“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Bùi Hoàng Tám
Người dân luôn trông chờ đại biểu Dương Trung Quốc, Nguyễn Văn Đương, Nguyễn Thị Nga... nhưng hôm nay có ĐB Nguyễn Xuân Tỷ còn chỉ đích danh hơn. Trên thực tế xã hội VN hiện nay giống y như ông Tỷ đã nói "tệ hại hơn địa chủ, tư sản" ngày xưa nhiều. Việc để nghị bỏ án tử hình tội tham nhũng thực chất là cứu mình rất trơ trẽn. Tại sao khó chống tham nhũng là vì chính tham nhũng đang nắm quyển và lộng hành ở mọi ngóc ngách của xã hội, chỉ có điều họ dán mác "công bộc". Loại cán bộ đó chằng khác gì "ăn cướp nhưng khoác áo cà sa".
Vodinh comment / vodinhbd@yahoo.com

Quá đúng kẻ ác cũng như gian tham đều phải bị trừng trị, nhưng đau lòng thay là tại sao lại có đề xuất tham nhũng bỏ tử hình, đó là do xã hội phát triển cao quá như 1 vài nước châu âu hay là do những kẻ gian tham đó ngày nay mạnh tới mức vận động được cả luật pháp tạo hành lang an toàn cho mình dễ bề hành sự, tạo thượng phương bảo kiếm cho những mưu đồ lợi ích xấu xa của lợi ích nhóm. Những người có điều kiện tham nhũng định tạo thêm môi trường thuận lợi cho lũ quan tham lộng hành hay sao, chúng sợ gì khi có rất nhiều tiền trong tay, chúng chỉ mỗi sợ chết thôi, nay không phải lo mối lo ấy thì cứ ung dung mà vơ vét, hành hạ dân mà thôi. Không thể bãi bỏ tử hình tham nhũng được, ai đề xuất thì hãy nói lý của mình đi, họ đại diện cho ai, cho cái gì, có đại diện cho nguyện vọng của đông đảo tầng lớp nhân dân không.
Văn Việt comment / vxb152@yahoo.com
Lấy ai để chống tham nhũng đây, dân đen thì không có quyền, chả nhẽ quan lại tự mình chống mình tham nhũng chắc! Có luật mà không có ai thi hành được luật thì về đi đá bóng còn hơn! đến lúc quan ăn hết đất, hết bóng rồi không còn chỗ đá nữa thì thôi!
Chung comment / hachungtb1983@yahoo.com
Để có 100 tỷ đồng? Đơn giản, chỉ làm chủ dự án, phán quyết dự án giá trị 1.000 tỷ là có được ngay (15% lại quả của bên B). Bảo sao mỗi nhiệm kỳ ông không tranh thủ có vài dự án để có trăm tỷ, ngàn tỷ. Trong lúc người lao động, tiền lương mỗi tháng vài triệu, thu nhập cả năm ba, bốn chục triệu thì làm sao dân giàu nước mạnh được.
Nguyễn Học Hải comment / nguyenhaisuong@gmail.com
làm gì có cán bộ thoái hóa biến chất đâu, họ có nhiều tiền chứng tỏ họ giỏi, mọi người chỉ nói được một phần thôi, còn hơn thế nữa nhiều. Tử hình hay bỏ tử hinh cũng không phải quá quan trọng vì thực thi tử hình với ai mới quan trọng, ai làm luật, luật để ai phải thực hiện, cuối cùng chỉ những dân đen ít tiền nếu phạm tội nhỏ mới bị luật điều chỉnh thôi, chứ các quan tham ô nghìn tỷ Vinaline mấy năm thi hành án chưa trả được 1 nghìn đồng thì tử hình được ai. Cứ bàn cho nó vui thôi các bác à.
Trần Bình comment / binhbinhhvca@yahoo.com.vn
Có nói bao nhiêu, có nói bằng trời, bằng bể, dân cũng không tin các quan nữa đâu. Vì thế đừng bàn luận làm gì cho mệt, đất nước này sẽ không bao giờ thay đổi được gì, nếu...
Trần đại comment
Tôi chỉ ước ao Đức vua Hùng linh thiêng cho dân ta một phép mầu: Tất cả những kẻ tham nhũng đều mọc hai cái tai lừa to tổ bố trên đầu. Tùy vào tội tham nhũng to nhỏ mà hai tai cũng to nhỏ, kích cỡ khác nhau. Như vậy người dân nào cũng nhận ra kẻ tham nhũng...Cơ quan pháp luật cứ căn [cứ] vào đó mà "cẩu đầu trảm", rất tiện.
Thanh Bình comment / thanhbinhtkxd@ymail.com
(Dân trí) - Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất.
Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng khiếp.
Họ, những “cán bộ tiền tỉ” đó làm giàu bằng cách nào vậy? Xin thưa, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ đã chỉ rất rõ: “lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng”. Và cay đắng hơn, vị Thiếu tướng, Đại biểu Quốc hội này còn thẳng thắn bày tỏ, rằng những “công bộc” này “cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Có lẽ do bức xúc với tệ nạn tham nhũng nên tại phiên thảo luận này, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự không đồng tình với việc bỏ tử hình đối với tội tham nhũng.
Trên báo Tiền phong, bài “Không để “hi sinh đời bố, củng cố đời con”, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, tướng Nguyễn Đức Chung bày tỏ: “Người nghèo đi buôn ma túy bị lĩnh án tử hình, không cớ gì người có chức vụ, kiến thức mà tham ô, tham nhũng lại không bị tử hình”.
Nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trần Văn Độ cho rằng cách hành xử “không được bao nhiêu” đối với tham nhũng càng làm mất lòng tin của người dân:
“Tội tham ô, nhận hối lộ chúng ta quy định hình phạt tử hình nhưng thực tế không xử lý được bao nhiêu cả. Dân bảo các ông hô hào thôi chứ có làm được đâu? Nghiêm minh tức là tham ô 4-5 tỷ đồng trở lên phải tử hình, nhưng chúng ta có làm được đâu. Thậm chí có những người tham ô nhưng về mặt Đảng chỉ cảnh cáo thôi. Tức là có độ chênh giữa quy định và thực thi trên thực tiễn …
Chúng ta chỉ xử lý những vụ tham nhũng vặt, dăm ba chục triệu, vài ba trăm triệu. Quy định thật nặng, thật to nhưng không thực hiện được thì càng làm mất lòng tin của người dân”. Ông Độ nói.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cũng cho rằng “Tội tham nhũng nếu bảo bỏ (tử hình - NV) người ta lại bảo không đấu tranh chống tham nhũng nữa. Điều này chưa thuyết phục”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền còn bày tỏ không đồng tình với việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già từ 70 tuổi trở lên. Theo ông Quyền hiện nay tuổi thọ đã được nâng cao, trong khi đó nhiều đối tượng ở độ tuổi này lại “phạm tội kinh khủng”, với tâm lý “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
Trở lại với những phát biểu của Thiếu tướng, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ, chỉ có 51 chữ, bác Tỷ đã chỉ ra một thực trạng tham nhũng “khủng khiếp” lên tới “vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng” nhưng lại bằng cái cách còn… “khủng khiếp” hơn, đó là “cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Và có lẽ vì vậy bác Tỷ bày tỏ: “Tôi đề nghị giữ nguyên mức tử hình, nếu bỏ mức án này thì về không biết trả lời với cử tri thế nào”.
B.H.T.
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn