Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước (cập nhật: 1030 người ký)

Kính gửi đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, cùng toàn thể các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc huy động nhiều loại tàu, đặc biệt là tàu vũ trang, tàu quân sự và cả máy bay yểm trợ cho việc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vị trí ở sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm hại tàu, thuyền của ngư dân và tàu công vụ của Việt Nam hoạt động ở vùng biển này. Đó là hành vi xâm lược bằng vũ lực, ngang nhiên vi phạm luật pháp và các cam kết quốc tế mà chính Trung Quốc đã ký kết, đánh dấu một bước leo thang mới rất nguy hiểm của thế lực bành trướng Trung Quốc trong mưu đồ lấn chiếm Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, uy hiếp chủ quyền của một số nước khác tiếp giáp Biển Đông và đe dọa trực tiếp hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực. Hành động này, cùng với thái độ ngoan cố, xuyên tạc sự thật trước sự phản đối của dư luận quốc tế, đã phơi trần dã tâm bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc, phản bội quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt-Trung.

QUÁ THẤP

Phạm Đình Trọng

Tầm của Quốc hội thấp hơn tầm đời sống chính trị đất nước

Tầm của đại biểu Quốc hội thấp hơn tầm của người dân, thấp hơn đòi hỏi của đời sống xã hội

Quốc hội họp trong cơn nóng thế sự ngút trời người dân cả nước hừng hực căm phẫn China nghênh ngang đưa giàn khoan xâm lược vào sâu trong vùng biển của ta. Chủ quyền, lãnh thổ bị xâm phạm. Danh dự, phẩm giá đất nước bị làm nhục. Người dân càng tủi nhục và đau xót hơn khi đối mặt với kẻ xâm lược ở chính trường thế giới, người có trách nhiệm bảo vệ đất nước không biết đến danh dự, không biết đến trách nhiệm, chỉ lo ve vãn, mơn trớn, lấy lòng kẻ xâm lược. Nguy khốn hiển hiện ngay trước mắt: mất biển dẫn đến mất nước đã cận kề. Những người cầm quyền chỉ lo giữ đảng để giữ ghế quyền lực. Không lo giữ nước, họ còn mang lợi ích đất nước ra đánh đổi lấy sự bảo lãnh chiếc ghế quyền lực, bổng lộc của họ. Những tâm hồn Việt cảm thấy bơ vơ, cuộc sống vô nghĩa, người Việt ở trong nước và ngoài nước nối tiếp tự thiêu. Như người dân Tây Tạng nối tiếp tự thiêu trong nỗi đau, nỗi nhục của người dân nô lệ bị China cướp mất đất Tây Tạng.

MỘT QUỐC GIA ĐANG TỰ SÁT?!

Võ Thị Hảo

Trước họa xâm lăng đang chẹn cổ,  nếu Việt Nam chậm cải cách thể chế  nghĩa là tự sát.

Một quốc gia gần trăm triệu dân mà tự sát trong thời đại đầy những cơ hội cứu dân cứu nước và cường thịnh này thật khốn nạn thảm khốc biết chừng nào!

Ta nghe, nay dường như trong không trung, trong bầu trời Việt Nam, trong sự đớn hèn và đồng lõa đã thoảng mùi tự hoại từ tấm thân vô giá của đất nước. Nếu cứ đà này, một mai thôi, khi nhìn đến, nước Việt đâu chẳng thấy, chỉ còn là mảnh hồn oan. Hồn oan nước Việt dật dờ ngàn đời oán khí chẳng tan.

Kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào cắm chốt ở lãnh hải Việt Nam, ngày một tăng thêm những hành động xâm lấn, lòng dân một mặt sục sôi căm hận hành động của Trung Quốc, một mặt lại phẫn nộ vì nhà cầm quyền Việt Nam đã chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ đất nước, thậm chí còn cấm đoán, đàn áp  dân xuống đường bày tỏ lòng yêu nước. Nhiều câu hỏi đặt ra: Đất nước này đang thuộc về ai?

CHÚNG TA LÀ VIỆT NAM

Nguyễn Viện

CHÚNG TA LÀ VIỆT NAM

Đứng lên nói tiếng nói của con người

Chúng ta yêu hòa bình nhưng không sợ chiến tranh

Đứng lên nói tiếng nói của tự do

Chúng ta yêu cuộc đời này nhưng không khiếp sợ bạo quyền

Khi bày thú và bóng tối vây hãm

Chúng ta đứng lên bằng ngọn lửa

Sự thật giải thoát chúng ta

Niềm tin dẫn đường chúng ta

Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam – không chỉ áp lực từ bên ngoài

Viện Friedrich Naumann vì tự do

Phan Ba dịch

Cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về các quần đảo ở biển Đông thống trị những cuộc thảo luận ở Việt Nam. Áp lực nặng nề của láng giềng to lớn cũng thúc đẩy cuộc tranh cãi nội bộ về những cải cách cần thiết và để cho người ta nhận ra được sự hình thành phe phái trong Đảng Cộng sản.

clip_image002

Tàu Trung Quốc trước giàn khoan, tháng Năm 2014. Hình: Asia Pacific Defense Forum

CON ĐƯỜNG VIỆT NAM ?

Hoàng Quỳnh

Mặc dù tác giả tự nhận là một trí thức bình thường, “viết ra vài dòng tâm huyết, hy vọng góp chút sức lực nhỏ bé để cùng mọi người tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc trong thời điểm sinh tử này”, nhưng tư tưởng của bài viết không nhỏ bé chút nào. Những tư tưởng này, nếu biến thành hiện thực, chắc chắn sẽ làm thay đổi hoàn toàn cục diện hiện nay của đất nước ta.

Một giấc mơ đẹp! Hy vọng, vào một ngày đẹp giời nào đó, giấc mơ sẽ biến thành hiện thực!

Bauxite Việt Nam

Việt Nam và các phiên tòa lấy án bỏ túi làm căn bản

Trần Quang Thành

clip_image002

Như đã đưa tin, phiên phúc thẩm vụ án blogger, nhà báo Trương Duy Nhất đã diễn ra tại tòa án tối cao Đà Nẵng sáng ngày 26/6/2014. Phiên tòa bắt đầu từ 8 giờ 30, gần như không có tranh biện và kết thúc chóng vánh vào khoảng 10 giờ. Và nhà báo Trương Duy Nhất vẫn bị tòa tuyên y án với 2 năm tù giam theo điều 258 Bộ luật hình sự. Khi được hỏi về sự kiện này, từ Đà Nẵng,nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên và từ Washington DC, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đã chia sẻ cảm tưởng với phóng viên Trần Quang Thành như sau, mời quý vị cùng nghe

(Audio PV ông Nguyễn Ngọc Bich)

(Audio PV ông Phạm Xuân Nguyên)

Buồn ơi, chào mi!

Hạ Đình Nguyên

Tháng 5 này, một cơn phẫn nộ, rồi phẫn uất đã tràn đến với toàn dân Việt Nam, rồi đến cuối tháng lại biến thành một nỗi buồn mênh mông, sau các phát biểu đều khắp của các lãnh đạo Nhà nước - Đảng.

Hóa ra đều đáng hoài nghi cả!

Dù đã có rất nhiều lời cảnh giác từ nhân dân, rằng không nên đặt hy vọng vào nơi không đúng chỗ, vào những con số đứng đầu trước một dãy hàng triệu con số không, thế mà niềm tin mơ hồ đó vẫn phất phơ bay. Những con số đứng đầu ấy đã hóa thành số âm.

Từ sự lên tiếng sớm sủa và rất hùng hồn không gây hiệu quả của ông Thủ tướng, đến việc lặp lại lời nguyền xa thăm thẳm của tiền nhân, do Chủ tịch nước truyền tải một cách vô hồn, lại đến lời kêu gọi thê thiết và mong ước mông lung về tình hữu nghị của ông Tổng Bí thư, đến cả cái quyết tâm im lặng của 500 con người đại biểu, giàn khoan HY 981 vẫn điềm nhiên sừng sững ở Biển Đông, các con tàu của bọn “hữu nghị” vẫn gào thét và đâm húc, đặc biệt tiếng đe dọa trịch thượng của thiên sứ Dương Khiết Trì còn vang vọng trên nóc Thủ đô: “Phụng khuyến Việt Nam tảo nhật hồi đầu” (khuyên bảo Việt Nam sớm quay đầu). Ở đó có diễn ra một cuộc khiêu vũ hóa trang!

GS Thayer: “Việt Nam phải lên tiếng bây giờ nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi”

clip_image001

Giáo sư Carl Thayer (trái) dự hội nghị về Biển Đông

Hoài Hương

Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm. Nếu ngoan ngoãn im lặng thì có thể làm ăn hợp tác với Trung Quốc, nhưng đây không phải là một quan hệ ngang hàng giữa hai quốc gia ngang nhau, mà phải trở về quan hệ giữa một nước lớn và chư hầu như thời phong kiến khi xưa.

Giáo sư Carl Thayer

Đỗ Thị Minh Hạnh lấy lại tự do – đôi lời cảm tạ của Lao Động Việt

LĐV 28/6/2014 – Sau 4 năm 4 tháng bị hành hạ, cuối cùng cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã tự do, sau khi mấy tuần nay nhà cầm quyền đòi cô ký giấy nhưng cô cương quyết không ký. Trong khi đó, anh Đoàn Huy Chương, và anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng – người chia sẻ lý tưởng cũng như tình yêu với Hạnh – thì còn trong ngục tù với án 7 năm và 9 năm.

clip_image002

Văn hoá không phải lý do thất bại

Đặng Hoàng Giang

Người viết đã đụng đến một vấn đề phức tạp và thú vị: “văn hóa và phát triển” và cho rằng văn hóa không phải là nguyên nhân của thất bại, dù trước đó tác giả dẫn ý của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu cho rằng, con đường cá nhân chủ nghĩa của phương Tây, đặc biệt là của Mỹ, là đi tới chỗ bế tắc (Chúng ta có quyền nghi ngờ tư tưởng này của Lý Quang Diệu, bởi con đường cá nhân chủ nghĩa là con đường đã đưa Hoa Kỳ và phương Tây phát triển vượt bậc như ngày nay, và hiện chưa thấy họ “bế tắc” chỗ nào cả).

Chúng ta đồng ý với tác giả rằng, văn hóa không phải là nguyên nhân của thất bại. Tuy nhiên, đi tìm nguyên nhân thất bại không phải là quá khó. Đơn giản, thất bại trước hết là do anh chọn đường sai. Điều gì sẽ xảy ra nếu Hoa Kỳ và phương Tây chọn chủ nghĩa Mác? Điều gì sẽ xảy ra nếu sau năm 1945 Việt Nam chọn con đường đa nguyên chính trị?

Bauxite Việt Nam

HIỆP ƯỚC, THỎA THUẬN NGẦM VÀ HÀNH XỬ TRÓI BUỘC (ESTOPPEL) THEO LUẬT QUỐC TẾ

Nguyễn Văn Thân

Trong mấy ngày qua, việc Việt Nam có thể tiến hành kiện Trung Quốc trước Tòa án Quốc tế làm xôn xao dư luận ở trong và ngoài nước. Về phiá Trung Quốc thì họ đã chủ động đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc và cáo buộc Việt Nam mới là thủ phạm gây rối tạo ra những xung đột tại Biển Đông. Ngoài ra, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng đã công bố một số bằng chứng cho rằng Việt Nam đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc gồm có lời phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm vào ngày 16 tháng 5 năm 1956, Công Hàm Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1956 và Bản Tuyên bố ngày 9 tháng 5 năm 1965 về việc Hoa kỳ thành lập khu tác chiến tại Việt Nam. Ngoài ra, sách giáo khoa Địa lý lớp 9 Trung học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản có bài giới thiệu Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa "từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Châu Sơn..., các đảo này có hình vòng cung, tạo thành bức 'Trường Thành' bảo vệ Trung Quốc đại lục". Câu hỏi đặt ra là các loại bằng chứng này có giá trị pháp lý thế nào ra sao nếu Việt Nam tiến hành kiện Trung Quốc trước Tòa án Quốc tế? Để tìm hiểu thêm về vấn đề này thì chúng ta hãy xem xét kết quả vụ kiện phân định biên giới lãnh hải giữa Bangladesh và Miến Điện trong vịnh Bengal mà Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã ban hành phán quyết vào ngày 14 tháng 3 năm 2012.

GIẢI PHÁP NÀO CHO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM?

Hoàng Mai

Dù muốn hay không, thực tiễn và lịch sử hôm nay cũng cần phải đặt ra câu hỏi trên đây. Chỉ có những ai còn mang đầu óc hoang tưởng, lú lẫn… mới thực sự tin rằng “Đảng cộng sản Việt Nam vô địch muôn năm!”, như một thời và còn đến hôm nay, với các khẩu hiệu tung hô trên khắp phố phường, thôn xóm…

clip_image001

Khẩu hiệu “Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”, có mặt ở nơi trang trọng nhất

Nguồn ảnh: tapchibaohiemxahoi.gov.vn

VIỆT NAM KHÔNG MANG ƠN TRUNG QUỐC

Vương Trí Dũng

Một số người cho rằng Việt Nam mang ơn Trung Quốc. Đó là một nhận thức không đúng. Ngay cả Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang trong cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014 cũng phát biểu “ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không áp đặt”(http://dantri.com.vn/chinh-tri/viet-nam-mang-on-thi-se-tra-nhung-trung-quoc-khong-duoc-ap-dat-892943.htm). Phát biểu như vậy vô tình tạo cớ cho Trung Quốc trích dẫn rêu rao xuyên tạc. Những luận cứ sau đây sẽ mimh chứng rằng Việt Nam không mang ơn Trung Quốc.

1. Ngay từ ban đầu lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam là vì lợi ích của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không có lợi, lãnh đạo Trung quốc đã không giúp Việt Nam.

Thiết nghĩ không ai phản bác khẳng định trên. Chúng ta chưa bàn đến giúp cái gì và giúp như thế nào. Nhưng rõ ràng nếu không có lợi thì dứt khoát lãnh đạo Trung Quốc đã không giúp Việt Nam.

2. Không phải tự nguyện hay do Việt Nam đề nghị, mà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải giúp Việt Nam vì lợi ích sát sườn trực tiếp của chính Trung Quốc.

Đặc khu kinh tế – Quỷ kế nhãn tiền?

Trung Ngôn

Từ vài tháng nay, nghe nói Tập đoàn Formosa Đài Loan chi nhánh Vũng Áng, Hà Tĩnh đã biến thành “con ngựa thành Troia” trong tay Trung Nam Hải. Điều đó thật chẳng có gì là lạ với một dự án thuộc loại “công nghệ đen” khổng lồ, cơ sở hạ tầng sản xuất kềnh càng, đồ sộ, chiếm một diện tích 3-4 ngàn ha, sử dụng hàng vạn nhân công, lại tiếp nối một cảng nước sâu vừa thuận lợi cho sản xuất kinh doanh kiếm lời lúc bình thường, vừa lập tức biến thành căn cứ hải lục quân theo mục đích đã định sẵn. Những người khảo sát xác định vị trí dự án của cả hai bên thật thông minh, hiểu biết đã đặt cho nó vào đúng một vị trí “nhạy cảm”như một “tử huyệt” án ngữ một khu vực phòng thủ lợi hại vào bậc nhất trải dài từ Nghệ Tĩnh tới Quảng Bình,Thừa Thiên, Huế, xưa kia gọi là vùng Thuận Hóa mà Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ ra cho Chúa Nguyễn là: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Chính vì thế nên dù dự án này nhất định phải về tay người Hoa Lục như một định mệnh, không thể khác, vì một bên cần kiếm nhiều tiền, còn một bên thì coi đây là món hàng vô giá, đắt mấy cũng phải mua cho bằng được. Gần đây nhân sự kiện lộn xộn tại Bình Dương và một vài nơi, Formosa Hà Tĩnh đã đưa yêu cầu lập Đặc Khu Kinh Tế Vũng Áng trực thuộc Văn phòng CP, đồng thời nêu yêu sách với nhiều ưu đãi đặc biệt như nhà đầu tư bậc “bố” chứ không phải một đối tác bình thường. Rõ ràng đây là hành động “ép” phía đang yếu thế khi cái giàn khoan oan nghiệp HD-981 đang nghễu nghện giữa Biển Đông của VN. Được biết yêu sách phi lý này người gửi cũng khá khôn khéo đưa tận tay PTT Hoàng Trung Hải. Sự việc rồi đây sẽ “hạ hồi phân giải”. Các nhà kinh tế tên tuổi của đất nước cũng đã nêu nhiều ý kiến phản biện nhiều chiều. Người viết xin không dám “múa rìu qua mắt thợ” mà chỉ xin nêu vài nét sơ lược theo nhận thức kiểu “ếch ngồi đáy giếng”.

Việt Nam liệu có “thoát Trung” được không?

clip_image001

Xe tải xếp hàng tại cửa khẩu Tân Thanh vào Trung Quốc từ Lạng Sơn, Việt Nam (D. Schearf / VOA). Bộ Công thương Việt Nam đã nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa vải thiều vào tiêu thụ tại các tỉnh phía nam để giúp loại trái cây nổi tiếng của miền Bắc này tránh bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Cánh chim báo bão đã sải cánh tự do!

Phạm Chí Dũng

clip_image002

Không còn là tin đồn nữa. Khi chính một nữ cựu tù nhân lương tâm còn trong vòng quản chế như Phạm Thanh Nghiên nghẹn ngào cho tôi biết, và chính anh Đỗ Ty – cha của Hạnh – xác nhận qua điện thoại, thì mọi ngờ vực đều tan biến.

Chiều muộn ngày 27/6/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh – cánh chim báo bão những năm về trước – đã làm cộng đồng dân chủ trong nước và hải ngoại tràn ngập một niềm vui khó tả: cô vừa được tự do!

Hạnh đang trên đường về nhà!

Hầu tương tự như trường hợp của “người tù xuyên thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu, những tin tức đầu tiên về việc Minh Hạnh có thể được “cho về” đã xuất hiện cách thời điểm trả tự do khoảng một tháng. Và trong khoảng thời gian một tháng ấy, “họ cố ép tôi ký bản nhận tội, nhưng tôi nói rõ với họ là tôi không ký vì tôi không có tội gì hết!” – tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu thản nhiên thuật lại và còn ngâm nga bài thơ “Con bò kéo xe” của ông.

Dự phiên phúc thẩm Trương Duy Nhất

Trn Kỳ Trung (blog)

clip_image002

Trương Duy Nhất tại tòa phúc thẩm

 
Nguyên (1) điện cho mình: “ Ra sớm nhé! Trước 6h30, Phượng đã xin được cho ông  và tôi cùng anh Lợi (2) vào dự phiên phúc thẩm của Nhất rồi”. Thế là hôm trước vội chuẩn bị áo quần cho tươm tất, làm hết mọi việc vợ nhờ, rồi để sáng hôm sau, mới bảnh mắt mình phóng ô tô ra Đà Nẵng.

         Đến trước cổng tòa Phúc thẩm, mình thấy Phượng , vợ của Nhất cùng con gái và luật sư Trần Vũ Hải đã đứng chờ. Ở đây mình gặp Nguyên cùng anh Lợi. Người dự cũng không đông, chỉ lèo tèo vài mống, việc này mình không ngạc nhiên. Đang mùa World Cup, thức cả đêm, còn sức đâu mà đến dự. Lại có người nói, y án, đến làm gì! Mình không hiểu họ lấy tin này ở đâu hay từ vụ án Phạm Viết Đào rồi suy diễn. Có một điều giống phiên sơ thẩm lần trước, là đông công an quá, công an ngồi trong quán cà phê,  dọc ngã tư, cạnh hàng rào tòa phúc thẩm… Mình nghĩ có cần đông công an thế không ? khi chỉ xử một mình Trương Duy Nhất, mà tội trạng của Nhất chỉ là cái tội: “dám nói”, một cái tội không động đến lông chân của một ai đó, nếu như người đó không muốn nghe.

Việt Nam liệu có “thoát Trung” được không?

clip_image001

Xe tải xếp hàng tại cửa khẩu Tân Thanh vào Trung Quốc từ Lạng Sơn, Việt Nam (D. Schearf / VOA). Bộ Công thương Việt Nam đã nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa vải thiều vào tiêu thụ tại các tỉnh phía nam để giúp loại trái cây nổi tiếng của miền Bắc này tránh bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Độc tài đang co cụm, tử thủ

Thiện Tùng

Sau Mác-Anghen cho ra đời luận thuyết Cộng sản, năm 1917, Lê-nin vận dụng luận thuyết nầy một cách “sáng tạo” ở nước Nga. Cuộc cách mạng Tháng mười thành công, lật đổ đế chế quân chủ Nga Hoàng, cho ra đời học thuyết Mác – Lê-nin. Nhờ quảng bá và “bao bì” cái bánh vẽ này bắt mắt, chính khách nhiều châu lục vội vàng thỉnh nó về áp dụng ở nước mình, với mong mỏi cải thiện đời sống tinh thần vật chất người dân bản địa.

Học thuyết CS bạo phát bạo tàn bởi phương thức sản xuất của nó phản khoa học, chẳng những không cải thiện được đời sống cho người dân mà còn gây nhiều thảm họa đối với họ. Nhiều triết gia, học giả đã “giải phẫu” moi ra nhiều “cát, sạn” từ trong ruột cái bánh vẽ này – nhiều người đã biết, không cần nhắc lại ở đây.

Phiên phúc thẩm vụ án Trương Duy Nhất xử nhanh như chớp- Y án!

clip_image002

Theo tin t mt s bn bè Trương Duy Nht, phiên phúc thm v án Trương Duy Nht đã din ra ti tòa án ti cao Đà Nng sáng nay, ngày 26/6/2014. Phiên tòa bt đu t 8h30, gn như không có tranh bin và kết thúc chóng vánh vào lúc 10h kém 15. Trương Duy Nht vn b tòa phúc thm tuyên y án vi 2 năm tù giam theo điu 258 B lut hình s.

Tranh chấp căng thẳng khiến láng giềng Trung Quốc xích lại gần nhau

clip_image001

Philippines tuần này ủng hộ Thủ tướng Nhật Bản về quyền hạn quân sự rộng lớn hơn của nước này. Đây là động thái mới nhất từ các nước láng giềng trên biển của Trung Quốc để đoàn kết chống lại hành động ngày càng quyết liệt của nước này ở vùng Biển Đông và Nam Trung Hoa.

“Mơ thấy mình là người Việt Nam”

Nguyễn Hưng Quốc (blog)

Thời chiến tranh, từ 1954 đến 1975, ở miền Bắc, bộ máy tuyên truyền của nhà nước lúc nào cũng rang rảng khoe là ở Việt Nam (nghĩa là miền Bắc và “vùng giải phóng” ở miền Nam), chỉ cần bước ra ngõ là gặp ngay anh hùng; còn trên thế giới thì hầu như mọi người đều ngưỡng mộ Việt Nam; nhiều người, tối ngủ, nằm mơ thấy mình làm người Việt Nam!

Trong số những người nằm mơ thấy mình là người Việt Nam ấy, từ cái nhìn của miền Bắc, có cả Susan Sontag (1933-2004), một nhà trí thức và là một nhà văn nổi tiếng của Mỹ.

Sontag nổi tiếng trong nhiều lãnh vực. Với tư cách một nhà văn, bà là người sáng tác khá đa dạng, từ kịch bản đến truyện phim và tiểu thuyết (một số tác phẩm của bà được giải thưởng lớn, ví dụ giải National Book Award năm 2000); bà còn là một nhà phê bình văn học sắc sảo; một lý thuyết gia văn học, với bài tiểu luận “Chống diễn dịch” (Against Interpretation) được xem là một trong những người tiên phong của chủ nghĩa hậu hiện đại; một nhà phân tích văn hoá, bao quát nhiều phạm vi khác nhau, từ xã hội đến nhiếp ảnh, bệnh hoạn và vấn đề phái tính, v.v… Cuối cùng, bà còn là một nhà hoạt động xã hội, trong đó, nổi bật nhất là các hoạt động liên quan đến chiến tranh Việt Nam: Bà được xem là một trong những gương mặt phản chiến lừng danh nhất tại Mỹ.

Trình bày của Ted Osius trước Uỷ Ban Quan Hệ Quốc Tế - Thượng Viện Hoa Kỳ - về việc bổ nhiệm ông làm Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam

Liêm Nguyn lược dịch theo bản gốc tiếng Anh

Theo blog Liem Nguyen

clip_image001

Ted Osius

 
Kính thưa ngài Chủ tịch và các thành viên của Uỷ ban Đối ngoại. Thật là một niềm vinh dự cho tôi để được trình bày với các ngài ở đây, với tư cách là người được Tổng thống bổ nhiệm vai trò Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Tôi cũng rất vui với sự hiện diện của các thành viên gia đình và bạn bè tôi hôm nay. Tôi xin cảm ơn ngài thượng nghị sỹ bang Maryland đã đồng ý làm chủ tịch uỷ ban, và tất cả các thành viên của uỷ ban đã xem xét sự bổ nhiệm này.

Đây thực sự là một giấc mơ đã thành hiện thực. Ở giai đoạn đầu trong nghề nghiệp của mình, tôi đã có một cơ hội vô cùng quí giá là được trợ giúp Pete Peterson, đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tới Việt Nam sau ngày bình thường hoá quan hệ, trong việc đặt nền móng cho một mối quan hệ mới giữa hai quốc gia. Tôi cũng đã đại diện Phó Tổng Thống Al Gore trong một nhóm làm việc để chuẩn bị cho một thoả thuận thương mại song phương với Việt Nam, và tôi cũng được vinh dự đi cùng với Tổng thống Bill Clinton trong chuyến thăm lịch sử của ông đến Việt Nam.

Trong 25 năm làm việc ở bộ ngoại giao, tôi phục vụ chủ yếu ở châu Á. Một điểm sáng trong nghề nghiệp là việc tôi đã dẫn dắt một nhóm nhỏ để mở lại văn phòng đại diện tại thành phố Hố Chí Minh, mà trước kia là Sài Gòn. Tôi đã rất sung sướng mang lại cho nước Mỹ thêm nhiều người bạn ở một nơi mà trước đây chỉ gợi nhớ người Mỹ về một cuộc chiến thảm khốc.

VÀI SUY NGHĨ XUNG QUANH “TUYÊN CÁO LẬP TRƯỜNG” CỦA CHINA

Hoàng Mai

Để phản bác lại lập trường của Việt Nam về chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo nói trên, ngày 09.6.2014, China đã trình lên Liên Hợp quốc (LHQ) tài liệu được gọi là “Tuyên cáo lập trường”. Nội dung của tài liệu này, được TS Tô Văn Trường tóm tắt trong bài viết “Phải kiện nhưng kiện cái gì kiện như thế nào khi nào?” (*), đăng trên Blog Ba Sàm hôm 13.6.2014, như sau:

Những điểm chính trong tài liệu trên:

- Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng in cả trên báo Nhân Dân. (Bản đăng này đã có trên internet)

- Báo nhân dân VN đăng luật về hải phận của Trung Quốc.

Việc làm bất hạnh nhất

Nguyễn Thế Hùng

Cuộc sống con người, loài động vật cấp cao nhất trên trái đất, đã trải qua nhiều ngàn năm tồn tại đến nay không ngoài hai nhu cầu: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.

Với nhu cầu vật chất: Đơn giản nhất là làm sao có cái gì ăn để sống qua ngày rồi đến việc tìm kiếm, chế biến những cái ăn ngày càng ngon, bổ hơn.

Cơ thể con người có nhu cầu cần che chở để có thể sống được, nên cần những vật dụng như quần áo, nhà cửa…; từng bước từ thô sơ, đơn giản, đến phức tạp; ngày càng thẩm mỹ hơn.

Để giúp con người đi lại vui chơi hay buôn bán, các phương tiện đã được phát triển và hoàn thiện không ngừng.

Thư cảnh báo của nhà báo Phạm Chí Dũng

Về dấu hiệu giới đấu tranh dân chủ có thể bị đầu độc

Người Trung Quốc xưa có câu “quân tử phòng thân”. Người “quân tử” không phải bây giờ mà từ xa xưa đã phải sống trong sự đe dọa, bất an, nhất là trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc. Tuy nhiên sự “bất an” dưới thời phong kiến còn kém xa sự bất an thời xã hội chủ nghĩa, nơi người ta coi mạng người như hòn sỏi. Cho nên, lời kêu gọi cảnh giác của nhà báo Phạm Chí Dũng không bao giờ thừa. Đây chính là sự “phòng thân” sáng suốt của người quân tử thời nay vậy!

Bauxite Việt Nam

Công đoàn độc lập tại Việt Nam: Đề nghị về mô hình tổ chức và phương thức phát triển

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

Trong buổi họp của 16 hội đoàn xã hội dân sự tại chùa Liên Trì (Sài Gòn) ngày 5/6 vừa qua, vấn đề hình thành công đoàn độc lập tại Việt Nam đã được đưa ra như là một nhu cầu thiết yếu hiện nay. Tại sao trong lúc đất nước đang có nhiều vấn đề nóng bỏng khác mà lại đề cập đến vấn đề này ? Nếu đó là nhu cầu của hiện tại thì mô hình sẽ như thế nào, phương thức phát triển ra sao ? Song song đó là vấn đề tổ chức và vấn đề nhân sự cũng cần phải được đặt ra để giải quyết. Đây là những điều được Tiến sĩ Phạm Chí Dũng trình bày trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Mời quý vị cùng nghe.

(Audio PV TS Phạm Chí Dũng)

“Quốc thổ trầm luân dân tộc lụy…” (Tây Hồ Phan Chu Trinh)

Nguyễn Thượng Long

Vì những hoạt động chống Pháp trong phong trào Duy Tân, tháng 3 – 1908 Phan Chu Trinh bị thực dân Pháp bắt giữ lần thứ nhất ở Hà Nội rồi chúng mang cụ về Huế và giam ở nhà lao Thừa Phủ. Ngày 04- 4-1908 cụ bị Pháp đầy ra Côn Đảo, lúc đi ngang qua cửa Thượng Tứ cụ đã than lên bốn câu tứ tuyệt vô đề:

“Luy tuy thiết toả xuất Đô Môn

Khảng khái bi ca thiệt thượng tồn.

Quốc thổ trầm luân dân tộc luỵ

Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn.” (PCT)

Quân đội phải trung thành với ai?

Kami (blog)

Theo  Hiến pháp Việt Nam 1992 Sửa đổi năm 2013 có quy định rõ lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước để bảo vệ chế độ XHCN. Song gần đây, trước thái độ bạc nhược, lần lữa... của lãnh đạo chính quyền Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, nhiều người thấy rằng nếu Quân đội NDVN trung thành với Đảng và Nhà nước thì trong bối cảnh hiện nay liệu họ có đảm bảo trọng trách giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ hay không?

Trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu vùng chủ quyền của Việt Nam, dẫn tới nguy cơ xung đột vũ trang giữa lực lượng Hải quân hai nước là điều hoàn toàn có thể. Và từ sự xung đột đó rất có thể lan rộng tạo nên một cuộc chiến tranh giữa hai nước Việt- Trung là điều hoàn toàn có thể. Nhưng trước thái độ thờ ơ, nhu nhược của Đảng và chính quyền trước việc Trung Quốc gây sức ép trên Biển Đông bằng các hành động vi phạm chủ quyền lãnh hải và về phía quân đội không có các động thái cần thiết để đáp trả. Do đó vấn đề được đặt ra là: để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia thì quân đội Nhân dân Việt Nam có nhất thiết phải trung thành với đảng CSVN hay không, hay chỉ trung thành với tổ quốc và nhân dân là đủ?

Đã rách tấm da lừa hữu nghị!

Hạ Đình Nguyên

Công sản Việt Nam lâu nay theo đuổi chính sách tránh đối đầu với Trung Quốc, và đã cố gắng uốn mình xây dựng tình hữu nghị bền vững lâu dài với Trung Quốc, bằng những phương châm “đậm đà” tình nghĩa, và trung thành học tập, làm theo như một học trò nhỏ.

Nhưng chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ thời Mao đến Đặng, đến Tập đã khẳng định không giấu giếm tham vọng của mình, là muốn phủ bóng cai trị của họ lên toàn vùng Đông Nam Á, mà Việt Nam là một trọng điểm chiến lựợc họ cần phải bước qua.

Nhưng lòng tốt hữu nghị và niềm tin ngây ngô không phải là đối sách với lòng tham bành trướng, nên đã bao phen phải lên bờ xuống ruộng, cũng là chuyện đương nhiên.

Trong tham vọng chiến lược đó, Trung Quốc đã khai thác tối đa “vỏ bọc” ý thức hệ Cộng sản, để điều khiển quá trình kháng chiến và xây dựng “chủ nghĩa xã hội” của Việt Nam, đặc biệt thông qua cấu tạo nhân sự của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vào mỗi thời kỳ, từ đó tỏa ra các đường lối chính sách phù hợp, đi kèm với viện trợ để khống chế.

Đảng cộng sản Việt Nam nên làm gì với “bốn không được” của Bắc Kinh?

Hoàng Mai

Ngày 18.6.2104, cựu Bộ trưởng Ngoại giao China, ông Dương Khiết Trì (Yang Jiéchí), Ủy viên Quốc vụ viện đặc trách đối ngoại và vấn đề Đài Loan, có chuyến công cán tại Việt Nam.

Trong khi còn chưa tiến hành hội đàm với phía Việt Nam, thì ở bên nước Tàu, vào tối 17.6, Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của China, đã ra “mệnh lệnh” gửi tới Hà Nội về cái gọi là “bốn không được”, với giọng điệu rất trịch thượng, hống hách.

Với tiêu đề: “Việt Nam và “bốn không được”, kẻ biết thời thế mới là tuấn kiệt”(1), đăng trên Tân Hoa Xã, được báo điện tử vtc.vn lược dịch như sau:

“Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông); Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ”.

Những văn kiện oan nghiệt

Nguyệt Quỳnh

Có lẽ không có gì cay đắng hơn phải làm công dân của nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhất là trong những ngày này. Phải ngồi nhìn sự nhu nhược của lãnh đạo trước từng tấc đất đã mất, từng tấc biển đang mất dần trong sự hung hăng lấn chiếm của quân thù. Sự nhu nhược vượt quá mức chịu đựng, thể hiện ngay từ các phát biểu của các tướng lĩnh trong quân đội. Một quốc gia độc lập với một lịch sử hào hùng, nay trở thành một nước chư hầu, mất hết cả khả năng phản kháng.

Điều cần phải nói là sự phản bội đã bắt đầu ngay từ những năm tháng, khi người dân đặt hết niềm tin và cả sinh mạng của mình vào sự lãnh đạo của đảng. Công hàm Phạm Văn Đồng đã được ký kết vào cái giai đoạn mà đảng được tin yêu nhất. Giai đoạn 1954-1959 là khoảng thời gian mà dân chúng miền Bắc sẵn sàng chấp nhận thiếu thốn, sẵn sàng hy sinh mạng sống, dưới ngọn cờ của đảng để bảo vệ độc lập nước nhà.

Tự thiêu phản đối giàn khoan HD 981

Lời cuối với vợ trước khi tự thiêu: “Bà ở lại trông chừng mấy đứa nhỏ. Tôi đi nghe.”

Ngọc Lan

WESTMINSTER (NV) - “Ba tôi mất vào lúc 1 giờ 45 phút sáng nay, Thứ Hai, 23 Tháng 6, 2014, tại bệnh viện Tampa General Hospital vì vết bỏng quá nặng”. Chị Hoàng Thục Oanh, con gái của ông Hoàng Thu, người đàn ông tự thiêu tại Florida vào sáng Thứ Sáu vừa qua, nói với phóng viên Người Việt qua điện thoại.clip_image001

Ông Hoàng Thu, người tự thiêu tại Tampa, Florida vào sáng Thứ Sáu, 20 Tháng Sáu, 2014, với tâm thư để lại "Hai Yang 981 phải rời khỏi V-N hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử.” (Hình: Gia đình cung cấp)

Đối thoại nhân quyền Việt Mỹ

Làm sao để hơi nóng thoát ra?

Phạm Chí Dũng

Bình nước sôi

Mùa Hè năm 2014, cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ diễn ra vào trung tuần Tháng Năm đã không có mặt Dan Baer - viên trợ lý điển trai của ngoại trưởng Hoa Kỳ, người dẫn đầu đoàn đàm phán Mỹ tại cuộc đối thoại cùng tên vào Tháng Tư năm 2013, cũng là nhân vật được giới quan sát đánh giá là rất nhiệt tình cho công cuộc phục hồi các giá trị dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Tuy thế, cuộc gặp mặt giữa hai quốc gia cựu thù vào năm nay lại được dẫn dắt bởi một gương mặt không kém mẫn cảm so với trưởng phái đoàn Hoa Kỳ năm ngoái: Tom Malinowski. Cũng như Dan Baer, ông Malinowski phụ trách về dân chủ và nhân quyền và lao động - những lĩnh vực mà Hà Nội không thú vị chút nào.

Phái đoàn dân sự độc lập phát biểu tại phiên họp UPR

Geneva, 24/6/2014 – Vào 9h sáng ngày thứ ba, 24/6 (giờ địa phương, tức 2h chiều cùng ngày, giờ Hà Nội), tại phiên Thảo luận Chung về UPR trong khuôn khổ phiên họp thường kỳ lần thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, luật gia Trịnh Hữu Long đã đại diện Phái đoàn dân sự độc lập, thay mặt cho 10 tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, đọc bản báo cáo phản ánh tình hình nhân quyền trong nước đến cộng đồng quốc tế.

Bài phát biểu kéo dài trong hai phút, nhấn mạnh: “Mặc dù Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền và có những hợp tác đáng tuyên dương trong cơ chế UPR hiện nay, nhưng thực tế cho thấy rằng Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm luật quốc tế và trong nhiều trường hợp còn vi phạm ngay chính luật pháp của mình”.

Luật gia Trịnh Hữu Long đề cập đến những vụ Nhà nước bắt bớ, bỏ tù công dân vì đã “dám” bày tỏ chính kiến, như trường hợp tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Anh Ba Sàm), hay những vụ đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền, trả thù những người tham dự kỳ UPR lần trước của Việt Nam với tư cách đại diện cho khối dân sự độc lập.

Người Nhật “thoát Á” và người Việt “xấu xí”

Cao Huy Huân (blog)

clip_image001

Trước đây, thời còn là nghiên cứu sinh, những lúc rảnh rỗi tôi hay dạo quanh các diễn đàn với chủ đề đại loại như “nước Việt Nam lớn hay nhỏ”. Quả thật đó là một chủ đề bất tận để mà bàn cãi và tranh luận. Ngay cái tên của chủ đề cũng đã thấy có nhiều vấn đề cần được mổ xẻ và bình luận rồi. Lại thêm cái cảnh người Việt rất thích tranh luận trên thế giới ảo nên tha hồ mà tôi đọc được các ý kiến đủ mọi loại. Qua những diễn đàn này tôi cũng được vinh dự biết đến những thành công của người Việt trên quy mô quốc tế. Rồi còn yêu thêm những tinh hoa trong ẩm thực Việt Nam đang dần dần chinh phục những thực khách khó tính nhất trên thế giới. Liệu như vậy đã đáng tự hào? Đáng chứ! Sao lại không? Tuy nhiên, tôi cũng không quá tự hào mà quên mất, chính người Việt chúng ta cũng đang làm xấu đi hình ảnh của dân tộc mình trong tâm tưởng của công dân toàn cầu.

Nhân đọc một bài báo nói về tinh thần tự giác giữ gìn vệ sinh công cộng và bảo vệ môi trường của người Nhật, tôi lại càng cảm thấy cần có một sự thay đổi trong tư duy của người Việt Nam. Bài báo đại loại chia sẻ những hình ảnh chụp các cổ động viên người Nhật của World Cup 2014 đang diễn ra tại Brazil. Sau khi đội bóng nước nhà thua trận trước các tuyển thủ đến từ Bờ Biển Ngà, chẳng những không tỏ vẻ tức giận, những cổ động viên Nhật Bản còn đồng loạt nhặt rác ở khu vực khán đài của sân vận động nơi diễn ra trận bóng, và sân vận động đó tất nhiên là ở Brazil. Hình ảnh này sau đó được chia sẻ với tốc độ khủng khiếp trên các trang mạng xã hội trên toàn thế giới và ngay tại Việt Nam.

Thư yêu cầu TBT Nguyễn Phú Trọng trả lời kiện (hay không kiện) Trung Quốc về biển Đông

Ls Trn Vũ Hi và đi tá Nguyn Đăng Quang

CNG HÒA XÃ HI CH NGHĨA VIT NAM

Đc lp – T do – Hnh phúc

----***----

Hà Ni, ngày 22 tháng 06 năm 2014

THƯ YÊU CU

Đng Cng sn Vit Nam thc hin Điu 4 Hiến pháp 2013, ch đo Nhà nước kin (hay không kin) Trung Quc v bin Đông

Kính gi: Ông Nguyn Phú Trng - Tng bí thư Đng Cng sn Vit Nam (ĐCSVN)

Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định: ”Đng Cng sn Vit Nam … là lc lượng lãnh đo Nhà nước và xã hi… Đng Cng sn Vit Nam gn bó mt thiết vi Nhân dân, phc v Nhân dân, chu s giám sát ca Nhân dân, chu trách nhim trước Nhân dân v những quyết định ca mình.

THỦ TƯỚNG CÓ THỰC SỰ KHÔNG MÀNG “HỮU NGHỊ VIỂN VÔNG”?

Hạ Mai

".. Như vậy, ngoài những lời tuyên bố, cho đến nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chẳng hề có bất cứ hành động thực tế mạnh mẽ nào trong khi Trung Quốc ngày càng lộng hành trên biển Ðông"...

"Những “phát ngôn đanh thép” (?!) thời gian qua thực chất là những tiểu xảo chính trị. Thủ tướng luôn biết chọn vấn đề, thời điểm “ra đòn”, tung hỏa mù, làm nhiễu… để gây uy tín, “ghi điểm”, nhằm củng cố địa vị hoặc bành trướng ảnh hưởng".

Bài quá hay!  PHẢI ĐỌC! (Hạ Mai là bút hiệu của một tác giả uy tín, không xa lạ với độc giả của viet-studies)

Trần Hữu Dũng

Niềm tin là lựa chọn tự do của mỗi người và nghi ngờ cũng là lựa chọn tự do của mỗi người. Tôn trọng niềm tin và tôn trọng nghi ngờ là cách hành xử của con người dân chủ.

Bauxite Việt Nam

Nhà báo Phạm Chí Dũng hội luận với giáo sư Carl Thayer và người Việt ở Úc

Ngày 14/6/2014, một cuộc hội luận về chủ đề TPP và Biển Đông đã được Đài SBTN Úc châu tổ chức. Tham gia cuộc hội luận này có giáo sư Carl Thayer của Học viện quốc phòng Úc, đại diện cộng đồng người Việt ở đất nước những chú chuột túi Kangaroo, và nhà báo Phạm Chí Dũng từ dân tộc đang phải hứng chịu tủi nhục bởi Trung Quốc.

Dưới đây là phần diễn đạt của nhà báo Phạm Chí Dũng trong tương tác với các vấn đề đặt ra từ người điều phối chương trình SBTN - luật sư Nguyễn Văn Thân - và các diễn giả khác.

- LS Nguyễn Văn Thân: Chúng tôi xin trân trọng đón chào TS Phạm Chí Dũng là một nhà báo tự do ở Việt Nam, và tuy câu hỏi đặt ra là thái độ của người Việt hải ngoại nên như thế nào đối với khuynh hướng thương thảo của nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay về vấn đề TPP, tuy nhiên chúng tôi muốn được lắng nghe ý kiến của nhà báo Phạm Chí Dũng, là đối với anh thì các cộng đồng người Việt hải ngoại nên có thái độ như thế nào và vấn đề Việt Nam thương thảo để vào TPP gồm những phần nào ?

Tiếng nói nhà văn

Chơi cờ

Vĩnh Nguyên

Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế

Dân Việt Nam ta, từ thành thị đến thôn quê, đều thích chơi môn thể thao trí tuệ này: cờ tướng. Hai người chơi. Nhiều người vây quanh xem cách điều quân của đối phương. Số người vây quanh thường thành hai phe tham mưu, mách nước. Người đi một nước cờ mà tính được đến bảy, tám nước “bí hiểm” sau đó mới được gọi là người cao cờ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải quyết tâm giữ lấy nước”. Đó là một thế cờ!

Quần đảo Maldives (Ấn Độ Dương), Tổng thống tổ chức họp Nội các dưới đáy biển. Mục đích: Thế giới hãy cứu chúng tôi! Với hiện tượng băng tan - nước biển dâng, chỉ dâng một mét là năm vạn dân đảo ngập chìm trong biển nước! (7/2006) Họp Nội các dưới biển là một “thế cờ” của quần đảo Maldives.

Ở Tịnh Tây, Quảng Tây (Trung Quốc) đầu tư 3 tỉ nhân dân tệ khai thác quặng bauxite đã gây ô nhiễm nặng dòng sông Pangling! Chẳng hiểu bằng cách nào, họ khéo léo bắt tay với Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) rồi đưa dần công nhân lao động thủ công của họ sang khai thác là họ đã đi một nước cờ cao!

Thêm người tự thiêu phản đối giàn khoan 981?

clip_image002

Theo trang web Bradenton.com, lúc 11:15 sáng hôm thứ 6, ngày 20/6/2014, một người đàn ông 71 tuổi đã tự thiêu tại Manatee, thuộc bang Florida, Mĩ. Ở hiện trường, người đàn ông này để lại tờ giấy viết tay ghi: "Haiyang 981 phải rời khỏi hải phận Việt Nam" và "Anh hùng tử chí hùng nào tử".

PHONG TRÀO ĐỘC LẬP VÀ SỰ PHÂN RÃ TRUNG QUỐC

Vương Trí Dũng

Hợp rồi tan tan rồi hợp. Đó là quy luật của tự nhiên và xã hội.

Gần đây nhất, Liên bang Xô viết thành lập năm 1922 và tan rã năm 1991.

Năm 1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, sáp nhập Tây Tạng Tân Cương Nội Mông trở thành quốc gia có diện tích lớn thứ ba thế giới.

Và hiện nay, nỗi sợ hãi lớn nhất của nhà cầm quyền Trung Quốc là sự tan rã.

Trung Quốc đang đối mặt với phong trào đòi độc lập, ngày một mạnh mẽ, của các khu vực sau đây.

Giảm lệ thuộc vào Trung Quốc như thế nào?

Trần Vinh Dự (blog)

clip_image001

Những năm gần đây, sự hiện diện của Trung Quốc ở Việt Nam có hai mặt đặc biệt quan trọng. Về kinh tế, họ là một đối tác ngày càng lớn của Việt Nam, xét cả về mặt thương mại và đầu tư, và xu thế nổi bật nhất trong quan hệ kinh tế giữa hai nước là vấn đề nhập siêu đặc biệt lớn của Việt Nam. Về chính trị, Trung Quốc là một đối tác đặc biệt của Việt Nam nhưng xu thế nổi bật nhất trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước là chủ trương lấn tới trong việc khẳng định chủ quyền trên thực tế của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hai mặt này tạo ra một cặp đối lập đặc biệt thú vị xét về khía cạnh phân tích chính sách. Vì Trung Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng, Việt Nam cần Trung Quốc để phát triển (và dĩ nhiên Trung Quốc cũng hưởng lợi đáng kể từ quan hệ kinh tế này). Thế nhưng chính sách thù địch của Trung Quốc đối với Biển Đông lại đẩy Việt Nam vào thế không thể coi Trung Quốc là một đối tác đáng tin cậy, nếu không muốn nói là đối thủ cần phải cảnh giác / đề phòng cao độ. Chính cặp đối lập này khiến những người Việt có tâm huyết với đất nước không khỏi đau đáu câu hỏi làm thế nào để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.

Về tự kiểm duyệt

Ngải Vị Vị, On Self-Censorship”, Huffington Post 19/6/2014

Hoài Phi dịch

Kiểm duyệt ở Trung Quốc bị áp đặt 24 giờ một ngày, và hoạt động trên mọi kênh giao tiếp. Ảnh hưởng của kiểm duyệt có mặt trong mọi hình thức thể hiện cá nhân liên quan đến công chúng, dù là dưới hình thức xuất bản, trình diễn nghệ thuật, hay một trang web. Trong hơn 60 năm qua, các chính sách về kiểm duyệt thâm nhập khắp xã hội trên toàn quốc.

Trong vòng một tháng, người ta đã loại tên tôi khỏi hai cuộc triển lãm ở Trung Quốc. Gần đây nhất, Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Ullens (Ullens Center for Contemporary Art – UCCA) ở Bắc Kinh đã trưng bày ba tác phẩm của tôi trong một cuộc triển lãm tưởng niệm một người bạn cũ và đồng nghiệp, nhưng họ sợ không dám đả động đến tên tôi, cũng như không dám đả động đến mối quan hệ giữa tôi và cái trung tâm mà bạn tôi và tôi đã cùng xây dựng – viện nghệ thuật đương đại Trung Quốc đầu tiên.

“TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI” CỦA TRUNG QUỐC

Tô Văn Trường

Đọc Tam Quốc Chí, trong lịch sử trận đồ bát quái do Khổng Minh sáng tạo ra chỉ có hai người có thể phá nổi. Người thứ nhất là Hoàng Thừa Ngạn (bố vợ Khổng Minh) và người thứ hai là Khương Duy (học trò và là người kế tục sự nghiệp của Khổng Minh ). Tướng Ngô là Lục Tốn nếu không có Hoàng Thừa Ngạn chỉ đường chắc chắn sẽ chết tại trận đồ Bát Quái này của Khổng Minh.

Từ lâu, các thế hệ cầm quyền bành trướng Trung Hoa đã bày trận Bát quái này với người "đồng chí” Việt Nam. Ai sẽ là người Việt Nam có đủ tài năng, trí tuệ và bản lãnh phá trận này đây?

Người ta, thường vẫn hay dùng hình ảnh của tảng băng nổi trên mặt biển để nói về phần NỔI (ý là phần lộ diện: nhỏ) và phần CHÌM (ý là phần tiềm tàng: lớn) – đó là theo lý thông thường, nhưng ở ta thì cái tảng băng (cũng hình chóp) đó lại lộn ngược lềnh bềnh nên rất khó đảo lại nhưng lại rất dễ tan, mau tan chảy! Cái hệ thống “lộn tùng phèo” này có vô số thứ để bàn theo kiểu “hội đồng chuột” (bàn cách treo chuông vào cổ mèo) nếu chưa đảo ngược lại được!

Các học giả quốc tế đều khuyến khích Việt Nam khởi kiện Trung Quốc*

Trần Đức Anh Sơn

clip_image002Thưa các Facebookers quan tâm về vấn đề HOÀNG SA - TRƯỜNG SA:

Sau khi hội thảo quốc tế HOÀNG SA - TRƯỜNG SA: SỰ THẬT LỊCH SỬ kết thúc, nhiều bạn hỏi tôi: “Kết quả hội thảo như thế nào?”, “Kết luận của bác về hội thảo thế nào?”… Tôi không có nhiều thời gian để trả lời chi tiết, vả lại cũng có nhiều đài báo, nhất là VTV đưa tin rồi, tôi chỉ tạm tóm lược thế này:

1. Hội thảo rất hay, rất thú vị và bổ ích. Nếu chúng ta biết lắng nghe những lời tư vấn của các học giả quốc tế thì sẽ có nhiều “hướng mở” hữu dụng để đối phó với Trung Quốc trong tình hình căng thẳng hiện nay. Theo những gì tôi nghe được ở trong hội thảo và ở những cuộc trao đổi bên ngoài phòng họp, thì các học giả quốc tế đều khuyến khích Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa, coi đây là giải pháp hòa bình thích hợp nhất trong bối cảnh hiện nay. Kiện ra tòa nào? Bao giờ kiện? Thì họ cũng có gợi ý cho chúng ta: nên kiện như Philippines đang kiện, buộc Trung Quốc phải giải thích về “đường lưỡi bò”, cho rằng “đường lưỡi bò” này đang gây hại cho tự do hàng hải, tự do đánh cá, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines (và của Việt Nam trong trường hợp Việt Nam khởi kiện). Ngoài ra, ngư dân Việt Nam có thể khởi kiện ngay việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá của họ theo khoản 2 điều 20 của quy chế Tòa án quốc tế về Luật biển, vì UNCLOS đã có quy định rất chặt chẽ để bảo vệ quyền đánh cá của ngư dân. Tòa án quốc tế về Luật biển là tòa án quốc tế duy nhất cho phép các chủ thể không phải là nhà nước có thể khởi kiện đối với các tranh chấp liên quan đến cách hiểu và áp dụng UNCLOS. Ngư dân Việt Nam nên tận dụng cơ hội này.

THẢO LUẬN THOÁT TRUNG VỀ VĂN HOÁ: Giã từ nền văn hoá quỳ lạy

Lê Phú Khải

Có lần, Hán Cao Tổ Lưu Bang (202 trước Công nguyên) nói với Lục Giả: “Ta ngồi trên lưng ngựa mà có được thiên hạ thì cần gì phải học Thi, Thư…”. Nhưng rồi Hán Cao Tổ cũng nghe lời khuyên của Lục Giả trọng dụng kẻ sĩ, đề cao Nho giáo để củng cố ngai vàng. Đến đời Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) thì đạo Nho trở thành quốc giáo. Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên, thọ 73 tuổi), người được xem là sáng lập ra Nho giáo được tôn lên bực thánh, trở thành Vạn thế sư biểu (người thầy của muôn đời).

Điều cốt lõi của Khổng giáo là lý thuyết về người quân tử, tức kẻ cai trị đất nước (quân là cai trị, quân tử là người cai trị). Theo Khổng Tử thì người quân tử phải biết tu thân, phải có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc… Tu thân rồi, người quân tử phải dấn thân hành động: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ! Người quân tử phải chính danh để cai trị đất nước. Các triều đại phong kiến sau này đều triệt để khai thác Khổng giáo, họ biến đổi, “gia cố” Nho giáo thành một triết thuyết cực đoan có lợi cho giai cấp thống trị. Chữ đạo của Khổng Tử là những mối quan hệ phải có trong xã hội thời đó như đạo vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn hữu… sau này chỉ còn ba quan hệ vua-tôi, cha-con, chồng-vợ với cái logic phản động và phản dân chủ nhất: quân sử thần tử, thần bất tử bất trung (vua bảo chết, thần không chết là bất trung); phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu (cha bảo con chết, con không chết là bất hiếu); với phụ nữ thì: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết phải theo con).

Mua điện gấp 3 giá thường: Kẻ nào nối giáo cho Trung Quốc?

Phạm Chí Dũng

Phản nghịch!

Khác hẳn với làn sóng “thủy triều đỏ Trung Hoa” những năm trước, con sóng cuồng bạo tàn dập mang tên HD 981 vào năm nay đã làm rách toạc đáy con thuyền chính trị Việt Nam vốn đã mục nát, khiến bục tung những khoảng tối tăm bẩn thỉu bị khuất tất lâu ngày.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từng được một tờ báo Anh vinh phong là “cậm ấm hư hỏng” do người mẹ đỡ đầu của nó là Bộ Công thương, là tiếp dẫn ngoan ngoãn vô song cho chiến dịch tiếp tay cho Trung Quốc đến mức phản nghịch tình dân tộc.

Đất Việt - tờ báo của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và là một trong những xung kích phản biện vượt qua sợ hãi nhất trong hệ thống truyền thông nhà nước - mới đây đã cùng với GS TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội - hé lộ một “bí mật quốc gia”: từ nhiều năm qua, EVN đã mua điện từ các doanh nghiệp Trung Quốc với giá gấp đến 3 lần mức thông thường của doanh nghiệp Việt Nam.

Thậm chí, EVN mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, vin vào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thái độ kinh doanh bất chấp này đã bất chấp một thực tế là trong thời gian gần đây, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam. Nhưng bởi lối hành xử đầy ngờ vực, EVN đã cố tâm mua điện trong nước với giá chỉ bằng 1/3 giá mua điện của Trung Quốc, kèm theo các điều kiện rất khắt khe.

Thư gửi bạn

Lê Thanh Dũng

20-6-2014

Trong phạm vi bạn bè, khi trao đổi tình hình thời cuộc, có bạn hỏi mình nghĩ thế nào về cách hành xử của Trung Quốc với Việt Nam. Mình không dám bàn sâu vì không phải là nhà nghiên cứu, chỉ xin kể các bạn nghe những mẩu chuyện chính mình chứng kiến để sẽ dẫn đến kết luận của mình.

Năm 14 tuổi ở Quế Lâm TQ, mình và các bạn từng bu lên cửa sổ xem hai vợ chồng nhân viên đấu tố ông trưởng phòng hành chính bị qui là "phái hữu" bằng cách lấy cái ghế băng phang vào chân ông. Chán chê rồi họ lấy phấn vẽ vòng tròn nhỏ quanh chân ông và bảo không được bước ra. Sau đó hai vợ chồng khoá cửa đi ăn cơm và ngủ trưa. Hôm sau ông này vẫn làm việc bình thường và vẫn là trưởng phòng, đến ngày qui định lại đấu tiếp. Từ bé cho đến bây giờ mình vẫn chẳng hiểu thế nào là phái hữu thế nào là không, chắc ông trưởng phòng và cả các nhân viên cũng thế, trên bảo đánh ai thì đánh thôi.

- Hồi học đại học, cũng ở TQ, một hôm trên đường từ kí túc xá lên lớp học, thấy mọi người quây lại hỏi một sinh viên đang đứng trước cái bàn trên để cái quần dài. Thì ra cậu này ăn cắp cái quần, bây giờ phải đứng đó để trả lời những câu hỏi diễu cợt của mọi người đi qua (toàn sinh viên) Cậu này đỏ mặt phải nghiêm túc trả lời tất cả, xung quanh chuyện cái quần ăn cắp. Và mọi người cười ha hả khoái chí...

Triết lý Tư duy – Hành động trong “Hiện tượng con Người” của Teilhard de Chardin [1]

Phạm Toàn

clip_image002Trước mặt tôi là hai lời giới thiệu tổng quát về công trình Hiện tượng Con Người của Pierre Teilhard de Chardin – một là của dịch giả Đặng Xuân Thảo, trong bản tiếng Việt đầu tiên tác phẩm này, và một là của Julian Huxley trong Lời giới thiệu tác phẩm de Chardin sang tiếng Anh.

Đây là lời giới thiệu của Đặng Xuân Thảo:

Cuốn sách trình bày một quan điểm độc đáo về vũ trụ. Quan điểm này mở rộng thuyết tiến hóa đến lĩnh vực tinh thần và được coi là bước tiến quan trọng trong sự hòa giải giữa khoa học hiện đại và tôn giáo.

Nghiên cứu trong cuốn sách khởi đầu từ một nghịch lý con người, biểu lộ qua việc khoảng cách hình thái học giữa con người và khỉ giống người là không đáng kể, trong khi đó con người lại khác những động vật đó biết bao. Để giải thích nghịch lý này, tác giả lần theo qui trình tiến hóa trong quá khứ, cho đến tận những cội nguồn của sự sống trên trái đất. Bằng cách nhìn ra những đường nét chủ đạo của qui trình đó (đôi khi bị che phủ bởi những vẻ bề ngoài đối nghịch), tác giả chỉ ra các điều kiện chung mà sự sống trong quá khứ phải thỏa mãn để có được diện mạo như ngày hôm nay. Rồi từ đó, tác giả rút ra qui luật về độ phức hợp và ý thức.

Go away - Bỏ của chạy lấy người!

Phạm Chí Dũng

Số 0 tròn trịa

clip_image001“Sell in May and go away” - bán tháng Năm rồi đi chơi - như một lời chú của giới đầu cơ phương Tây. Nhưng từ năm 2012 đến nay, câu thành ngữ này lại đặc biệt đồng cảm với trường hợp Việt Nam. 

Nửa đầu của năm 2014 đã vùn vụt lao qua, nhưng trong khi các chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn đều đặn tăng tiến, thị trường tài chính Việt lại không bán được gì hết. Tất cả mọi thứ muốn bán và phải bán vẫn hầu như một con số 0 tròn trịa: không tín dụng, không bất động sản, không nợ xấu.

Rất phản cảm với “quyết tâm” của ban lãnh đạo Ngân hàng nhà nước và tình cảm hối thúc “quyết liệt” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, gia tốc cho vay tín dụng vẫn không khác hình ảnh một con bò kéo xe lên dốc. Cho tới cuối tháng 5/2014, tín dụng chỉ tăng 1,31% so với đầu năm, bằng phân nửa tốc độ tăng của cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn rất nhiều “mục tiêu điều hành cả năm là 12%-14%”. Cỗ xe bò kéo cũng vì thế đang bị biến thành một cái bẫy khổng lồ cho những kẻ ngu ngốc.

Trung Quốc sa bẫy, Việt Nam cúi đầu?

TS. Dương Danh Huy

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

clip_image002

Việt Nam dường như chủ động 'đấu chữ' trước.

Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.

Trong cuộc đấu chữ này, Việt Nam đã “khai hỏa” trước. Ngày 2/6/2014 Việt Nam yêu cầu Tổng Thư ký LHQ lưu hành một công hàm cho phiên họp thứ 68 của tổ chức này, phản đối về giàn khoan HD-981, cũng như ghi mệnh đề thường lệ nói rằng “Việt Nam có đầy đủ dẫn chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa”.

Ngày 9/6/2014 Việt Nam gửi thêm một công hàm, có lẽ liên quan đến việc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam.

Sau đó, Trung Quốc “phản pháo” bằng cách gửi đến LHQ một “văn bản về lập trường”.

ĐƠN KHỞI KIỆN

California, ngày 16 tháng 06 năm 2014

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Bên kiện: Đinh Ngọc Thu, công dân Hoa Kỳ, là người điều hành trang thông tin điện tử “Anh Ba Sàm” tại 3 địa chỉ basamnews.info; basam.info anhbasam.wordpress.com

Địa chỉ: 20 Riverside, Irvine, CA 92602, Hoa Kỳ

Bên bị kiện: Báo Pháp luật Việt Nam

Địa chỉ: Số 42 – Ngõ 29 – Đường Nguyễn Chí Thanh – Phường Ngọc Khánh – Quận Ba Đình – TP.Hà Nội

HỌ VẪN CÒN GỌI NHAU LÀ ĐỒNG CHÍ!

Tô Văn Trường

Anh mắt “rực lửa” của Bộ trưởng Phạm Bình Minh khi bắt tay Ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì rất khí phách, thể hiện phong cách ngoại giao trong quan hệ thực chất hiện nay với Trung Quốc. Tiếc rằng trong bài phát biểu của ai nấy đọc, họ lại vẫn còn gọi nhau là “đồng chí”. Nghe rõ chán! 

Luận bàn hai từ “đồng chí”

Ngôn từ nào cũng phải hợp ngữ cảnh thì mới có sức sống. Dùng sai ngữ cảnh thì nó lãng nhách như Trung Quốc hiện nay đã không giấu giếm bộ mặt xâm lược đối với Việt Nam mà hai bên vẫn gọi nhau bằng "đồng chí" thì chẳng khác nào "sấm giữa trời quang". Cách gọi đó không chỉ vô duyên, mà còn rất phũ phàng, ghẻ lạnh với các chiến sĩ bảo vệ biển và ngư dân ta đang vật lộn, kiên cường bám biển, không quản ngại hy sinh, gian khổ bị tàu Trung Quốc “đâm húc” ngoài Biển Đông, nhất là từ gần hai tháng nay. Người dân có quyền đặt ra câu hỏi với những người đang giữ trọng trách quản lý điều hành đất nước: phải chăng hai chữ "đồng chí" trong hoàn cảnh nầy chứa đựng sự bí ẩn cũng như “sự kiện Thành đô", như cụm từ "nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai bên", "vì đại cục" v.v...

Trung Quốc mắng mỏ Việt Nam và tiêu chuẩn “yêu nước sâu sắc” của các quan chức

Nguyễn Văn Tuấn

19-06-2014

Trong tinh thần hết sức kiềm chế của một cây bút học giả tỉnh táo, GS Nguyễn Văn Tuấn đã phân tích thấu đáo lời lẽ đối thoại giữa Dương Khiết Trì và các vị lãnh đạo Hà Nội trong ngày hôm qua, được đăng tải trên báo chí Việt Nam cũng như Trung Quốc, và xét đoán thái độ của mỗi bên, trong phạm vi những gì truyền thông đưa tin – chỗ hung hăng lên mặt rất “vô giáo dục” của tên Tàu Cộng vô sỉ và chỗ “nhã nhặn” quá mức cần thiết thậm chí còn tỏ lời “cám ơn” không đúng lúc của phía Việt Nam. Nhưng ông lại gần như bỏ lửng phần cuối bài viết của mình khiến bạn đọc có cảm giác phần nào hụt hẫng. Kỳ thực, điều mọi người, cả trong nước và ngoài nước, lâu nay vẫn đang mơ hồ mong đợi, là sự nhịn nhục ngó chừng đã vượt giới hạn của các vị cầm chịch đất nước vẫn còn hàm chứa trong nó khả năng dồn nén nội lực của một Việt Vương Câu Tiễn trước Ngô Phù Sai thời Xuân thu bên Tàu. Ừ, thì cũng nên mong như thế lắm! Ấy vậy nhưng, với thực tiễn chua chát từng dội vào tâm trí nhiều tầng lớp dân chúng suốt gần 25 năm qua kể từ Hội nghị Thành Đô đến giờ, chỉ e con dân nước Việt rốt cuộc sẽ nhận được ở các ngài “Việt Vương” hiện đại đứng đầu ĐCS và Chính phủ Việt Nam những lời rao giảng “sâu sắc” và “thấm thía” về việc cần thiết nếm các chất xú uế do triều đình vua Ngô thời nay ở Trung Nam Hải thải ra, nếm và cứ quyết lấy làm thơm ngọt, trong khi đó lại đành cứ phải cố tuồn xuống cuống họng cái “cục nghẹn” nhằm quên đi những hình ảnh dẫu có nằm mơ cũng không bao giờ thấy: hình ảnh “Câu Tiễn” “kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước một cách hòa bình” hoàn toàn thắng lợi, trước cộng đồng quốc tế sẽ lấp lánh tư thế kẻ chiến thắng Ngô Phù Sai, đường hoàng bước lên đài cô Tô. Thôi thì xin gửi tặng các ngài một dấu hỏi to tướng và mấy dấu chấm than.

Bauxite Việt Nam

Shannon Tiezzi (The Diplomat.com) - Truyền thông Trung Quốc: Ở Việt Nam, Yang Jiechi Dương Khiết Trì kêu gọi “đứa con hư hỏng” trở về nhà

Phạm Nguyên Trường dịch

clip_image002Các phương tiện truyền thông Trung Quốc mô tả chuyến đi của Dương Khiết Trì đến Việt Nam là chiến thắng của Trung Quốc cả về mặt ngoại giao lẫn đạo đức.

Các phương tiện truyền thông nước ngoài (trong đó có The Diplomat) không thấy nhiều hy vọng về một bước đột phá trong quan hệ Trung Quốc-Việt Nam trong chuyến đi Ủy viên Quốc Vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Hà Nội trong tuần này. “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không bớt căng thẳng,” tờ The New York Times tuyên bố.

Hãng BBC nhấn mạnh “bế tắc trong các cuộc đàm phán Trung Quốc-Việt Nam”, còn hãng Reuters thì giật tít “Trung Quốc mắng Việt Nam là 'thổi phồng' sự kiện giàn khoan dầu ở biển Đông”.

Việt Nam: Cơ hội cuối cùng hay những bước đột phá cần thiết

Lê Xuân Khoa

19-06-2014

Ngay sau khi Trung Quốc gây ra sự cố giàn khoan Hải Dương Thạch Du (HD-981) tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam, giới phân tích chính trị quốc tế đã cho thấy đây không nhất thiết là một hành động chiếm đoạt về kinh tế mà chủ yếu là một nước cờ chính trị của Bắc Kinh nhằm tạo tiền lệ cho những bước lấn chiếm khác trong kế hoạch kiểm soát toàn thể Biển Đông Nam Á. Đây vừa là một bước thăm dò vừa là một ngón đòn phủ đầu trước khi Hoa Kỳ có thể thật sự xoay trục sang Châu Á và tái khẳng định vai trò cường quốc Thái Bình Dương. Bước chiến thuật này đã đem lại cho Trung Quốc một thắng lợi ban đầu nhưng qua những phản ứng của Việt Nam và những nước liên quan thì hành động này là một tính toán khá mạo hiểm trong chiến lược “Giấc mơ Trung Quốc ”, một mục tiêu quốc gia được Chủ tịch Tập Cận Bình chính thức tuyên bố trước Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc ngày 17.3. 2013 và định nghiã là “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.” Mạo hiểm hay không, lãnh đạo mới của Trung Quốc cũng quyết tâm hành động vì cho rằng thời cơ đã đến.

Từ “4 tốt” đến “4 không được”

Nguyễn Trung

Hà Nội, 19.06.2014

            Trang sử bình thướng hóa quan hệ Việt – Trung từ Hội nghị Thành Đô (1990) đạt tới đỉnh cao khi phía lãnh đạo Trung Quốc tặng phía lãnh đạo Việt Nam trong các cuộc hội đàm cấp cao tiếp theo đầu tiên:

16 chữ: "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện", và

4 tốt:  “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Khỏi phải nhắc lại ở đây chặng đường gian truân của 16 chữ và 4 tốt này Việt Nam đã phải trải qua từ đỉnh cao này cho đến hôm nay.

Dương Khiết Trì bỗng dưng sang thăm Việt Nam nhằm mục đích gì?

Nguyễn Trọng Vĩnh

Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 có hơn 100 tàu các loại, có cả tàu chiến hộ vệ lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta đúng lúc Hội nghị Trung ương 9 họp mà Tổng bí thư không thay mặt hội nghị có lời nào phản đối. Đến lúc tình hình phát triển đến quá căng thẳng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn gặp Tổng bí thư Tập Cận Bình thì ông ta từ chối không tiếp. Thế mà bỗng dưng ngày 17-6 Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì sang thăm Việt Nam. Đó là việc không được bình thường lắm, tuy nói rằng sang để họp Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương. Thường thì Ủy ban chỉ đạo hợp tác họp vào cuối năm để nhìn lại sự hợp tác năm sắp qua và định phương hướng cho sự hợp tác năm tới. Có thể Dương Khiết Trì có mục đích khác.

Sau khi giàn khoan kẻ cướp hạ đặt, dân Việt Nam cả trong nước ngoài nước phẫn nộ biểu tình khắp nơi phản đối Trung Quốc, dư luận thế giới phản đối như tát nước vào mặt nhà cầm quyền bành trướng Trung Quốc. Thủ tướng Việt Nam thăm Philippines, biểu thị cũng sẽ kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế, điều mà giới cầm quyền Trung Quốc rất sợ, mặc dù tuyên bố không dự và không chấp hành phán quyết của tòa án. Những tài liệu Trung Quốc trình lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vu cáo (Việt Nam khiêu khích Trung Quốc, Việt Nam đâm tàu Trung Quốc hơn một nghìn lần), bịa dặt, diễn giải chẳng có tính pháp lý tí nào, cho đến cái “lưỡi bò” mà chính quyền Tưởng Giới Thạch mới tự vẽ năm 1948 chẳng có giá trị gì, quốc tế không thừa nhận.

Bằng cách nào Tàu và Mỹ có thể tránh được một xung đột đầy thảm họa

Bằng cách khiêu khích các đồng minh của Mỹ, Bắc Kinh đang ép Mỹ phải lựa chọn giữa việc bỏ bạn bè của mình hoặc lâm chiến với Tàu. Cả hai đại cường đều tin rằng bên kia sẽ xuống nước. Nhưng rất có thể hai bên đều sai. Vậy thì, nước cờ khôn ngoan nhất của Mỹ là thay đổi trò chơi tại châu Á bằng cách san sẻ quyền lực nếu Tàu chịu ứng xử một cách có trách nhiệm.”

Hugh White, cộng tác viên xã luận của The Christian Science Monitor, ngày 18 tháng Sáu, 2014

Trần Ngọc Cư dịch

clip_image001

Sài Gòn bình yên và tai biến

Phạm Chí Dũng

Chỉ cần tổng hợp các tin tức hàng ngày trên báo chí lề phải và trình bày chúng trong một tương quan so sánh có tính hệ thống, nhà báo Phạm Chí Dũng đã phơi ra một sự thực thực hơn mọi thứ đang hiện diện, khiến người trong cuộc - sống giữa xã hội Sài Gòn lâu nay - phải sững sờ kinh hãi. Mục tiêu cuối cùng của cuộc đại cách mạng xuất phát từ chiến khu Việt Bắc đầu những năm 40 thế kỷ trước chẳng lẽ rốt cuộc lại là "đào tận gốc trốc tận rễ" tất cả những gì là nền tảng của đất nước mà thành lũy cuối cùng - "hòn ngọc Viễn Đông" tráng lệ - nay cũng đã "đạt đến" qua sự biến dạng kinh dị của nó như bài báo miêu tả? Nhưng sự thật là vậy còn chối cãi làm sao được. Vừa tuần trước đây thôi nhiều khu phố Hà Nội trở lại cảnh xếp hàng tranh nhau hứng từng xô nước không khác những ngày đánh Mỹ thuở nào, thậm chí có những ngôi nhà tầng mắc chồng chất hàng trăm máy bơm nước treo ngất ngưởng từ thấp đến cao với các loại ống nước chằng chịt đến ai xem cũng khó nhịn được cười về hình ảnh của một thủ đô "xanh sạch đẹp nhất thế giới" đang chuyển dần về... thời kỳ đồ đá. Ngay chính chủ thể của cuộc cách mạng cũng biến đổi kinh dị chứ nói gì người khác. Người "nông dân mắt toét" từng đứng lên giành quyền làm chủ: "Một buổi cờ son lên nối ngôi / Sao thiêng nghiêng xuống luống cày tồi / Sắn khoai hăm hở về dinh chiếm..." (Tố Hữu) thì đến nay không ai nhận ra được nữa: một thiểu số bỗng trở thành những Nghị Hách đại tỉ phú, hung bạo và dâm loạn hơn ngàn lần Nghị Hách, tiêu tiền như rác và nói như vẹt, ngồi trên những chiếc ghế cao ngất ngưởng để mỗi lúc lại ban xuống những chỉ thị "của dân do dân vì dân". Còn đại bộ phận con dân chất phác nhất thì mất tất cả những gì mình có kể cả một "chút lộc" do cách mạng ban thưởng, trở thành hàng đoàn lũ dân oan vật vờ trên mọi nẻo đường mà hình ảnh đặc trưng của họ là lúc nào cũng treo một tấm vải trắng trước ngực trên có dòng chữ "Trung thành tuyệt đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh", và phong cách đặc trưng của họ là hễ nhìn thấy đám an ninh từ xa là chạy bán sống bán chết, vì những chiếc dùi cui của đám này không buông tha cho cái thân tàn ma dại của lũ người đó - những chiếc dùi cui thay cho lời trắng trợn khẳng định: - "Vai trò của chúng mày đã đóng xong rồi".

Số phận của cả một dân tộc bị lôi kéo vào một "cơn lốc chủ nghĩa" đầy vọng tưởng, hay là bi hài không tránh được của "tấn trò đời" cứ lặp đi lặp lại mà phần đông chúng ta bị lôi kéo vào những lý thuyết này khác nên trong rất nhiều năm đã không nhìn thấy?

Xin nhường quyền cho bạn đọc suy ngẫm.

Bauxite Việt Nam

VỤ GIÀN KHOAN HD 981: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CÓ ĐẤU TRANH NHẦM ĐỐI TƯỢNG?

TS. Hoàng Chí Hiếu

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế

Thực tế đã và đang diễn ra

Đã hơn một tháng nay, việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm nóng dư luận trong và ngoài nước. Từ trong hang cùng ngõ hẽm, quán cà phê, quán nhậu, bờ ruộng … đến nghị trường quốc hội, đâu đâu cũng bàn luận sôi nổi tưởng chừng như không khí chiến tranh đã sắp đến. Giới chuyên gia, học giả, nhà làm luật, … hăng hái thảo luận các phương thức đòi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam và trả lại quần đảo Hoàng Sa. Các cuộc xuống đường của người Việt diễn ra khắp nơi trong (nhưng nhanh chóng bị nhà nước dập tắt) và ngoài nước phản đối Trung Quốc xâm lược.

HÔN NHÂN Ý THỨC HỆ QUÀ TẶNG TRỚ TRÊU CỦA SỐ PHẬN

Tô Văn Trường

Thiên hạ đồn rằng lãnh đạo Nhà nước Việt Nam sắp có cuộc bàn luận quan trọng về việc kiện hay không kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế thì có tin chính thức ông Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì sang thăm Việt Nam.

Kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng là từ Thành Đô (1990) đến nay, cứ mỗi lần ta chịu thỏa hiệp một chút để cầu hòa, thì được xả hơi một chút để có sức đón nhận từ phía Trung Quốc một đòn lệ thuộc mới hay một cú chèn ép mới. Lần này chắc cũng thế!

Sau khi tôi viết liền 2 bài: “Phải kiện nhưng kiện cái gì như thế nào và khi nào” và “Luận bàn về nếu Trung Quốc ly thân hay ly dị Việt Nam” nhiều ý kiến phản hồi nên bổ sung phân tích về cuộc hôn nhân, mối tình “môi hở - răng lạnh” Trung - Việt để thấy được toàn cảnh trớ trêu của số phận.

Hôn nhân tự nhiên về mặt địa lý.

Việt Nam-Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông Điều này có lẽ là thiên định. Việt Nam không thể “chuyển nhà” và cũng không thể bắt Trung Quốc rời chuyển đi chỗ khác! (theo kiểu tuyên bố khùng của Fidel đại ý nếu Mỹ không thích Cuba thì Mỹ có thể chuyển đi chỗ khác!). Đây là cuộc hôn nhân tự nhiên về mặt địa lý là cuộc hôn nhân định mệnh trớ trêu của tạo hóa.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn