Cách mạng Dân chủ: thành công và thất bại - phần 3

Đoàn Hưng Quốc

Trong phần 3 của loạt bài này người viết xin tóm tắt về những diễn biến dân chủ tại các quốc gia trong vòng 20 năm nay với những kết quả thành công hay thất bại vô cùng khác biệt. Xin lưu ý rằng bài viết chỉ nêu lên vài gợi ý chớ không phải là công việc nghiên cứu sâu rộng và đầy đủ nên không khỏi thiếu sót, mục tiêu chỉ nhằm đưa ra một số nhận xét tổng quát và chủ quan mà tránh không bị che phủ bởi quá nhiều chi tiết dày đặc.

Cuộc khủng hoảng tài chánh tại Á Châu năm 1997 đã thúc đẩy những bước tiến dân chủ tại Nam Hàn và Đài Loan vốn đã bắt đầu từ thập niên 70-80. Quân đội và đảng cầm quyền lâu đời ở hai nước này bị đánh bại qua lần Tổng tuyển cử. Tiến trình dân chủ đã thành tựu, nền dân chủ trở nên vững chắc và sinh động trong hai quốc gia nói trên.

Cuộc khủng hoảng Á Châu năm 1997 cũng đã khiến hai nhà độc tài Suharto và Marcos tại Nam Dương và Phi Luật Tân bị lật đổ. Khủng hoảng sau đó lan sang Nam Mỹ và góp phần để hai nền quân phiệt ở Brazil và Argentina bị thay thế bởi chính quyền dân sự. Tuy vậy, các nền dân chủ những nơi đây vẫn còn mong manh, và hiện thời khung cảnh chính trị tại Phi, Brazil và Argentina đang trải qua rất nhiều sóng gió mang theo các thể hiện phản dân chủ.

Liệu đồng bạc có ném toạc tờ giấy

Nguyễn Đình Cống

Mấy hôm nay được tin bà con Quỳnh Lưu đi nộp đơn kiện Formosa mà lòng cứ nao nao, xen lẫn phấn khởi và lo lắng. Trong lúc chính quyền lo tập trung lực lượng để ngăn ngừa, trấn áp bà con ở Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình thì không ngờ phong trào lại nổ ra ở Quỳnh Lưu, cách xa Kỳ Anh trên 200 km. Phấn khởi vì dân đã thoát được sự sợ hãi, biết đoàn kết để đấu tranh, đã có người tổ chức và lãnh đạo. Lo lắng là không lường trước được sự phản ứng tàn bạo của chính quyền. Trong cuộc CM 1989 ở Đông Âu máu của dân thường đã đổ tại các cuộc biểu tình ở nhiều nước CS.

Đánh giá về vụ kiện, luật sư Nguyễn An Đôn cho rằng: “nguyên nhân thiệt hại là do Formosa gây ra thì việc này thắng kiện là 100% nắm trong tay bởi vì vụ kiện này rất là đơn giản”. Tuy nhiên vị luật sư nhấn mạnh đó là khả năng chiến thắng trên lý thuyết. Theo Linh mục Đặng Hữu Nam thì: “trước mắt nếu chúng ta xét theo cơ sở pháp lý thì chúng ta phải là khởi kiện sẽ là thắng”.

Đúng là theo pháp lý thì sẽ thắng nhưng tòa án các cấp của CSVN, khi xử những vụ như thế có bao giờ tôn trọng pháp lý đâu. Họ toàn xử theo bản án bỏ túi đã sắp xếp từ trước. Vụ án vừa rồi xử Cấn Thị Thêu và Nguyễn Hữu Vinh là những dẫn chứng tươi mới.

Formosa có vác chiếu ra tòa hầu dân?

Bao Thiên

clip_image001

Hôm nay, 28/9 - tròn 1 tháng sau khi Formosa Đài Loan đã chuyển trọn vẹn số tiền 500 triệu USD “đền bù” cho phía Chính phủ Việt Nam. Có thể hiểu khi Formosa đã “xuống tiền” nhanh chóng như thế này tức là họ đã có đủ giấy tờ pháp lý để đảm bảo độ an toàn cho họ về mặt trách nhiệm pháp lý của họ trong “vụ án ô nhiễm môi trường Bắc Trung Bộ”.

Cuộc đấu tranh của giáo dân miền Trung nhất định thắng lợi...

Mai Tú Ân

Ngày 25/9/2016 đã đánh dấu một sự kiện chưa từng có đã xảy ra ở miền Trung Việt Nam. Linh mục Anton Đặng Hữu Nam đã dẫn đầu 500 giáo dân của mình bình tĩnh, ôn hòa nhưng cương quyết kéo lên thị xã Hà Tĩnh để nộp đơn kiện công ty Formosa về trách nhiệm làm chết biển miền Trung, cũng như phải bồi thường về trách nhiệm ấy. Có thể nói từ thời lập quốc của những người CS đến giờ, hơn 70 năm nay thì mới có sự kiện hy hữu đáng mừng này.

Linh mục Đặng Hữu Nam, cha xứ can đảm của Giáo xứ Phú Yên mà chúng ta đều biết đã không thể khoanh tay đứng nhìn các giáo dân của mình đang khốn cùng trong cơn thảm họa Formosa. Và ông đã cùng với họ khởi kiện, bước vào cuộc đấu pháp lý với những kẻ gây tội ác Formosa.

“Không đền bù cho chúng tôi thì không có một cọng thép nào được ra lò ở Formosa”

‘Bộ tham nhũng, quyền lực’ đầu độc môi trường Việt Nam

Trần Tiến Dũng

…thực trạng chế độ hiện hành cho thấy, dù hệ thống xử lý nước thải có hiện đại cỡ nào cũng chỉ là hệ thống bình phong mị dân, che cho các đường ống được lắp đặt với sự gật đầu của quyền lực tham nhũng xả thẳng chất độc ra môi trường…

clip_image002

Người dân Hà Tĩnh biểu tình chống Formosa. (Hình: An Thanh Linh Giang)

Sau sự kiện Formosa đầu độc biển, dạo gần đây người ta thấy hệ thống tuyên truyền của nhà cầm quyền Việt Nam khuếch tán nhiều diễn văn, câu nói về quyết tâm bảo vệ mội trường của chóp bu chế độ. Ai nghi ngờ, ai cả tin u mê thì đó là quyền cá nhân nhưng chỉ cần tay tư sản đỏ Lê Phước Vũ, chủ tập đoàn Tôn Hoa Sen, lên giọng vài câu nói về dự án thép Cà Ná là phơi trần sự thật về quyền lực ngầm ở Việt Nam.

Sài Gòn ngập nặng, người dân nói gì?

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

clip_image001

Sau một cơn mưa lớn. AFP photo

Trận mưa chiều Thứ Hai tuần này đã làm cho thành phố Sài Gòn tê liệt vì nước dâng cao, hầu hết cư dân Sài Gòn phải sống trong một trận lụt bất đắc dĩ. Đáng sợ hơn là sự bất đắc dĩ này sẽ còn kéo dài chưa biết đến bao giờ. Bởi theo giới khoa học, thành phố Sài Gòn đang bị lún do qui hoạch thiếu khoa học và thành phố này đã tự biến mình thành một ao tù sau sau hàng loạt qui hoạch kể từ năm 1975 đến nay.

Tại sao chống ngập không thành công?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

clip_image001

Đường Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TPHCM hôm 27/9/2016. Courtesy photo

Ngày 26 tháng 9 Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra vụ ngập lịch sử, các quận trung tâm hầu như chìm trong biển nước và toàn cảnh Thành phố như trong một trận hồng thủy của thế kỷ 21. Câu hỏi đặt ra: từ năm 2001 Thành phố đã có những dự án chống ngập nhưng 15 năm sau không một triển vọng nào cho thấy việc chống ngập sẽ dần dần hiệu quả. Mặc Lâm trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực này để tìm câu trả lời gần với sự thật nhất.

Một số vấn đề pháp lý và kinh tế liên quan đến việc khiếu kiện đòi bồi thường ô nhiễm Formosa ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Phạm Hải Vũ

Ngày 26 tháng 9 vừa rồi, nhiều nguồn tin trong đó có các nguồn tin cậy đã đưa tin 600 ngư dân ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đưa đơn kiện Formosa về thảm họa ô nhiễm môi trường tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam. Ý tưởng kiện đòi bồi thường đã sớm manh nha một thời gian sau khi Formosa nhận lỗi, và chấp nhận trả 500 triệu USD cho Chính phủ. Những ngư dân ở Kỳ Anh Hà Tĩnh là những người đầu tiên dũng cảm khởi kiện để đòi công bằng cho mình. Theo nhiều nguồn thông tin rời rạc trên mạng, thì lập luận chính của việc khởi kiện này là đòi bồi thường thu nhập, vì ô nhiễm của Formosa làm chết cá biển và làm biển ô nhiễm, nên ngư dân và những người làm du lịch không còn thu nhập. Formosa phải chịu trách nhiệm, và phải đền bù thu nhập. Ngoài lập luận này, có thể các luật sư bảo vệ ngư dân còn các lập luận khác mà tôi không được biết. Rất ngưỡng mộ sự dũng cảm của các anh, tôi viết bài này nhằm làm rõ một số vấn đề pháp lý và kinh tế khi khiếu kiện trong lĩnh vực môi trường, giúp có một cái nhìn đầy đủ hơn. Hy vọng nó sẽ có ích trong trường hợp có một tòa án chấp nhận thụ lý và xét xử vụ việc.

Trước hết cần nói rằng luật môi trường là một lĩnh vực pháp lý mới, lạ lẫm tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vấn đề môi trường trên thế giới mới chỉ được thật sự quan tâm từ những năm 1970. Khung pháp lý của luật môi trường phụ thuộc chủ yếu vào các quy định ở mức quốc gia. Lấy ví dụ Bộ luật Môi trường ra đời tại Pháp năm 2002, tức là trước Việt Nam có 3 năm. Luật Bảo vệ môi trường đầu tiên ở Việt Nam ra đời tháng 11 năm 2005. Vì mới, nên luật môi trường nhiều quốc gia vẫn chứa các lỗ hổng pháp lý thường xuyên gây tranh cãi. Ở bình diện quốc tế, các hiệp ước môi trường thường xuyên gây chia rẽ vì nhiều quốc gia công nghiệp không muốn ký. Lấy ví dụ như Trung Quốc không ký vào Hiệp ước Kyoto 1995 về hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Mỹ đã ký hiệp ước này nhưng Quốc hội không phê chuẩn. Gần đây nhất Hiệp ước Paris COP21 về chống biến đổi khí hậu đã đạt được đồng thuận của một số lớn quốc gia, nhưng cũng chỉ giới hạn những mục tiêu rất khiêm tốn. Các hiệp ước bảo vệ môi trường liên quốc gia chủ yếu được ký giữa các quốc gia phát triển. Các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thường không mặn mà với môi trường, vì nó kìm hãm mục tiêu phát triển kinh tế.

Xin được thử làm Notradamus - Cảm nghĩ sau một cuộc tọa đàm cởi mở

Ngụy Hữu Tâm

Vì yêu mến ‘họ Tập’, hết sức quan tâm tới người đồng chí và đồng hương - bởi lẽ gia đình tôi gia phả gốc Phúc Kiến và vì vậy có gen Tàu khựa, nhưng chẳng phải vì thế mà “thân Trung + và không muốn ‘thoát Trung’” - nên xin bạn đọc cho phép hãy thử xem ‘giấc mơ Trung Hoa’ của hắn sẽ kéo dài được bao lâu, một cách khoa học, cụ thể là từ giác độ cổ sử học, một chút!

Cứ nhác trông thấy cái lãohọ Tập’ thua tôi đến mấy tuổi mà bụng phệ thì tôi chán lắm, hoàn toàn chẳng hề muốn gieo một quẻ cho gã.

Thế nhưng tình hình đang quá nóng, dẫu đã giữa thu mà khí trời Hà Thành vẫn hầm hập cái nóng mùa hạ trên +30oC. Hết Formosa 1 lại tới Formosa 2, rồi vụ nổ súng Yên Bái, vụ Trịnh Xuân Thanh, thằng nhãi ranh, nhưng cũng quan trọng vì nó dính đến ‘đả hổ diệt ruồi’, nên tôi xin đưa vài nhận xét!

Ông Huynh!...Hãy hạ súng xuống, rà sát đất...

Thiện Tùng

Tham lam, tham ô,... bất cứ ai cũng có thể, còn tham nhũng phải là người có quyền. Cách đây chừng hơn năm, trong bài viết của mình đăng trên trang Bauxite Việt Nam, Tùng tôi có nêu vấn đề: tham nhũng quyền lực và tham nhũng vật thể là đôi song sinh. Tham nhũng quyền lực là bước khởi đầu, là phương tiện để thực hiện bước kế tiếp tham nhũng vật thể - đích đến. Tham quyền lực là nhân, tham vật chất là quả - nhân nào quả ấy.

clip_image002

Hãy chọn một tromg hai - bình hay chuột

Nhìn lại nhân vật Nguyễn Tấn Dũng: Bài học nào từ vụ Bauxite?

Thảo Vy

“Ngày 22/9, báo VietNamNet đăng tin “Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm giảng viên lớp bồi dưỡng cán bộ TP.HCM”. Đây là thông tin không chính xác”. [http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/329467/dinh-chinh.html]

Tuy nhiên theo tài liệu mà phóng viên trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam có được, thì trong lịch học có tên của ông Nguyễn Tấn Dũng trên cương vị “nguyên thủ tướng”.

400 học viên là các quan chức cấp cao nhất trong bộ máy quản lý của TP.HCM sẽ phải theo học một khóa gọi là “nghiên cứu, học tập” tại Học viện Cán bộ TP.HCM. Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ đứng lớp trong bốn buổi sáng từ ngày thứ ba 11-10 đến thứ sáu 14-10. Ông sẽ truyền dạy môn có tên là “Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước”.

Trong thời gian từ ngày 27-9 đến 30-11-2016, dự kiến có 400 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan chính quyền, cơ quan Đảng trú đóng ở TP.HCM, được chia làm 4 lớp, sẽ cùng nhau nghiên cứu, học tập 15 chuyên đề tập trung vào các nội dung: Những quan điểm, chủ trương, chính sách mới về công tác dân vận của Đảng và Nhà nước CSVN; vận dụng và phát triển sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới đất nước; kinh nghiệm trong quản lý nhà nước; thông tin kinh tế vĩ mô; quản trị chính quyền địa phương trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu…

Những câu chuyện trên “lề trái”, “lề phải”

Kính Hòa, phóng viên RFA

clip_image001

Công an giữ trật tự trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp Francois Hollande đến Hà Nội hôm 6/9/2016. AFP photo

Blogger Cánh Cò viết rằng chưa bao giờ chuyện thời sự Việt Nam lại dồn dập như lúc này, từ chuyện cung đình cho đến chợ búa, từ chuyện con cá ở Formosa đến việc ông Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa ngoại tình, và dĩ nhiên câu chuyện tham nhũng và mất tích của Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa có hồi kết.

Lũ lụt miền Trung, con người không còn nơi bám víu

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

clip_image001

Vớt vát sau lũ lụt. RFA photo

Miền Trung nổi tiếng với đặc trưng nghèo khổ và gặp nhiều thiên tai. Điều này có muốn chối bỏ cũng không được. Và miền Trung cũng trở nên mạnh mẽ, quật cường bởi người miền Trung biết dựa vào thiên nhiên, yêu thiên nhiên và hòa mình với thiên nhiên để sống. Nhưng khi thiên nhiên trở nên trơ trọi, rừng bị tàn phá, biển bị nhiễm độc, con người trơ nên khô cằn, khi thiên tai đến, người miền Trung chẳng biết tựa vào đâu để mà sống. Hiện tại, tình trạng sống dở chết dở của nhiều gia đình Bắc miền Trung sau một trận lụt nhỏ đã chứng minh điều này.

Sự “giàu có” cay đắng

FB Le Nguyen Duy Hau

Ngày mưa nhưng mình chọn tấm ảnh đại diện cho status này khi trời còn khô ráo. Tấm ảnh nói lên khá nhiều điều. Một ngày đẹp trời, lô cốt được dựng lên che phủ con đường huyết mạch của thành phố. Không một bản cảnh báo, không chỉ dẫn con đường thay thế, không một bóng cảnh sát giao thông. Tất cả để mặc cho người dân động não tìm cho mình lối thoát. Rất nhanh chóng, giải pháp được đưa ra, đó là chạy xe lên lề đường. Sự bực dọc của người đi đường trút lên đứa đi xe bên cạnh (hoặc lên người đi bộ). Nhưng mọi thứ sẽ mau chóng qua đi. Chỉ vài ngày hoặc vài tuần (tùy vào tấm lòng của nhà thầu và quan chức thầu), mọi thứ sẽ trở lại như cũ, và cuộc sống vẫn tiếp diễn. Tất cả đều có giải pháp của nó. Giải pháp nằm trong dân chứ không đâu cả. Chính quyền có thể không tin tưởng người dân ở nhiều điều nhưng tuyệt đối đặt lòng tin vô hạn vào sự luồn lách, khả năng thích ứng của người dân để vượt qua những rào cản do chính chính quyền dựng lên. Niềm tin đó thật vô hạn nhưng cũng thật ngang trái.

Cơn mưa hai ngày nay cũng vậy, không có quá nhiều quan chức đứng lên nói về nó. Có lẽ họ đang mong chờ chúng ta hãy làm quen với lũ lụt, hãy tìm giải pháp cho nó, vượt qua nó như cách chúng ta hàng ngày vượt qua những lô cốt kia. Mọi thứ có thể thay đổi, người dân cần sáng tạo, cốt chỉ để chiếc ghế của vị quan thoát nước năm này qua năm khác vẫn giữ yên. Lời nói hớ năm nào của bí thư Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trách móc người dân quá dựa dẫm nhà nước hóa ra lại là khẩu hiệu, là nguyên tắc vận hành của bộ máy hiện nay. Họ biết rằng, người dân rồi sẽ có cách. Sức dân sẽ mạnh hơn sức nước, họ tin vậy. Thế hệ này sang thế hệ khác, chúng ta đã chấp nhận như vậy, sau cơn mưa nước sẽ rút.

Tản mạn về “văn hóa khinh bỉ”

Hạ Đình Nguyên

Góp phác họa một bức tranh vân cẩu của hiện tình đất nước, một vị quan to bước ra từ cửa lò đỏ, đã cống hiến một cụm từ vừa bự, vừa mới mẻ, lại cũng khá ỡm ờ, có ý nghĩa như một giải pháp cho sự nghiệp chống tham nhũng đang hồi rất gay go. Nó như sau:

Phải xây dựng văn hóa khinh bỉ kẻ tham nhũng.

Câu nói bất ngờ này làm làm hoang mang cho giới học trò và cả học giả. Tuy nhiên, nếu đã có một thứ “văn hóa phong bì từng xuất hiện, thì nay “văn hóa khinh bỉ ra đời có chi phải xét nét? Hãy cứ xem như một sáng tạo về văn hóa chữ nghĩa của một thời kỳ đặc biệt, và lạ gì một khi có cái đuôi xã hội chủ nghĩa, thì bầu trời trở nên bao la hơn, vượt nhiều thứ chuẩn mực đã có trước.

Những cách nói như văn hóa suy đồi, văn hóa xuống cấp,… hình như đã quá nghèo nàn, không còn khả năng gây cảm xúc. Nay cần nói theo một cách mới hơn để gây ấn tượng cho người dân?!

Mà nó gây ấn tượng thật!

Tường thuật hành trình ngư dân miền Trung đi gửi đơn khởi kiện Formosa ngày thứ hai

Pv.GNsP

12 giờ 10: Kết thúc quá trình nhận đơn khởi kiện, cha Antôn Đặng Hữu Nam cho biết, Tòa đã nhận 506 bộ hồ sơ của các hộ ngư dân và có biên bản xác nhận đơn khởi kiện. Tòa sẽ thông báo quá trình “giải quyết đơn” cho cha Nam - là người đại diện cho 506 hộ ngư dân này khi bà con “ủy quyền” cho cha.

Cha Nam cũng cho hay, trong quá trình nhận đơn, ông Phó chủ tịch Thị xã Kỳ Anh đã “chỉ đạo” trực tiếp. “Đây là một sự can thiệp bên phía hành pháp đối với tư pháp trong một đất nước không tam quyền phân lập”, cha Nam bình luận.

Về thái độ của phía công an và an ninh, cha Nam nói rằng, họ giảm bớt những hành vi khiêu khích so với ngày hôm qua [26.09.2016].

Trước khi kết thúc, cha Nam và bà con ngư dân đã dâng lời cảm tạ Ơn Trên bằng bài hát Kinh Chúa Thánh Thần và Kinh Hòa Bình. Cha Nam ban phép lành cho bà con.

Bà con ngư dân xứ Quý Hòa và Dũ Yên đã đứng hai bên đường vẫy chào đoàn ngư dân Phú Yên ra về trong sự bình an.

Cuộc chiến Formosa: Phát súng mở đầu đã nổ

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Cuộc chiến trong lòng dân tộc

Cuộc chiến - phải gọi như vậy - của người dân Miền Trung nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đối với kẻ thủ ác trực tiếp là Formosa, kẻ đã đẩy hàng triệu ngư dân vào đường cùng đã bắt đầu nổ ra bằng cuộc hành quân đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh nộp đơn kiện.

clip_image002

Cuộc hành quân dài 200 km của hơn 600 giáo dân giáo xứ Phú Yên, kết hợp với hàng ngàn giáo dân tại địa phương ngày 26/9/2016 là màn mở đầu, là phép thử đơn giản cho những hành động không thể tránh khỏi và không thể thiếu trong cuộc đối đầu giữa nạn nhân và thủ phạm.

Đóng góp ủng hộ pháp lý cho dân kiện Formosa

FB Lm Le Ngoc Thanh

Cả ngày hôm qua, chúng ta đã thấy 600 người đại diện cho 600 gia đình ở vùng thuộc giáo xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - một điểm nhỏ trong 4 tỉnh Miền Trung bị thiệt hại trực tiếp từ việc xả thải vô trách nhiệm của nhà máy thép Formosa - đi kiện.

Theo cách tính toán án phí ban đầu cho 600 hồ sơ này đã lên tới gần 3 tỉ đồng tiền Việt Nam. Dân ở đây đã nghèo lại mắc cái eo, nên thật khó khăn để có tiền đóng án phí. Cha Antôn Đặng Hữu Nam và một số ân nhân đã âm thầm và công khai góp sức cho việc này. Trong tương lai, vụ kiện chắc chắn sẽ còn được nhiều dân nghèo khác của 4 tỉnh bị thiệt hại đâm đơn kiện đòi đề bù thiệt hại, vì đó là quyền lợi chính đáng của họ. Và qua họ, biển Việt Nam có thể được tẩy uế và nòi giống Việt Nam bớt chút phần bị đe dọa.

Chỉ trong ngày hôm qua, nhiều anh chị em đã qua mạng Facebook và các cách thức khác đã đề nghị chúng tôi đứng kêu gọi trợ giúp cho dân khiếu kiện.

Dân kiện Formosa và thế lưỡng nan của chính quyền

FB Nguyen Anh Tuan

Hôm qua hơn 600 cư dân Quỳnh Lưu, Nghệ An, với sự giúp đỡ của các luật sư đã đệ đơn khởi kiện Formosa ở Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh, nơi nhà máy của tập đoàn này trú đóng.

Diễn biến này là bước kế kiếp trong tiến trình đấu tranh pháp lý được khởi động từ gần một tuần trước đây với việc hơn 1000 hộ dân ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh gửi đơn kiến nghị trực tiếp đến Chính phủ và Quốc hội đòi được đền bù hơn 2000 tỷ đồng (gần 100 triệu USD) từ số tiền 500 triệu USD bồi thường từ Formosa cho những thiệt hại về vật chất, tinh thần và sức khỏe mà họ đã, đang và sẽ gánh chịu vì thảm họa cá chết hàng loạt mà tập đoàn này gây ra thời gian vừa qua.

Hơn 1000 hộ dân này, trong đơn của mình cũng đã đặt ra cho Chính phủ và Quốc hội thời hạn 2 tuần để giải quyết nguyện vọng của họ, trước khi họ tiến hành khởi kiện Formosa, tương tự như việc 600 cư dân Quỳnh Lưu vừa thực hiện.

Ngư dân kiện Formosa: Bỏ tư duy thù nghịch với dân đi, được không?

Nhà báo Võ Văn Tạo

Sự kiện 600 ngư dân Quỳnh Lưu, Nghệ An vừa đệ đơn kiện Formosa Hà Tĩnh ra Tòa án thị xã Kỳ Anh (nơi Formosa Hà Tĩnh đóng trụ sở chính) làm nức lòng nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài.

Ngay trong ngày 26-9-2016, khi đoàn xe đang trên đường chở bà con đến Tòa án Kỳ Anh, cộng đồng mạng sôi nổi ủng hộ động thái hết sức chính đáng và hợp pháp này của bà con, dưới sự hướng dẫn của linh mục năng động, tâm huyết và thiện chí Anton Đặng Hữu Nam (Giáo xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu). Đã xuất hiện những lời kêu gọi ủng hộ kịp thời vật chất, tiền bạc cho bà con sau nhiều tháng kiệt quệ, xác xơ, ly tán vì biển chết, nay bất đắc dĩ lâm thế “vô phúc đáo tụng đình” ở tòa án cách xa hơn 200 km.

Sai lầm pháp lý chiến lược

FB Lê Công Định

Bức ảnh dưới đây phơi bày sự khôi hài tột độ của nền tư pháp Việt Nam hiện đại, bởi lẽ không ở quốc gia nào công dân thực thi quyền tố tụng của mình theo luật định lại bị cả hệ thống chính trị đầy sợ hãi dùng công an cản trở, đe dọa và bao vây thế này!

Thay vì đứng về phía nhân dân xử lý thảm họa môi trường và buộc kẻ vi phạm tuân thủ luật pháp quốc gia, nhà cầm quyền Việt Nam lại chọn giải pháp bao che kẻ thủ ác vì những lý do khó hiểu, và nhục nhã trở giáo đối đầu với nhân dân mình.

Sai lầm pháp lý chiến lược của nhà nước trong vụ án này là ở chỗ vội vã thương lượng với Formosa một khoản tiền bồi thường hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý về mọi phương diện, bất chấp thiệt hại thực tế của các nạn nhân.

Sai lầm ấy nay trở thành điểm yếu chiến lược trong cuộc chiến vì môi trường của bên lẽ ra nắm giữ ngọn cờ chính nghĩa là nhà nước, nếu họ biết lựa chọn đứng bên cạnh nhân dân của mình. Trong khi đó, kiên trì tận dụng giải pháp pháp lý mặt khác đã trở thành thế mạnh của bên yếu thế ban đầu chính là các nạn nhân của thảm họa ở miền Trung.

Hội thảo Stuttgart 2016: Chiều hướng ý thức hệ và văn hóa cho Việt Nam tương lai

Nguyễn Phong

Ngày 24. 09. 2016 Diễn Đàn Việt Nam 21 (DĐVN21) thực hiện một cuộc hội luận về văn hóa tại Trung tâm công giáo Padua, Stuttgart - Đức. Diễn giả được ban tổ chức mời là hai nhà chính trị văn hóa nổi danh ở hải ngoại: Luật sư Trần Thanh Hiệp và Giáo sư Chu Vũ Hoan, cả hai hiện sống tại Paris-Pháp.

Tiến sĩ Dương Hồng Ân (DHA), Điều hợp viên của DĐVN21 đã chào mừng và giới thiệu hai diễn giả trước cử tọa đến từ München, Berlin và các địa phương phụ cận thành phố Stuttgart. Tiến sĩ DHA cho biết mục đích các sinh hoạt hội thảo của DĐVN21 là tạo cơ hội tìm hiểu sâu rộng những đề tài văn hóa chính trị liên quan đến thực trạng của đất nước song song với những vấn đề thời sự, vì vậy chương trình hội thảo có hai phần: Phần thuyết trình của diễn giả và phần cử tọa trao đổi thông tin, nhận định về những đề tài nóng bỏng trong nước.

Nhóm lợi ích quân đội và bi kịch sân bay Tân Sơn Nhất

Phạm Chí Dũng

“Sân bơi Tân Sơn Nhất”

Tương tự tình trạng “ngập” của Đảng cầm quyền từ năm 2012 đến nay, sân bay Tân Sơn Nhất đang ở vào thời kỳ bi kịch sắp tới điểm cuối của nó.

Năm 2016, sân bay này đã chính thức được dân gian đặt tên “sân bơi Tân Sơn Nhất”. Nếu những năm trước sân bay này còn chưa bị ngập sau những trận mưa lớn, thì vào năm nay chỉ sau một trận mưa khoảng 150 mm, Tân Sơn Nhất đã biến thành một biển nước mênh mông.

Mới đầu, giới lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất còn phủ nhận về tình trạng nước ngập bao la, nhưng sau đó đã phải thừa nhận trước những tấm ảnh mang tính bằng chứng không thể chối cãi.

Thậm chí một thứ trưởng giao thông vận tải chủ quản của sân bay Tân Sơn Nhất - ông Nguyễn Nhật - còn thừa nhận rằng trong chuyến bay từ Hà Nội đi TP.HCM hôm 11 tháng 9, 2016, ông cùng hơn 200 hành khách đã phải bay vòng trên trời hơn 40 phút do trời mưa to do sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập nặng khiến máy bay không thể hạ cánh được.

Đừng công khai minh bạch kiểu nửa vời

Tô Văn Trường

Bàn về sự minh bạch thông tin thì có lẽ điều phải nói tới trước tiên là lòng tin. Lòng tin là một yếu tố tâm lý, mặc nhiên là phải song phương. Không thể có lòng tin đơn phương mà bền vững được. Nếu lòng tin chỉ đơn phương thì chính là sự mê tín (tín = tin và mê = mê muội) – tin một cách mê muội! Để có thể tin nhau tuyệt đối thì có gì khác ngoài sự minh bạch với nhau. Hai phạm trù này là tiền đề và hệ quả của nhau. Khi một bên còn mập mờ hoặc còn nhiều góc khuất, “ẩn khuất”, thiếu hoặc không minh bạch, tỏ tường thì làm sao bên kia có thể tin được.

Đất nước ta đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn về kinh tế xã hội, nợ công, nợ xấu ở mức báo động, thu không đủ chi, lòng người ly tán. Nhìn vào cụ thể số liệu chi tiêu ngân sách của Nhà nước Việt Nam năm 2014, người dân thấy rõ Việt Nam là nước nghèo nhưng không kiểm soát được tình hình chi tiêu, lên đến 64 tỷ đô la bằng 34% GDP. Hay nói cách khác, ngân sách thực chi (gọi là quyết toán) vượt ngân sách được Quốc hội phê ch

Một số ngụy biện về quan hệ với Trung Quốc

Nguyễn Đình Cống

Vừa qua Câu lạc bộ đọc sách báo của chúng tôi mời được một diễn giả nói chuyện về tình hình thời sự. Ông MĐ là Tổng biên tập một tờ báo lớn, đại biểu HĐND thành phố, ứng cử và được bầu tại phường chúng tôi. Việc ông dành thời gian gần 2 giờ để nói chuyện, đối với CLB là một vinh dự ít có. Ông nói về một số vấn đề thời sự trong nước và thế giới, trong đó điều làm tôi quan tâm nhất là quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Theo ông MĐ, tuy rằng có một vài sự kiện ở Biển Đông, nhưng quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang rất tốt đẹp, đặc biệt sau chuyến thăm Trung Quốc của TT Phúc. Ông cho rằng đường lối hòa bình mềm dẻo và tôn trọng luật pháp quốc tế của Đảng ta là sáng suốt, phù hợp với tình hình quốc tế và truyền thống dân tộc. Ông viện dẫn các sự kiện lịch sử các đời vua của Việt Nam vẫn thần phục và triều cống hoàng đế Tàu, mà sự kiện đáng chú ý là Quang Trung, sau khi đánh tan 20 vạn quân Thanh phải sang Bắc Kinh xin thần phục vua Khang Hy (!) nhà Thanh, cho đó là tấm gương cần noi theo.

Đã lâu tôi không được nghe các buổi nói chuyện của các cán bộ tuyên giáo. Trước đây, mỗi lần được nghe như thế tôi chỉ tiếp thu một chiều, làm tôi phấn khởi, được biết thêm nhiều chuyện, được sáng mắt sáng lòng. Nay thì khác, tôi nghe để biết quan điểm của diễn giả và xem “sự ngụy biện” đến đâu.

Các cơ sở khoa học về xả thải ra biển

Trần Tam

Professor

Department of Energy & Resources Engineering

Chonnam National University

Gwangju

SOUTH KOREA

Lời giới thiệu của VEF

Trước thảm cảnh cá chết tại Hà Tĩnh, trước nỗi hoang mang an toàn thực phẩm và sinh kế của dân cư, chính quyền Việt Nam không minh bạch sự việc, vẫn không biết nghi can mà còn trì hoãn việc tìm sự thật, nỗ lực đàn áp các công dân lên tiếng kêu cứu, thẳng thắn từ chối sự giúp đỡ kiểm tra của Liên Hiệp Quốc và ngăn cản công việc lấy mẫu phân tích độc lập với chính quyền.

Đã có khá nhiều trí thức lên tiếng và đưa ra các nghi vấn để góp công luận những kiến thức khoa học cần thiết để theo dõi và kiểm chứng thông tin và báo cáo của chính quyền. Trong tinh thần đó GSTS Trần Tam đã đóng góp bài giảng sau đây và Viet Ecology Foundation hân hạnh phổ biến trên trang mạng này. GS Trần Tam cho chúng ta biết Formosa có thể xả 40.000m3/ngày ra biển, các hóa chất trong số thải này phải thấp hơn tiêu chuẩn ra sao, và nhờ đó chúng ta có thể thẩm định chính quyền kiểm tra thế nào qua công bố các kết quả thử nghiệm của họ.

Không có qiải thích nào thuyết phục hơn cho việc trì hoãn công bố kết quả thử nghiện và điều tra, là kết quả đã có và đang có vẫn còn rất xấu; nghi can có ảnh hưởng chính trị lớn hơn khả năng truy tố của chính quyền. Thủ phạm tuy có thể thóat lưới công lý lúc đầu nhưng không có thể tiếp tục gây ô nhiễm như cũ khi chúng ta biết họ phải bị kiểm soát thế nào và việc kiểm soát phải làm như thế nào.

Cuộc chiến thảm họa Formosa tại Đài Loan: không hồi kết

Anh Văn

Formosa đang trở thành một vấn đề nóng trong hiện tại lẫn tương lai khi chúng tôi đến Đài Loan và ghi nhận thực tế về những cái chết mà Formosa gây ra đối với vùng mà nó đặt nhà máy, và sự phát triển yên bình của nơi từng từ chối đầu tư của Formosa.

Vân Lâm ung thư, Chương Hóa và Phong Nguyên vạ lây

Chúng tôi đến với xã Mạch Liêu thuộc huyện Vân Lâm. Nơi trước đây 20 năm (1996), Formosa đã đầu tư vào để góp phần phát triển đời sống kinh tế địa phương và tạo công ăn việc làm của người dân. Tuy nhiên, giờ đây nó đã trở thành điểm nóng về ô nhiễm môi trường và là địa chỉ đỏ về ung thư trong cộng đồng dân cư.

Với 67 công xưởng, tổ hợp nhà máy hóa dầu số 6 của Formosa có 400-500 ống khói thải khói bụi độc hại liên tục ngày đêm.

Khi chúng tôi tiếp xúc những nhà đấu tranh vì môi trường thuộc tổ chức Công đoàn bảo vệ môi trường Chương Hóa (Changhua Environmental Protection Unions - CEPU) tại huyện Phong Nguyên (Đài Trung), họ đã cho biết. Tác động của sự xả thải khói bụi từ tổ hợp công nghiệp nhà máy hóa dầu số 6 Formosa không chỉ gây ra ở chính Vân Lâm, mà còn tác động đến các huyện lân cận. Dẫn nghiên cứu GS Chan Chang-chuan NGO này cho thấy mức độ ô nhiễm kim loại nặng có thể gây ung thư trong nước tiểu của cư dân xã Đại Thành (Chương Hóa) cao hơn so với Vân Lâm.

Dẹp Formosa là thượng sách!

Thiện Tùng

clip_image002

Minh họa - Ảnh Dân Làm Báo

Để trả lời câu hỏi “Khi nào ăn cá được?”, Sáng 20/9/2016, tại cuộc họp giao ban giữa Bộ Y tế, Bộ Tài-Môi, Bộ Nông-Phát với các cơ quan báo chí để thông tin những việc liên quan sau thảm họa môi trường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Hướng dẫn vùng đánh bắt, sử dụng và không sử dụng các loại hải sản, ba bộ kết luận như sau:

Nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu ngăn cấm hơn 600 ngư dân khởi kiện Formosa

GNsP

Lúc 5 giờ sáng ngày 26.09.2016, hơn 600 bà con ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang chuẩn bị lên đường vào Tòa án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để gửi đơn khởi kiện Formosa nhằm yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cho bà con ngư dân và đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam, tuy nhiên công an huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang sách nhiễu, gây áp lực không cho các nhà xe trên địa bàn xuống Nhà thờ xứ Phú Yên đón người.

Cha Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ Giáo xứ Phú Yên, tường thuật: “Theo dự tính, chúng tôi sẽ đưa người dân đi đệ đơn lên tòa án tại thị xã Kỳ Anh. Chúng tôi đã thuê 20 xe để đưa hơn khoảng 600 người đi vào lúc 4 giờ 30 sáng nay. Tuy nhiên, công an huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu đã tìm đến các nhà xe, tìm mọi cách để ngăn cản và cấm cách họ không được chở chúng tôi. Sáng nay, một số xe đã đến được, một số xe vẫn chưa đến được, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng liên hệ với các nhà xe khác thì họ sẵn sàng đến đưa chúng tôi đi. Nhưng tại các ngả đường đi vào nhà thờ Phú Yên thì công an huyện Quỳnh Lưu đã chặn các xe này ở giữa đường và tuyên bố không cho các xe này đến phục vụ chương trình của giáo xứ chúng tôi. Người dân chúng tôi rất phẫn nộ và họ yêu cầu tôi tổ chức cuộc biểu tình xuống đường tại thị trấn Quỳnh Lưu và yêu cầu nhà cầm quyền phải minh bạch. Cách đây khoảng 1 tiếng đồng hồ (5 giờ sáng cùng ngày), tôi có gọi điện thoại cho công an trưởng huyện Quỳnh Lưu nhưng họ từ chối”.

Để Việt Nam đừng mỗi ngày là một quốc tang

Nhà văn Võ Thị Hảo

Vì sao ta phải cảm ơn những đồng bào đã không quản thiệt thòi hy sinh để đưa sự thật đến cho công chúng và đấu tranh để bảo vệ công lý?

* Một bàn tay không che nổi thân mạng:

Bạn có đủ nước mắt để khóc cho tất cả những đồng bào Việt Nam đang đã và phải chịu vô vàn đau khổ do nhà cầm quyền mang tới và nạn mất nước?

Không chỉ mất nước, mà là dân ta đang phải chịu nạn diệt chủng. Bàn tay mỗi người quá nhỏ bé, chẳng che nổi cho thân mạng chính mình. Vì vậy, muôn triệu bàn tay người Việt Nam phải cùng nắm chặt để cùng nhau sống sót. Công lý quốc tế cũng luôn bắt nhịp cùng muôn triệu bàn tay ta.

TUYÊN BỐ: CỰC LỰC PHẢN ĐỐI DỰ ÁN PHIÊU LƯU NGUY HIỂM THÉP HOA SEN Ở NINH THUẬN

Hà Nội, ngày 16-9-2016

Chúng tôi, các tổ chức, cá nhân đứng tên dưới đây, tuyên bố cực lực phản đối dự án thép khuất tất, cực kỳ phiêu lưu, nguy hiểm đối với đời sống kinh tế xã hội đất nước của Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group – HSG, còn gọi là Tôn Hoa Sen) đang toan tính triển khai ở khu vực Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận, bởi những lẽ sau:

1. Đại thảm họa môi trường khủng khiếp do nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh đã cho thấy rất rõ ràng, vì lợi ích nhóm bất chính, chủ dự án và giới chức quản lý hữu trách Việt Nam bất chấp tính mạng, sức khỏe và lợi ích chính đáng của nhân dân. Hậu quả Formosa gây ra là cực kỳ tệ hại, khó lường hết mức độ và thời gian di hại. Khả năng chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ quản lý, bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay quá yếu kém.

2. Trong bối cảnh các quốc gia tiên tiến và minh bạch siết chặt quản lý môi trường, thận trọng, khắt khe với những dự án công nghiệp tiềm ẩn cao ô nhiễm, các chủ đầu tư luôn tìm mọi cách đưa những dự án này vào các quốc gia chưa phát triển, hệ thống pháp luật môi trường yếu kém, giới chức tham nhũng nặng nề, trong đó có Việt Nam.

Thông cáo báo chí của Đặc ủy Nhân quyền Liên bang Đức về bản án tù đối với Blogger Nguyễn Hữu Vinh ở Việt Nam

Tổ chức Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền VETO (VETO! Human Rights Defenders‘ Network) dịch

-clip_image002x-default

23/09/2016

Ngày hôm nay (23/09), bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, lên tiếng về việc hôm qua tòa phúc thẩm Hà Nội xử y án đối với blogger Việt nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh và người phụ tá của ông:

Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp nói chuyện với giáo dân người Việt tại Đan Mạch về thảm họa Formosa

Vuong Nhi TNT/VIETMEDIA DK

Đan Mạch vào thu năm nay các cộng đoàn công giáo hớn hở đón chào bước chân vị chủ chăn, vi. Giám mục chính toà Giáo phận Vinh ở Giáo tỉnh Hà Nội kiêm Chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hoà bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đó chính là Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp.

Điểm đầu tiên Ngài dừng chân và gặp gỡ Giáo dân cộng đoàn Sjaeland Copenhagen hôm thứ sáu 16. 09.2016 cùng dâng thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho quê hương… Ngày hôm sau Ngài đến cộng đoàn Odense cùng đồng tế với Cha Tuyến dâng lễ cầu nguyện cho quê hương và ngư dân thoát khỏi cảnh lầm than cơ cực... Thánh lễ đồng tế Chúa nhật 18 09 2016 thật trang nghiêm va long trọng. Sau thánh lễ, Ban đại diện mời tất cả giáo dân qua hội trường tâm tình với Đức cha thật gần gũi, chân tình và thắm thiết. Mọi nguời có dịp được chụp ảnh lưu niệm với Ngài, có dịp trò chuyện cùng Ngài, và có dịp để tỏ tấm lòng tương thân tương trợ đến với đồng bào ngư dân đang khốn khó không còn nguồn sống vì thảm họa môi trường biển độc, cá chết mấy tháng vừa qua

Tin ai, tin cái gì (Mênh mông thế sự 45)

Tương Lai

Khi đã mất niềm tin thì thật khó sống. Ấy vậy mà khủng hoảng niềm tin lại đang là đặc điểm nổi bật nhất của môi trường sống của chúng ta hiện nay! Khủng hoảng niềm tin đè nặng lên cuộc sống của mọi người, trước hết là những người đang đớn đau ưu tư về vận nước. Trong bối cảnh đó người ta lại làm ra vẻ thức tỉnh về cái gánh nặng gánh nhẹ gì đó mà lên giọng giáo huấn để rao giảng hãy “lấy lại niềm tin trước sự rộng lượng của nhân dân”!

Rộng lượng ư? Nhân dân thì bao giờ chẳng rộng lượng. Vì thế mà bọn sâu mọt đã khai thác triệt để sự rộng lượng ấy để “ăn của dân không từ một thứ gì”. Có kẻ ăn vội không kịp chùi mép. Đó là loại xoàng. Loại cao thủ thì chẳng những chùi rất sạch, lại vẩy thêm tí nước hoa đạo đức giả để tiếp tục khai thác sự rộng lượng của những người nhẹ dạ cả tin đang phẫn nộ về chuyện ăn không từ một thứ gì đó. Đây là chuyện ăn bẩn mà bà Phó Doan phải buột miệng nói ra tại một cuộc họp ngày 11.9.2012 chứ không phải là chuyện ăn cá biển đã được bà Bộ trưởng Y tế thông báo.

Nhắn nhủ Tô Lâm

HÔM QUA CHÚNG HÀNH HUNG CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG, HÔM NAY CHÚNG HÀNH HUNG CÁC NHÀ BÁO, NGÀY MAI ....

rất có thể đến lượt các vị đấy, ông Tô Lâm ạ!

Nguyễn Quang A

Nguồn: FB A Nguyen Quang

Không có bất cứ sự thay đổi nào mà lại không gặp phải bất kỳ một sự ngăn cản nào từ phía những kẻ bảo thủ, ngu dốt và được hưởng lợi từ sự cố hữu ấy. Tuy nhiên, thay đổi không phải là lựa chọn, mà là tất yếu.

Và kẻ nào chỉ biết cai trị bằng nắm đấm và sự đàn áp, chắc chắn, kẻ đó sẽ nhận được nắm đấm và những sự phản kháng đáp trả tương xứng.

LS Lê Văn Luân

Nguồn: FB Luân Lê

Việc C.A đánh nhà báo khi tác nghiệp là trách nhiệm chính của các đồng chí tốt trong Ban Tuyên giáo Trung ương dưới chế độ "dân chủ thế này là cùng".

André Menras

Nguồn: FB Menras André

Ai về nhắn nhủ chú Tô Lâm

Ra lệnh hành dân, hỏi có hâm?

Biến lũ công an thành lũ thú,

Bắt người chính trực hóa người câm.

Dân oan, dân sự, đòn nhừ tử,

Nhà báo, Blogger, máu tím bầm.

Mượn đám súc sinh phò đảng lú

Một mai chúng phản, chú... lên mâm.

Bauxite Việt Nam

Những cú đá vào quyền tiếp cận thông tin

Bọn kiêu binh đã đá vào mặt dân từ lâu rồi, trong đó có các nhà báo, nhưng luôn được bao che. Cách hành xử ấy chôn cái chế độ này chứ chẳng phải thế lực thù địch nào cả!

ĐÁNH NHÀ BÁO RỒI ĐÁNH AI NỮA?

Nguyễn Quang A

Nguồn: FB Nguyễn Quang A

TRẢ LỜI:
- RỒI ĐÁNH BỐ NHÀ BÁO, RÕ CHƯA?

Trong một xã hội mà công an muốn làm gì thì làm, đánh ai là đánh coi như chuyện hiển nhiên.

Người vi phạm trật tự giao thông: Đánh. Người được dân bầu nhưng xã không cử, đi hỏi xã tại sao? Đánh. Học sinh bị nghi ăn cắp: Đánh. Người bị tình nghi đưa vào đồn: Đánh. Cưỡng chế cướp đất của dân, dân không đồng ý: Đánh. Người dân đi xem tòa xử công khai: Đánh. Nhà báo có mặt ở đất cưỡng chế: Đánh. Người dân yêu nước đi biểu tình chống Trung Quốc, bảo vệ lãnh thổ, tưởng niệm anh hùng vị quốc vong thân: Đánh. Nhiều công dân đang làm ăn bình thường: Đánh. Những người cất tiếng nói đòi tự do ngôn luận, tự do cho xã hội: Đánh... Nhiều lắm.

Tất cả những vụ đó, đều do công an là thủ phạm.

Những vụ như thế, nhà báo câm như chó ăn cám, không hề mở miệng nói lấy được một lời, thậm chí ngược lại còn vu cáo người dân, nạn nhân... vào hùa với công an để hà hiếp người dân.

Thậm chí báo Pháp luật và Xã hội còn liên tục ăn theo đám công an 141, những nhóm công an hành xử như xã hội đen, bất chấp luật pháp ngoài đường để phụ họa cho chúng. Cho đến khi phóng viên báo này bị chính công an đập te tua.

Nực cười hơn, là nhiều thằng nhà báo bị đập vỡ mõm mà vẫn cứ ngậm tăm không dám "ẳng" lên một tiếng, bởi công an là thủ phạm.

Với một não trạng như vậy, thì đánh nhà báo xong, chúng sẽ đánh Bố nhà báo, hiểu chưa các nhà báo.

Nhà báo, chỉ là những người kiếm ăn như bao người dân ở các nghề nghiệp khác, đóng góp sức lực khả năng mình cho xã hội. Nhà báo chẳng là cái gì quan trọng hơn những người khác trong xã hội mà cứ tự huyễn hoặc về mình.

Đừng tưởng mình là quá to lớn nên nó không được đánh mà chỉ được đánh các thành phần xã hội khác, còn mình vô can.

Nhà báo mà không dám nói đến những thối nát, những hư hỏng, lộng quyền chỉ vì sợ công an, thì còn thua xa những người làm công nhân vệ sinh đi hót cứt ngoài đường chứ sao mà tự lên mặt coi mình là ghê gớm?

Nếu nhà báo mà không dám ẳng lên vì cộng đồng, thì sẽ đến lúc cả bố nhà báo chịu đòn là lẽ đương nhiên.

JB N.H.V JB Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn: FB JB Nguyễn Hữu Vinh

Bài bào chữa cho ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên tòa Phúc thẩm Tòa án cấp cao tại Hà Nội ngày 22 tháng 09 năm 2016

Luật sư Trần Quốc Thuận

Thưa Hội đồng xét xử Tòa án cấp cao Hà Nội,

Tôi, Luật sư Trần Quốc Thuận, Văn phòng Luật sư Hà Hải & Cộng sự, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ 535 Nguyễn Tri Phương, Phường 6, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, là Luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử Sơ thẩm tại Bản án số 96/2016/HSST ngày 23 tháng 03 năm 2016 về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo khoản 2 Điều 258 Bộ Luật Hình sự (Cáo trạng số 05/VKSTC. V2 ngày 06 tháng 02 năm 2015 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao) với mức án Nguyễn Hữu Vinh năm năm tù, Nguyễn Thị Minh Thúy ba năm tù.

Trước khi trình bày nội dung bài bào chữa, tôi kiến nghị Hội đồng xét xử một số việc như sau:

+ Hiện nay ngành tư pháp đang triển khai, tổ chức thực hiện “Cải cách tư pháp” theo Nghị quyết 48 của Bộ Chính trị. Năm 2015, Quốc hội thông qua Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS), Bộ luật Hình Sự (BLHS), có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2016, tạm hoãn thi hành đến ngày 01/01/2017, trong đó có phần quan trọng là thể chế “quyền con người” theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 và các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. Vì vậy phiên tòa hôm nay phải được diễn ra đúng theo tinh thần mới này, trong đó cơ quan tố tụng phải tuân theo qui định của Hiến pháp 2013, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (khoản 1). Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trong trường hợp xét xử kín theo qui định của luật thì việc tuyên án phài được công khai (khoản 2). Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật (khoản 5) (Điều 31, Hiến pháp 2013).

Một bản án vô nhân đạo, bất nhân của những người có quyền (1)

Huyền Trang/GNsP phỏng vấn LS Trần Quốc Thuận

BVN đã đăng bản bào chữa rất công phu của LS lão thành Trần Quốc Thuận trong phiên xử của Tòa phúc thẩm Hà Nội ngày 22-9-2016, xét xử Anh Ba Sàm cùng đồng sự Nguyễn Thị Minh Thúy. Để bạn đọc hiểu rõ hơn nội dung và trình tự lập luận của bản bào chữa, xin xem thêm bài phỏng vấn ông Trần Quốc Thuận dưới đây, do nhà báo Huyền Trang, phóng viên GNsP thực hiện.

Bauxite Việt Nam

Trong cả hai cấp xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng không tìm ra được chứng cứ chứng minh ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, vào ngày 22.09.2016 tòa cấp phúc thẩm vẫn tuyên y án sơ thẩm, kết tội ông Vinh và bà Thúy 5 và 3 năm tù.

Điểm đặc biệt là, qua 5 lần điều tra bổ sung của Viện kiểm sát Tối cao nhưng “cáo trạng không thay đổi, vẫn chép lại y nguyên bản kết luận điều tra đầu tiên của Cơ quan Điều tra”, Luật sư (LS) Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, một trong những LS tham gia bào chữa cho ông Vinh, nhận xét.

LS Thuận cũng nhận định rằng, phiên tòa phúc thẩm vi phạm nghiêm trọng các quy định của “Hiến pháp 2013, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS)”, quan trọng là “trái ngược với tinh thần của nền tư pháp”.

Sau khi khẳng định bản án kết án “oan sai”, LS Thuận bức xúc: “Tôi cũng là người trong đảng và nhà nước này nên tôi rất buồn, bởi vì ngành tư pháp lại làm theo những quyết định của những người làm bên ngoài ngành, những người có quyền lực ngầm nào đó để đưa ra bản án này thì rất là đau buồn”.

LS Thuận cũng trăn trở: “Người ta yêu cầu cho cô Thúy trở về nuôi con là mở ra một cửa hẹp để mong rằng quan tòa này còn có lương tâm và tình người, nhưng Tòa lại buộc tội người đã ly hôn chồng và có hai đứa con nhỏ là 9 tuổi (thời điểm bắt là 7 tuổi), sống bơ vơ, khổ sở ở dưới quê. Cho nên đây là một bản án vô nhân đạo, bất nhân của những người có quyền trong vụ án này”.

Để hiểu rõ hơn quá trình vi phạm thủ tục tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến bản án “oan sai” cho Ông Nguyễn Hữu Vinh và Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, xin mời quý vị dõi theo cuộc phỏng vấn giữa PV Huyền Trang với LS Trần Quốc Thuận.

GNsP

Ba Sàm chỉ có một tội

Nguyễn Quang Lập

Ba Sàm chỉ có một tội, ấy là tội góp phần "xây dựng một nền văn hóa khinh bỉ tham nhũng, tạo được áp lực xã hội mà những kẻ tham nhũng (tiền tài và quyền lực) không chịu nổi", như ông Đinh Thế Huynh đã cố xúy. Tội ấy làm nên Hữu Vinh.

N.Q.L.

Nguồn: FB Nguyễn Quang Lập

Thư giãn Chủ nhật I

Kịch tính trong phiên xử Anh Ba Sàm

1. Luật sư Trần Vũ Hải ra khỏi phiên tòa như thế nào???

LS Nguyễn Hà Luân

Phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Hữu Vinh đang trong phần tranh luận, đối đáp giữa các LS và đại diện Viện Kiểm Sát.

Lúc 18g03' khi đại diện VKS tuyên bố việc thu thập chứng cứ trong vụ án là hợp pháp, LS Trần Văn Tạo yêu cầu đại diện VKS phải dẫn chiếu các căn cứ pháp lý để chứng minh cho luận điểm của mình,

18g05', HĐXX ngắt lời LS Tạo, với lý do là KS viên đã trình bày, không cần trình bày lại.

LS Tạo phản đối HĐXX.

Ở phía bàn đối diện, LS Trần Vũ Hải bật dậy lên tiếng, đề nghị Tòa buộc KS viên phải nêu được căn cứ cụ thể, phải dẫn chiếu điều luật, không được phép nêu chung chung để kết tội các bị cáo.

Phiên tòa vụ Đỗ Đăng Dư: Người “trốn” vào tòa kể chuyện

Nguyễn Tường Thụy

Ngày 22/9/2016, ngoài vụ án Ba Sàm, còn một vụ khác nữa cũng được dư luận rất quan tâm vì tính khuất tất của nó. Đó là vụ Vũ Văn Bình đánh chết Đỗ Đăng Dư cùng là can phạm trong trại tạm giam. Tuy nhiên, hầu hết đổ về phiên tòa Ba Sàm, chỉ có vài người đến 43 Hai Bà Trưng (HN) vì vụ Đỗ Đăng Dư, trong đó có anh Trương Văn Dũng. Một điều rất hiếm khi xảy ra, không biết bằng cách nào, anh lại “lẻn” được vào tòa và ngồi dự từ đầu đến cuối.

Vụ Đỗ Đăng Dư từng tốn khá nhiều tâm sức của giới báo chí, xung quanh vấn đề tại sao Dư chết dễ dàng như vậy, tại sao Dư bị đá vào đầu mà trên cơ thể lại có nhiều vết thương ở những chỗ khác? Tại sao Bình ở bên trái, lại có thể dùng gót chân với qua đánh được vào bên phải đầu Đỗ Đăng Dư? v.v…

Ai dung túng cho Bình và ngoài Bình ra còn ai nữa không, hoặc người khác đánh mà Bình phải đứng ra nhận tội? (câu hỏi nghi vấn này hướng vào công an trong trại giam). Những vấn đề không được Hội đồng xét xử tôn trọng như kết luận giám định chỉ có chữ ký của một giám định viên trong khi theo qui định thì phải có 2 chữ ký giám định viên mới hợp pháp. Hai nhân chứng quan trọng là hai can phạm chứng kiến vụ việc vắng mặt nhưng Hội đồng xét xử vẫn cứ bỏ qua, bất chấp yêu cầu của luật sư là hoãn phiên tòa, trả hồ sơ, điều tra lại làm rõ những nghi vấn.

Xử lý nợ xấu: Người thương dân và kẻ vong dân

Phạm Chí Dũng

Người thương dân

Lấy ngân sách xử lý nợ xấu là lấy của người nghèo chia cho người giàu!” – Tiến sĩ Bùi Trinh thốt lên, vào lúc một số cơ quan chính phủ đang tổ chức một chiến dịch “mồi” trên công luận để rút rỉa bằng được ngân sách nhằm xóa đi những khoản nợ xấu khổng lồ do các ngân hàng thương mại gây ra vào thời “đại loạn”.

Tháng 8/2016, sau hàng loạt thú nhận gián tiếp của giới lãnh đạo Công ty quản lý các tài sản tín dụng (VAMC) về triển vọng vô vọng đối với kết quả xử lý nợ xấu mà đơn vị này đã nhận lãnh trách nhiệm từ năm 2013 và không ít lần khoe khoang, một lần nữa giới tham mưu tài chính cho chính phủ là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính lại âm thầm bày mưu tính kế “dùng ngân sách để xử lý nợ xấu” – mà về thực chất là “ăn cướp” tiền đóng thuế của nhân dân và của cả những người nghèo, rất nghèo.

Âm mưu trên lộ ra trong Dự thảo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mọi việc sẽ tuần tự “đúng quy trình”: Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính được giao soạn thảo đề án nghiên cứu khả năng bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước để xử lý một phần nợ xấu, dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua.

Về bài viết của TS Vũ Ngọc Hoàng

Bạn đọc đều biết 2 bài viết mới công bố của TS Vũ Ngọc Hoàng trên vietnamnet. BVN đã đăng lại 2 bài ấy trên trang của mình (xin xem ở đây, và ở đây). Một vài ngày gần đây, ý kiến về hai bài viết nói trên bỗng trở nên rôm rả. Chúng tôi xin chọn đăng lại một vài trong các đối thoại đa chiều, đa sắc đó, để chúng ta cùng tham khảo.

Bauxite Việt Nam

1. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn

Trong bài: "Có những người bán rẻ Tổ quốc để giữ ngai vàng" TS Vũ Ngọc Hoàng đã nói chính xác về nguyên nhân của mọi nguyên nhân là thể chế hiện nay thiếu sự kiểm soát quyền lực. Vấn đề kiểm soát quyền lực là vấn đề cốt tử, sinh tồn của Đảng CSVN. Thực hiện việc này về kỹ thuật đâu có khó: Chỉ cần xây dựng thể chế theo mô hình một bên có quyền cầm dao chia bánh, một bên có quyền chọn bánh sau khi bên kia chia. Đó là cơ chế phân quyền trong lý thuyết trò chơi tạo ra sự công bằng tự nguyện, vì anh có quyền cắt bánh, muốn mình không bị thiệt thì phải cắt cho đều. Đó chính là cơ chế phân quyền trong xã hội dân chủ mà Đảng dán nhãn thế lực thù địch để không ai có thể nhắc đến. Cấu trúc quyền lực phi khoa học hiện tại được duy trì bằng cơ chế truyền thừa kiểu giang hồ, cho nên, trước và sau Đại hội 12, tôi đã hai ba lần tư vấn cho Đảng về bài toán chia bánh nổi tiếng này, nhưng Đảng CSVN vẫn không theo. Vì như vậy thì nhóm lợi ích tham nhũng quyền lực sẽ mất đi chỗ dựa pháp lý tù mù từ quán tính lịch sử Đảng áp đặt lên lịch sử dân tộc mà bản chất là lấy đạo lý "Ơn Đảng, ơn Bác" làm nền tảng siêu pháp lý để Đảng tồn tại siêu hợp pháp trên số phận dân tộc từ mấy thập kỷ nay sau khi thống nhất đất nước.

Thư giãn Chủ nhật II

Dương đông kích tây trong thời đại số

Vũ Thạch

Với hiện tượng "bánh canh" (công an chặn ngõ hay canh cửa nhà những người hoạt động) ngày càng dày đặc, mỗi người chúng ta nên thủ sẵn vài bửu bối để dùng khi cần:

-  Hình chụp chính mình tại một nơi mà ai cũng dễ dàng nhận ra đó là đâu, như quán nước có bảng hiệu, công viên lớn có tượng đài, quốc lộ có cọc mốc, thắng cảnh nổi tiếng,...

- Hình chụp chính mình với ít là một người bạn khác. Nơi chụp không quan trọng, ở đâu cũng được.

- Hình chụp chính mình đang sống ở nhà, như hình tô mì, mâm cơm trước mặt.

- Đoạn clip quay lúc đang chạy xe cho thấy đường phố, giao thông.

Phương thức tổ chức, giá trị cốt lõi và khẩu hiệu của Diễn đàn Xã hội Dân sự

Diễn đàn Xã hội Dân sự

Nhân dịp kỷ niệm ba năm thành lập Diễn đàn Xã hội Dân sự (23-9-2013), xin nhắc lại 9 nguyên tắc (giá trị cốt lõi), phương thức tổ chức và khẩu hiệu của Diễn đàn Xã hội Dân sự (CSF) đã được thống nhất và công bố khi thành lập.

Mục tiêu duy nhất của Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, là để nâng cao dân trí, tạo cơ hội học tập, tranh luận lành mạnh và tiến hành nhiều loại hoạt động nhằm “góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”.

Diễn đàn có một Nhóm Cố vấn và chỉ định một Nhóm Trị sự để giúp Diễn đàn hoạt động hiệu quả hơn. Các nhóm này thường xuyên được bổ sung bởi những người nhiệt tình, có điều kiện tham gia. Dưới đây là những nguyên tắc hoạt động của Diễn Đàn và các giá trị mà Diễn Đàn coi trọng và mong muốn được nhiều người, nhiều tổ chức cũng coi là của mình.

"Nhiều việc bị lấy cớ là 'nhạy cảm' để không minh bạch thông tin" (*)


Vũ Ngọc Hoàng

"Ở Việt Nam còn rất nhiều việc chưa được minh bạch, kể cả việc nhỏ và việc lớn, kể cả những chủ trương, quyết định và những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, sai lầm. Nhiều việc được cho là “nhạy cảm” để lấy cớ đó  không minh bạch thông tin”.

“Nhân dân có quyền chất vấn, yêu cầu cơ quan nhà nước phải giải trình; có quyền phản đối những việc làm mà nhân dân cho là sai trái; có quyền yêu cầu cán bộ từ chức hoặc bị cách chức… Các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm lắng nghe, điều tra xác minh, tiếp thu, trả lời, giải trình, không được ngăn cản cấm đoán nhân dân thể hiện chính kiến một cách ôn hòa”.

“Phải khuyến khích công luận lên tiếng phê phán, phản đối những việc sai trái (kể cả của lãnh đạo) để tăng sức đề kháng của cơ thể xã hội. Ở đâu và khi nào mà công luận bị hạn chế, ngăn cản thì ở đó và lúc ấy cơ thể xã hội đang giảm sức đề kháng (đến một lúc bệnh nặng dần, trở thành liệt kháng – đó chính là căn bệnh HIV chết người)”.

“Nhà nước rất cần nghiên cứu chỉnh sửa các điều luật về tội “Tuyên truyền chống nhà nước” để cho nhân dân với tư cách là “ông chủ” được tự do phê bình đối với bộ máy và cán bộ phục vụ nhân dân, không để cho “đầy tớ” lợi dụng những quy định chưa chặt chẽ mà quy chụp, tống giam “ông chủ”, làm thay đổi bản chất của nhà nước nhân dân”.

Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu Phần 2 bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở - quyền lực và kiểm soát quyền lực.

Xem lại Phần 1: “Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân”

Kỷ niệm 34 năm tham gia ICESCR và ICCPR

Nguyễn Quang A

Việt Nam tham gia các Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) và Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) vào ngày 24-9-1982. Việt Nam còn tham gia nhiều công ước quốc tế khác. Như thế Việt Nam có nghĩa vụ bắt buộc phải tuân thủ các quy định pháp lý của các luật quốc tế này.

Ngay trước lễ kỷ niệm 34 năm, ngày 20-9-2016 chính quyền Việt Nam đã bỏ tù bà Cấn Thị Thêu 20 tháng tù, vi phạm trắng trợn hai luật quốc tế kể trên; ngày 22-9-2016 họ lại y án sơ thẩm đối với anh Basam Nguyễn Hữu Vinh (5 năm tù) và chị Thúy (3 năm tù) vi phạm vô cùng nghiêm trọng ICCPR. Chính quyền Việt Nam không được phép vi phạm luật quốc tế và Hiến pháp.

Hãy lên tiếng đòi chính quyền thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình được nêu trong các luật quốc tế và Hiến pháp bằng cách bãi bỏ tất cả các điều luật vi phạm các luật quốc tế và trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị; sửa luật bầu cử đang vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và ICCPR sao cho phù hợp với các luật quốc tế mà Việt Nam có nghĩa vụ pháp lý phải tuân thủ.

N.Q.A.

Nguồn: FB A Nguyen Quang

Chút kỷ niệm nghề báo với Vinh Ba Sàm

Võ Văn Tạo

Do chỗ tuổi tác, Vinh thường gọi đùa tôi là “đại ca”. Lần từ Nha Trang nhắn tin nhờ Vinh mua hộ lẵng hoa và thùng bia Heineken mang đến tặng thanh niên can đảm Nguyễn Văn Phương (đọc tuyên ngôn biểu tình chống TQ bành trướng biển Đông) và trí thức Hà Nội liên hoan mừng Phương “tai qua nạn khỏi” (an ninh hủy lệnh triệu tập để điều tra), suốt ngày tối mắt tối mũi lo cập nhật thông tin, Vinh hồi âm vỏn vẹn: “Xin tuân lệnh!”.

Tuy vậy, với tôi, Vinh là một nhà báo lớn, nhà báo chuyên nghiệp, rất chân chính, tác nghiệp rất thận trọng, chính xác và sự thật luôn là tiêu chí số một.

Dạo cưỡng chế Văn Giang, cả nước sục sôi. Do có sự ngẫu nhiên trùng tên doanh nghiệp chủ đầu tư dự án Ecopark và Công ty chứng khoán Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng – con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, rất nhiều người nhầm lẫn. Trong một bài bình luận gửi trang Ba Sàm, tôi cũng viết Ecopark là dự án sân sau của Thủ tướng. Vinh điện phản hồi, gay gắt phủ nhận thông tin trên. Tôi khá ngạc nhiên. Trước giờ, Vinh vẫn cực lực lên án Nguyễn Tấn Dũng là kẻ tham nhũng, phá hoại kinh tế Việt Nam tệ hại nhất, sắt đá, nham hiểm nhất đối với giới tranh đấu vì tự do, dân chủ, tiến bộ xã hội, vì sao lại kiên quyết phản bác? Vinh bảo, vì sự thật không phải Ecopark là của Nguyễn Thanh Phượng, Vinh có nguồn tin chính xác, đáng tin cậy 100%. Đơn giản vậy thôi. Sau này, nhiều người vỡ lẽ, sự thật Phượng không phải chủ dự án Ecopark.

Ba Sàm: Tôi còn nhiều việc để làm ở đây (1)

LS Nguyễn Hà Luân

Không biết tin tức từ đâu ra mà trước phiên xử, nhiều người inbox hỏi tôi liệu Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh có thể đi nước ngoài để đánh đổi lấy tự do cho mình hay không?

Thậm chí, họ còn nói rõ, quốc gia mà Nguyễn Hữu Vinh đến sẽ là nước Đức, nơi mà vợ của anh – chị Hà (Thị Minh Hà Lê) – thường xuất cảnh sang.

Tôi không thể biết điều này để trả lời.

Chiều 21/9/2016, trước khi phiên xử diễn ra vào ngày hôm sau, tôi là LS cuối cùng vào trại giam B14 Bộ Công An để làm việc với anh ấy.

Nghị sĩ Đức Martin Patzelt nói về phiên xử Ba Sàm

Nguyễn Quốc Túy

clip_image002

Ông Martin Patzelt, đại biểu Quốc hội Đức lấy làm tiếc là các tiêu chuẩn pháp quyền một lần nữa lại không được áp dụng trong phiên tòa phúc thẩm xử nhà đấu tranh nhân quyền Nguyễn Hữu Vinh và đồng sự Nguyễn Thị Minh Thúy. Theo ông thì ông Nguyễn Hữu Vinh không hề làm việc gì nguy hại cho quê hương mình mà chỉ quan tâm đến sự phồn thịnh và tiến bộ cho đất nước.

Chúng ta sẽ chiến thắng

Nguyễn Chí Tuyến

clip_image001 clip_image003

Trước cái gọi là "phiên toà" sáng mai xét xử Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thuý, mình đang tự hỏi không biết các đầu bò Đinh Bà tính toán mưu đồ gì mà lại tống tù anh ấy và cô Thuý. Đe doạ người khác ư? Thất bại thảm hại. Bịt miệng ư? Giờ có không biết bao nhiêu ông bà Ba Sàm chắc chả đếm xuể.

Đại loạn là từ những kẻ mặc cảnh phục (1)

LS Lê Văn Luân

Công an đánh vỡ mồm nhà báo của báo Tuổi trẻ, may mà có người chụp lại được hình không lại chối bay chối biến, kiểu có video clip quay lại cảnh anh CSGT tung chưởng giữa đường đối với hai tên đi ngược chiều mà rồi bảo "tôi có đá đâu".

Ở Kiến Thuỵ, Hải Phòng vừa mới đây thì hai CSGT mặc thường phục còn bẻ tay, bóp cổ và chửi vào mặt một người lớn tuổi đáng tuổi bố mình là mày với tao dù ông không vi phạm gì.

Hay chuyện công an đánh 2 nhà báo ở dự án Ecopark rồi bảo "tưởng là dân nên mới đánh".

Người ta cũng còn chưa quên và hết phẫn nộ vụ 5 công an dùng nhục hình làm chết người ở trụ sở [chuyện này thì vô khối, tính ra không xuể, so với thời Pháp thuộc phải nói là “chúng ta tự hào chỉ số tăng gấp nhiều lần” – BVN]. Rồi chuyện CSGT thuê côn đồ đánh chết người vi phạm.

Loạn là từ những kẻ mặc cảnh phục nhưng chỉ dùng nắm đấm, dùi cui và thực thi vô pháp thế này chứ từ đâu nữa. Vì dân không có quyền, mà chỉ những kẻ có quyền mới có thể làm loạn được xã hội.

L.V.L.

(1) Đầu đề do BVN thêm.

Nguồn: FB Luân Lê

Một phiên xử tự đóng đinh lên trán

Bauxite Việt Nam

clip_image002

Một phiên tòa phúc thẩm mà dân chúng, không ai bảo ai gần như đều biết tỏng bản án sẽ được tuyên, ngay từ trước khi khai cuộc. Cả hai bị cáo, Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh vẫn nhận 5 năm tù giam, và chị Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm, đúng y như án sơ thẩm. Đúng là lãng xẹt, như mọi cái CS vẫn làm trong suốt mấy thập niên họ cai trị. Và cũng lãng xẹt như mọi điều CS vẫn nói thời gian gần đây – trước kia CS nói thì nhiều người còn tin, còn dỏng tai lên nghe; nhiều người còn chạy tới, còn xúm lại xem cho biết; nhưng mỗi ngày người nghe lại bớt đi một ít, người ta lảng ra dần; sau cùng thì đành mặc, kẻ nói cứ ra rả nói, đoàn người rảo bước cứ tiếp tục hành tiến trên đường.

Thỏa hiệp mới nhất của Trung Quốc với Việt Nam cho thấy Trung Quốc đang tìm cách đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông

Alexander Macleod/ Global Risk Insights

Trần Ngọc Cư dịch

Ngay trước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự lễ ký kết thoả hiệp kinh tế với Trung Quốc, Quốc hội Việt Nam biểu quyết đình hoãn việc phê chuẩn TPP, một hiệp định do Mỹ bảo trợ và đang rơi vào thế bấp bênh. Cùng với cuộc tập trận chung Nga-Trung diễn ra trên Biển Đông, thể hiện tinh thần đoàn kết chống Mỹ của những thế lực “vừa là đồng chí, vừa là anh em” với ĐCSVN thì trong ngành giáo dục Việt Nam lại nổi lên yêu cầu dạy tiếng Nga, tiếng Trung cho học sinh tiểu học. Phải chăng đây là những dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang chuyển trục chiến lược, hướng về Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa năm xưa, mặn nồng hơn so với mấy năm qua có ý đồ đu đưa với Mỹ. Liệu người dân mất đất mất biển có thấy mình choáng váng hay không?

Trần Ngọc Cư

Trung Quốc dứt khoát bác bỏ phán quyết của Tòa Hòa giải Thường trực, một phán quyết cho rằng TQ không có thẩm quyền pháp lý để bênh vực yêu sách đường chín đoạn có ý đồ của mình. Thái độ bất chấp này của TQ gây lo sợ cho Philippines (nước đã đưa đơn kiện TQ tại Tòa Hòa giải) và gây phẫn nộ cho một số nước Đông Nam Á khác.

Những con người đã nên thánh thần

Mai Tú Ân

Thánh thần ở đây không phải thánh thần cao siêu của các tôn giáo mà ở chỗ thật giản dị là người được nhiều người dân tôn sùng, kính trọng, yêu mến vì những đóng góp không thể phủ nhận cho cộng đồng. Điều giống nhau duy nhất giữa các thánh thần tôn giáo và các thánh nhân giữa đời thường là họ thường can đảm chống lạị các sự truy bức bất công của bạo quyền cho những công việc cho cộng đồng, cho tiến bộ xã hội....

Việc nhà cầm quyền bắt giữ trái phép và xét xử bất công những người đấu tranh dân chủ, những người đấu tranh cho dân oan như chị Cấn Thị Thêu, Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh như những ngày vừa qua sẽ chỉ là những tội ác mới chống lại người dân của mình, và sẽ đưa đến một kết quả trái ngược với tính toán của họ. Những người bị đưa ra xét xử đã mau chóng trở nên nổi tiếng, được hàng triệu người dân yêu mến, thần tượng và trở nên thánh thần trong lòng dân.

Vỗ về dân, chăm dân và lắng nghe tiếng nói của người dân mới là chính sách cầm quyền đúng. Loại trừ bọn cường hào ác bá mới, những kẻ tác oai tác quái ở địa phương là trách nhiệm của nhà cầm quyền khôn ngoan để giữ lòng tin của dân. Còn việc chỉ lùng bắt những người đại diện nổi bật nhất của lòng dân rồi dựng nên những phiên tòa trá hình để kết tội và bỏ tù họ chỉ khiến cho lòng căm thù dâng cao và biến những người bị bắt sáng đẹp hơn lên trong người dân mà thôi. Bắt một người sẽ có trăm người khác đứng lên thay thế. Rồi lại bắt tiếp người nổi bật nhất thì lại có hàng ngàn vạn người nữa đứng lên thay thế. Cứ cái vòng luẩn quẩn như vậy thì muôn đời cũng không giải quyết được gì hết. Vì vấn đề dân oan vẫn còn đó, người dân oan vẫn còn đó, và các cuộc đấu tranh của dân oan vẫn còn đó. Cũng như bắt blogger này sẽ có hàng trăm hàng ngàn blogger khác đứng lên tiếp nối ngọn cờ, đem những thông tin thật sự về cho người dân.

Luận cứ bào chữa tại phiên tòa hình sự xử phúc thẩm ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy 22/09/2016

về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định khoản 2 Điều 258, BLHS.

Kính thưa HĐXX,

Tôi, Luật sư Hà Huy Sơn thuộc Công ty Luật TNHH Hà Sơn xin trình bày luận cứ bào chữa cho ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy như sau:

I. Tóm tắt các sự kiện chính của vụ án:

1. Ngày 05/05/2014, ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt tạm giam.

2. Ngày 13/05/2014, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, Điều 258 Bộ luật hình sự (BLHS).

3. Ngày 13/05/2014, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can số 18/ANĐT-P3 đối với ông Nguyễn Hữu Vinh; Quyết định khởi tố bị can số 19/ANĐT-P3 đối với bà Nguyễn Thị Minh Thúy.

Lập hội cho dân hay cho đảng?

Phạm Trần

          Quốc hội Cộng sản Việt Nam đã có kế hoạch thảo luận Dự luật về Hội trong phiên họp kỳ 2 khóa 14, tháng 10-2016, nhưng ích cho dân thì ít mà lợi cho nhà nước thì nhiều, kể cả khả năng ngăn chặn việc thành lập Công đoàn độc lập của công nhân.

          Dự thảo có 8 Chương, 37 Điều “quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về hội”.

          Ngay trong mục 2 của Điều 1 đã quy định rằng: “Luật này không áp dụng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng”.

Ngoài các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng thuộc lĩnh vực tâm linh, các Tổ chức khác đều là của đảng thành lập từ lâu. Chúng được hưởng các quyền lợi vật chất và hoạt động bằng ngân sách nhà nước. Nhân sự điều hành và nhiều đoàn viên là những cán bộ, công nhân viên và đảng viên ăn lương của dân để phục vụ đảng cầm quyền.

“Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân” (*)

TS Vũ Ngọc Hoàng

"Có những người lúc đầu khi chưa có quyền lực thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân".

Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở - quyền lực và kiểm soát quyền lực.

Quyền lực như “con ngựa” bất kham, người không đủ nhân cách mà giao cho họ cầm cương thì nó sẽ tung phá, gây đổ ngã và làm chết cả người ngồi trên yên ngựa. Quyền lực là "con dao" hai lưỡi, có thể phục vụ cho đời và cũng có thể làm hại đất nước nếu rơi vào tay những kẻ bất tài, tham lam.

Năm 2011, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập, dù là mới thoáng qua, việc kiểm soát quyền lực. Rất tiếc là chủ trương đó chưa được triển khai thực hiện cụ thể. Trước và trong Đại hội XII, Tổng Bí thư của Đảng ít nhất đã hai lần nhấn mạnh phải kiểm soát quyền lực.

Bán, bán nữa cho đến lúc chẳng còn gì để bán!

Phạm Chí Dũng

Cùng trong tháng 8/2016, hai thông tin kinh tế hoàn toàn “phản nghịch” nhau là Ngân hàng Nhà nước báo cáo về quỹ dự trữ ngoại hối tăng thêm 10 tỷ USD – tức đến 40 tỷ đôla, trong lúc Chính phủ buộc phải bán “12 ông lớn” để thu về khoảng 7 tỷ đôla nhằm trám vào vực thẳm hun hút của ngân sách quốc gia.

Thủ tướng Phúc vẫn phận sự ‘cấp phó’

Một nghịch lý từ nạn “cha chung không ai khóc” cho đến cảnh bùng nổ bán tống bán tháo. Trước đây vài chục năm, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra vô cùng ậm ạch với đủ thứ lý do được nại ra, trong đó một nguyên do rất khó nói là đảng không muốn tự làm mất đi “vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh”, còn nhiều quan chức giám đốc doanh nghiệp nhà nước cũng chẳng muốn phải chia chác quyền lực điều hành và lợi ích với các nhóm kinh tế tư nhân.

Nhưng đặc biệt từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2006, tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dần gia tăng. Đó cũng là thời gian mà nhiều nhóm lợi ích – kết cấu giữa loại tư nhân con ông cháu cha với giới quan chức thường bị coi là “tham nhũng chính sách” – mặc sức hoành hành trên mặt trận cạnh tranh vô chính phủ và thâu tóm theo kiểu luật rừng. Kết quả 9 năm của “triều đại Nguyễn Tấn Dũng” là trong khi 2/3 doanh nghiệp nhà nước làm ăn bết bát và bị rút đến rỗng ruột như Vinashin và Vinalines, chỉ có những doanh nghiệp công - tư lẫn lộn nằm trong guồng máy nhóm lợi ích mới trở nên giàu nứt đố đổ vách.

Phát biểu tại diễn đàn Liên Hợp Quốc, ngày 19-9-2016

TS Nguyễn Quang A

Thưa Quý Ngài, Quý Bà và Quý Ông,

Tôi là Nguyễn Quang A, từ Diễn đàn XHDS, một trong khoảng hai mươi lăm tổ chức xã hội dân sự không thể đăng ký ở Việt Nam và bị chính phủ tìm cách ngăn cản hoạt động. Chúng tôi và các thành viên gia đình chúng tôi đối mặt với sự trả đũa vì hoạt động nhân quyền của mình. Tôi đã tham gia phiên UPR ở Geneve tháng Sáu 2014. Cảnh sát đã thử dùng các chiến thuật quấy nhiễu để làm gián đoạn công việc của chúng tôi. Khi quay lại Việt Nam chúng tôi đã tổ chức hai cuộc tọa đàm và cả hai đã bị công an ngăn cản bằng cách thúc khách sạn hủy hợp đồng thuê phòng. Tôi đã bị cản trở sử dụng bất cứ phương tiện giao thông nào để đến một tọa đàm như vậy, cho nên tôi đã phải đi bộ gần 10 km để đến nơi tôi có thể trình bày bài phát biểu của mình. Những người khác đã tham dự UPR thì bị đe dọa nghiêm trọng kể cả câu lưu, dọa dẫm và bị tịch thu hộ chiếu sau khi họ quay về Việt Nam và đến nay vẫn không thể đi du hành.

Từ 23 tháng Ba 2016 tôi đã bị câu lưu hay cản trở bảy lần cho nên tôi đã không thể gặp những người quan trọng (kể cả Tổng thống Obama và Trưởng phái đoàn đàm phán thương mại EU và một số nhà ngoại giao). Tôi đã hai lần bị bắt cóc mỗi lần hơn 8 giờ, và một lần thậm chí bị đe dọa chở tới biên giới và giao cho phía Trung Quốc.
Những người khác đã bị đe dọa, câu lưu và bỏ tù.

Đêm trước phiên xử phúc thẩm anh Ba Sàm và chị Nguyễn Thị Minh Thúy

Không ai chờ đợi một kết quả quá lạc quan sẽ đến với hai người bạn tù – Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và Lê Thị Minh Thúy – khi chúng ta đang sống trong một “chế độ đạt đến mức thối nát nhất trong lịch sử” (Trần Đình Sử ), ở đó mọi hành xử của nhà cầm quyền đối với dân, về bất kỳ phương diện nào, cũng hầu như đã mất hết sự xem xét tỉnh táo, suy tính nghiêm túc, cân nhắc đầy đủ các mặt hay và dở, các mục tiêu gần và xa, trên nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa nhà nước và nhân dân, để cho người dân còn cảm nhận được lẽ công bằng. Đâu đâu cũng chỉ còn thấy một sự đối phó vội vàng kém văn minh, thậm chí vô văn hóa, hoặc những ngón đòn áp chế độc địa, thô bạo, cốt đạt được mục tiêu “còn đảng còn mình”.

Đó là tâm lý chung của hầu hết anh chị em XHDS trước ngày phiên xử phúc thẩm anh Ba Sàm và chị Minh Thúy diễn ra. Trước đó hai hôm, phiên tòa sơ thẩm xử bà Cấn Thị Thêu – một “nữ anh hùng giữ đất” – 20 tháng tù giam, chỉ vì bà kiên trì bảo vệ một cách ôn hòa quyền sử dụng mảnh đất lâu đời của cha ông để lại cho gia đình mình, không cho bọn “cướp ngày” làm vấy bẩn bộ mặt vốn đã quá nhơ nhuốc của thể chế, là một bằng chứng rõ rệt, một thiết chứng có giá trị đóng đinh chế độ này vào lịch sử.

Để bạn đọc nhìn nhận rõ hơn cách đối phó của Tòa án Hà Nội trước vụ xử Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và Lê Thị Minh Thúy ra sao, BVN xin trích lại dưới đây vài đoạn trong FB của chị Lê Thị Minh Hà, người vợ bạn Ba Sàm của chúng ta đã 10 tháng nay không được phép gặp mặt chồng, và LS Trần Vũ Hải, một trong số Luật sư sẽ cãi cho hai bị cáo trong phiên tòa sáng 22-9 tới đây.

Chúng tôi cũng đăng lại hai bài viết của tác giả Nguyễn Hoa Lư trên trang Ba Sàm (một bài mới gần đây và một bài cách đây 2 năm), và một bài của Người Buôn gió trên FB, để chúng ta cùng nhau ôn lại về con người, quan điểm, cá tính, hành vi... của người bạn chúng ta hiện đang sống sau song sắt, nhằm hình dung cách anh ấy bước ra vành móng ngựa đối diện với “mặt sắt đen sì” của các quan tòa cộng sản, cũng như những khó khăn mà anh ấy và người công sự sẽ gặp phải, trong sáng ngày 22-9.

Bauxite Việt Nam

Tản mạn anh Ba Sàm

Người Buôn Gió

Ngày mai toà án cộng sản VN sẽ dựng một phiên toà xảo trá để xét xử anh Ba Sàm tức Nguyễn Hữu Vinh.

Phiên toà phúc thẩm này diễn ra khi anh Ba Sàm đã đi hết nửa mức án mà toà sơ thẩm tuyên.

Trong những người làm thông tin của lề dân, không có ai vượt được qua Ba Sàm về tốc độ làm việc. Hàng núi thông tin khổng lồ được anh chia sẻ và đăng lại trên trang Ba Sàm kèm với những lời bình rất súc tích. Điều ấy chứng tỏ anh phải đọc rất kỹ từng bài viết, từng thông tin

Và cũng không có ai vượt qua được anh về tính khách quan, sự cân nhắc lựa chọn thông tin nào có lợi và bổ ích cho độc giả.

Ở Ba Sàm có sự tinh tế cảm nhận được nguồn thông tin bài viết, có sự bao quát rộng để nhìn thấy lợi ích của bài viết đến công cuộc khai mở dân trí. Đặc biệt những lời bình của anh trong mỗi bài viết như ánh sáng soi tỏ cho người đọc nắm được nội dung bài viết.

Hai bài viết của Nguyễn Hoa Lư về Ba Sàm

1. Ba Sàm Luận

Nguyễn Hoa Lư

1. Mở đầu

clip_image002

Ba Sàm luận viết về người khai sinh blog-nhật báo Ba Sàm nổi tiếng, người vẫn tự xưng danh trong giới giang hồ là Ba Sàm (BS). Tác giả bài luận này không có ý định ngông cuồng muốn thay đổi thế giới như khi Marx viết Tư bản luận, cũng không muốn bắt chước cách viết “hiểu được chết liền” của Marx vĩ đại (Hóa ra trên trần gian này, số người hiểu Marx là vô cùng ít ỏi. Vậy nên ở xứ kia, có ông nọ trước khi mất trối rằng sang thế giới bên kia ông sẽ tìm gặp bằng được Marx. Ông không nhắc gì đến chuyện về với tổ tiên ông bà, chắc là muốn hỏi thêm những điều khúc mắc trong bộ Tư bản luận).

Lãnh đạo Việt Nam và mạng xã hội

Lan Phương

Ở một góc độ khác, chúng tôi nhìn thấy sự phản ứng “nhanh nhạy” của các vị quan chức đứng đầu hàng tỉnh đối với những dư luận râm ran trên mạng về họ cũng chính là dấu hiệu họ đang cố giấu giếm một cách tuyệt vọng hiện tượng tha hóa phổ biến của tầng lớp ăn trên ngồi trốc, trên đà suy vong không cưỡng nỗi của cái đảng mà lâu nay họ bấu víu vào để thủ lợi. Tất nhiên, cần phải làm một cuộc điều tra thực tế tổng quy mô – và khách quan, khoa học – thì mới có thể có kết luận chắc chắn; tuy vậy, dấu hiệu lộ ra đó đây trên khắp đất nước tưởng cũng đã quá rõ. Xin xem thêm bài xã luận của BVN: Suy thoái đến cùng cực phải chăng cũng là cơ may cho dân tộc?

Bauxite Việt Nam

clip_image001

Ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn