Sửa Hiến pháp từ đâu?

Hà Sĩ Phu

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 9 tại Hà Nội, trong đó có các kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992. Tại hội nghị, việc đánh giá tình hình đã tương đối mạnh dạn hơn trước, song khâu quan trọng nhất là truy tìm nguyên nhân thì quá sơ sài, hầu như bị bỏ qua. Nguyên nhân chưa sáng tỏ thì thuốc chữa sẽ chỉ là suy diễn áng chừng theo đủ thứ sách vở, mà Y học gọi là “phác đồ điều trị bao vây”, như hiệp sĩ cứ chọc gươm khắp vùng may ra thì trúng. Vì thế, hai kiến nghị chính cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992 là thực hiện Quyền Phúc quyết của dân và có Điều luật riêng về sự lãnh đạo của Đảng (ĐCSVN) mà hội nghị đưa ra nghe thì lớn lao, nhưng e rằng cũng chỉ là hai đường gươm “chém gió”, cùng lắm là sát thương được mấy chú sâu nhãi nhép, rồi đâu vẫn vào đấy.

Suy nghĩ của một người dân từ 2 tờ báo

Thư của một người dân gửi cụ bà Lê Hiền Đức.

Tôi chỉ là một người dân thường, tuy trước đây cũng được học hành đến nơi đến chốn tại miền Bắc XHCN, nhưng nay đã về hưu non, chỉ là chủ một cửa hàng tạp hóa nhỏ buôn bán mưu sinh. Bận tối mặt tối mũi việc làm ăn, nên tôi cũng không nhiều thời gian đọc báo, vào mạng.

Tình cờ vừa qua được cô cháu gái đưa tôi 2 tờ báo có 2 bài báo của báo Năng Lượng Mới (báo của một tập đoàn DNNN) và báo Hà Nội Mới nội dung là đả kích cụ bà Lê Hiền Đức. Thời gian qua, tôi và rất nhiều bạn đọc khác, nhất là tầng lớp người lao động rất quan tâm và khâm phục cụ Đức, vì được biết cụ đã trên 80 tuổi, một cụ bà nhỏ nhắn gầy gò không có vẻ mạnh khỏe gì lắm, đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp, có nhiều thành tích được Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng động viên, khen ngợi. Tôi cũng có lần tìm hiểu tiểu sử của bà qua Tự điển bách khoa toàn thư mở “wikipedia” tiếng Việt. Hiện nay cụ vì lòng nhân từ, thương cảm người nông dân mất đất mà bênh vực họ, và theo lời kêu gọi của Đảng, Bác Hồ tích cực tham gia chống tham nhũng. Tôi đọc kỹ 2 bài báo này, và với chỉ bằng vốn sống thực tế của người dân lớn tuổi biết suy nghĩ, đã nhận ra những ác ý và bêu rếu có phần hơi thô và lộ liễu của người cho đăng bài và viết bài, hoặc nói cách khác là của lãnh đạo 2 tờ báo này.

Cần sự đóng góp của nhiều người để phổ biến ra thế giới những tư liệu về Hoàng Sa - Trường Sa

Thanh Phương

Là một nhà sử học đã nhiều năm miệt mài nghiên cứu về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tiến sĩ Nguyễn Nhã dĩ nhiên hoan nghênh việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển.

clip_image001

Quần đảo Trường Sa khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. REUTERS/Stringer

Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý

(Hội thảo của Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com /blog)

clip_image001[4]

Tham vọng của Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành cái “ao nhà” của mình đã gây ra những căng thẳng giữa họ với 5 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Cái gọi là Đường chữ U  do họ đưa ra nhằm để Trung Quốc chiếm tới 80% tổng diện tích Biển Đông, đang bị tất cả những người có lương tri trên thế giới phản đối kịch liệt.

Hàng nghìn đảo đá, bãi cạn ở gần các nước ASEAN và ở rất xa đại lục Trung Quốc, xưa nay chưa hề có người Trung Quốc sinh sống, chưa hề có sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc cũng bị họ ngang nhiên coi là lãnh thổ của mình. Đường chữ U lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nhiều nước khác và hoàn toàn không có căn cứ lịch sử cũng như căn cứ pháp lý — điều hết sức vô lý ấy ai cũng thấy, kể cả những người Trung Quốc có lương tri. Bài viết dưới đây nói lên một phần sự thật mà chính quyền Trung Quốc luôn giấu giếm:  các học giả có lý trí ở nước họ cũng công khai thừa nhận Đường chữ U không có căn cứ pháp lý. Để tôn trọng sự thật, tôn trọng tác giả bài viết và bạn đọc, chúng tôi xin dịch nguyên văn bài này. Các ghi chú trong ngoặc vuông [ ] là của người dịch.   

Trung Quốc ngang ngược chà đạp luật pháp quốc tế

Đoan Trang

Trung Quốc căn cứ vào đường lưỡi bò do mình đơn phương đưa ra và muốn biến vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thành “vùng tranh chấp”.

Khu vực chín lô dầu khí mà Trung Quốc đưa ra mời thầu thăm dò khai thác không phải là khu vực tranh chấp. Nó nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Câu hỏi nhiều người đặt ra là: Vậy Trung Quốc căn cứ vào đâu để công khai mời thầu quốc tế ở địa điểm này?

Bản đồ công bố trên website của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) cho thấy cả chín lô dầu khí mà Trung Quốc đang mời chào thăm dò, khai thác đều nằm trong vùng biển thuộc đường lưỡi bò và nằm dọc theo đường chín đoạn “tai tiếng” này. (Xem ảnh)

Khi đường lưỡi bò bắt đầu liếm…

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA, Bangkok

Ngày 23 tháng 6 vừa qua Tổng công ty dầu khí Hải Dương của Trung Quốc chính thức mở thầu khai thác dầu tại 9 địa điểm thuộc khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

clip_image001

Bản đồ chỉ rõ 9 lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc mở thầu quốc tế hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Source PVN

Nhật Bản cần cấp tốc tháo gỡ gần một nửa số lò phản ứng hạt nhân

Mai Vân

Nhật Bản phải nhanh chóng tháo gỡ 24 lò phản ứng nguyên tử trên tổng số 50 lò mà nước này hiện có. Theo hãng tin Pháp AFP vào hôm nay 29/06/2012, đây là kết luận của một số Dân biểu và Thượng nghị sĩ Nhật, sau khi nghiên cứu tính chất nguy hiểm của các lò phản ứng hạt nhân.

clip_image001

Biểu tình phản đối điện nguyên tử tại Tokyo ngày 22/06/2012. REUTERS/Yuriko Nakao

Tepco rút khỏi dự án hạt nhân ở Việt Nam

Tân chủ tịch của Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), Nhật Bản, tuyên bố công ty này sẽ rút ra khỏi dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, báo Mainichi cho hay.

clip_image001

Tepco nói họ muốn tập trung vào giải quyết hậu quả khủng hoảng hạt nhân thay vì xuất khẩu công nghệ này

Đừng vội tin và làm theo lời thương lái Trung Quốc

Nguyễn Văn Khải - Ông già Ôzôn

clip_image002

Mấy phóng viên gọi điện thoại hỏi tôi rằng: Có đúng là người Trung Quốc mua cây gai ở Việt Nam về nước để làm dược liệu hay không? Tôi trả lời dứt khoát với họ: Điều này không đúng. Trong lần sang Trung Quốc gần nhất, tôi đã tới nhiều hiệu thuốc bắc hỏi, tất cả những người bán hàng đều trả lời rằng họ chưa bao giờ bán loại thuốc nào được chế từ những dây leo trong rừng to tới gần bằng cổ tay. Tương tự như năm ngoái, ở các thành phố từ Nam Ninh đến Hàng Châu, hễ có dịp là tôi lại ghé vào các hiệu thuốc bắc hỏi xem có loại thuốc nào được làm từ lá vải khô, cành vải hay không? Ở đâu cũng trả lời: Chưa có tên thuốc nào bán ở Trung Quốc được làm từ loại cây này.

TEPCO Nhật Bản dừng xuất khẩu hạt nhân

Tokyo, 28/06/2012 (AFP)- Bản tin ngày thứ Năm cho biết, Công ty Năng lượng Điện Tokyo đang dừng các kế hoạch xuất khẩu công nghệ nhà máy điện hạt nhân của mình vì đang gặp khó khăn trong việc giải quyết thảm nạn Fukushima.

Nhật báo Mainichi Shimbun nhận định, việc quay lái của một trong những cơ sở lớn nhất thế giới này có lẽ là một sự thất bại của chính sách thúc đẩy công nghệ hạt nhân, đã từng là một niềm tự hào của Nhật Bản.

Tờ báo viết tiếp, Điện lực Tokyo, được biết dưới tên gọi TEPCO, sẽ rút kế hoạch cung cấp và vận hành hai lò phản ứng hạt nhân tại một nhà máy ở Việt Nam.

Phản đối bá quyền Trung Quốc

Nguyễn Trọng Vĩnh

Hoàng Sa, Trường Sa không phải của Trung Quốc thế mà hai lần họ quyết lập cái gọi là huyện “Tam Sa”. Quốc hội Việt Nam, căn cứ vào các tư liệu lịch sử rất rõ ràng và rất có giá trị, đồng thời căn cứ vào Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển, thông qua Luật biển của Việt Nam, tất nhiên trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa là điều bình thường và chính đáng. Thế mà Trung Quốc dẫy nẩy lên, gửi công hàm phản đối, huy động 800 báo mạng rầm rộ phản bác, còn dọa “...khi cần sử dụng vũ lực, một Trung Quốc lớn như vậy Việt Nam sẽ không thể chịu đựng nổi”. Rõ ràng là giọng bá quyền nước lớn, cãi lý mà thua thì nổi khùng, cậy mạnh dọa đánh, theo kiểu “lấy thịt đè người”.

Dự án Bauxite Tân Rai – Bao giờ cho đến tháng Mười?

Lê Trung Thành

Từ đầu năm 2011 đến nay, không dưới 5 lần, những người quản lý dự án xây dựng Tổ hợp khai thác chế biến Bauxite Tân Rai – Lâm Đồng thông báo tổ hợp “chuẩn bị”, “sắp” đưa vào hoạt động.

Cái điệp khúc “các nhà thầu đã hoàn thành 98, 99% công việc lắp đặt máy móc, thiết bị” được nhiều cơ quan báo chí, thông tấn loan tin. Vậy mà cho đến tháng 6 – 2012, tổ hợp Tân Rai vẫn trong tình trạng… “hoàn tất”, và người ta đưa ra thêm một thông báo nữa, đó là, Tân Rai sẽ có sản phẩm đầu tiên ra lò vào… tháng 8 tới. Hy vọng đó lần cuối cùng, chứ không phải như tên bài báo này là “Bao giờ cho đến tháng Mười?”, copy tên một bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh sản xuất từ những năm tám mươi của thế kỷ trước.

Những mẻ alumin chậm xuất hiện tất sẽ làm đổ bể kỳ vọng xuất khẩu mặt hàng mới toanh của TKV nửa cuối năm 2012 sang cho các bạn hang, mà chủ yếu là các công ty luyện nhôm của Trung Quốc. Nó cũng gây không ít khó khăn cho TKV, bởi dự án không thực hiện đúng tiến độ đã 2 năm có lẽ, tiền bạc tốn kém thêm, chi phí quản lý dự án tăng lên đồng nghĩa với sự sốt ruột của Bộ Công Thương, Chính phủ và của lãnh đạo địa phương… càng tăng theo.

Danh sách ký tên ủng hộ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC CHÍNH THỨC CÔNG NHẬN PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN THEO QUY TRÌNH 1946 CỦA HỘI HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM (đợt 2)

 

117

Phạm Toàn

Nhà giáo

Email: phamtoannhamthan@gmail.com

118

Võ Văn Thôn

Nguyên Chủ tịch UBND Quận 3, TP.HCM

Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM

ĐT nhà: 08.38392230

119

Nguyễn Trọng Hoàng

Bác sĩ Y khoa

Cựu Hướng đạo sinh 1944 - 1945

ĐC: 3 rue Gazan 75014 Paris

Email: hoangtrong@dbmail.com

120

Vũ Hải

Bác sĩ Y khoa

Nhà không số đường Triệu Quang Phục, P. Nam Lý, TP. Đồng Hới, Quảng Bình

DĐ: 0905 837 792

121

Lê Hữu Quế

Nhà giáo, kỹ sư Bách khoa

Tham vấn, quản trị

Cựu Huynh trưởng Hướng đạo

Email: quele1@yahoo.com

DĐ số USA: 714. 322.4284

Lịch sử thử nhìn lại

Lữ Phương

Các vấn đề được đề nghị nhìn lại ở đây đều xoay quanh hai nhu cầu liên hệ chặt chẽ với nhau trong lịch sử hiện đại của Việt Nam – một “hệ vấn đề” theo cách nói của Nguyễn Kiến Giang – đó là độc lập dân tộc và canh tân xã hội (Nguyễn Kiến Giang: “Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam”, talawas.org, 14.4.2006). “Hệ vấn đề” này hiện nay vẫn còn đè nặng lên số phận đất nước, nhưng xét từ cội nguồn, nó đã bắt đầu từ khi Việt Nam bị thực dân Pháp, một ngoại bang xa lạ, từ thế giới phương Tây đến xâm lược và thống trị, khác hẳn với kẻ xâm lược cũ đến từ phương Bắc quá quen biết từ mấy nghìn năm. Vì thế, như một nghịch lý nhưng là hiện thực, có thể nói rằng quá trình thức tỉnh để sinh tồn của Việt Nam đã bắt đầu từ cuộc đối đầu xương máu đó, để từ đó đặt những bước chân đầu tiên vào thời hiện đại đầy sóng gió, bất trắc. Với ý nghĩa là một cuộc thúc đẩy mò mẫm không tự sinh nhưng lại là tất yếu cho việc hình thành một ý thức mới về lịch sử.

Việt Nam tiếp tục tố cáo Trung Quốc mời thầu các lô dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam

Trọng Nghĩa

Hôm nay, 27/06/2012, Tập đoàn Dầu khí Petrovietnam đã chính thức mở cuộc họp báo về vụ Tổng công ty Dầu khi Hải dương Trung Quốc CNOOC kêu gọi quốc tế đấu thầu 9 lô dầu khí ngoài Biển Đông. Hành động của Trung Quốc, ngay từ hôm qua, đã bị Việt Nam chính thức phản đối, xem đấy là một «hành động phi pháp» vì 9 lô nói trên đều nằm trong khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam.

clip_image001

Việt Nam phản đối việc Tập đoàn Trung Quốc CNOOC kêu gọi đấu thầu 9 lô dầu khí ngoài Biển Đông (DR)

Trung Quốc sử dụng tập đoàn dầu khí để cưỡng chiếm Biển Đông?

Trọng Nghĩa

Liên tiếp trong hai ngày hôm qua và hôm nay, 27/06/2012, chính quyền Việt Nam đã lên tiếng phản đối dữ dội quyết định của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc, viết tắt là CNOOC, đã «ngang nhiên» mời các tập đoàn nước ngoài vào đấu thầu 9 lô dầu khí nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

clip_image001

Giàn khoan của Tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC (REUTERS)

Giặc vào đến tận trong nhà rồi

Nguyễn Thông

Chúng coi mình không ra gì, không thèm đếm xỉa đến chủ quyền lãnh thổ của mình, không thèm quan tâm đến sự phản đối của mình, vứt vào sọt rác cái gọi là "tình hữu nghị truyền thống" mà mình đang hết sức nâng niu. Chúng là bọn lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, là giặc. Khi chúng cố ý trêu tức, khiêu khích Việt Nam bằng hàng loạt những vụ việc liên tiếp trong thời gian rất ngắn (bắt tàu ngư dân Việt, ra lệnh cấm đánh bắt cá, đưa giàn khoan khủng vào vùng tranh chấp, lập thành phố Tam Sa, mời thầu khai thác dầu khí...) thì có nghĩa chúng đã đói lắm rồi, không ẩn mình chờ thời nữa. Dưới đây là một bằng chứng:

Theo lãnh đạo PVN, vùng biển phía Trung Quốc gọi thầu chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi 76 hải lý, cách phía bắc Nha Trang 60 hải lý. Khoảng cách gần nhất đến vùng giữa Nha Trang và Phan Thiết chỉ là 57 hải lý. Vùng này cũng chỉ cách đảo Phú Quý 30 hải lý và là nơi được PVN tiến hành các hoạt động dầu khí từ lâu. Năm 2011, tàu Bình Minh 02 cũng bị tàu Trung Quốc cắt cáp trên vùng biển này.

Xin xem kỹ, từ chỗ mà chúng coi như của chúng (9 lô) chỉ cách đảo Phú Quý có 30 hải lý, tức hơn 55 cây số, với ta thì đó là biển gần, ngay cả ngư dân ta đi đánh bắt cá cũng chỉ coi là vùng gần bờ. Nay thì rõ mấy thằng China nuôi cá bè ở vịnh Cam Ranh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thế nào.

Tự dưng cứ chập chờn hình ảnh cha con An Dương Vương quất ngựa chạy vào đến núi Mộ Dạ thì đã muộn.

28.6.2012

N.T.

Nguồn: http://thongcao55.blogspot.com/

Vài suy nghĩ về Chỉ số hạnh phúc hành tinh HPI năm 2012

TS Nguyễn Đăng Hoàng

Tuần qua Quỹ Kinh tế Mới (New Economics Foundation hay viết tắt là NEF) đã công bố báo cáo về Chỉ số hạnh phúc hành tinh (Happy Planet Index hay viết tắt là HPI) cho năm 2012 [1]. Dựa theo chỉ số HPI thì trong số 151 quốc gia được báo cáo, Costa Rica đứng đầu và Việt Nam đứng hạng hai. Một số báo chí trong nước xem đây là một niềm hãnh diện cho Việt Nam và đã công bố rộng rãi tin “mừng” này! Tiêu biểu cho những bài báo này là bản tin “Người Việt Nam hạnh phúc thứ 2 trên thế giới” trên tờ Người Lao Động online số ngày 16/6/2012 [2], hoặc bản tin “Việt Nam đứng nhì thế giới về Chỉ số Hạnh phúc” trên tờ Báo Mới và tờ VNEconomy [3, 4], hoặc bản tin “Vietnam Is Second Happiest Country: HPI” trên tờ Tuổi Trẻ online số ngày 17/6/2012 [5].

Khi dân Trung Quốc chống lại điện hạt nhân

Anh Vũ

Mới đây ở Trung Quốc đã xảy ra một việc hiếm thấy, dự án xây dựng một nhà máy điện hạt nhân đang triển khai đã phải dừng lại toàn bộ do dân chúng phản đối. Sở dĩ kiến nghị thành công, đó là do người dân Trung Quốc đã thức tỉnh sau tai nạn hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản, cộng với sự hỗ trợ tích cực có hiệu quả của mạng xã hội. Tờ báo kinh tế Les Echos có bài phóng sự về sự việc.

clip_image001

Nhà máy điện hạt nhân Điền Loan gần thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Wikipedia

Xử vụ Vinashin chưa thoả đáng?

Thái Bình

Cựu chủ tịch Tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình và đồng phạm làm thất thoát trên tám mươi ngàn tỷ đồng, tương đương trên 4 tỷ đô la Mỹ. Phiên toà sơ thẩm xét xử Phạm Thanh Bình cùng đồng phạm của Toà án thành phố Hải Phòng tháng 3 vừa qua, tuyên phạt các bị cáo về tội danh “cố ý làm trái”, Phạm Thanh Bình mức án cao nhất 20 năm tù, các bị cáo khác mức án thấp hơn.

Mức án trên với các bị cáo là nặng hay nhẹ tôi không bình luận. Tôi thấy rằng phiên toà mới xét xử một nửa tội danh.

Nửa tội danh còn lại là gì?

Chấp nhận đau đớn nhưng có chữa được bệnh?

Hồ Trung Tú

Bài phỏng vấn Chủ tịch nước TrươngTấn Sang trên báo TT ngày 25/6 vừa qua đã làm nức lòng nhiều người. Các blogger nổi tiếng như Nguyễn Quang Lập, Thùy Linh, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Thông, hay Trương Duy Nhất cũng đều có những thán từ như “Quá đã!”; “hy vọng!” phải thành công trong việc chống tham nhũng vì đó là “mệnh lệnh của nhân dân”; “Nhiều cử tri nói thẳng với tôi “một số cán bộ có ăn hối lộ thì cũng ăn vừa phải thôi, ăn hết như thế thì còn đâu để nhân dân ăn? ... Với niềm hứng khởi đặc biệt.

Tui cũng hứng khởi như vậy, như hồi nghe ông nói về chuyện không phải một con sâu mà là một bầy sâu trong nồi canh, nhưng khi đọc đến đoạn “Do vậy, nhất định phải làm trong sạch Ðảng, trong sạch bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác” thì tui hết hứng khởi.

300 bà con Văn Giang sang Bộ Tài nguyên – Môi trường yêu cầu đối thoại với Bộ trưởng

NÓNG! 10h50′ - Tin từ CTV: “Từ 9h sáng ngày hôm nay 26-6-2012, có hơn 300 bà con nông dân Văn Giang sang Bộ Tài nguyên – Môi trường số 83 Nguyễn Chí Thanh. Bà con sang yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường đối thoại với người dân Văn Giang bị mất đất cho dự án Ecopark. Nội dung đơn gửi theo kiến nghị số 02.

Cùng lúc này tại Xuân Quan có 17 xe máy xúc, ủi và hơn 100 ‘lính thuê’ mặc áo đỏ và với gậy có sơn màu đỏ để phân biệt nhận dạng tránh đánh nhầm nhau đang tiến hành đưa máy vào làm trên cánh đồng.

10h – Bà con bắt đầu vào làm việc với Bộ Tài nguyên – Môi trường”.

Tường thuật trực tiếp tại đây: Nguyễn Xuân Rượu.

Anh Ba Sàm

Dân Văn Giang 'muốn thu hẹp dự án'

Một số người dân phản đối dự án Ecopark ở tỉnh Hưng Yên đã đến trụ sở Bộ Tài nguyên – Môi trường để xin “đối chất” với Bộ trưởng hôm thứ Ba 26/6.

clip_image001

Đại diện Bộ Tài nguyên – Môi trường nói sẽ chuyển thông tin cho Bộ trưởng

Thời gian khảo nghiệm

Tương Lai

Bài đăng trên THẾ GIỚI MỚI ngày 18.6.2012, theo truyền thống, ngày Giỗ thường lấy ngày Âm lịch, vì thế, ngày Mồng Tám tháng Năm, năm Nhâm Thìn (nhằm ngày 26.6.2012) là ngày Giỗ lần thứ tư ông Sáu Dân, xin đưa lại bài viết ngày 11.6.2012.

Tương Lai

Nhận xét ban đầu về Luật Biển Việt Nam

Dương Danh Huy

Gửi cho BBC từ Oxford, Anh quốc

Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển. Với tình hình tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông, đây là đạo luật mà nhiều người Việt Nam mong đợi. Trên cơ sở đạo luật này còn có thể thay đổi trước khi được ban hành, đây là một số nhận xét ban đầu về văn bản Luật Biển.

clip_image001

Luật Biển 2012 có vẻ toàn diện và và kỹ lưỡng hơn các luật và tuyên bố trước đây

Từ chủ trang trại điển hình phải trở về tay trắng

Mai Quốc Ấn (Bài và ảnh)

Ông Tiềm thẩn thờ bên đống hoang tàn

 

SGTT.VN - Doanh nhân ấy có biệt danh là Tiềm “điên” với tên thật là Nguyễn Văn Tiềm, người dám đi vay hàng trăm triệu đồng vào năm 1998 chặn dòng một con suối ở sông Ông, Ninh Thuận tự mình làm thuỷ điện. Từ sức người, ông biến một vùng cằn cỗi mà chính dân địa phương còn thừa nhận là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” thành xưởng sản xuất nước đá, khu du lịch sinh thái theo mô hình trang trại nổi tiếng khắp nơi.

Tuy nhiên, trang trại ấy, phần lớn đã bị quy hoạch, bởi những quyết định lạnh lùng, lấy đất cho một doanh nghiệp khác làm thuỷ điện. Doanh nhân Nguyễn Văn Tiềm đi lên từ chân đất giờ trở về với chân đất. Gặp chúng tôi vào những ngày giữa tháng 6, ông Tiềm cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại vì hy vọng sẽ đòi được công bằng theo suy nghĩ của mình. Như bao vụ giải toả khác, chuyện của ông Tiềm cũng để lại cho chúng tôi nhiều suy nghĩ, ngậm ngùi khi mồ hôi nước mắt và tâm huyết của cả đời người bỗng chốc tan tành.

Hóa nghèo sau khi giao đất

Đào Lê – Đoàn Quý

Trở lại “điệp khúc tạm cư”

LTS: Không chỉ có 70 hộ dân ở quận 8 TP HCM đã phải tám năm tạm cư sau khi nhường đất cho dự án khu thương mại Bình Điền. Không chỉ có 32 hộ dân tại khu nhà 97 Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức chỉ nhận được những lời hứa suông về việc giao nhà tái định cư… Theo ghi nhận của phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, điệp khúc “giải toả – tạm cư” đang lặp lại tại TP HCM. Phía sau không ít những công trình, những dự án đã và đang mọc lên, nhiều hộ dân đang phải chịu cảnh sống tạm trong những căn nhà tạm dột nát, tồi tàn mà không biết ngày nào mới được an cư.

SGTT

Khai trí, chấn khí để đòi lại quyền làm người

Huỳnh Ngọc Chênh

Cách đây hơn 100 năm, quyền làm người của nhân dân Việt Nam bị chế độ độc tài phong kiến và thực dân Pháp tước đoạt, người Việt Nam sống trong cảnh nô lệ, không hơn súc vật bao nhiêu. Phan Châu Trinh và các đồng chí của cụ là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đã khởi xướng ra phong trào Duy Tân để kêu gọi toàn dân đứng lên đòi lại quyền làm người.

Các cụ đã mở nhiều trường học để nâng cao dân trí và khai sáng cho người dân thấy rằng quyền làm người của mình đã bị bọn cường quyền tước đoạt như thế nào, làm thế nào để đòi lại và đòi lại được thì làm thế nào để bảo vệ.

mà gian nan vẫn còn đấy…

Đỗ Trung Quân

clip_image001Luật biển đã được thông qua từ cấp quốc gia. Gã nhà thơ ham chơi không nhảy tưng, không hét lên ầm ĩ. Hắn nằm ngả người trên ghế dựa, nghĩ và nhớ.

Hắn nhớ những gương mặt bừng bừng hào khí lẫn niềm phẫn nộ xuống đường một năm trước. Hắn nhớ những gương mặt hắc ám lén lút hay công khai của bọn sai nha tấn công, đàn áp những con người trẻ tuổi đang đòi công lý , chủ quyền cho lãnh hải Việt Nam. Hắn nhớ những tên bồi bút bôi nhọ chính đồng bào mình bằng phương tiện đang có trong tay. Hắn nhớ những kẻ từng đập bàn và lệnh cấm bằng mồm khi chiếc áo U-NO được in và chương trình “cùng ngư dân bám biển” phát động trên tờ báo mang tên Sài Gòn Tiếp Thị mà mỗi chiếc áo góp vào đấy số tiền cộng lại không bé mọn để ngư dân Việt Nam mua sắm lại phương tiện bị tịch thu, tài sản bị cướp bóc, sinh mệnh bị đe dọa bằng tiền chuộc.Hắn nhớ và cười khẩy vào tư cách không còn Việt Nam của những kẻ ấy.

Nhật Bản ca ngợi đối sách biển Đông của Việt Nam

Hoàng Anh

Tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản), ngày 21/6, đã đăng một bài viết của phóng viên phụ trách Trung Quốc có tên Isao với tựa đề: “Nhật Bản nên học theo Việt Nam”.

(ĐVO) Bài báo cổ vũ việc chính phủ Nhật Bản nên bắt chước phương thức ngoại giao của Việt Nam trong các tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Bài báo nói rằng “tấm gương” cho Nhật Bản hiện nay chính là Việt Nam. Dù có những thua kém về sức mạnh quân sự, nhưng trên mặt trận ngoại giao, trí tuệ Việt Nam được phát huy rất mạnh mẽ và không hề tỏ ra lép vế so với Trung Quốc.

Đối với vấn đề biển Đông, Việt Nam sử dụng con bài ngoại giao đa phương làm một mũi tấn công sắc bén. Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục mua sắm mới và nâng cấp vũ khí từ Liên Bang Nga, đồng thời hợp tác khai thác dầu khí ở các giếng dầu trên biển Đông, đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế và quốc phòng với Mỹ, xây dựng căn cứ hải quân và tổ hợp bảo dưỡng tàu chiến ở quân cảng Cam Ranh…

Cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông

Trần Hiếu Chân

clip_image001

Cách bám biển mưu sinh bằng cách dựng nhà sống trên biển của người dân Tiền Hải, Thái Bình này có từ thế kỷ 18 khi Nguyễn Công Trứ đưa dân khai hoang lấn biển dựng xóm, dựng làng. Ảnh: Nguyễn Tuấn - Thông Thiện

 

SGTT.VN - Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21.6 với 99,2% đại biểu tán thành. Chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa được ghi rõ ngay tại Điều 1 của luật Biển cho thấy Nhà nước ta khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo mà các triều đại phong kiến Việt Nam đã xác lập từ hàng trăm năm trước.

Ngày 24.6, trao đổi với ThS Hoàng Việt, giảng viên đại học Luật TP.HCM đang có mặt ở Hà Nội, ông khẳng định: “Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu trên thực tế hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ XVII, khi hai quần đảo này còn là đất vô chủ. Việc các nhà nước phong kiến Việt Nam chiếm hữu hai quần đảo đó là thật sự, rõ ràng, liên tục và hoà bình”.

Vũ khí mới bảo vệ biển đảo

Theo ThS Hoàng Việt, luật Biển Việt Nam được thông qua với số phiếu gần như tuyệt đối như vậy cho thấy quyết tâm luật hoá các vấn đề phức tạp liên quan đến biển, đảo của Nhà nước ta là rất cao. Trước đây, đã có lần chúng ta muốn thực thi ý chí mạnh mẽ này của quốc gia nhưng điều kiện chưa thật hội đủ. Nay, chúng ta đã là thành viên của Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) nên chúng ta có cơ hội để tiệm cận với nhiều quy định chung của nó, đặc biệt là nguyên tắc sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp với những quốc gia khác. Đây còn là cơ hội để Việt Nam có thể phát triển kinh tế biển.

Trung Quốc dùng tranh chấp Scarborough để 'nắn gân' Mỹ

Cập nhật lúc :6:22 AM, 24/06/2012

clip_image001

Walter Lohman

Thái độ của Mỹ xung quanh tranh chấp Hoàng Nham/Scarborough là câu trả lời cho phép thử của Trung Quốc.

(ĐVO) Đó là nhận định của Walter Lohman, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu Châu Á tại quỹ Heritage.

Ông Walter Lohman cho rằng Trung Quốc đang tìm cách thử mức độ liên kết giữa Mỹ và các đồng minh của nước này trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua tranh chấp bãi Scarborough/Hoàng Nham.

Dưới đây là bài viết của tác giả được đăng trên The Diplomat:

Với vai trò “người lính chốt” giữ gìn an ninh trên Thái Bình Dương, chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ gần đây là nhằm khẳng định vị trí “anh cả” của mình trong công việc điều phối và gìn giữ trật tự, an ninh khu vực Châu Á Thái Bình Dương theo một cách thức mới.

Lược sử blog Việt - A Brief History of Blogs in Vietnam

Đoan Trang

24-6-2012 là tròn 7 năm Yahoo! 360° khai trương ở Việt Nam. Là một blogger, tôi nghĩ rằng nếu các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2011 gắn với Facebook, thì ở thời kỳ 2007-2008, Yahoo! 360° là một công cụ tập hợp không thể thiếu. Do đó, giới blogger chính trị ở Việt Nam rất nên nhớ đến mạng xã hội (đã đóng cửa) này. 

Cũng trong những ngày kỷ niệm một năm “mùa hè không đỏ lửa” 2011, tôi nảy ra ý định lập một “biên niên sử” ngắn về phong trào viết blog ở Việt Nam, kể từ khi blog xuất hiện ở đây. Kính mong các bạn blogger, Facebooker cùng đọc kỹ và góp ý sửa chữa, bổ sung nếu thấy thiếu sót. Ngoài ra, đã là “lịch sử” thì chỉ liệt kê sự kiện, hạn chế bình luận chủ quan – nhưng nếu có phần nào tôi thể hiện đánh giá cá nhân sai lệch, rất mong được lượng thứ. Bản tiếng Anh ở phía dưới.

June 24th 2012 marks the seventh anniversary of Yahoo! 360°'s appearance in Vietnam. As a blogger, I believe that while anti-China protests in 2011 were mostly attached to Facebook, Yahoo! 360° was an integral part of the protests in 2007. Political bloggers in Vietnam, therefore, should never forget this departed blog.

These days, one year after the summer of protests in Hanoi and Saigon, I’ve come up with the idea of writing a short chronology of blogging in Vietnam since the advent of blogs here. I would be very grateful if readers would make corrections to anything you find to be wrong or misleading information. The English version is below the Vietnamese one.

* * *

Chốt lại chuyện thích bị lừa hay cố ý lừa

Nguyễn Thông

Cứ lâu lâu, "bạn bè" quốc tế dường như sợ người Việt ta ăn không ngồi rồi dễ sinh nghĩ bậy nên lại phong tặng cho xứ mình danh hiệu này chỉ số nọ để mà có cái bàn luận, để sướng, để quên đi những nỗi bần hàn, quên cuộc sống cơ cực, số phận bị thương. Xin cám ơn "lòng tốt" của các "bạn", xin cám ơn.

Lần này "bạn" có nhã ý tặng huân chương hạnh phúc nên rộng rãi, hào phóng cho xứ mình những gần đầu top 5, chính xác là hạng hai, có nghĩa xuýt xoát hạnh phúc nhất thế giới. Chỉ kém có một anh siêu hạnh phúc là... Costa Rica. Phen này cả thế giới phải đến học hỏi Việt Nam, ối ông bà lại mơ ước "sau một đêm ngủ, thức dậy thấy mình thành người Việt Nam" (mà nào biết đêm đó dài vô tận).

Luật Biển của Việt Nam: Chậm nhưng chắc

Trần Kinh Nghị

clip_image001

 

Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của dân chài VN

 

Sau nhiều  năm bị đình hoãn vì những lý do khách quan và chủ quan khác nhau, hôm qua (21/6/2012) Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật biển với sự nhất trí hầu như tuyệt đối (495/496 phiếu). Đó là kết quả của một quá trình tranh đấu gay gophức tạp từ bên trong và với bên ngoài. Dù sao đó là một tin vui đối với nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng như  bạn bè quốc tế.

Luật gồm 7chương, 55 điều sẽ có hiệu lực đầy đủ vào ngày 01/01/2013. Tuy nhiên, hiệu lực chính trị đối ngoại của nó đã có ngay từ bây giờ, biểu hiện trước tiên là sự giận dữ của ông bạn láng giềng phương Bắc. Chẳng hay Bắc Kinh có nhận ra rằng chính thái độ nóng lòng muốn độc chiếm biển Đông của người Trung Quốc đã thúc dục Việt Nam đi tới quyết định quang trọng này (?). Dù sao đây cũng là thời điểm tốt để các nhà lập pháp Việt Nam có thể "cập nhật" tình hình mới nhất trong bộ luật của mình. Đây cũng là thời điểm mà Việt Nam đã có thực lực được tăng cường và đang tiếp tục tăng cường nhanh mạnh hơn nữa nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật. Bởi lẽ trong lĩnh vực luật biển, việc ban hành luật lệ của một quốc gia là một chuyện, nhưng năng lực thực thi pháp luật còn quan trọng hơn nhiều. Do đó, việc Quốc hội thông qua Luật Biển vào lúc này tuy có chậm nhưng vẫn còn kịp thời và có thể nói là “chậm chắc”. Với bộ luật này Việt Nam coi như  đã được vũ trang cả về quân sự và pháp lý trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo chính đáng của mình. Đó là sự tái khẳng định chính thức nhất về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bất chấp sự chiếm đóng bằng vũ lực phi pháp của các lực lượng Trung Quốc.

Danh hão

Tô Văn Trường

Ở đời, “danh” thường đi với “lợi”. Nếu không có lợi về cả vật chất và tinh thần, thì chẳng cần danh làm gì! Tất nhiên cũng có nhiều loại danh: danh thật (có thể đuợc vinh danh), danh giả (có thể bị giả danh). Còn danh hão thì như một thứ đồ trang sức rỏm mà người dùng thì tự biết giá trị của nó. Tuy nhiên, vì quyền lợi, nhiều kẻ vẫn thích danh hão để nhất thời vênh vang, “tự suớng”!

Thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng rộ lên thông tin Việt Nam được Quỹ kinh tế mới (New Economics Foundation- NEF), một tổ chức tư nhân ở Anh, công bố Việt Nam được xếp hạng thứ hai trên thế giới theo chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index - HPI).

Theo tôi nhớ, đây là lần thứ ba Việt Nam ồn ào về ba cái chuyện hạnh phúc này rồi. Hạnh phúc là gì? Điều này còn nhiều tranh cãi và cũng khó định nghĩa chuẩn xác. Bởi vậy, việc đưa ra một tiêu chí tuyệt đối nào để "đo" trạng thái hạnh phúc quả là một việc còn rất mơ hồ! Nếu theo triết lý sống: "hạnh phúc là được làm cái gì mình thích và thích cái gì mình làm" thì có thể "lần " theo tháp Maslow về nhu cầu của con người gồm 5 bậc để đánh giá theo phương pháp thống kê số đông hẳn sẽ định hình được mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của cả xã hội.

Hạnh phúc, sự u buồn và… sự thật!

Kỳ Duyên

clip_image001

Hạnh phúc. Ảnh: internet

Hạnh phúc của nghề báo đơn sơ lắm. Chỉ có một mong ước, là viết… đúng sự thật. Và chỉ sự thật mà thôi!

Cho dù, dịp kỷ niệm Ngày Nhà báo VN 21/6 đã qua, nhưng dư âm của nó lại ám ảnh người viết này, ở một sự kiện mà khi xuất hiện trên nhiều tờ báo, nó lập tức gây “hot” cho xã hội.

Đó là chuyện Quỹ kinh tế mới (New Economics Foundation- NEF), một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường có trụ sở ở Anh, trong bảng xếp hạng Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) đã xếp “Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 2 trên thế giới”.

Chối bỏ… hạnh phúc?

Theo đó, Chỉ số hành tinh hạnh phúc HPI được xây dựng căn cứ vào 3 tiêu chí: Mức độ hài lòng với cuộc sống (EW – experienced well-being); tuổi thọ bình quân cao (LE – Life expectancy) và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ít gây tác động tới môi trường, hay còn được gọi là dấu chân sinh thái (EF – Ecological footprint). Năm nay, các chỉ số này của VN là EW: 5,8; LE: 75,2 và EF: 1,4.

Từ “Tiếng hát sông Hương” đến công nghệ… mãi dâm

(Nhân đọc bài Hoan nghênh Quốc hội trả lại nhân quyền cho phụ nữ bán hoa của Luật gia Trần Đình Thu, đăng trên trannhuong.com)

Đặng Văn Sinh

Cách đây gần năm mươi năm, khi còn ngồi trên ghế nhà trường cấp 3 phổ thông, có một lần, trong buổi ngoại khóa, chúng tôi được thầy Hoàng Bỉnh Nhu bình bài Tiếng hát sông Hương của nhà thơ lớn Tố Hữu. Thầy bị cụt một tay, người chỉ được một mẩu, đuôi mắt trái lại có mụn ruồi to đùng nhưng giảng văn thì cực hay. Dường như những khi đứng trên bục giảng, thầy đã hóa thân vào tác phẩm, để rồi, trong phút xuất thần, chuyển tải cái nhân sinh quan cộng sản của một ông râu xồm mãi bên trời Tây vào con tim ngu ngơ của đám học trò nông thôn, quần âm lịch, chân đất, vốn chưa có một chút khái niệm nào về loại nghề buôn phấn bán son.

Vô trách nhiệm trong cưỡng chế đất, Tổng thống bị cách chức

clip_image002

Ông Fernando Lugo

Dân Việt - Hôm qua, 22.6, Quốc hội Paraguay đã tiến hành bỏ phiếu, nhất trí cách chức Tổng thống Fernando Lugo vì cáo buộc vô trách nhiệm trong vụ cưỡng chế thu hồi đất khiến 17 người thiệt mạng trước đó tròn một tuần.

Các hãng truyền thông đưa tin, Thượng viện Paraguay hôm 22.6 đã tiến hành một phiên luận tội đối với ông Lugo. Theo đó, có tới 39 thượng nghị sỹ bỏ phiếu ủng hộ quyết định cách chức Tổng thống. Chỉ có 4 nhà lập pháp đứng về phía ông Lugo. Hai thượng nghị sỹ vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu này.

Được biết, phiên luận tội diễn ra căng thẳng trong suốt khoảng 5 giờ đồng hồ.

Phát biểu trước phóng viên, ông Lugo tuyên bố chấp nhận kết quả bỏ phiếu trên. Tuy nhiên, ông lên tiếng khẳng định: “Lịch sử Paraguay và nền dân chủ của đất nước đã bị tổn thương nặng nề".

Việt Nam không có 'vùng cấm' báo chí?

Ngày nhà báo, lời động viên có cánh và những quả bồ hòn!

Nhân ngày nhà báo 21 tháng 6, bà con ta vừa được nghe những lời động viên có cánh và những ý răn đe của hai ông cựu và tân Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (4T).

Ông cựu tuyên bố xanh rờn: “ Có vùng cấm đối với báo chí không , tôi xin khẳng định ngay là không có vùng cấm nào, chỉ có báo chí ngại không vào mà thành vùng cấm”.

Quả bóng đã được ông chuyển sang chân các nhà báo tội nghiệp để bắt họ tự sút vào lưới nhà. Thế chưa đủ, người giữ độc quyền tác giả của khái niệm “LỀ PHẢI của báo chí” ấy còn đi xa hơn, khi ông trách các nhà báo và thúc giục: “Những vấn đề nóng bỏng của xã hội, báo chí chưa khoan đến đáy, chưa xoáy đến gốc, chưa chọc sâu đến tận cùng”.

Chỉ với hai câu ấy, ông Lê Doãn Hợp đã hàm ý giải thích tình trạng  ”Việt Nam đứng gần chót bảng về tự do báo chí”  là do tội của các nhà báo (vừa hèn, vừa bất tài, vừa thiếu trách nhiệm) chứ sự lãnh đạo của Đảng mà ông đại diện luôn mở cửa rất thoáng và luôn thúc giục những con ngựa báo chí cứ phi đến tận cùng kia mà?

Chẳng cần lệnh nhốt mà tự nhốt. Nhục chưa, thưa các nhà báo “lề phải” của ta? Cúc cung nghe lệnh mà chẳng được câu khen lại bị trút hết tội lỗi lên đầu, nhục nhất là tội thiếu nhân cách nhà báo?

Nói vậy thôi chứ nhân dân hiểu. Dân không lạ gì những cú điện thoại của thượng cấp để “ra lệnh miệng”, những cuộc họp giao ban báo chí nặng nề để kiểm điểm, răn đe. Dân cũng từng biết có những chính phủ chưa dám để cho “đệ tứ quyền” được tự do. Chính quyền miền Nam trước đây cũng nhiều lúc áp dụng chính sách “hốt, cắt, đục” với báo chí đối lập, nhưng những động tác KIỂM DUYỆT ấy thực hiện công khai, ai không đồng ý cứ việc phê phán, chính phủ phải đương đầu với dư luận.

Sự lãnh đạo của ta “tài tình” ở chỗ  tuyên bố không kiểm duyệt mà còn chặt hơn kiểm duyệt, bởi đã chuyển được sự kiểm duyệt của chính quyền thành sự TỰ KIỂM DUYỆT của từng nhà báo và từng tổng biên tập. Đó là “nghệ thuật” của người biết chuyển sự áp đặt bên ngoài thành tự nguyện bên trong, biến sự chiếm đoạt thành những cuộc tự dâng hiến. Đã tự dâng hiến thì còn kêu ca nỗi gì? Có đau như hoạn cũng phải ngậm bồ hòn. Chẳng thế mà có câu chuyện Humour rằng trong mọi cuộc thi đấu Olympic quốc tế thì Việt Nam luôn đoạt huy chương vàng về hai môn Ngậm miệng ăn tiềnNém đá giấu tay! Thật đậm đà bản sắc.

Chỉ tiếc rằng những lời tuyên bố xanh rờn “đẹp như chân lý sinh ra” của ông cựu Bộ trưởng 4T chỉ cho nhân dân được thưởng thức sau khi ngài đã hạ cánh an toàn, chứ khi còn tại nhiệm nếu ngài quyết biến lời vàng ngọc ấy thành hiện thực thì chắc người kế nhiệm ngài hôm nay đã chẳng phải là vị sĩ quan gốc trinh sát Nguyễn Bắc Son. Người chỉ huy mới của ngành báo chí hiện nay cũng là sĩ quan chỉ huy từ Bộ Tư lệnh Lăng Bác, nơi mà từng cái vung tay, từng cái nhấc chân cũng phải đúng lễ nghi, khuôn phép, nhân dịp ngày nhà báo đã tuyên bố những lời huấn thị sắt đanh.

Nhân ngày nhà báo long trọng này, mong những lời động viên có cánh của ông Cựu Bộ trưởng sẽ khiến cho các nhà báo “lề phải” của ta có thêm nhuệ khí để… bay lên…

Hà Sĩ Phu

Hạn chế gam màu xấu trong bức tranh thu hồi đất: làm rõ chủ sở hữu pháp lý

TS Nguyễn Sỹ Phương (CHLB Đức)

clip_image002

Ở Đức, hàng năm chủ đất phải đóng phụ phí, như tiền bảo hiểm đất để bồi thường những thiệt hại ngộ nhỡ xảy ra trên thửa đất đó 

 

SGTT.VN - Sau khi đăng loạt bài Bức tranh thu hồi đất từ số báo ra ngày 15.6.2012, Sài Gòn Tiếp Thị nhận được bài viết này của TS Nguyễn Sỹ Phương từ CHLB Đức. Tác giả trình bày góc nhìn riêng lý giải nguyên nhân của những căng thẳng trong việc thu hồi đất hiện nay ở nước ta nói riêng và trong các tranh chấp đất đai nói chung, đưa ra những gợi ý mang tính giải pháp trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm hoá giải vấn đề ở Đức. Sài Gòn Tiếp Thị xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Với nội hàm “nhà nước quản lý phân bổ vì lợi ích toàn dân”, khái niệm sở hữu toàn dân được sử dụng mặc nhiên ở mọi quốc gia, thể chế. Bởi tất cả những gì, từ con người tới tài sản, từ vật chất đến tinh thần, văn hoá, truyền thống… ở quốc gia nào thì thuộc sở hữu của quốc gia đó. Sở hữu toàn dân, vì vậy, dù mặc định hay hiến định, bản chất là một khái niệm chính trị liên quan tới lợi ích chung toàn dân, quốc gia, không thể thay thế khái niệm sở hữu pháp lý dùng để phân biệt lợi ích cùng trách nhiệm pháp lý của từng người dân đối với tài sản của họ trong quốc gia đó.

Khi những ông chủ tịch lắc đầu

Đào Tuấn

clip_image001 Chỉ 3 ngày sau khi vấn đề “thương nhân Trung Quốc” đưa ra nghị trường, thị trường hoa Đà Lạt bị hoa Trung Quốc hạ đo ván trên sân nhà, táo độc Trung Quốc tràn ngập vựa trái cây ĐBSCL, tôm hùm Nha Trang trượt giá oành oạch, các bác sĩ đông y Trung Quốc “cởi áo bluse bỏ trốn” khi thấy đoàn kiểm tra, còn tiểu thương chợ Đồng Xuân thì… cảm ơn hàng Trung Quốc.

Có tới 5 đại biểu QH đưa vấn đề thương nhân Trung Quốc ra trước nghị trường: Mục đích của họ là gì? Thao túng, lũng đoạn thị trường, lừa đảo? Liệu đằng sau các lừa gạt kinh tế của thương lái Trung Quốc còn có âm mưu về chính trị nào khác? Tóm lại đó là một câu hỏi “Tại sao Trung Quốc” to tướng. Và xin nhắc lại, câu hỏi này được ít nhất 5 vị đại biểu QH đặt ra.

Người ta chỉ đặt câu hỏi tại sao khi người ta không biết.

Người Trung Hoa có câu “Nhất bản vạn lợi”, tương tự như câu “một vốn bốn lời”- tức đã là thương nhân thì, nói như M. Friedmann, nhà kinh tế học người Mỹ đoạt Nobel kinh tế- “không có trách nhiệm nào khác ngoài việc kiếm tiền”. Tây, hay Tàu, hay Ta đều như nhau cả. Cứ cái gì bán có lãi là mua. Nhưng các vị dân biểu không lo không được, không dùng chữ “âm mưu” không xong. Bởi ngoài những thứ có thể cho lợn ăn, dù kỳ cục, như khoai lang, thì có những thứ nghĩ bể óc không hiểu con cháu thời @ của cụ Lã Bất Vi, người từng bán vợ, buôn vua- mua để làm gì. Trước thì mèo. Rồi rễ hồi. Thớt nghiến. Móng trâu. Cáp Quang. Giờ thì lá vải. Gỗ sưa. Đỉa. Cứ nghĩ thử mà xem: Những thương nhân Trung Quốc thuê rừng trồng…khoai. Rồi vào quân cảng Cam Ranh…nuôi cá.

Thương lái Trung Quốc lùng gỗ quý ở miền Trung

Quốc Nam (bài và ảnh)

clip_image001

Một phách gỗ lim đi qua vườn nhà dân ở miền tây huyện Lệ Thuỷ.

 

SGTT.VN - Thương lái Trung Quốc hiện đang săn lùng mua gỗ lim và nhiều loại gỗ quý khác tại Quảng Bình với giá cao hơn bình thường. Trước đó, họ cũng đã ráo riết săn tìm gỗ sưa (huê) tại nhiều địa phương ở miền Trung...

Điều đáng lo là để o bế thương lái gỗ Trung Quốc với mong muốn tiêu thụ được nguồn gỗ quý hiếm, nhiều nậu gỗ tại Quảng Bình cho thương lái Trung Quốc ở ngay trong nhà mình.

Lái gỗ Trung Quốc đột nhập rừng Kẻ Bàng?

Trong vụ ba cây sưa cổ thụ bị triệt hạ tại Hung Trí thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Phong Nha – Kẻ Bàng vừa qua, nhiều người dân địa phương cho biết có cả thương lái Trung Quốc vào tận cội để đặt mua loại gỗ quý này.

Diễn từ Nobel hòa bình

(đọc ngày 16-6-2012 tại Oslo, Na Uy)

Aung San Suu Kyi

The true measure of the justice of a system is the amount of protection it guarantees to the weakest” và “It is not power that corrupts but fear. Fear of losing power corrupts those who wield it and fear of the scourge of power corrupts those who are subject to it”.

Không phải quyền lực làm cho tha hóa, mà chính là sự khiếp sợ. Sự khiếp sợ đánh mất quyền lực làm tha hóa những kẻ đang nắm trong tay quyền lực và sự khiếp sợ bị quyền lực trừng phạt làm tha hóa những người đang nằm dưới tay quyền lực.

Thưa Ðức Vua và Hoàng hậu, thưa các vị trong Hoàng gia, thưa các vị khách quý, các thành viên của Ủy ban Nobel Na Uy, và các bạn thân mến,

Hoan nghênh Quốc hội thông qua Luật Biển

KS Doãn Mạnh Dũng

Hôm nay ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển với 495/496  đại biểu bỏ phiếu tán thành, đạt tỉ lệ 99,2%.

Bộ Luật Biển đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là nguyện vọng của tòan thể dân tộc Việt Nam mong muốn tiếp bước các thế hệ cha ông xác lập quyền lực của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc xác nhận chính thức Hoàng Sa và Trường Sa là lảnh thổ của Việt Nam không chỉ nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia, mà trước hết biểu thị dân tộc Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng rất biết tự trọng, biết giữ phẩm giá của chính mình.

Việt Nam thông qua Luật Biển khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa. Trung Quốc cực lực phản đối

Thụy My

clip_image001

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á khác (DR)

Hôm nay 21/06/2012 Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển, trong đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngay lập tức Trung Quốc đã lên tiếng kịch liệt phản đối. Theo báo chí Việt Nam, Luật Biển đã được 495/496 đại biểu bỏ phiếu tán thành.

Đại biểu Quốc hội đồng thời là nhà sử học Dương Trung Quốc đã xác nhận với AFP việc Quốc hội Việt Nam hôm nay đã thông qua Luật Biển, trong đó có đoạn “khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Tuy nhiên, ông cho biết bộ luật này chưa được công bố trong nhiều ngày tới. Còn theo báo chí Việt Nam, Luật Biển đã được 495/496 đại biểu bỏ phiếu tán thành, đạt tỉ lệ 99,2%.

Ông Dương Trung Quốc nói thêm: “Việc thông qua Luật Biển hôm nay là rất quan trọng đối với Việt Nam. Luật này sẽ củng cố việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Ông nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Việt Nam có được một bộ luật về Biển Đông.

Thư của nhà giáo Phạm Toàn gửi các vị Đặng Văn Việt và Nguyễn Huệ Chi

Kính gửi anh Đặng Văn Việt, giáo sư Nguyễn Huệ Chi,

kiennghihuongdaovn@gmail.com

Tôi là Phạm Toàn, nhà giáo về hưu, địa chỉ e-mail phamtoannhamthan@gmail.com, điện thoại di động số 0914 349 266, là cựu Hướng đạo sinh đoàn Nhân Mục, đạo Hà Đông từ 1943 đến 1945. Xin cho tôi được ký tên vào bản Kiến nghị về việc chính thức công nhận phương pháp giáo dục thanh thiếu niên theo quy trình 1946 của Hội Hướng Đạo Việt Nam.

Tôi xác nhận phương pháp giáo dục Hướng đạo sinh đã có tác dụng trực tiếp vào bản thân tôi và vào các huynh trưởng, kết quả rõ nhất là trong hai điều sau:

1./ Chúng tôi thực sự được giáo dục lòng yêu nước và tinh thần nhân văn. Bằng chứng rõ nhất là toàn thể đoàn viên đoàn Nhân Mục đều có mặt cướp chính quyền năm 1945 tại đạo Hoàn Long, Hà Nội. Sau đó, tất cả đều phục vụ trong quân đội cách mạng. Các huynh trưởng (tiêu biểu là Nguyễn Hải Hạc, Nguyễn Hải Hùng, Cao Đắc Hưng và Nguyễn Côn) từ rất sớm đều đã là cốt cán của Bộ Quốc phòng và trường Lục quân Trần Quốc Tuấn. Người ít tuổi nhất là tôi – biệt hiệu Tí Toàn – cũng tham gia kháng chiến kể từ đêm 19-12-1946 ở tiểu đội phố Hàng Gai do ông Hồng Lĩnh phụ trách.

Quốc hội của đất nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới!

Tô Văn Trường

an-xinHôm nay là ngày nhà báo Việt Nam (21/6). Tôi là dân làm công tác khoa học kỹ thuật nhưng yêu nghề làm báo nên hay viết bài về các chủ đề khác nhau để trải lòng mình với bạn đọc. Ngày thường đã có thói quen nghĩ sao, viết vậy (tuy đôi lúc cũng phải chọn con chữ cho thích hợp) để khỏi làm phiền toái đến tòa soạn nhưng vẫn giữ nguyên tắc luôn tôn trọng sự thật thì ngày nhà báo càng phải làm hơn thế!

Thật ra vấn đề sinh hoạt nghị trường có lẽ là nơi thể hiện rõ nhất bản chất chính trị thực sự của chế độ ta. Cả hình thức và nội dung sinh hoạt nghị trường cho thấy rõ bản chất ấy. Thay đổi được nó, chính là thay đổi toàn bộ những nguyên tắc căn bản nhất của vấn đề tổ chức hệ thống nhà nước và thể chế chính trị. Đây là vấn đề gốc của mọi vấn đề. Đụng đến chỗ ấy, dù giỏi và khéo léo đến cỡ nào cũng rất khó khả thi về mặt ngôn từ. Còn sòng phẳng trên phương diện khoa học chính trị hay khoa học lý luận thì chẳng ai cho phép tranh luận bàn thảo. Thôi thì, cứ thực tế nghe nhìn để xác định nội dung nào hình thức ấy vậy, có lẽ hợp lý hơn cả.

Về một sự ô nhục

Tạ Duy Anh

(Nhân dịp ngày 21-6 và lễ trao giải báo chí sắp diễn ra)

Vài lời thưa trước:

Cách nay vừa tròn 25 năm, khi đó tôi đang trong quân ngũ đóng ở Lào Cai thì ở nhà bố tôi gặp một tai hoạ do chính ông gây ra. Cụ thể là ông đã viết một lá đơn tố cáo cán bộ địa phương – mà báo chí lúc đó gọi là bọn cường hào mới – gửi lên các cơ quan có trách nhiệm của tỉnh Hà Sơn Bình. Một đoàn cán bộ từ tỉnh, huyện, xã được thành lập để xác minh những tố cáo của bố theo tinh thần Những việc cần làm ngay. Sau một ngày làm việc, họ đưa ra kết luận bố tôi vu khống nhằm bôi xấu cán bộ của đảng ở địa phương! Nhà báo Bằng Giang được đề nghị chấp bút viết bài để đăng báo Hà Sơn Bình, căn cứ trên bản kết luận của đoàn điều tra.

Nhà báo bé mọn

Thuỳ Linh

clip_image001Cuối ngày 21/6 rồi. Mọi lời chúc tụng dành cho các nhà báo cũng gần qua. Hoa, tiền, lời chúc, lời than, những âm thầm muộn phiền, day dứt, những ai oán thốt không trọn lời…Thôi đành chúc nhau, nhìn mắt nhau rưng rưng mà bảo, những gì muốn viết đành găm trong lòng. Nghe gì mấy chuyện đăng trên báo. Người viết còn không tin thì người đọc cũng đừng nản, đừng chê. Đọc để biết trình độ lẩn tránh, thoái thác và nói dối đã tới level nào rồi. Những điều viết ra như câu nói nửa chừng không thể dứt câu. Chợt nhớ câu chuyện mới vừa đây…

Cần có một ngày cho báo mạng

Nguyễn Tường Thụy

Ngày 21/6 là ngày gì, của ai?

Có thể có người cho rằng câu hỏi quá ngây ngô. Câu trả lời thường gặp là: Ngày 21/6 là ngày nhà báo Việt Nam và của nhà báo Việt Nam chứ còn là ngày gì nữa.

Tuy nhiên ở nhiều bài báo của báo chí Nhà nước vẫn có cách gọi khác nhau: ngày Nhà báo VN, ngày Báo chí VN, ngày Báo chí cách mạng VN.

Để hiểu cho đúng, ta cần tìm hiểu kỹ ngọn nguồn.

Lại là chuyện cái bí danh...

Phương Bích

Sau sự việc xảy ra ở Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội cả mấy tuần, tôi mới có dịp đến thăm cụ Lê Hiền Đức. Thực ra những giây phút rảnh rỗi của cụ là rất hiếm hoi. Những tưởng sau khi báo đài nhà nước “lu loa” tố cụ gây rối TTCC và đòi “trừng trị” cụ thì nhiều người thất vọng về cụ lắm. Nhưng dân oan ở khắp nơi lại lo lắng, thi nhau gọi điện hỏi thăm sức khỏe cụ. Hôm tôi đến gặp một đoàn 4 người đi ô tô khách từ tận An Giang ra thăm cụ Đức. Bà con Văn Giang còn mời cụ sang nghỉ ngơi tĩnh dưỡng một thời gian cho khỏe, để mà có sức giúp dân.

Nghe chừng bây giờ dân không phải ai cũng tin vào đài báo nhà nước nữa. Bà tổ phó tổ dân phố chỗ tôi vốn lành như đất, chính quyền nói gì cứ là răm rắp nghe theo, cũng ra thì thầm hỏi chuyện bà Đức. Tôi bảo thì báo đài nói đầy ra đấy, chị hỏi em làm gì? Bà ấy cười bảo, còn lạ gì báo đài, vậy nên chị mới hỏi em chứ.

Giáo dục đào tạo Việt Nam: nốt trầm không “xao xuyến”

Nguyễn Thượng Long

clip_image002- Nguyên giáo viên GD ĐT Hoà Bình và Hà Tây

- Nguyên Thanh Tra Giáo Dục kiêm nhiêm Hà Tây

“Bài viết này xin thân ái tặng NĐT Đỗ Việt Khoa, thầy giáo Edu Lê Đình Hoàng cùng các nhà báo của VTV: Tạ Bích Loan, Diệp Anh, Bích Phượng – Các nhà báo: Quý Hiên (Tiền Phong), Văn Đàn – Công Định (Thanh Tra Chính Phủ), Tuyết Mai (GDTĐ), Thu Lan (SGGP), Lê Thị Mạnh (Người Đại Biểu của Nhân Dân), …cùng những người Việt Nam khác đã dũng cảm đối diện với vấn nạn thi cử gian dối trong mùa thi 2005 – 2006”

(Nguyễn Thượng Long).

Kỳ thi tốt nghiệp PTTH năm học 2011 – 2012 vừa kết thúc, mọi người đang chuẩn bị sẽ lại được nghe trường ca: Kỳ thi đã “THÀNH CÔNG – AN TOÀN – NGHIÊM TÚC – ĐÚNG QUY CHẾ” … thì sự kiện “Video clip Đồi Ngô – Bắc Giang” đột ngột nổ bùng làm bung bét hết tất cả.

Nhân phát biểu của hai đại biểu Quốc hội, nghĩ về hai “lề dân”

Đào Tiến Thi

Tính cho đến thời điểm này, ai cũng cảm thấy Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ ba) nhạt hơn Quốc hội khóa XII. Nhưng theo tôi, nếu lọc lựa ra, không phải là không có những ý kiến mạnh mẽ, xác đáng. Lấy ví dụ như phát biểu của ông Lê Như Tiến và ông Dương Trung Quốc ngày 7-6-2012.

Khi đề cập hiện tượng bức xúc nhất hiện nay – nạn tham nhũng (gắn liền với vấn đề đất đai) – ông Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nói:

Cựu Hướng đạo sinh yêu cầu Nhà nước công nhận phương pháp Hướng đạo

Gia Minh, RFA

Những người chủ xướng Kiến nghị về việc chính thức công nhận phương pháp giáo dục thanh thiếu niên theo quy trình 1946 của Hội Hướng Đạo Việt Nam kêu gọi bạn đọc ký tên ủng hộ kiến nghị này. Xin gửi e-mail về địa chỉ kiennghihuongdaovn@gmail.com; trong thư, cần ghi rõ họ tên, nghề nghiệp và địa chỉ của người ủng hộ. Danh sách sẽ được công bố trên trang mạng của Bauxite Việt Nam.

Bauxite Việt Nam

Cách mạng blogger ở Việt Nam?

Marianne Brown, The Diplomat

Dương Lệ Chi dịch

Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả bài viết của bà Marianne Brown, nói về việc đóng góp của các blogger, giúp thay đổi việc chuyển tải thông tin của các cơ quan truyền thông trong nước như thế nào. Các blogger, những nhà báo mạng, những người được mệnh danh “ăn cơm nhà vác ngà voi”, mặc dù không được lãnh lương, không được cấp kinh phí, không được chính thức trao quyền tác nghiệp, thế nhưng tiếng nói của các blogger đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện thông tin của báo chí nước nhà.

Việc viết blog, đưa tin của các blogger với tinh thần trách nhiệm, đứng về quyền lợi của người dân, bênh vực những người cô thế, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, mặc dù không được đảng và nhà nước vinh danh, khen ngợi, nhưng các blogger thật sự trở thành nơi tin tưởng, gửi gắm, không những cho người dân, mà còn là nơi để các quan chức chính quyền địa phương nhớ tới, khi cần được giúp đỡ. Xin mọi người hãy cùng vinh danh các blogger, các nhà báo mạng, những nhà báo công dân, những “chiến sĩ thông tin”, đã âm thầm, lặng lẽ làm việc trong thời gian qua và trong tương lai sau này.

BTV trang mạng Anh Ba Sàm

Những hạt sạn trong Ngày Nhà Báo Việt Nam

M. L.

Ngày 21 tháng 6 là Ngày Nhà báo Việt Nam. Cái tên gọi mỹ miều này đang bị đe dọa bởi khuynh hướng chạy theo đồng tiền mà quên đi trách nhiệm của một số không nhỏ các tờ báo hiện nay. Mặc Lâm có bài viết về hiện trạng này.

clip_image001

Việt Nam hiện có hơn 700 tờ báo nhưng tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền. AFP

Khi blog của các giáo sư bị ngăn chặn

Đông A

Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới ngăn chặn truy cập vào đọc các blog của các giáo sư của đất nước. Nếu không vượt tường lửa hay dùng các thủ thuật để vượt tường lửa, các blog của các giáo sư Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn, Hà Huy Khoái ... không thể truy cập được, ít nhất bằng thuê bao của VNPT. Một độc giả của blog của GS Đàm Thanh Sơn đã ai oán viết rằng: "Xin lỗi giáo sư vì post không đúng chỗ. Nhưng ở VN blog blogspot, wordpress và nhiều dạng blog khác bị chặn hết rồi,…không vào được ạ. Em phải khó khăn lắm mới trèo tường vào được đây. Có lẽ giáo sư nên tính chuyện lập site riêng đi thôi." Đó là tiếng kêu của một con người.

Nhận xét về báo cáo đánh giá tác động môi trường cảng Lạch Huyện

GS TS Nguyễn Thế Hùng

TS Tô Văn Trường đã có bài viết sắc sảo về bản báo cáo này. Chúng tôi chỉ xin nhận xét thêm.

Thông thường người ta làm cảng nơi thiên nhiên ưu đãi: không bối lắng, chắn gió tốt, đủ độ sâu để tàu ra vào. Đối với những nơi không hội tụ những tiêu chuẩn này, cần phải hết sức thận trọng.

Bảng đánh giá tác động môi trường của một công trình lớn trọng điểm Quốc gia Cảng Lạch Huyện như vậy là quá sơ sài, không thể chấp nhận được.

Trung Quốc đã tạo thế mới cho quan hệ Việt – Mỹ

Bùi Văn Bồng

clip_image001

Sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ (Leon Panetta) thăm Cam Ranh (3-6-2012) và được tiếp đón ở Hà Nội sau hơn 37 năm giải phóng miền Nam, trong đó có 17 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, đã được nhiều phương tiện truyền thông thế giới loan tin và bình luận sôi nổi. Trước đó, ngày 17-6-2011 đã diễn ra cuộc Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Mỹ-Việt thường niên lần thứ tư diễn ra tại thủ đô Washington. Hai bên nhất trí rằng việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông là phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế; mọi tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua con đường ngoại giao và hợp tác, không gây sức ép hay sử dụng vũ lực. Hai bên cho rằng các tuyên bố lãnh thổ và lãnh hải cần phải phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982. Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố 2002 về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc và khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử đầy đủ.

Mô hình toán cảng Lạch Huyên – tiền mất tật mang!

Tô Văn Trường

Trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua có nhiều ý kiến bàn luận dù còn nhiều định tính về cảng Lạch Huyện, sau đó không hiểu vì lý do nào đó bị “tắt điện”! Gần đây, tôi nhận được tài liệu chính thức báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cảng Lạch Huyện để nghiên cứu, tham gia Hội đồng thẩm định cấp nhà nước.

Theo tôi nghĩ, trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, việc tiến ra biển (không phải đứng trước biển) là hoàn toàn đúng đắn. Cảng Lạch Huyện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số 2190/QDD-TTg ngày 24/12/2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030) có vai trò, vị trí, quy mô như sau:

Chuyên gia Nhật nghĩ gì về lò hạt nhân Ninh Thuận

P. Jatra

clip_image001

 

Gs. Matsuda Kiyoshi

 

Sáng ngày 11-06-2012, tại D301, Trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn (ĐH KHXH&NV-Tp.HCM) có tổ chức buổi nói chuyện với chủ đề Hiện trạng nước Nhật sau sự cố hạt nhân do GS. Matsuda Kiyoshi, Đại học Tokyo Nhật Bản trình bày.

Buổi nói chuyện do Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á tổ chức. Tham gia buổi nói chuyện có TS. Trần Đình Lâm (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam Đông Nam Á), PGS.TS Thành Phần (trí thức Chăm quê Ninh Thuận, Phó Giám đốc trung tâm), Th.S Trương Văn Món (giảng viên của trường) và hơn 40 giảng viên, sinh viên đến tham dự.

Nội dung xoay quanh vấn đề tình hình nước Nhật sau thảm họa động đất và sóng thần xảy ra vào 11/3/2011 tại tỉnh Fukushima, nơi có nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Trong buổi thuyết trình, GS. Matsuda Kiyoshi đã không kìm nén được cảm xúc khi nhớ lại cảnh tượng nước Nhật sau sự cố lò điện hạt nhân Fukushima bị rò rỉ sau khi tai họa ập xuống đất nước của mặt trời mọc này. Nước Nhật là một đất nước luôn bị rình rập bởi những thiên tai như động đất, sóng thần,… tuy nhiên, người Nhật không ngờ rằng ngày 11-3-2010 là ngày mà tai họa kép động đất-sóng thần lại dắt tay nhau viếng thăm miền Đông nước này. Tai họa khiến cho hàng trăm, hàng nghìn người không thể trở về với quê hương, nhiều người mất đi những người thân, nhiều gia đình lâm vào cảnh không biết về đâu và sẽ ra sao trong nay mai.

Nói về biểu tình đỏ ở Hà Nội

Mai Xuân Dũng

Mới đầu tuần mà thời tiết Hà Nội nóng quá.

Ở số 1 Hoàng Hoa Thám dầy đặc nông dân áo đỏ đi biểu tình phản đối kết luận Thanh tra về đất đai.

Tại 46 Tràng Thi cũng dầy đặc nông dân áo đỏ Dương Nội Đông Anh.

Rực trời cờ đỏ biểu tình và rực đường áo đỏ máu oan.

Đối lập với màu đỏ là màu xanh.

Công an, an ninh xanh lè, vàng khé  cũng dày đặc như dân.

André Hồ Cương Quyết: Hành trình về đảo Lý Sơn

Tường An, Thông tín viên RFA, Paris

VIETNAM-CHINA-FRANCE-POLITICS-SEA-DIPLOMACY  

Andre Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim "Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát". AFP

 

Trong chuyến du hành Âu châu vừa qua, ông André Menras với cái tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết đã trình chiếu nhiều lần cuốn phim “Hoàng sa, Nỗi đau mất mát” để quyên góp tài chánh trở về Việt nam giúp những ngư dân Quảng Ngãi đã bị tàu Trung quốc bức hại.

Phim “Hoàng sa, Nỗi đau mất mát” đến Châu Âu

André Menras Hồ Cương Quyết, người Pháp có quốc tịch Việt Nam. Cuộc đời ông đã có nhiều gắn bó với Việt nam từ thập niên 60 và cho mãi đến sau này, khi Trung Quốc bắt đầu ngang nhiên coi vùng biển Việt nam như 1 phần lãnh thổ của họ thì ông đã lên án mạnh mẽ hành động bành trướng của Trung Quốc bằng cách tham gia các cuộc biểu tình chống đường lưỡi bò. Ông đã bỏ gần 5 năm để nghiên cứu mối quan hệ Việt-Trung và ăn ở hàng tháng trời ở đảo Lý Sơn để tìm hiểu thân phận của người dân ở đảo này. Cùng với đài truyền hình TP HCM, ông đã hình thành bộ phim nói về cuộc đời của những ngư dân bất hạnh, về những ngôi mộ gió của những người đàn bà góa không biết thân xác chồng đang trôi dạt phương nào. Chẳng thế mà người dân ở đây thường gọi ông bằng cái tên thân mật là “ông Tây Lý Sơn”.

Đính chính

Trên Bauxite Việt Nam ra ngày 19-6-2012 có bài Cha chung về tài nguyên không ai khóc do TS Tô Văn Trường gửi cho cá nhân tôi và một vài người bạn, cốt để đọc tham khảo, do một người bạn ở New Zealand gửi về cho ông Trường, không ghi rõ tên người viết, ông Trường có biên tập lại cho gọn hơn. Thấy bài hay và bổ ích, tôi có xin ông cho đăng lại trên BVN, nhưng vì không rõ xuất xứ văn bản của ai nên chúng tôi đã ghi TS Tô Văn Trường tổng hợp tài liệu ở dưới tên bài. Nay được một vài bạn bè mách cho biết đây là bài của học giả Vũ Quý Hạo Nhiên có nhan đề Cha chung mọi người khóc đã được đăng trên Người Việt ngày 16-6-2012 và tờ Diễn đàn thế kỷ cũng đăng lại ngày 17-6-2012. Như vậy rõ ràng là một sai sót đáng tiếc. Chúng tôi thành thật xin lỗi ông Vũ Quý Hạo Nhiên và bạn đọc xa gần và để bổ cứu khẩn trương, xin được ghi danh Vũ Quý Hạo Nhiên trên mấy chữ TS Tô Văn Trường biên tập.

Mong học giả Vũ Quý Hạo Nhiên niệm tình thông cảm.

Nguyễn Huệ Chi

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn