷ niệm ngày sinh Ông Sáu Dân (23.11) (Mênh mông thế sự 54)

Tương Lai

clip_image002

Như thường lệ, chúng tôi lại ngồi cùng nhau trong ngày này để gợi lại những kỷ niệm, những nỗi nhớ thương về con người ấy với nỗi khắc khoải “giá lúc này có ông”. Lúc này, đặc biệt là lúc này đây, đất nước đang đối diện với bao mối họa dồn dập cùng một lúc ập đến đòi hỏi bản lĩnh của người đứng mũi chịu sào phải có tầm nhìn thời đại để lèo lái con thuyền đất nước vượt qua mọi phong ba bão táp, kiểu người như Võ Văn Kiệt.

Từ tình trạng bệ rạc trong hệ thống giáo dục Việt Nam, tới nội dung lá thư của một học sinh gửi thầy giáo cũ

Trần Phong Vũ

Tệ trạng Giáo Dục Việt Nam đã tới đáy

Trong suốt mấy thập niên qua, người ta đã tốn quá nhiều giấy mực để bàn thảo và phê phán về tình trạng xuống dốc thê thảm của hệ thống giáo dục trong nước. Do lỗ hổng to lớn về sự thiếu vắng một triết lý giáo dục, cho đến nay sau hơn 7 thập niên cho miền Bắc và 41 năm cho riêng miền Nam, vì những ràng buộc tròng tréo vào những đòi buộc phi lý, hoang tưởng của ý thức hệ Mác-xít, nền giáo dục trong nước luôn rơi vào tình trạng khập khiễng, bất cập. Tình trạng bất cập này khởi từ việc phân chia hệ cấp đại học, các ngành chuyên môn, hợp lý hóa công việc soạn thảo chương trình giảng dạy, soạn sách giáo khoa… tới vấn đề học phí, học thêm giờ luôn là gánh nặng cho phụ huynh, không chỉ ở cấp đại học mà ngay từ các lớp mầm, lớp mẫu giáo.

Đã có rất nhiều lời ta thán cất lên trong giới phụ huynh, học sinh và sinh viên. Cách nay không lâu, trong một clip video do chính mình thực hiện, sinh viên Lê Văn Thành 20 tuổi ở Hà Nội đã công khai chỉ ra những khuyết tật nghiêm trọng trong nền giáo dục thời Xã Nghĩa. Anh nói tới tình trạng mua bán bằng cấp nhan nhản trong hệ thống đại học. Anh than phiền về tệ nạn quay cóp, tráo bài, bè phái, bán đề trong các kỳ thi, nạn bảo vệ thành tích trong hệ thống trường ốc khiến có nhiều thí sinh tốt nghiệp trung học trong khi trình độ học vấn chưa qua lớp 8 lớp 9! Nhắc tới nền giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam trước 30-4-1975, blogger Lê Văn Thành đánh giá rất cao vì được đặt trên triết lý giáo dục lấy Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng làm nền tảng và nhất là một nền giáo dục miễn phí toàn phần từ mẫu giáo cho đến hết bậc Trung học, điều dưới chế độ Cộng hòa xã hội cho đến đầu thập niên thứ hai đệ tam thiên niên vẫn chưa có.

‘Ráng làm người tử tế’: Thanh tra Chính phủ lột trần quyền lực áp đặt báo chí

Anh Văn

clip_image002

Ông Nguyễn Minh Mẫn (Quyền Vụ trưởng Vụ III, Thanh tra Chính phủ)

Buổi làm việc với lãnh đạo ĐHQG TP. Hồ Chí Minh với ông Nguyễn Minh Mẫn (Quyền Vụ trưởng Vụ III- Thanh tra Chính phủ) sẽ không xảy ra vấn đề gì nếu như những phát ngôn của ông trong huấn thị cách ứng xử với báo chí không được luồn ra bên ngoài(*).

Cuba của Fidel

FB Manh Kim

Đã có những bài viết nhìn lại thành tựu “xây dựng XHCN” của Fidel Castro. Việc Cuba có một chính sách giáo dục miễn phí “tuyệt vời” luôn được nhắc lại như một trong những ưu điểm nổi trội của đất nước này. Tuy nhiên, người ta không đặt ra một câu hỏi liên quan: tại sao nền giáo dục ấy không mang lại sự thịnh vượng cho đất nước Cuba? Cuba có một “nền y học xuất sắc” nhưng tại sao Cuba chỉ “xuất khẩu” được các bác sĩ thay vì có những công trình nghiên cứu cách mạng đột phá đóng góp cho y học thế giới? Để có cái nhìn rõ hơn, thử so sánh Cuba với Singapore, hay chính xác hơn là so sánh Fidel Castro với Lý Quang Diệu (ông Lý chết năm 2015 khi 91 tuổi; Fidel mới chết khi 90 tuổi).

Cả Fidel và Lý đều lên nắm quyền cùng năm 1959, thời điểm mà Cuba giàu hơn Singapore. Trong khi Singapore là một thương cảng nghèo, Cuba đã nổi tiếng với nền công nghiệp du lịch và giàu tài nguyên. Đó là thời điểm Cuba xếp hạng năm khu vực về thu nhập đầu người, hạng ba về tuổi thọ, hạng hai tỷ lệ đầu người sở hữu xe hơi, và hạng nhất về tỷ lệ đầu người sở hữu tivi. Sau hơn nửa thế kỷ, sự khác biệt giữa Cuba và Singapore chẳng có gì để bàn cãi. Nó cho thấy sự thành công và thất bại giữa hai mô hình kinh tế: kinh tế tập trung và thị trường tự do. Nó cũng cho thấy sự thất bại và thành công giữa hai mô hình chính trị: XHCN và tư bản tự do.

Năm 1959, khi Fidel lên nắm quyền, GDP đầu người Cuba là khoảng 2.067 USD/năm, so với 3.239 USD của Puerto Rico. Đến 1999, 40 năm sau, GDP Cuba gần như giậm chân tại chỗ với 2.307 USD; trong khi đó Puerto Rico là 13.738 USD. Từ 1965 đến 1990, năm mà họ Lý rời ghế thủ tướng, GDP Singapore tăng 2.800%, từ 500 USD lên 14.500 USD. Trong khi đó, Cuba dưới sự cai trị độc tài của Fidel, kinh tế quốc gia suy tàn, doanh nghiệp tư nhân bị xóa sổ và tỷ lệ nghèo vọt lên 26%. Chuẩn sống trung bình người dân tệ hơn trước thời Liên Xô sụp đổ. Tính đến năm 2015, trong số 11,3 triệu người Cuba, chỉ 5 triệu (không đến 45% dân số) là tham gia lực lượng lao động. Với Singapore (5,4 triệu dân), lực lượng lao động chiếm hơn 3,4 triệu người!

Fidel Castro, nhà cách mạng cuối cùng

Thụy My

Tổng hợp Le Figaro và Libération 26/11/2016

…Những năm tháng Fidel được ghi dấu với vô số vụ vi phạm nhân quyền. Nhưng trên trường quốc tế, Fidel Castro với bộ quân phục giản dị, râu quai nón lại chiếm được cảm tình, nhất là cánh tả phương Tây. Người dân Cuba không biết gì về đời tư lãnh tụ tối cao. Tại Matxcơva, báo chí tiết lộ cuộc sống xa hoa của Fidel Castro với ba du thuyền, 32 dinh thự và 9.700 cận vệ riêng…

clip_image002

Fidel Castro năm 1959.

Huyền thoại Fidel Castro, người thách thức chủ nghĩa tư bản đã qua đời hôm thứ Sáu 25/11/2016 tại La Habana ở tuổi 90. Chính người em ông là Raul, đương kim chủ tịch nước đã loan báo trên truyền hình quốc gia.

Mai Khôi, một thông điệp của cuộc sống

Xuân Thọ

 

…Thật xúc động được nghe các bài hát do chính Mai Khôi sáng tác (…). Chúng không chỉ đem đến cho người nghe cảm xúc âm nhạc sâu lắng, mà còn đánh thức lương tri con người…

 

Xưa nay tôi không hề tốn giấy mực về các hiện tượng Obama hay Trump, mặc dầu rất ngưỡng mộ nhân cách và trí tuệ của Barak Obama hoặc rất bị sốc về chiến thắng của Donald Trump.

Tôi viết về những người Đức bình dị như Ruppert Neudeck, Harald Jäger, mà tôi coi là tiêu biểu cho số phận, cho lương tri nước Đức, quê hương lựa chọn của tôi. Càng tự hào về quê hương này bao nhiêu, tôi càng lo lắng cho số phận quê hương chôn rau cắt rốn bấy nhiêu và chỉ mong người Việt hãy tự nắm lấy vận mệnh của mình, đừng đặt hy vọng vào các cường quốc Tây phương, vào Obama hay Trump.

Nhiều người Việt đã đấu tranh cho một Việt Nam công bằng và dân chủ mà không hề ảo tưởng đến sự giúp đỡ của ngoại bang, như Cấn Thị Thêu, Hồ Thị Bích Khuơng, Đoàn Văn Vươn… những người không còn gì để mất.

Sự ra đi của kinh tế XHCN đã góp phần hình thành một tầng lớp trung lưu được sở hữu quá nhiều thứ để mất: địa vị, danh vọng, tiền tài, cuộc sống ấm no và hạnh phúc gia đình. Một số nhỏ trong đó dám chấp nhận hy sinh các lợi ích trên, chỉ để bảo vệ những giá trị mà họ ôm ấp: Tự do, Công bằng và Bác ái. Những người trẻ hơn tôi cả một thế hệ còn chấp nhận thêm một hy sinh: Sự nghiệp. Ca sỹ Đỗ Nguyễn Mai Khôi là một người trong số đó.

Một bản tuyên ngôn chống giặc nội xâm đầu thế kỷ XVII

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Trong lịch sử văn hoá-tư tưởng nước ta, có những bản tuyên ngôn nổi tiếng tới muôn đời: đó là bản tuyên ngôn lập quốc đầu tiên bằng “Thiên đô chiếu” do đức Lý Thái Tổ viết, bản tuyên ngôn chiến trận đời Trần bằng “Hịch tướng sĩ văn” tương truyền của Đại vương Trần Quốc Tuấn thảo, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt bằng áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo thiên hạ” do vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi chấp bút, bản tuyên ngôn độc lập thời hiện đại của nước VNDCCH do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc… Nhưng, ở đầu thế kỷ XVII, có một bản khải văn cũng mang tầm vóc của một bản tuyên ngôn rất đáng đi vào lịch sử thì còn được ít người biết đến. Đó là bản khải văn có thể gọi tên: “Lấy dân làm gốc”(1).

Lần đầu tiên được đọc bài khải văn do nhà văn Hoàng Quốc Hải giới thiệu, tôi thấy sững sờ, và có cảm giác rõ rệt: dường như tác giả đã viết nó cho cả ngày hôm nay nữa! Đây là một luận văn chính trị sắc bén, chứa đựng những suy nghĩ thấu đáo về thời cuộc, tràn trề xúc cảm, chan chứa tình thương dân, hôi hổi tính thời sự, theo tôi rất đáng được chọn đưa vào SGK phổ thông trung học!

Vào thời xuất hiện bản khải văn, chính quyền Lê-Trịnh tuy đã tương đối ổn định, trong nước đã tạm yên bình, nhưng cuộc nội chiến với nhà Mạc lên miên suốt mấy chục năm đã khiến cho sản xuất nông nghiệp đình đốn, làng xóm tiêu điều, nhiều năm mất mùa liên tiếp, trong khi đó nạn nhũng nhiễu dân lành của quan lại đã trở thành hiện trạng nhức nhối có nguy cơ làm nổ tung cơ cấu xã hội, đưa cả dân tộc tới chỗ diệt vong… Trước tình hình đó, vào tháng 9 năm 1612, Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Thì (NDT) cùng Giám sát ngự Phạm Trân và các đồng liêu đã dâng lên Bình An vương (tức chúa Trịnh Tùng) bài khải bộc lộ mối quan tâm của các ông trước hiện tình triều chính, đồng thời nêu lên “những việc chính sự cấp thiết phải tu chỉnh để chuyển tai họa thành điềm lành, trên hợp với ý trời, dưới thuận với lòng người”.

Giải mã chính sách Châu Á của Trump: “Hoa Kỳ trước tiên” có ý nghĩ gì cho trật tự khu vực

Mira Rapp-Hooper

Foreign Affairs

Bích Đăng dịch

Dù với bất cứ mức độ chắc chắn nào đi nữa, các học giả cũng tự cho mình đã biết được chính sách ngoại giao của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ kết tinh như thế nào, và họ đang dự vào một cuộc tiên đoán phiêu phỏng. Tuy nhiên, khi họ và các đối tác quốc tế của Mỹ cố gắng xác định những đường nét trong các kế hoạch của Trump, họ có hai nguồn tư liệu để dựa vào. Nguồn tư liệu thứ nhất là các tuyên bố của Trump về chính sách đối ngoại trong vận động tranh cử; và nguồn tư liệu thứ hai là các bài viết của những cố vấn an ninh quốc gia thân cận nhất của ông.

Khi nói đến đường lối châu Á của vị Tổng thống đắc cử, hai nhóm tư liệu này đi theo hai hướng khác nhau: một hướng nhắm tới việc củng cố sức mạnh đã có (củng cố nội lực) [retrenchment] và xu thế kia nhắm tới chủ nghĩa đơn phương [unilateralism]. Tuy nhiên, những viễn kiến khác nhau đó vẫn có một điểm chung quan trọng. Đó là, cả hai đều không đòi hỏi một chính sách đối ngoại tập trung chung quanh hệ thống các liên minh, các luật lệ, các chuẩn mực đã củng cố vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong trật tự quốc tế kể từ năm 1945.

Cùng với những bất ổn sâu sắc xung quanh những mục tiêu của Trump về Châu Á và những công cụ mà ông đã đề nghị là sẽ sử dụng để theo đuổi chúng, là sự vắng mặt của sự lãnh đạo có nguyên tắc và có thể dự đoán được của Mỹ có thể dẫn đến một sự thay đổi gây mất ổn định trong cán cân quyền lực của các khu vực trong tương lai gần.

Cách mạng và smartphone, Facebook, Youtube, Twitter

Đoàn Hưng Quốc

Donald Trump thắng cử một phần không ít nhờ vào Twitter.

Phong trào dân túy (populism) tại Hoa Kỳ phát triển nhanh khi tin tức trên Facebook lan tràn nhanh chóng hơn những luồng thông tin truyền thống như New York Times, CNN, USA Today, v.v…

Ngược lại, hai ông Tập Cận Bình và Putin một mặt kiểm soát các mạng xã hội, đồng thời sử dụng hệ thống tuyên truyền quy mô để khích động dân tộc chủ nghĩa, cuối cùng lại khai thác chính các mạng xã hội nhằm cô lập phong trào dân chủ trong nước và loan truyền tin tức sai lệch ra nước ngoài.

Youtube khởi động phong trào Cách mạng Hoa nhài với khúc phim người tự thiêu ở Tunisia. Facebook đóng vai trò quan trọng khi khích động quần chúng tham gia cuộc cách mạng tại Ai Cập. Nhưng hiện chính ISIS lại đang thắng trên mặt trận tuyên truyền trong thế giới Hồi giáo qua Facebook và Youtube.

Xây dựng văn hóa tranh luận và phản biện

Ls Nguyễn Văn Thân

Không thể chối cãi là trong vài trăm năm qua, sự tiến bộ vượt bực của khoa học kỹ thuật đã nâng cao đời sống của nhân loại rất đáng kể. Từ phương tiện sản xuất, máy móc đến hệ thống giao thông, y tế và thông tin liên lạc đã biến đổi đời sống làng xã, nông nghiệp thành những đô thị công nghiệp tân tiến. Thời nay, người ta có đủ phương tiện để đi vòng quanh thế giới. Thậm chí có thể thám hiểm cả vũ trụ. Tất cả là nhờ vào khoa học và phương pháp khoa học. Mà phương pháp khoa học căn bản là dựa trên văn hóa tranh luận và phản biện. Có nghĩa là các giả thuyết và lý thuyết khoa học phải trải qua một tiến trình trắc nghiệm để loại bỏ mọi khiếm khuyết đến nỗi có thể áp dụng trong đời sống thực tế một cách hiệu quả và đạt lòng tin hầu như tuyệt đối của tất cả mọi người.

Không chỉ trong khoa học thiên nhiên mà trong khoa học xã hội cũng vậy. Các giả thuyết hoặc lý thuyết về xã hội hoặc chính trị cũng phải trải qua một tiến trình cọ xát dưới một ánh mắt hoài nghi khoa học (scientific skepticism). Chân lý không tự nhiên xuất hiện mà là kết quả của một cuộc tranh luận và phản biện liên tục không ngừng nghỉ. Mọi ý tưởng hoặc lập luận được đối chiếu từ nhiều góc cạnh khác nhau. Nhờ vào phương tiện tranh luận và phản biện khoa học mà các quốc gia văn minh và dân chủ đã thành công trong việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân của họ rất nhiều. Nếu một dân tộc, chẳng hạn như dân tộc Việt Nam không tạo điều kiện cho văn hóa tranh luận và phản biện có cơ hội phát triển thì có nghĩa là dân tộc đó sẽ mãi tụt hậu và bị thế giới bỏ xa. Tranh luận và phản biện là nền tảng của một xã hội dân chủ, đa nguyên và sáng tạo. Một tập thể, tổ chức cộng đồng cũng không ngoại lệ. Thiếu tranh biện lành mạnh sẽ dẫn đến kết quả là tập thể đó chấp nhận những ý tưởng cũ kỹ giáo điều không phù hợp với thực tế. Hậu quả là tập thể đó ngày càng xa rời và tự đánh mất sự hậu thuẫn của quần chúng.

Cờ đỏ - Cờ vàng

Phương Thảo

clip_image002

Hùng Cửu Long, một doanh nhân Sài Gòn với tham vọng hoà hợp hoà giải dân tộc, đã một mình sang Mỹ, diện áo dài đỏ có in ngôi sao vàng đi từ bờ Đông sang bờ Tây của nước Mỹ.

Ông Hùng Cửu Long nghĩ rằng xứ tự do, muốn làm gì cũng được, không ai nói, không ai đụng chạm tới. Nhưng cuối cùng thì đã bị trục xuất về Việt Nam sau khi có cuộc xô xát với cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở California. Người Việt gốc Mỹ từng chụp hình với Hùng Cửu Long cũng đã phải viết thư xin lỗi cộng đồng, tỏ ý hỗi lỗi để mong được yên ổn làm ăn mà không bị tẩy chay.

Fidel Castro - ‘người không chấp nhận đối lập’

BBC Tiếng Việt

clip_image001

Lực lượng của Castro tiến vào Havana năm 1959. Image copyright Getty

Fidel Castro lãnh đạo Cuba, quốc gia độc đảng, trong gần nửa thế kỷ

Fidel Castro lên nắm quyền tại Cuba vào ngày 1 tháng Giêng năm 1959 sau một cuộc chiến dài lật đổ Tổng thống Batista. Ông là Thủ tướng cho tới năm 1976 khi ông trở thành Nguyên thủ Quốc gia và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng.

Bang vô đạo…

Trần Văn Chánh

… Xét các ý nghĩa của cụm từ “vô đạo”(…) thì Việt Nam trong vòng vài chục năm nay rõ ràng đã và đang ở trong tình trạng khó khăn, gần như vô đạo, tức chính trị thối nát và thiên hạ bị mất lòng tin trên diện rộng…

Cho dù không thuộc phái nào trong số hai phái chủ yếu đề cao và bài bác Khổng Tử, nhưng dường như hầu hết ai cũng phải khách quan nhận rằng văn chương trong sách vở kinh điển của Nho gia có nhiều đoạn rất hay, rất “đắc”, hàm súc mà thâm trầm tế nhị về phương diện diễn đạt, khi nó muốn phát biểu bất cứ chuyện gì liên quan đến các vấn đề thuộc chính trị, văn hóa, đạo đức…

Chẳng hạn, muốn nói về thái độ sống và trách nhiệm của hạng người quân tử tức tầng lớp lãnh đạo hay tầng lớp trên trong xã hội phong kiến thời xưa (phân biệt với đông đảo quần chúng), Khổng Tử chỉ buông ra một câu rất gọn mà dứt khoát, trong Luận ngữ, thiên “Thái Bá”: “Bang vô đạo, phú thả quý yên, sỉ dã” (Khi nước vô đạo nghĩa là đang ở trong tình trạng hắc ám về chính trị mà lo chạy theo lợi danh để mong được giàu và sang là điều đáng hổ thẹn).

Vẫn bắn chỉ thiên

Nguyễn Duy Nghĩa

Thế là cuộc họp thứ 2 của Đại hội Quốc dân thành công tốt đẹp, rất tốt đẹp trên tinh thần “dân chủ đến thế là cùng”, nhưng cũng chộn rộn nhiều cảm xúc.

Quốc dân trông chờ ở kỳ họp này. Từ đầu năm 2016 đến nay, ngay sau những sự kiện thành công ngoài mong đợi ở phút bù giờ, trên khắp đất nước, hầu hết các lĩnh vực bung bét quá nhiều chuyện kinh hoàng, xót xa, căm giận, ngờ vực, thất vọng. Nhưng đã trót cầm lá phiếu bầu cho các vị mà chưa bỏ đã biết trúng cử vào cơ quan quyền lực càng cao… càng tối nên cố xem kỳ họp này thế nào.

Sát kỳ họp lóe lên chút hy vọng, chói tai bởi những lời hùng hồn, hoa mắt vì những bàn tay chém gió. Nào là kỳ này những vấn đề nổi cộm nhất định sẽ đưa ra Nghị trường, vạch đích danh. Nào là sẽ truy vấn đến cùng, không có chuyện hết giờ, sẽ họp ngoài giờ.

Nhưng rồi thất vọng ngay. Không có đó là Luật về Hội, vừa đưa ra bàn đã rụi tắt. Còn số phận của Luật Biểu tình càng vô vọng, trước mắt năm 2017 chưa có tăm hơi. Bộ luật Hình sự 2015 vừa sửa vừa run, ngộ nhỡ lại sai nữa thì có mà … Không ra các luật này thì không được, mà cho ra thì chưa biết sao đây. Lần khân là thượng sách.

Vì sao Việt Nam khăng khăng làm thép?

Khánh An-VOA

clip_image002

Công nhân làm việc tại một nhà máy thép ở tỉnh Hải Dương, Việt Nam, 14/6/2016.

Bất chấp sự phản đối gay gắt từ công chúng, Chính phủ Việt Nam tiếp tục khẳng định Việt Nam thiếu thép và cần những dự án đầu tư thép khổng lồ. Thái độ quyết liệt của giới hữu trách khiến công luận đặt ra nghi vấn về lý do đằng sau của việc chấp thuận các dự án này, bao gồm cả vấn đề lợi ích nhóm.

Đi học trồng lúa, học giỏi rồi, nhưng... hành?

Vũ Kim Hạnh

Lần đầu tiên chúng ta được biết đến hai câu chuyện, Việt Nam đi học trồng lúa nước. Ô hay, kinh nghiệm ngàn đời, chuyên môn đi dạy trồng lúa, hạng 2 thế giới về xuất khẩu gạo mà chịu đi học. Xem kỹ thì thấy đúng là chuyện phải học khi thời thế đổi thay.

Thầy Võ Tòng Xuân đi học trồng lúa ở Campuchia

Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, nhà nông học Việt Nam, ông thầy của nhiều thế hệ nhà khoa học và cả nông dân tri điền Việt Nam, đã đi Campuchia học cách trồng lúa và làm thương hiệu gạo của họ. Nghe giá họ bán gạo hữu cơ của họ mà “ghiền”: 1.475 USD/tấn, gấp hơn ba lần giá gạo mình vẫn đang xuất bán sang Philippines (rẻ vậy mà giờ cũng bán không được). Tiến sĩ Võ Tòng Xuân ghi nhận bài học đầu tiên: chọn giống tốt ngay từ đầu. Xong mở diện tích gieo trồng giống tốt nhất, đưa đi đấu xảo, quảng bá thế giới. Ba năm liền họ đoạt giải “gạo ngon nhất thế giới” (tức về chất, ngược với số lượng, thành tích xuất nhiều thứ nhì thế giới của ta). Họ làm chỉ một vụ, kiên quyết không tăng vụ, nên cũng không cần dùng hóa chất (phân thuốc). Dùng con thiên địch trừ sâu, kiểm soát sinh học. Khuyến khích trồng lúa hữu cơ, hiện nay, đã có 100.000 hộ nông dân Campuchia canh tác theo phương pháp hữu cơ với diện tích 50.000 ha. Năng suất chỉ có 2 tấn hay 2,5 tấn/ha.

Donald Trump và thế giới mới

Việt Nguyên

“Đại thắng mùa Thu” của Đảng Cộng hòa và ông Donald Trump đã làm Đảng Dân chủ, dân Mỹ và cả thế giới sửng sốt. Ngay cả đến ông Trump qua cuộc phỏng vấn với báo chí cũng đã thú nhận ông không thể tưởng được ông vẫn nằm trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc sau tháng 10 năm 2015. Đảng Dân chủ ủng hộ bà Clinton không thể tưởng tượng được một người bị xem là nói láo, xem thường phụ nữ, chống di dân đòi xây bức tường ở biên giới, kỳ thị người Hồi Giáo, nhục mạ hầu như mọi giới trong xã hội Hoa Kỳ từ dân Latino, Mỹ da màu cho đến anh hùng quân đội, có thể thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Ông Trump đã đắc cử theo chu kỳ của lịch sử, sau 8 năm Cộng hòa đến Dân chủ, sau 8 năm Dân chủ đến Cộng hòa, nền dân chủ Hoa Kỳ có một cân bằng tự nhiên ngoại trừ nhiệm kỳ Tổng thống Cộng hòa George H. Bush (Bố).

Trường hợp Tổng thống Bush bố ngoại lệ, sau 8 năm thành công đánh sập cộng sản Xô Viết dân Mỹ thưởng Phó Tổng thống của Tổng thống Ronald Reagan một nhiệm kỳ. Bà Clinton thua theo ngọn gió lịch sử, sau 8 năm của Obama người Mỹ muốn thay đổi nhưng bà Clinton lại tranh cử với chính sách nối dài của Tổng thống Obama và bà Clinton ngoài yếu tố phụ nữ chưa được xã hội Hoa Kỳ chấp nhận bà không phải là Phó Tổng thống của Tổng thống tiền nhiệm như ông Bush (Bố).

Chính trường Việt Nam sắp tiến vào ‘giai đoạn quyết định’ mới?

Phạm Chí Dũng

clip_image002

(Từ trái sang) Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại hội XII, ngày 28/1/2016.

Một năm sau “giai đoạn quyết định” trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, đang có những dấu hiệu báo trước chính trường Việt Nam có thể sắp tiến vào một “giai đoạn quyết định” mới.

Tại sao đàn áp trở nên mạnh hơn?

Kính Hòa, phóng viên RFA

clip_image002

Lực lượng chức năng đến cưỡng chế Chợ Vĩnh Tân tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, vào sáng 22/11. RFA PHOTO

Liên tục trong một thời gian ngắn, nhiều tiếng nói bất đồng chính kiến, nhiều nhà hoạt động dân sự bị bắt giữ, kể cả những người được cho là không có tầm ảnh hưởng lớn. Lý do vì sao?

Mỹ có nên theo đuổi TPP song phương với Việt Nam?

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Công nhân tại một xưởng may mặc ở tỉnh Bắc Giang ngày 21/10/2015.

Sau khi Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được coi là ‘chết lâm sàng’ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút lui, một chuyên gia cho rằng Mỹ nên theo đuổi các hiệp định song phương với các đối tác trong khu vực này.

Một kỷ niệm nhỏ về Lê Hồng Hà

Nguyễn Ngọc Giao

Trước năm 1995, khi dư luận trong nước và ngoài nước nghe tên anh Lê Hồng Hà qua vụ thư của ông Nguyễn Trung Thành yêu cầu chiêu tuyết cho cả trăm nạn nhân của ông Lê Đức Thọ trong vụ “nhóm xét lại, chống Đảng”, tôi cũng chỉ biết anh qua vài bài viết mà báo Đất Việt (Canada) đã đăng vào những năm cuối thập niên 1980. Nhưng tôi chưa được gặp anh lần nào: tôi được ông “Sáu Búa” (tên mà người ta gọi đằng sau lưng ông Lê Đức Thọ) ra lệnh cấm cửa từ mùa hè 1982.

Đầu tháng 12.1995, anh Lê Hồng Hà bị bắt sau khi người ta gây ra vụ đụng xe đạp với anh Hà Sĩ Phu, để “phát hiện” ra trong túi xách một bản sao chụp thư (ngày 9.8.1995) của ông Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị ĐCSVN, truy ra anh Nguyễn Kiến Giang, rồi anh Lê Hồng Hà, là người đã chuyền tay bản sao chụp cho anh Nguyễn Kiến Giang. Trong một bản tin của Ban Văn hoá Tư tưởng (nay là Tuyên giáo), người ta còn hàm ý là từ anh Lê Hồng Hà mà báo Diễn Đàn có được bức thư và công bố trong số tháng 1.1996, khiến cho cả hải ngoại đều biết một tài liệu “tối mật của Nhà nước”. Thế là anh Lê Hồng Hà mang cái tội “tán phát” ra toàn thế giới cái tài liệu tối mật đó. Kẹt cho chính quyền ở chỗ này: ông Kiệt gửi thư cho Bộ Chính trị với tư cách một đảng viên, Ủy viên Bộ Chính trị, chứ không phải dưới tư cách Thủ tướng, do đó lá thư không phải là một văn kiện Nhà nước, càng không phải là văn kiện mang dấu đỏ “tối mật”. Cho nên trong hồ sơ vụ án, người ta không dám để văn bản lá thư. Điều đó không ngăn cấm quan tòa sử dụng “Điều 4 Hiến pháp” để kết án tù cả ba người, anh Lê Hồng Hà 2 năm tù giam.

“Cánh Buồm” đã hoàn tất bước cuối cùng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

clip_image001

Từ lớp 6 đến lớp 9 - một phần của bộ sách Văn và Tiếng Việt của nhóm Cánh Buồm. Courtesy canhbuom.edu.vn

Sau 7 năm nghiên cứu và thực hiện bộ sách hướng dẫn học sinh từ lớp 1 cho tới lớp 9, nhóm Cánh Buồm đã chính thức hoàn thành công trình giáo dục đầy tham vọng và sẽ ra mắt vào thời gian rất ngắn sắp tới. Mặc Lâm có cuộc trao đổi ngắn với nhà giáo Phạm Toàn người hướng dẫn và chịu trách nhiệm về công trình này để biết thêm mục tiêu mà nhóm Cánh Buồm từng theo đuổi.

Mỹ dứt khoát rút khỏi Hiệp định thương mại TPP

Vũ Ngọc Yên

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partner Agreement, viết tắt là TPP) sẽ tạo ra một vùng thương mại tự do lớn nhất thế giới. Donald Trump, ứng cử viên đắc thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trong tháng 11.2016 tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi TPP. Nhiều quốc gia thuộc khu vực Á châu-Thái Bình Dương bàng hoàng trước động thái này. Tuy nhiên quốc gia duy nhất sẽ hưởng lợi qua việc hủy bỏ TPP là Trung Cộng, một quốc gia bị Mỹ cản trở gia nhập TPP.

TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) chủ trương liên kết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển thuộc khu vực thương mại. Sau bảy năm thương thảo 12 nước tham gia Brunei, Chí Lợi, Tân Tây Lan, Tân Gia Ba, Úc Đại Lợi, Mã Lai, Peru, Hoa Kỳ, Việt Nam, Nhật Bản, Gia Nã Đại và Mễ Châu Á-Thái Bình Dương thành một công đồng mậu dịch cắt giảm thuế quan và những rào cản Tây Cơ đã đi đến ký kết Hiệp định vào tháng 2.2016 tại Tân Tây Lan. Theo ước tính, một khi Hiệp định được phê chuẩn, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới.

Hội nhập và Nhập hội

FB Mạnh Kim

Việc Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được giới kinh tế phân tích ý nghĩa và tác động của nó đối với Việt Nam. Nhiều người tin rằng Việt Nam sẽ mất đi một cơ hội hội nhập sâu hơn vào thị trường toàn cầu. TPP, bị xóa sổ với sự rút lui của Mỹ hay vẫn tiếp tục được các nước còn lại quyết tâm thực hiện, sẽ chẳng bao giờ là cây đũa thần giúp vực dậy kinh tế Việt Nam.

Vấn đề của Việt Nam không phải là hội nhập. Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới từ năm 2006 bằng việc trở thành thành viên WTO. Khi Việt Nam gia nhập WTO, giới phân tích đã phác họa một viễn cảnh tươi sáng. WTO được vẽ ra như một đường băng giúp Việt Nam cất cánh lên bầu trời toàn cầu. WTO sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội Việt Nam. Công-nông dân sẽ khấm khá hơn. Bây giờ, sau 10 năm, đời sống công-nông dân đã được “lột xác”, trơ trụi.

Họ trở thành những nạn nhân bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của một nền kinh tế “hội nhập quốc tế theo định hướng XHCN”. Không có trách nhiệm gây ra nhưng họ phải đồng gánh chịu một tỷ lệ nợ công khổng lồ. Giải trình trước Quốc hội ngày 1-11-2016, ông Bộ trưởng Tài chính cho biết, năm 2001, nợ công chiếm 36,5% GDP năm 2005; năm 2010 là 50% GDP và năm 2015 là 62,2% GDP. Năm 2015, tổng nợ công khoảng 2,68 triệu tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2010, gấp 7,6 lần năm 2005 và gấp 14,8 lần so với năm 2001…

Việt Nam giữa gọng kìm Trump-Nga-Tàu

Phạm Trần

clip_image001

Chiến thắng Tổng thống Mỹ của Donald Trump đã giúp cho Nga-Tầu xích lại gần nhau hơn, nhưng Việt Nam cũng khó mà được sống yên trong gọng kìm Trump-Nga-Tầu.

Lý do vì ông Trump đã nói sẽ rút khỏi TPP, là một trong những hành động của 100 ngày đầu tiên sau khi nhận chức ngày 20/01/2017. Quyết định này được chính ông Trump thu hình rồi phổ biến trên mạng báo cá nhân tối Thứ Hai, 21/11/2016. Ông Trump có thể làm được việc này bằng một quyết định hành chính mà không phải qua Quốc hội.

Các nhà chiến đấu cho tự do: Nhà tù không ngăn cản được các blogger bất đồng chính kiến Việt Nam

Lobsang Dundup Sherpa Subirana

Phương Thảo dịch

clip_image002

Blogger Việt Đinh Công Lê bên cạnh chiếc laptop hiển thị hồ sơ Facebook của mình với ảnh bìa ủng hộ việc giải thể của Điều 88, ngày 12/11 tại Tp.HCM, Việt Nam.

Thành phố HCM - Vào một buổi sáng 20 nhân viên an ninh của Công an nhân dân Việt Nam đã đột nhập vào một trường mẫu giáo ở trung tâm thành phố Sài Gòn và đổ dồn mắt vào ông Phạm Chí Dũng. Trước cái nhìn bàng hoàng của phụ huynh, giáo viên và trẻ em, ông đã bị họ bắt đi. Trong số những người nhìn chằm chằm vào đó là đứa con trai ba tuổi mà ông mới chỉ đặt x uống vài phút trước đó.

Hết “tàu lạ” đến “tàu quen” đâm tàu dân

Hạ Trắng

clip_image002

Tàu cá ngư dân bị chính tàu của Kiểm ngư Thanh Hoá đâm chìm

Vào khoảng 8h30 phút ngày 16/11/2016, tàu của ngư dân Thanh Hóa đang dò cá tại khu vực tọa độ 19,33.500 Bắc - 105,5.432 độ Đông thì bị một chiếc tàu sắt của Kiểm ngư mang biển kiểm soát TH-0002/KN đâm thẳng vào mạn phải.

Những ngày tháng bấp bênh sắp tới

Ls Nguyễn Văn Thân

Trái với kết quả của các cuộc thăm dò dân ý, Donald Trump đã đánh bại Hillary Clinton dễ dàng và sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Ông Trump chiếm được 306 phiếu cử tri đoàn so với 232 của bà Clinton. Thật ra, bà Clinton chiếm nhiều phiếu cá nhân hơn với gần 64 triệu so với 62 triệu của ông Trump. Có thể nói, Tổng thống Trump đại diện cho nhóm cử tri thiểu số.

Một lần nữa, tầng lớp chính trị chuyên nghiệp lại bị hố khi đưa ra những dự đoán hoàn toàn sai trật. Mọi người đã đánh giá thấp sự tức giận và niềm thất vọng của giới lao động Mỹ khi họ dồn phiếu cho ứng viên Trump để gửi một thông điệp đến giới quyền uy chính mạch đã quá xa rời quần chúng. Để cử tri có thể bỏ qua những hành vi khá tệ của một ứng viên tổng thống thì chắc là cơn giận này phải thật là đáng kể.

Phải ghi nhận Donald Trump là một hiện tượng chính trị của Mỹ. Chưa bao giờ trong lịch sử tranh cử mà có nhiều giới lãnh đạo của Đảng Cộng hòa lại từ chối vận động cho ứng cử viên tổng thống mà chính Đảng Cộng hòa bầu chọn. Thậm chí, cựu Tổng thống Bush cũng như Thượng nghị sĩ John McCain cho biết là không bỏ phiếu cho Trump. Đại tướng Colin Powell nói rõ là ông bầu cho Hillary Clinton. Tại sao một người ăn nói xấc xược và công khai bày tỏ thái độ khinh miệt, kỳ thị với di dân, người da đen và phụ nữ lại được hàng chục triệu người Mỹ ủng hộ trở thành tổng thống? Đây là câu hỏi mà giới quan sát chính trường Hoa Kỳ cũng như các nhà xã hội học sẽ không dễ dàng tìm được câu trả lời.

Một sự khước từ ghê gớm đối với giới lao động da trắng nghèo và bị bỏ lại đằng sau tại Mỹ

Jefferson Cowie, Foreign Affairs ngày 17/10/2016

Trần Ngọc Cư dịch

Chúng tôi xin trích dịch, từ tiểu luận điểm sách của Giáo sư Jefferson Cowie trên Foreign Affairs, Nov-Dec 2016, những đoạn mô tả tình trạng nghiệt ngã của người da trắng nghèo và người da trắng thuộc giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện tại, đặc biệt có ý nghĩa vào thời điểm cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ 2016 diễn ra. Bài điểm sách xuất hiện trước khi Donald Trump đoạt chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, nhưng cung ứng một cách lý giải khá thuyết phục cho hiện tượng “ngựa về ngược” trong một cuộc sống mái chính trị đầy xú uế giữa Donald Trump và Hillary Clinton. - Dịch giả

JEFFERSON COWIE là Giáo sư Sử học tại Đại học Vanderbilt.

clip_image002

Đa số người Mỹ lạc quan về tương lai của mình - nhưng những người da trắng nghèo và người da trắng thuộc giai cấp công nhân thì không cảm thấy như vậy. Theo một phân tích gần đây được Viện Nghiên cứu Brookings công bố, người Mỹ nghèo gốc châu Mỹ La tinh [Hispanics] khi nghĩ về một tương lai tươi sáng hơn, mức độ lạc quan của họ cao hơn người da trắng nghèo khoảng 33 phần trăm. Và người Mỹ nghèo gốc châu Phi - mặc dù có tỉ lệ tù tội và thất nghiệp cao hơn hai nhóm kia rất nhiều và thường xuyên là nạn nhân của các tội phạm bạo hành và sự tàn ác của cảnh sát - vẫn lạc quan hơn người da trắng nghèo gần ba lần. Kinh tế gia Carol Graham, người giám sát bản phân tích này, kết luận rằng người da trắng nghèo đau khổ trực tiếp vì thiếu thốn vật chất thì ít, mà đau khổ vì những vấn đề vô hình nhưng sâu sắc như “thiếu hạnh phúc, căng thẳng tinh thần, và vô vọng” thì nhiều. Điều này có thể giải thích tại sao khẩu hiệu của ứng viên Cộng hòa Donald Trump - “Làm cho nước Mỹ vĩ đại như trước” - nghe rất êm tai đối với nhiều người da trắng nghèo.

Hiến pháp và pháp luật: Sự nhập nhằng bên trọng bên khinh

Cát Linh, phóng viên RFA

clip_image001

Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam. Courtesy photo

Quốc hội Việt Nam vào ngày 18 tháng 11 vừa qua đã thông qua Luật Tín ngưỡng tôn giáo. Đồng thời, các dự luật như Lập hội, Biểu tình và Sửa đổi Bổ sung Bộ luật Hình sự sẽ được bàn thảo ở kỳ họp thứ ba. Vấn đề này dưới góc nhìn của các cá nhân và đại diện của các tổ chức xã hội dân sự như thế nào?

Formosa giết chết du lịch miền Trung

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Chùa Từ Hiếu, Huế, Việt Nam.

Sự cố ô nhiễm môi trường trong những tháng qua đã khiến ngành du lịch ven biển miền Trung bị thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng.

Tổng cục Du lịch công bố tình hình hoạt động 10 tháng đầu năm cho thấy Quảng Bình là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất với mức thiệt hại vượt ngưỡng 1.500 tỷ đồng. Nghệ An, Quảng Trị, Hà Tĩnh và Thừa Thiên-Huế cũng bị thiệt hại về du lịch do tác động của tình trạng ô nhiễm biển đã được quy cho công ty thép Formosa của Đài Loan ở Hà Tĩnh gây ra.

Dân oan phải chăng không tranh đấu cho nhân quyền?!

Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi

1. Ba nhân tố thống trị con người của chế độ cộng sản

Ông Milovan Djilas (1911-1995), từng là Phó Tổng thống Nam Tư bên cạnh Tito, sau đó phản tỉnh rồi bị bỏ tù, có viết một cuốn sách tố cáo cộng sản rất sâu sắc và nổi tiếng mang tên Giai cấp mới (bản dịch tiếng Việt của Phạm Minh Ngọc đăng trên Talawas 2005). Trong tác phẩm ấy, có những đoạn đáng nhớ như sau:

Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa toàn trị với ba nhân tố thống trị con người - quyền lực, sở hữu và tư tưởng - Cả ba đều là độc quyền sở hữu của một đảng chính trị duy nhất hay như tôi đã trình bày và gọi ở trên là “Giai cấp mới”, Còn trong tình hình cụ thể hiện nay thì là độc quyền của nhóm chóp bu của đảng đó hay giai cấp đó. Không có chế độ toàn trị nào trong quá khứ và cả hiện nay, ngoài chế độ cộng sản, có được cùng một lúc cả ba tác nhân thống trị đối với con người như vậy”. (Chương “Bản chất”, đoạn 2). “Tước bỏ quyền của những người cộng sản đối với sở hữu cũng có nghĩa là thủ tiêu họ như một giai cấp. Đấu tranh để buộc họ cho những lực lượng xã hội khác tham giai quản lí tài sản (giống như các nhà tư sản bị các cuộc đình công và quốc hội buộc phải cho công nhân tham gia vào việc phân chia lợi nhuận) cũng có nghĩa là tước bỏ của họ độc quyền đối với tài sản, độc quyền tư tưởng và độc chiếm chính quyền. Đấy sẽ là khởi đầu của dân chủ và tự do dưới chế độ cộng sản”. (Chương “Giai cấp mới”, đoạn 3).

Trong bài này chỉ xin nói đến nhân tố thống trị con người thứ hai của cộng sản: “độc quyền sở hữu tài sản” tức chỉ mình làm chủ mọi tài nguyên đất đai của quốc gia.

Mùa du lịch cho khách Tây, ngẫm về ngành du lịch ta

Ngụy Hữu Tâm

Tháng một, vào mùa du lịch cho Tây, xin phép được lạm bàn về ngành du lịch nước ta, dẫu sao cũng là một ngành công nghiệp không khói, mang lại hết sức nhiều lợi nhuận. Nói thì hay thế, nhưng đáng tiếc đó lại là cái bệnh cố hữu, giữa nói và làm khác biệt khá xa!

Vốn có nghề và nghiệp, dẫu sao tôi cũng đã có bằng hướng dẫn viên du lịch ngót nghét hai chục năm, đeo thẻ hướng dẫn viên số 057, để dẫn khách theo... bốn ngoại ngữ, làm việc cho khá nhiều hãng du lịch Tây, ta, liên doanh đủ cả, nên cũng mạo muội lên tiếng... thỏ thẻ ở cái tuổi ‘xưa nay hiếm’ là U 80.

Từ đầu tháng với lễ hội hóa trang Holloween-carnival-Fasching vốn có của phương Tây, khách Âu lại lũ lượt vào ta, tôi lại được các hãng du lịch gọi đi hướng dẫn tour.

Được nghỉ ngơi chút đỉnh sau cả năm hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chỉ có vật lý nghề cũ là con xin botay.com, nhưng cũng chẳng sao, không vì thế mà hận đời.

Mỗi người đã có số phận của mình, Chúa đã an bài hết rồi, cố gắng thì vẫn phải, nhưng thành đạt đến đâu thì nào phải tự mình quyết mà được, phải xin ‘ý kiến chi bộ’ đã chứ!

Sao dám mạnh miệng: ‘Đóng cửa Formosa nếu tái phạm’?

FB Nguyen Anh Tuan

Thời gian gần đây lần lượt Phó Thủ tướng rồi Thủ tướng tuyên bố rất quyết liệt là sẽ đóng cửa Formosa nếu tập đoàn này tái phạm.

Thừa hiểu nếu điều này xảy ra, Chính phủ sẽ phải đối mặt với (1) yêu cầu đòi bồi thường từ Formosa dựa vào Thỏa thuận Bảo hộ Đầu tư Đài Bắc - Hà Nội hoặc (2) một vụ kiện ở Toà án trọng tài Phòng thương mại Quốc tế mà phần thắng chưa biết nghiêng về ai. Khả năng nào cũng gay go, vậy sao Thủ tướng vẫn mạnh miệng đòi đóng cửa Formosa nếu nó tái phạm?

Đơn giản thôi, vì Formosa sẽ không-thể-nào tái phạm, hay ít nhất sẽ không tái phạm theo cách hiểu của Chính phủ.

Vì sao nói như vậy?

Hãy nhớ lại khoảng thời gian khi Chính phủ tuyên bố Formosa là thủ phạm gây ra thảm họa và hứa với quốc dân là sẽ khởi tố Formosa nếu nó tái phạm. Sau đó không lâu Formosa bị phát hiện đổ chất thải rắn trái phép, Chính phủ đã lờ đi lời hứa trước đó, vì họ không coi hành vi đó của Formosa là ‘tái phạm’.

‘Thí điểm phá sản ngân hàng’ và di căn ung thư không tránh thoát

Phạm Chí Dũng

clip_image002

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Chính thức loan báo ‘cho phá sản’

Ngay sau khi quan điểm cho “thí điểm phá sản ngân hàng” được Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Phó Thủ tướng ông Vương Đình Huệ chính thức loan báo tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2016, giới ngân hàng, doanh nghiệp, nhà đầu tư và đặc biệt là người dân gửi tiền tiết kiệm đã đột ngột nâng cao “tinh thần cảnh giác”.

Lúc nào Việt Nam ‘phá sản hàng loạt?’

Phạm Chí Dũng

Ngân sách khốn quẫn và thực trạng một nửa nợ xấu liên quan đến vụ án hẳn là nguyên do chính để Quốc hội Việt Nam phải ra một bản nghị quyết về kế hoạch tài chính, trong đó chính thức xác định không dùng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước.

49%!

Trong lúc Công ty Quản lý các tài sản tín dụng (VAMC) khẩn thiết kêu gào phải dùng ngân sách để “xử lý nợ xấu”, còn giới chuyên gia ẵm bồng lợi ích phụ họa theo cách “không còn cách nào khác” và “để giải quyết dứt điểm nợ xấu, có quốc gia phải dùng đến 10-15% GDP”, một bằng chứng về nguồn gốc nợ xấu vừa hiện ra, húc đổ toàn bộ cơ sở luận của những kẻ chỉ muốn “lấy của người nghèo chia cho người giàu”.

Tháng 10, 2016, một báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết “nợ xấu vẫn còn nhiều tiềm ẩn rủi ro và việc xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là nợ xấu liên quan đến vụ án chiếm tỷ trọng cao tới gần 49% trong tổng nợ xấu. Đây là khoản nợ khó xử lý và phần lớn các khoản nợ này vẫn chưa xử lý thu hồi được”.

Một trong những vụ án “người tốt việc tốt” mà đã khiến vài ngân hàng thương mại bị trôi sông đến 5,000 tỷ đồng là vụ “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như. Ai có thể và dám quyết định rằng những ngân hàng “bị lừa” như Vietinbank và ACB sẽ được đền bù bằng chính ngân sách nhà nước và do đó bằng tiền đóng thuế của người dân?

Vì sao Quốc hội CSVN phải hoãn Luật về Hội và Luật Biểu tình?

Lê Dung

clip_image002

Ảnh: AFP

Không ngoài dự đoán của phần lớn giới quan sát độc lập, kỳ họp cuối năm 2016 của Quốc hội CSVN đã “nhất trí cao” với đảng cầm quyền về việc chỉ thông qua Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo, trong khi hoãn 3 luật là Luật về Hội, Luật Biểu tình và Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung.

Nỗi nhớ khôn nguôi – nhớ thầy, nhớ trò, nhớ trường, nhớ lớp

Tương Lai

Trong Mênh mông thế sự tôi luôn dành một góc tâm tình đằm thắm nhất và cũng vô tư nhất cho các học trò cũ, những học sinh, sinh viên từ những năm tháng cuối 1954, lúc tôi về dạy học ở trường Chu Văn An Hà Nội do cụ Mai Phương làm Hiệu trưởng cho đến hôm nay, lúc ngoài tuổi 80. Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy vẫn in đậm những cảm xúc nguyên sơ để rồi ngày mỗi ngày đầy đặn thêm, chìm sâu hơn, lay động.

Cứ mỗi dịp 20 tháng 11, cảm xúc lại xốn xang khi gặp lại những học trò cũ, nhận được những cuộc điện thoại, những lá thư gửi bưu điện và thư điện tử, biết bao kỷ niệm ập đến, nhớ đến mỗi người để nhớ mọi người.

Thế rồi năm nay, cùng trong một ngày 12.11, nhận được điện thoại của hai người, một đồng nghiệp cũ ở trường Chu Văn An Hà Nội và một học trò cũ của khoa Triết khóa I, Đại học Tổng hợp hỏi thăm và mong gặp tại Hà Nội trong ngày 20 tháng 11 tới, tôi nảy ra ý nghĩ gửi đến các bạn tôi mười bài “Mênh mông thế sự” gần đây nhất thay cho cái bắt tay thân tình và quý mến. Bởi lẽ, với tôi, viết là tồn tại và tồn tại bằng viết. Khái niệm “viết”, với tôi, là sự trao gửi và sẻ chia ý tưởng, cảm xúc với những người đồng cảm và đồng điệu.

Ấy vậy mà thật oái oăm, tôi bị cảnh báo khẩn cấp về mắt phải ngưng ngay chuyện đọc và viết trước màn hình và bàn phím máy tính. Đối với tôi vậy là gần kề với một bản án tử hình. May mà rồi cũng được giảm án sau mấy tháng chữa trị quyết liệt. Phải chăng vì đây không là một án bỏ túi như những bản án mà người ta đang xử! Thế mà dạo ấy tôi đã phải nói quá lên cái khả năng xấu nhất mà người bạn chí thân vừa gặp phải để tự trấn an, mà cũng là để an ủi bằng cách tự diễu mình với câu thơ Tú Xương trong bài Đau mắt:

Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ,

Giương mắt trông chi buổi bạc tình

Bức thư của ngày 20-11

THƯ GỬI THẦY GIÁO CŨ

FB Thuan Van Bui

Nhận được tin nhắn trên facebook của thầy (thày) em vừa mừng vừa buồn thầy ạ. Mừng vì thầy còn nhớ đến em sau gần mười năm không gặp, mừng vì thầy đã dùng facebook. Còn em buồn vì nội dung tin nhắn của thầy.

Trước hết, em kính chúc các thầy cô sức khỏe, niềm vui, bình yên. Mong rằng các thầy cô có niềm vui trọn vẹn trong ngày 20/11.

Trước khi trả lời nội dung tin nhắn của thầy, xin phép thầy cho em được nhắc vài "sự kiện" để thầy thấy rằng em chưa bao giờ quên việc gì, đặc biệt là những người có ơn với em. Chắc thầy quên rồi, nhưng em vẫn nhớ mùa đông năm 1999 rất lạnh, có lúc xuống đến 4 độ, em đi học mà môi tím ngắt, tay cóng không viết được. Chiều hôm đó thứ Bảy, mấy thầy trò học đội tuyển, gần như em không viết được vì giá rét. Thưa thầy, em suốt từ nhỏ đến năm lớp 12 chưa hề biết chiếc áo ấm, áo khoác là gì. Lúc đó, em chỉ mặc một chiếc áo len mỏng, bên trong là một chiếc áo phông số, bên ngoài thêm một chiếc áo sơ mi, chân không hề có giày tất gì cả mà muôn đời là dép, lạnh 4 độ thì viết sao được thầy? Tối đó thầy và cô (vợ thầy) đã mang vào cho em một túi quần áo, trong đó có một chiếc áo khoác mà thầy mặc lúc chiều đi dạy, đó là chiếc áo ấm đầu tiên trong đời của em, chiếc áo đó rất ấm và hiện nay em vẫn còn giữ ở quê thầy ạ. Ngoài ra, còn có chiếc áo "mút lào" cũ nhưng còn đẹp, cộng với 2 chiếc quần bò (jeans), 4 cái áo sơ mi (2 cái mới) còn rất đẹp. Túi quần áo của thầy cô đã giúp em giữ ấm và có thể cầm bút viết tiếp và viết mãi đến tận sau này, những chiếc quần áo đó còn đi theo em đến tận 3 năm sau (trừ áo khoác đến bây giờ). Em không quên thầy ạ, không bao giờ quên.

Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong kỷ nguyên mà sự cạnh tranh Trung-Mỹ đang tăng cao Đối xử cân xứng các cường quốc lớn trong khi chủ động theo đuổi hội nhập quốc tế

Carlyle A. Thayer

Phát biểu trước Hội nghị quốc tế

về sự cạnh tranh giữa các nước lớn, chính trị trong nước, và

Chính sách đối ngoại khu vực Đông Nam Á

Dự án nghiên cứu Borg Dorothy

Đại học Columbia, New York

ngày 10 và 11 Tháng 11 năm 2016

*** Các điểm ghi chú xin xem nguyên bài tham luận của GS Carlyle A. Thayer (http://viet-studies.net/kinhte/VNForeignPolicy_Thayer.pdf)

Lời giới thiệu

Việt Nam là một quốc gia nữa toàn trị, độc đảng cai trị bởi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là hệ thống chính trị tương đồng với Trung Quốc và nước theo chủ nghĩa Mác-Lênin mà giờ đây đã đi vào lịch sử. Hệ thống chính trị của Việt Nam là một tổ chức xã hội chủ nghĩa và đơn nhất [1].

Khi chế độ sụp đổ, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào?

Nguyễn Vũ Bình

Bài 1: TẠI SAO NÓI CHẾ ĐỘ SẼ SỤP ĐỔ TRONG TƯƠNG LAI GẦN?

     Trong thời gian một vài năm trở lại đây, những nhận định về sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Việt Nam càng lúc càng nhận được sự tán đồng nhiều hơn. Một trong số các nguyên nhân dẫn tới sự tán đồng của nhiều người là số nợ của ngân hàng, của doanh nghiệp và nhà nước đang được tiết lộ theo hướng ngày càng cao hơn. Ban đầu, số nợ công đưa ra chỉ là hơn 30% của GDP, sau tăng dần lên 65%, và đến hiện nay là trên 100% GDP. Nhưng đó chắc chắn chưa phải là con số cuối cùng về số nợ của Việt Nam. Theo quan điểm của người viết bài này, và cũng đã thể hiện ở một số bài viết khác, số nợ công của Việt Nam, tính cho tất cả các chủ thể, doanh nghiệp nhà nước, chính quyền địa phương, chính phủ... tối thiểu là 200% GDP và ngày càng tăng cao hơn. Điều đó có nghĩa là Việt Nam hiện nay nợ từ 300 - 350 tỷ $ và mỗi ngày con số nợ tăng cao hơn, vì nợ chồng nợ, đi vay nợ mới trả nợ cũ.

     Phân tích về cấu trúc của các chế độ cộng sản, và cách thức xây dựng cấu trúc ấy (mời đọc bài: Phác họa lại chân dung một chế độ, http://www.rfavietnam.com/node/2753), chúng ta thấy rằng, về mặt lý thuyết, chế độ cộng sản sẽ sụp đổ bởi sức nặng của chính nó. Một chế độ, để thiết lập và duy trì sự thống trị người dân, đã tạo ra một bộ máy khổng lồ, trong khi nền kinh tế không được thiết kế để tạo ra của cải vật chất. Trên thực tế, Liên Xô và các nước Đông Âu, ngoại trừ Ba Lan, đã sụp đổ từ chính nguyên nhân kinh tế, tất nhiên có sự tương tác với các nguyên nhân xã hội, chính trị. Ở Việt Nam, tuy có chuyển đổi về kinh tế, xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa nhưng vẫn đi ngược lại các nguyên lý, cơ chế và cấu trúc của kinh tế thị trường, dẫn tới việc nền kinh tế vẫn không tạo ra của cải vật chất mà chỉ là sự gia tăng đầu ra do sự gia tăng đầu vào của quá trình sản xuất. Trong quá trình này, nhà cầm quyền Việt Nam đã kịp phá hủy hoàn toàn môi trường sống của đất nước, đem về số nợ khổng lồ, và cùng với nó là sự kết thúc của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, với các yếu tố gần như hiển nhiên, là chế độ không thể duy trì được sự tồn tại, nhưng chế độ này vẫn đứng sừng sững như hiện nay làm nhiều người hoang mang và không hiểu nổi tại sao chế độ có thể vẫn đang tồn tại như vậy? Các yếu tố sau đây hầu như không một chế độ dân chủ nào có thể duy trì và tồn tại.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn