Chỉ phạt hành chính ông Thắng!

Nguyễn Quang A

Chuyện được báo chí đưa tin về Thiếu tá công an Bùi Minh Thắng, con của Đại tá Bùi Hoàng Bào Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang, say rượu đánh anh Đỗ Quốc Thái, lái xe taxi Mailinh, rồi sau đó chửi và dọa nạt cảnh sát giao thông (CSGT) trạm Cửa Ô - Hưng Phú ở Hậu Giang vào tối 20-3-2011, làm cho dư luận hết sức phẫn nộ.

Anh Thái đã kiện việc ông Thắng bắt anh vượt đèn đỏ và đánh anh khi anh không chịu vượt.

Sau đó, chắc lúc đã tỉnh rượu, ông Thiếu tá chối băng. Chẳng hiểu thực hư ra sao.

1 Vụ kiện – 3 Vụ án – và 2 Nhà nước Pháp quyền

Nguyễn Trung (*)

I. Một Vụ kiện

clip_image002

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (TTO)

Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm mờ nhạt những tin tức thời sự hàng ngày. Nhưng có một vụ kiện đã khiến cả thế giới quan tâm bởi vụ kiện này là một tiền lệ chưa từng có trên thế giới kể từ khi những Nhà nước do Dân vì Dân được lãnh đạo bởi Đảng Cộng Sản ra đời từ năm 1917. Đó là vụ thưa kiện ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa bởi Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam mà người đứng đầu là ông TT Nguyễn Tấn Dũng đã cho phép khai thác bauxite ở Tây Nguyên – người đứng đơn kiện là ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Một người mà có lẽ mọi người chúng ta không quá xa lạ nếu như đã từng nghe qua nhạc phẩm “Ngậm ngùi”.

Vâng. Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ chính là con trai của cố Nhà thơ Huy Cận – tác giả bài thơ Ngậm ngùi mà nhiều người trong chúng ta yêu thích. Bài thơ Ngậm ngùi đã được phổ nhạc thành bản nhạc cùng tên “Ngậm ngùi” mà sau mấy chục năm trời, người yêu nhạc Việt Nam vẫn còn biết đến bởi những lời thơ ý nhạc đầy du dương truyền cảm. Ngoài ra, ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ còn được nhiều người biết bởi sự cương trực cũng như hay giúp đỡ người yếu thế trước những áp bức của cường quyền.

“Phan Châu Trinh hiện đại một cách lạ lùng!”

Anh Kiệt thực hiện

clip_image001

Lễ tang cụ Phan Châu Trinh

Ngay trong lúc bị thực dân Pháp cai trị, một quốc tang độc nhất vô nhị được nhân dân cả nước đồng loạt tổ chức. Học sinh bãi khóa, tiểu thương bãi thị, 100.000 người Sài Gòn xuống đường đưa tang.

Nhiều học sinh, trí thức bị bắt bớ, giam cầm đã trở thành lãnh tụ cách mạng sau này.

. Thưa ông, năm 1926, cả nước chưa có một chính đảng nào lãnh đạo nhưng vì sao lễ tang cụ Phan Châu Trinh lại được tổ chức đồng loạt trên cả nước, giới học sinh đồng loạt bãi khóa?

+ Nhà văn Nguyên Ngọc: Đám tang Phan Châu Trinh năm 1926 quả là một sự kiện vĩ đại. Tại Sài Gòn, 100.000 người đã xuống đường đi đưa tang nhà chí sĩ, trong khi dân số ba TP Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn lúc bấy giờ cộng lại chỉ xấp xỉ 300.000 người.

Bình luận về Chấm điểm bộ tứ nguyên thủ

Trương Duy Nhất

Về ông Thủ tướng, vụ Vinashin không thể nói khác đi là toàn bộ “ván cờ” đều do ông ấy ra quân (Tập đoàn quốc doanh trực thuộc TT kia mà!). Các đại biểu QH đã đề nghị khẩn thiết bỏ phiếu tín nhiệm, rồi gần đây lại tha thiết đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời điều tra hậu quả khôn lường của vụ đó – một vụ góp phần trực tiếp đẩy lạm phát và giá cả tăng vọt làm cho dân cả nước méo mặt. Bác Trương Duy Nhất dành cho Thủ tướng 2 điểm phải chăng vì thấy Thủ tướng quá tài giỏi, trong tình thế nghìn cân treo sợi tóc mà vẫn tả xung hữu đột như Triệu Tử Long phò A Đẩu vượt qua mọi chông gai trắc trở một cách nhẹ nhàng? Nếu tính ở ưu điểm ấy thì đúng là nên cho ông 2 điểm, còn không thì phải trừ đi 1, không có lý do nào để ưu tiên.

Chống cậy quyền, ỷ thế: phải bắt đầu từ trong bộ máy

PGS TS Nguyễn Ngọc Điện

clip_image002  

Ngày 11.8.2007, Thiếu úy Đỗ Hoàng Phương Minh (trái, Công an Bình Dương) sau khi rút kiếm tấn công các nhân viên an ninh sân bay Đà Nẵng, đã có thái độ bất hợp tác tại cơ quan công an khiến dư luận bức xúc. Ảnh: VNN

 

SGTT.VN - Một quan chức cảnh sát giao thông ở tỉnh Hậu Giang, con trai của Giám đốc Công an tỉnh, khi đang sử dụng dịch vụ taxi, được cho là đã có hành vi hành hung tài xế vì người này hai lần không tuân lệnh “thượng đế”: vượt đèn đỏ.

Sau đó, đương sự lại tiếp tục gây rối tại trụ sở cơ quan công an, thậm chí còn có hành vi làm nhục người thi hành công vụ.

Cụm từ “được cho là” được sử dụng ở đây, bởi cho đến bây giờ tính xác thực của câu chuyện vẫn chưa được chính thức khẳng định. Tuy nhiên, nếu đó là sự thật, thì cũng sẽ không gây kinh ngạc cho công chúng, theo kiểu phản xạ tự nhiên mỗi khi nghe hoặc thấy điều gì đó không bình thường.

Nói khác đi, hiện tượng người có chức, quyền có thái độ coi thường luật pháp không hề cá biệt. Nơi này, quan chức ngang nhiên xây dựng nhà cao cửa rộng mà không cần quy chuẩn, quy hoạch; nơi kia cán bộ móc súng chĩa vào đầu dân thường dọa giết chỉ vì hơn thua trong đôi co sau một vụ va quẹt xe.

Gần đây các phương tiện truyền thông nói nhiều về một sĩ quan công an ở Hà Nội cùng dân phòng đánh một thường dân dẫn đến tử vong, chỉ vì nạn nhân đã can ngăn việc sử dụng vũ lực của nhân viên công lực đối với một “đối tượng xử lý”.

Lòng tin không thể mua bằng tiền

GS Phạm Duy Hiển

clip_image002

Những công nhân bị phơi nhiễm phóng xạ đang được lực lượng cứu hộ di chuyển đến bệnh viện. Ảnh: Reuters

 

LTS. Mấy ngày qua, chuyên mục này cập nhật những sự kiện nổi bật nhất về tai nạn tại Nhà máy điện nguyên tử Nhật Fukushima và cố gắng giải thích bản chất khoa học của những vấn đề vốn rất phức tạp. Câu chuyện còn đang diễn biến, nhưng Nhật ký đã đến lúc phải tạm dừng.

Nguyên tố phóng xạ plutonium (Pu), mối quan tâm của rất nhiều người, rốt cuộc cũng đã tìm thấy trong đất quanh nhà máy Fukushima vào chiều 28.3. Kết quả phân tích Pu do TEPCO công bố cho thấy hiện trạng ở Fukushima khá trầm trọng.

Đã tìm thấy plutonium

TEPCO phát hiện được ba đồng vị Pu-238, Pu-239 và Pu-240 (vẫn chưa thấy Pu-241). Chúng đều sống rất lâu. Pu-238 sau 87 năm mới phân rã bớt một nửa, hai đồng vị kia còn sống lâu hơn, 24.100 năm và 6.500 năm. Pu không tồn tại trong tự nhiên. Ở hai lò số 1 và 2, nó do U (uranium) sinh ra từ phản ứng với nơtrôn, sinh ra càng nhiều khi lò chạy càng lâu. Tỷ lệ giữa các đồng vị cũng thay đổi theo thời gian chạy lò. Riêng ở lò số 3, Pu là nhiên liệu trộn chung với U, nên có mặt ngay từ khi lò bắt đầu hoạt động.

Hoa nhài không tàn mà mùi hương vẫn đang lan tỏa - Chính phủ Syria từ chức. Hàng trăm ngàn người biểu tình ủng hộ Tổng thống

Tú Anh

clip_image001  

Biểu tình ủng hộ Tổng thống Syria tại Damascus, 29/3/2011. REUTERS/Wael Hmedan

 

Hôm nay, 29/03/2011, đảng cầm quyền Damas đã tổ chức một cuộc biểu dương lực lượng với hàng trăm ngàn người mang cờ và biểu ngữ ủng hộ Tổng thống Bachar al-Assad, trước ngày "thông báo dân chủ hóa". Trong khi chờ đợi Tổng thống thông báo chính thức hủy bỏ tình trạng khẩn cấp ban hành từ năm 1963, Chính phủ Syria từ chức.

Theo đài truyền hình nhà nước thì Tổng thống Bachir al-Assad đã chấp thuận đơn từ chức của nội các Syria của Thủ tướng Naji Otri. Đây là cử chỉ xoa dịu đầu tiên của chính quyền Sirya, từ khi nổ ra phong trào đòi dân chủ hóa mà các cuộc đàn áp đã làm cho hơn 10 người chết.

Theo lời hứa hẹn, thì Chính phủ hiện nay phải từ chức nhường chỗ cho một nội các mới để tiến hành cải cách chính trị. Tiếp theo đó Tổng thống al-Assad sẽ thông báo chính thức bãi bỏ tình trạng khẩn cấp ban hành từ năm 1963, cho phép cảnh sát bắt giam bất cứ ai không cần giải thích, và cấm đoán các quyền tự do.

Nếu chính quyền tôn trọng lời hứa thì trong vài giờ nữa, Tổng thống sẽ thông báo thiết lập tự do chính trị đa nguyên, đa đảng, tự do báo chí, là những yêu sách của phong trào phản kháng.

Tầm vóc các cuộc nổi dậy của nhân dân Bắc Phi: chống tham nhũng, chống độc tài hay gì nữa?

Bùi Quang Minh, Nguyễn Hoàng Đức

Các sự kiện "long trời lở đất" đang diễn ra [tại Châu Phi và Trung Đông] là minh chứng cho sự trở về những giá trị phổ quát, những cốt lõi chính trị, nhân văn của mô hình Nhà nước Cộng hòa trên quy mô hết sức rộng lớn. Khác biệt cơ bản giữa Nhà nước dân chủ và Nhà nước độc tài chính là “Nhà nước dân chủ coi tự do, phẩm giá cá nhân là những nguyên tắc căn bản. Nhà nước độc tài lấy quyền lực làm căn bản” (Maritain). Và đó là sự trở về với ý nghĩa của từ gốc Cộng hòa (Res publica - ước vọng cùng “chung lòng” với nhau để hòa hợp với nhau xây dựng việc chung, việc công, việc Nhà nước và việc xã hội, từ đó người được bầu chọn lãnh đạo Nhà nước luôn nằm trong khuôn khổ luật pháp, khế ước và tầm kiểm soát của nhân dân, để phục vụ nhân dân).

Vì một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại

Hoàng Tụy

19 giờ ngày 24/3/2011, đúng 86 năm ngày giỗ danh sĩ Phan Châu Trinh, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 2010 đã diễn ra tại Khách sạn Rex (114 Nguyễn Huệ, Q.1, TP HCM), dưới sự chủ trì của nguyên Phó Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Bình - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh.

Năm nay, giải thưởng được trao cho 6 tác giả: Giải giáo dục dành cho GS Hoàng Tụy – tác giả của 149 công trình về các lĩnh vực hàm thụ, giải tích lồi và lý thuyết tối ưu cùng 3 chuyên khảo lớn được xem là kinh điển về tối ưu toàn cục.

clip_image002  

Từ trái sang: Kevin Bowen, Nguyễn Đôn Phước, Ivo Vasiljev, Nguyễn Thị Bình, Hoàng Tụy, Lại Nguyên Ân, Phạm Văn Thiều

 

Giải nghiên cứu dành cho nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân với những công trình nghiên cứu văn học Việt Nam nhất là những tập sưu khảo công phu về tác phẩm của học giả nổi tiếng Phan Khôi.

Hai dịch giả được trao giải dịch thuật là Phạm Văn Thiều với những tác phẩm phổ biến tri thức khoa học vật lý, thiên văn, toán học và Nguyễn Đôn Phước với các đầu sách kinh điển về kinh tế.

Giải Việt Nam học dành cho GS người Mỹ Kevin Bowen, học giả và nhà thơ có trái tim hết mực nhân hậu, người mạnh dạn mở đường cho công cuộc hòa giải Mỹ-Việt bằng những đột phá đầu tiên từ văn hóa, văn học, và GS người CH Czech Ivo Vasiljev, người công bố nhiều nghiên cứu giá trị về ngữ pháp Hán - Việt và di sản Việt cổ, đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về ngữ pháp Hán - Việt trong tiếng Việt chuẩn hiện đại.

Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh được trao từ năm 2008 (do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh phối hợp với Khoa Quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội khởi xướng), đến nay đã trải qua ba lần, luôn luôn hướng về một mục tiếu duy nhất: biểu dương, khuyến khích những tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nhằm góp phần vào việc “khai dân trí, chấn dân khí, phục dân chí, hậu dân sinh” là những phương châm mà nhà cách mạng Phan Châu Trinh đề xuất từ hơn 100 năm trước nhưng chưa kịp hoàn thành.

Dưới đây, xin mời quý độc giả đón xem bài diễn từ của GS Hoàng Tụy đọc trong lễ trao giải, nói về những vấn đề đang nổi cộm trong tình hình giáo dục Việt Nam trước mắt.

Nguyễn Huệ Chi

Lời kêu cứu

Ngày 29 tháng 3 năm 2011

Kính thưa BBT trang Bauxite Việt Nam,

Chúng tôi, Nguyễn Thị Dương Hà, là vợ và Cù Thị Xuân Bích, là em gái của TS Cù Huy Hà Vũ bị bắt, bị tạm giam, bị truy tố và sắp bị đưa ra xét xử trái pháp luật vào ngày 04/4/2011 tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội - 43 Hai Bà Trưng - Hà Nội, đề nghị BVN cho đăng Lời kêu cứu của chúng tôi để những ai quan tâm tới “Vụ án Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” được biết và ủng hộ TS Vũ cùng gia đình chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn Ban Biên tập,

Nguyễn Thị Dương HàCù Thị Xuân Bích

Ba bài viết, ba góc nhìn xung quanh phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa XII

Vẫn đòi điều tra vụ Vinashin mặc dù BCT đã kết luận không ai đáng chịu kỷ luật hết, đó là một biểu hiện có vẻ như “cứng đầu” rất đáng nể, nó nói lên chí ít cũng một chút biểu hiện MỚI trong nhận thức của nhiều đại biểu về việc thực thi quyền tối cao của Quốc hội, cái quyền mà Hiến pháp đã ghi rành rành, nhưng bao nhiêu năm qua người ta cứ lặng lẽ đồng tình dẫm chân lên nó với một nỗi mặc cảm không thể xóa bỏ trong tâm thức, rằng Quốc hội trước sau cũng chỉ là một “hội” của những người... “biết gật” và được chọn vào là để “gật” thôi.

Nay, tất nhiên không phải mọi sự đã đổi khác đâu, đừng có vội mà lạc quan tếu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trả lời: “Không cần thiết lập UB lâm thời điều tra Vinashin”. Một gáo nước lạnh rõ ràng đấy nhé. Con đường đổi mới thực chất của Quốc hội xem ra còn lắm gian truân và dân chúng hai bên đường phố thì vẫn nhìn thấy rất rõ từng cái đuôi con chuột ngó ngoáy đằng sau mông mỗi vị đại biểu lúc bước lên xe ra về. Nói cho cùng, cũng chỉ vì có những ai đó thích gây ra nhiều chuyện quá, miệng nói thì nghe đến là oai mà thực chất là liều, mà liều lĩnh gây ra rồi lại phó mặc, để đất nước sa lầy trong khó khăn, cuối cùng là phủi tay, chẳng ai có trách nhiệm gì vào đấy cả - hỏi có cái nước nào mà lại như thế hay không - nên người ta mới bất bình mà lên tiếng cho đỡ cảm thấy tủi, hay ít ra cũng có được một chút quân bình trong tâm lý, chứ con dân Việt Nam được Đảng dạy dỗ bao nhiêu năm nay cả, có ai dám “phạm thượng” đâu.

Về những sai phạm trong việc giao 17.324 m2 đất vàng cho Cty ICC

Đinh Quyết Thắng

UBKT Thành ủy Hà Nội nghe tố cáo về “đường dây bảo kê cho tham nhũng” Chiều 15-3-2011, đồng chí Đinh Trường Thọ, Phó Chủ nhiệm và 2 cán bộ UBKT Thành ủy Hà Nội đã làm việc với bà Nghiêm Thị Hằng (PV báo Nông nghiệp Việt Nam), theo đơn tố cáo được UBKT TW chuyển về chỉ đạo Thành ủy Hà Nội làm rõ.

Bà Hằng đã chuyển cho UBKT Thành ủy đơn tố cáo đường dây tham nhũng gồm 13 cán bộ, đảng viên thuộc UBND TP Hà Nội và các sở, ban, ngành, trong đó có 2 người là Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Giám đốc và nguyên Giám đốc Sở TN-MT; Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra; nguyên Trưởng phòng ĐKKD Sở KH-ĐT; nguyên Giám đốc Cty Lương thực Hà Nội; Trưởng phòng PC27; Phó phòng PC15 Công an TP Hà Nội; Thẩm phán Trần Thị Hồng Ngọc, TAND quận Hoàn Kiếm; Thẩm phán Trần Thị Phương Nga, TAND TP Hà Nội. Những người này đã ban hành các văn bản trái pháp luật, mạo dựng các công văn… để bảo kê cho kẻ giết người là Hoàng Kim Đồng, nguyên TGĐ Cty ICC, chiếm đoạt nhiều đất và tài sản của Nhà nước, gây thất thoát gần 1.000 tỉ đồng theo giá thị trường. Thẩm phán Trần Thị Phương Nga TAND TP Hà Nội thông đồng với nguyên đơn là Cty ICC và Hoàng Kim Đồng, rút 104 tài liệu (của bút lục 775 hồ sơ án sơ thẩm), xử oan sai cho báo Nông nghiệp Việt Nam và PV Nghiêm Thị Hằng, là người đấu tranh chống tham nhũng, bảo vệ tài sản cho Nhà nước.

Cảnh báo nguy cơ thảm họa trên đường sắt khổ hẹp kiên cố hóa!

Trần Đình Bá

imageTrong thời đại ngày nay, đường sắt khổ hẹp 1 mét không còn giá trị sử dụng nữa mà chỉ có giá trị bảo tàng cổ vậy, vậy mà ngành ĐSVN đang kiên cố hóa toàn bộ ĐS quốc gia nước ta 3.200 km bằng tà vẹt bê tông cốt thép (BTCT) dự ứng lực “tiêu chuẩn Nhật Bản” khổ 1 mét để thực hiện tốc độ 120km/h với chi phí dự án gần 2 tỷ USD). Với trách nhiệm của một nhà khoa học, Tiến sỹ Trần Đình Bá, Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN, có bài viết phân tích, cảnh báo nguy cơ lật tàu để bảo vệ tính mạng con người và tránh lãng phí 2 tỷ USD vốn ngân sách Nhà nước!

Fukushima: Một cảnh báo đối với nhân loại

Nguyễn Khắc Nhẫn

Trước tai biến này, Viện sĩ Anatoli Alexandrov vẫn quả quyết rằng những nhà máy của Liên Xô có thể được xây dựng ngay tại Place Rouge vì hết sức an toàn. Trong khi đó, một chuyên gia hàng đầu về lò hạt nhân của Mỹ, GS Arnold Gundersen lại cho rằng hiện nay không nên xây cất thêm một nhà máy điện hạt nhân nào khác trên thế giới.

N.K.N.

Hai nguồn tin về sự cảnh tỉnh của Việt Nam trước Trung Quốc

Có đáng mừng chăng? Việt Nam vốn nổi tiếng tẩm ngẩm tầm ngầm nhưng đấm chết voi kia đấy. Song dầu sao, xin hãy chớ vội lạc quan, cứ kiên trì chờ đợi, không phải là ở lời nói (hoặc động tác giả) mà đích thực ở việc làm. Lời ông Thiệu còn văng vẳng kia, thiêng lắm.

Bauxite Việt Nam

Mỹ rút ra bài học gì từ quan hệ giữa Nga với ASEAN và Việt Nam?

Nguyễn Trung

clip_image001

Hình: DOD

Thưa quý vị, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev từng tuyên bố, Việt Nam là một trong các đối tác chiến lược quan trọng của Moscow ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khi tới tham dự cuộc họp các nhà lãnh đạo của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Hà Nội năm ngoái. Không chỉ hợp tác với Việt Nam, Nga cũng tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị với các quốc gia ASEAN khác như Singapore. Trong cuộc phỏng vấn với Nguyễn Trung, ông Stephen Blank, Giáo sư nghiên cứu về an ninh quốc gia, tại Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Trường đại học Chiến tranh của Lục quân Hoa Kỳ, cho rằng các nước Đông Nam Á tiến gần tới Nga để ‘cân bằng cán cân quyền lực với Trung Quốc’. Mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi với Giáo sư Blank trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.

Vì sao Gaddafi phải ra đi?

Usman Mirgini (Al Arabiya, Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, 23/03/2011)

Phạm Nguyên Trường dịch

imageGaddafi đã làm những chuyện chẳng giống ai. Ngay từ khi lực lượng nổi dậy, ông ta đã vội cầm lấy súng và gây ra một cuộc chiến tranh khủng khiếp nhằm chống lại tất cả các thành phố có biểu tình. Hàng nghìn người đã chết trong những vụ oanh kích từ trên không, từ pháo đặt trên xe tăng và từ những quả tên lửa của ông ta. Thế mà bây giờ, sau khi đã phạm những tội ác kinh hoàng như thế, Gaddafi lại lên diễn đàn và gào lên rằng chiến dịch quân sự chống lại lực lượng của ông ta - theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an - là “sự dã man và làm cho nhiều thường dân thiệt mạng”. Sau những gì đã được nhìn thấy và nghe thấy, ai có thể tin là Gaddafi đang lo lắng cho số phận của người dân Libya? Ông ta đã ra lệnh “nghiền nát những con chuột”, đuổi theo chúng và giết “một cách không thương tiếc” – ông ta đã nói đúng như thế nhằm đe dọa người dân ở Bengazi. Mà chuyện đó lại xảy ra vào lúc mọi người đã biết rõ là Hội đồng Bảo an sẽ quyết định can thiệp quân sự nhằm bảo vệ thường dân.

Không phải nhân dân mà chính chế độ phải sợ những tuyên bố như thế của Gaddafi: ông ta phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì đang diễn ra, và chính vì những cuộc đàn áp như thế mà cộng đồng quốc tế mới quyết định can thiệp bằng quân sự. Chính ông ta đã biến cuộc khủng hoảng thành khủng hoảng quốc tế, đấy là khi những tên lính đánh thuê của ông ta bắn vào người dân và “giết họ một cách không thương tiếc”. Gaddafi sẵn sàng sử dụng cả những đơn vị lính đánh thuê nước ngoài và có tin nói rằng một trong những đơn vị như thế là của người Israel.

Tiếng nói sinh viên - Chút suy nghĩ…

Đ. Vinh Quang

Tiếng nói của một bạn trẻ đang sống trong nhà trường đại học của chúng ta (với những phương pháp dạy dỗ thế nào thì GS Hoàng Tụy và nhiều người khác đã nói rồi), thế mà lại biết quan tâm đến các vấn đề thời sự của đất nước, không khác gì thế hệ Nguyễn Đình Thi, Lưu Hữu Phước... trước 1945, hay thế hệ sinh viên yêu nước miền Nam trước 1963 cho đến 1975, hơn thế lại còn mạnh dạn viết ý nghĩ của mình gửi đến trang BVN, thật hiếm hoi và đáng quý!

Bởi vậy, BVN xin đăng lên đầu trang hôm nay để gọi là khích lệ. Tuy trong nội dung bài viết có một chỗ tác giả bạo gan đòi hỏi người ở bậc cao tột làm cái điều mà đến đại biểu QH cũng chưa ai dám nghĩ đến, dám xin người trên minh xét và đừng để bụng. Coi người khác bình đẳng với mình trên tư cách công dân, đó chính là tư duy cần có của một sinh viên trong môi trường khoa học hiện đại.

Bauxite Việt Nam

Thỉnh nguyện thư đợt 2

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2011

Kính thưa BBT trang Bauxite Việt Nam,

Tôi, Cù Thị Xuân Bích vừa nhận được Thỉnh nguyện thư yêu cầu giải oan và trả tự do cho Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ của 252 người, nhờ VPLS Cù Huy Hà Vũ gửi tới Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết,  Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng liên quan.

Kính nhờ Quý Báo cho đăng lên để những ai quan tâm đến vụ án được rõ. Qua đây tôi xin thay mặt gia đình chân thành cảm ơn tất cả những ai đã ký tên vào Thỉnh nguyện thư và đặc biệt cảm ơn Trang thông tin điện tử Nữ Vương Công Lý đã nhiệt tình nhận giúp rất nhiều thư.

Trân trọng cảm ơn,

Cù Thị Xuân Bích

Uy tín của Nhà nước Việt Nam sẽ gia tăng với thế giới trong vụ xử CHHV sắp tới đây?

imageNguyễn Khoa Thái Anh phỏng vấn Luật sư Nguyễn Xuân Phước sau khi vụ án của Cù Huy Hà Vũ được Nhà nước Việt Nam hoãn lại 10 ngày.

Hỏi: Trước tiên xin phép được gọi Luật sư Phước bằng anh cho thân mật. Không phải gần chùa gọi bụt bằng anh đâu nhé, vì tôi ở tít tận Cali mà anh thi tận Texas, xa nhau đến hai múi giờ...! (cười).

Vừa rồi, nhiều người rất cảm kích chuyện anh đại diện cho gia đình CHHV đệ đơn khởi tố Nhà nước Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) . Bài phỏng vấn của anh trên Người Việt và nhất là sau đó được thông tin trên BôxitViệtNam là một chuyện đáng ghi nhớ. Anh có nghĩ rằng tác dụng của nó (về việc đưa vụ án này ra công pháp quốc tế) có ảnh hưởng tích cực cho vụ xử Luật sư Cù Huy Hà Vũ không? Và nếu có thì anh nghĩ vì sao về vụ Nhà nước Việt Nam đình hoãn vụ này. Có phải họ đang nao núng, tìm cách đối phó với phản ứng của công luận? Theo anh vụ đình hoãn này lợi hại ra sao?

Đáp: Cảm ơn Thái Anh đã cho tôi cơ hội chia sẻ một số suy nghĩ về vụ án Cù Huy Hà Vũ. Nhưng Thái Anh tham quá.  Hỏi một câu mà thành 3, 4 câu làm cho tôi bội thực.  Hơn nữa Thái Anh đặt những vấn đề rất chuyên môn và phức tạp của hệ thống luật quốc tế rất khó để trình bày ngắn gọn và đầy đủ.  Do đó, tôi xin trả lời từng vấn đề một và tôi sẽ tìm cách làm đơn giản hóa vấn đề để mọi người dễ theo dõi.

Việt Nam nên dừng chương trình điện hạt nhân

Đức Tâm

clip_image001  

Quang cảnh tàn phá ở khu lò hạt nhân số 1 và 2 Fukushima, Nhật Bản, ngày 23/03/2011 (Reuters)

 

Nếu không xử lý được các sự cố đang xảy ra, thì thảm họa hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, sẽ còn lớn hơn nhiều so với thảm họa Tchernobyl. Từ hơn hai tuần nay, trước những khó khăn, lúng túng của các nhân viên kỹ thuật Nhật Bản trong việc khắc phục hàng loạt vụ nổ, hỏa hoạn liên tiếp xảy ra ở các lò hạt nhân Nhà máy điện Fukushima, theo giới chuyên gia, lời cảnh báo nói trên là có cơ sở và chính đáng.

Ngay sau sự cố Fukushima, tất cả các nước hiện khai thác điện hạt nhân đã có phản ứng nhanh chóng, thông báo sẽ tiến hành tăng cường kiểm tra, rà soát lại các biện pháp bảo đảm an toàn, sẵn sàng đóng cửa những cơ sở không đáp ứng tiêu chuẩn, hoặc đã cũ. Nhiều quốc gia chuẩn bị phát triển điện hạt nhân tuyên bố đình chỉ, xem xét lại các dự án trong lĩnh vực này.

Còn tại Việt Nam, giới hữu trách trấn an công luận một cách ngắn gọn: sẽ ưu tiên chú trọng đến vấn đề an toàn hạt nhân. Điều này có nghĩa là không có gì thay đổi trong kế hoạch xây dựng 8 lò hạt nhân trong những năm tới.

Những con số lạ kỳ

Đông A

Ngày 24 tháng 3 Cù Huy Hà Vũ sẽ ra tòa. Rồi có thông tin hoãn ngày xử đến ngày 4 tháng 4. Về “những con số lạ kỳ” này, nhà giáo Phạm Toàn đã viết một bài tản văn thú vị. Nay blogger Đông A lại có những liên tưởng khác, dẫu “rất kỳ quặc và phi lý” nhưng nói như Phạm Toàn, đó là Quyền lực của liên tưởng. Ai cấm được? Mà ai có thể cấm được? Trừ phi người ta do run sợ hay do quán tính mà tự kiểm duyệt mình ngay trong suy nghĩ.

Và để tồn tại, cường quyền chỉ cần thế, chỉ nhờ thế.

Bauxite Việt Nam

Tư hữu đất đai, tại sao không?

Nam Nguyên, Phóng viên RFA

Thực chất là việc để đất đai thuộc quyền sở hữu Nhà nước thì các ông trên bao giờ cũng có lợi. Nhìn thấy mảnh đất nào dễ “quy hoạch”, dễ bán cho nước ngoài... thu lợi là mấy ổng ban nghị định cái xoạch, tước được ngay của dân chẳng khó khăn chút tẹo nào. Trong khi dân méo mặt vì mất đất, và Tổ quốc cũng “méo mặt” vì nguy cơ lãnh thổ bị “tùng xẻo” chưa biết bao giờ mới lấy được lại từ tay bọn ngoại bang thâm hiểm. Thế mà cái đám ngồi trên ấy không bị khởi tố ra trước pháp luật mà lại có quyền khởi tố người khác, có lạ không nhỉ?

Bauxite Việt Nam

Dân buồn

Blogger Tuanddk

Nỗi bức xúc, chán nản, bất bình từ xã hội trước việc xì hơi quả bóng Vinashin, hôm nay đã tràn vào Quốc hội. “Dân không đồng tình”. “Dân không yên tâm”. “Dân buồn”… Rất nhiều tâm trạng đã được các vị đại biểu QH nhắc tới khi góp ý vào báo cáo nhiệm kỳ của Thủ tướng. Chỉ còn thiếu một câu chưa ai dám nói thẳng là nếu Chính phủ định xì hơi quả bóng trách nhiệm một cách thản nhiên như thế này thì lòng tin của dân chúng sẽ rất nhanh chóng trở thành của hiếm, thành một thứ đồ xa xỉ hiếm có khó tìm.

“Cử tri rất mong muốn Thủ tướng làm hết trách nhiệm. Quyền hành rộng lớn thì cần trách nhiệm cao thì mới hoàn thành nhiệm vụ”- một cách đầy nữ tính, nữ nghị sĩ Trần Thị Quốc Khánh phát biểu.

Nói thì nghe rất sướng tai, nhưng...

Lê Nhung

Ảnh: Long Anh

clip_image002

 

ĐB Ngô Minh Hồng: "Tôi nhất trí với ĐB Quốc về việc QH phải hát quốc ca thay vì cử hành nhạc. Mỗi lần tôi hát quốc ca tôi lại thấy nổi da gà".

 

Dẫn lại nhiều quyết định đưa ra trong nhiệm kỳ vừa qua vì "rơi vào tình thế chuyện đã rồi", nhiều vị đại biểu Quốc hội đã bày tỏ tâm tư về việc Quốc hội đang hoạt động trong tình thế bị động. Nhất là trong phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách.

"Chính phủ đưa món gì ta ăn món đấy"

Tại phiên thảo luận ở Hội trường về Báo cáo công tác cả nhiệm kỳ khoá XI của QH, các cơ quan của QH, diễn ra sáng nay (28/3), ĐB Nguyễn Minh Hồng (TP.HCM) kể lại, trước một phiên biểu quyết ngân sách, có vị Phó chủ tịch QH đã nói, tiền thì cũng đã tiêu rồi.

Vậy là trước sức ép nếu có không thông qua nghị quyết cũng không biết sẽ treo đến lúc nào, nên các đại biểu đều bấm nút. Thông lệ, các tỉnh, thành đều đã làm việc với Bộ Tài chính về dự toán ngân sách từ tháng 8, nhưng đến kỳ họp cuối năm là tháng 11 mới đưa ra xin ý kiến QH, nên, "có xin thêm hay bớt cũng thế cả thôi", bà Hồng nói.

Xem xét đề xuất mở rộng khổ đường sắt

QD

Ngày 06/3/2011 TS Trần Đình Bá – Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN đã gửi thư cho Tổng Bí thư, Thủ tướng CP và 14 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI khẩn thiết kiến nghị Bộ Chính trị khóa XI quan tâm chỉ đạo sự nghiệp mở rộng hiện đại hóa đường sắt quốc gia để giải quyết vấn đề hỗn loạn giao thông và thảm họa quốc gia về giao thông đang là một nguy cơ hiện thực trước mắt. Kèm theo thư là Luận án tiến sỹ: “Giải pháp mở rộng để hiện đại đường sắt quốc gia khổ 1.435mm tốc độ cao 150-200 km/h”.

Trong thư kiến nghị, TS Trần Đình Bá cho rằng tuyến đường sắt quốc gia 114 năm tuổi khổ một mét đã đến lúc phải được nâng cấp bằng cách mở rộng khổ đường ray lên thành 1,435 m. Hệ thống đường sắt khổ một mét hiện không còn giá trị sử dụng nữa, chỉ có giá trị bảo tàng. Việc gia cố 3.200 km bằng tà vẹt bê tổng cốt thép dự ứng lực sẽ gây nguy cơ lật tàu cao hơn”. Cũng theo TS Trần Đình Bá, việc kiên cố hóa đường sắt quốc gia khổ một mét bằng tà vẹt bê tông cốt thép dự ứng lực tốn kém 2 tỷ USD sẽ bị phản tác dụng, gây lãng phí lớn và “bần cùng hóa” ĐS quốc gia!

Việt Nam có thể có động đất, sóng thần lớn

Thanh Tuyền

clip_image001

Theo chu kỳ, Việt Nam có thể sẽ hứng chịu nhiều động đất, dư chấn và sóng thần lớn trong thời gian tới. Ảnh minh hoạ (AP)

 

SGTT.VN - Vỏ trái đất ở khu vực Việt Nam không hoàn toàn bình ổn. Tại Hà Nội, đới đứt gãy sông Hồng dịch chuyển khoảng 2mm/năm, về lâu dài các đứt gãy tích lũy năng lượng thì khi xảy ra động đất sẽ rất lớn.

Theo chu kỳ, Việt Nam có thể sẽ hứng chịu nhiều động đất, dư chấn và sóng thần lớn trong thời gian tới. TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu – Viện KHCN Việt Nam) cho biết ngày 25.3.

Dư chấn tại Hà Nội: chưa có thiệt hại nào

Khoảng 9h tối ngày 24.3, tại Hà Nội một trận dư chấn cấp 5 đã xảy ra, tuy nhiên theo Viện Vật lý Địa cầu, đến thời điểm này chưa ghi nhận thiệt hại nào từ dư chấn trận động đất này. TS Minh cho biết, trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam tồn tại những hệ thống đứt gãy hoạt động phức tạp như: đứt gãy Lai Châu - Điện Biên, đứt gãy sông Mã, đứt gãy Sơn La, đới đứt gãy sông Hồng, đới đứt gãy sông Cả… do vậy động đất cũng thường xuyên xảy ra.

Lệnh đã ban ra không thay đổi nữa?

Nguyễn Hoàng Hà

Sau nhũng ngày động đất và sóng thần tại Nhật Bản với những con số thiệt hại về người và của tạm tính đã là hàng chục ngàn người chết, và hơn 21.000 tỷ bị thiêu hủy nhưng cái chính là khắc phục hậu quả của ô nhiễm phóng xạ và môi trường sống đang rất nặng nề và di chứng để lại còn rất lâu dài thì hàng loạt cuộc động đất khác đã nổ ra liên tục không chỉ tại Nhật bản mà cả ở Thái lan, Miến Điện và Trung Quốc. Người ta đã thấy trái đất không còn là ngôi nhà bình yên vì chính con người đã nhúng tay phá đi môi trường vốn rất đẹp đẽ của mình, đó là khai thác khoáng sản, tài nguyên dầu hỏa, chặt đốn rừng bừa bãi làm cho nước bị ô nhiễm hay cạn kiệt, lòng trái đất rỗng tuếch khiến núi lửa càng có điều kiện nổ ra bất cứ lúc nào không còn theo chu kỳ như xưa. Hãy kể đến Việt Nam là nơi thường được mệnh danh là vùng ổn định của địa chất mà nay cũng đã khác. Cách đây hơn tháng thì đã xảy ra cuộc động đất ngoài khơi biển Vũng Tàu 150 km khiến cho các tòa nhà cao tầng ở thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu bị rung lắc mạnh, nhiều người dân hoảng hốt đã đổ ra đường. Người ta ghi được mức động địa chấn là 4,5 độ richte. Và ngay mới đây là các cuộc động đất tại Miến Điện và rồi biên giới Thái lan và Lào ở cường độ 7, 5 đến 8 độ Richte. Cuộc động đất mới đây (lần thứ hai) tại Nhật hôm 23 ở mức 7,5 độ richte đã lại gây rung động nhà cao tầng tại Hà Nội như các bạn thấy ở dưới đây:

Trung Quốc cư xử không xứng tầm với vị thế cường quốc

Lê Phước

“Ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tại những hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, cũng như ở các kỳ họp của khối G20 về chủ đề hối đoái, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cứ khăng khăng bám víu vào lập trường của mình. Họ không bao giờ biết nhún nhường khi quyền lợi của Trung Quốc bị ảnh hưởng / Trung Quốc tự hào là «người chủ mới của thế giới», thế nhưng lại đòi hỏi được xem là nước kém phát triển. Nguyên nhân, theo L’Express, là họ muốn trục lợi từ vị trí của một nước nghèo. Vị trí nước đang phát triển là lá bùa hộ mạng ở WTO” - Trên các đường phố ở Việt Nam, ta vẫn thấy ngày ngày có những ông bà hành khất bộ dạng rất thảm thương, đến nhà nào cũng kêu van mình túng đói với đôi bàn tay lẩy bẩy chìa ra chiếc bị rách, khiến người nghe mủi lòng, không nỡ nào từ chối, đành dằn bụng rút ra chút ít trong cái túi vốn cũng kẹp lép của mình bố thí cho họ. Có biết đâu, chiều lại, khi đến một quãng vắng, các vị hành khất này hiện nguyên hình là những phú ông phú bà, giở hầu bao ra đếm xem ngày hôm nay thu hoạch có nặng túi hay không, để rồi lên xe trở về chui vào những ngôi nhà lầu ở một vài làng quê hay phố vắng nào đó. Chính là từ nhiều thập niên lại đây Trung Quốc đã chơi trò chường ra với thế giới một khuôn mặt “bần hàn” như thế, để vơ vét tài nguyên khoáng sản và ăn cắp kỹ thuật công nghệ của nhiều nước, nên trong túi kẻ ăn mày trưởng giả đểu này đến nay mới ních được đến 3.000 tỷ đô la Mỹ.

Lời cáo lỗi

Bauxite Việt Nam

Trong buổi sáng ngày 27-3-2011, BVN đã đưa lên mạng một bài viết nhan đề “Từ Truyện ngắn Đường kiến của của Việt Nam Cộng hòa đến bộ phim cùng tên của Việt Nam vừa được trao giải Cánh Diều Vàng!”, ký tên Phan Thị Trọng Tuyến, nhà văn cư ngụ tại Pháp, với Lời phi lộ là hai bức thư trao đổi giữa bà Phan Thị Trọng Tuyến với ông Nguyễn Huệ Chi, như sau:

Anh Huệ Chi thân mến,

Đọc bài dưới đây anh nghĩ sao?

Em thì ngờ rằng có lẽ tác giả không dám thổ lộ thẳng ra, rằng mình mượn inspiration từ một nhà văn lính ngụy cũ, nghe không “oách”, với lại như thế thành ra thú nhận phe thắng trận rốt cuộc chẳng có gì có thể tạo hứng cho lớp trẻ cả, những điều họ viết theo định hướng từ trên rốt cuộc chỉ là một lối mòn chẳng làm cho ai xúc động. Ha ha, em chỉ đoán mò thôi. Dù sao tác giả cũng có tài riêng, vì đã thể hiện được cái suy tư sâu thẳm và sensibilité của tác phẩm origine một cách khá đạt – Tuyến.

Tản văn Quyền lực của liên tưởng

Phạm Toàn

imageCuộc xử án bạn Cù Huy Hà Vũ được dời vào ngày mồng BỐN tháng BỐN năm 2011. Những người ra quyết định chắc không ngờ đã tạo ta cả một chuỗi liên tưởng… Ngày BỐN tháng BỐN, ngày BỐN tháng NĂM và ngày BỐN tháng SÁU!

Ngày BỐN tháng BỐN năm nay gợi lên mấy cái “đát” đầy ý nghĩa trước nó.

* * *

Thoạt tiên là cái “đát” ngày BỐN tháng NĂM năm 1919. Đó là ngày BỐN tháng NĂM song lại gọi theo cách Trụng Hoa là ngày Ngũ Tứ.

Chuyện gì xảy ra ngày BỐN tháng NĂM của năm 1919 bên Trung Hoa mà ở đây lại cần biết đến? Ngày đó, ở quảng trường Thiên An Môn, sinh viên của mười ba trường đại học Trung Hoa biểu tình phản đối việc Tổ quốc của họ bị mất đất – nói chính xác, bị mất cả một tỉnh. Cả một tỉnh Sơn Đông được hòa ước chấm dứt Thế Chiến I giao vào tay Nhật Bản. Thế là sinh viên biểu tình phản đối.

Du côn khu vực

Hà Văn Thịnh

imageTheo BBC (8.3.2011), báo Manila Times - tờ báo lâu năm và nhiều uy tín nhất của Philippines mới đây đã chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Bắc Kinh và gọi đích danh đó là kẻ “du côn khu vực” (Regional Bully)! Manila Times còn cho biết rằng Philippines sẵn sàng giáng trả mọi hành động xâm lược của TQ, kẻ “thật là đáng sợ”, mặc dù sức mạnh quân sự của Philippines là lạc hậu nhất vùng Đông Nam Á, kém hơn cả Việt Nam (!).

Đọc mà buồn cho nước mình. Bao nhiêu năm qua, dù TQ có ngang ngược đến mấy, hành hạ tàn nhẫn ngư dân mình như thế nào, ăn cướp trắng trợn ra sao, Chính phủ ta cũng chỉ hành xử đến mức “người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố”, rồi... hết!

Cái đáng bàn ở đây là tại sao một nước nhỏ và yếu về thực lực như Philippines lại dám đối đầu với một cường quốc trong khi Việt Nam không dám và, chỉ lo “bảo vệ tình hữu nghị”? Hữu nghị thì ai cũng rõ là đã có bao giờ đâu mà bảo vệ.

Nói không thật, làm không thật, đất nước đi về đâu?

LS Hà Huy Sơn

Là Luật sư tham gia bào chữa cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong vụ án “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tôi đã không khỏi phải suy nghĩ về bản Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam hiện nay không chỉ dưới góc nhìn của pháp luật mà cả góc nhìn của văn hóa.

Nói không thật,

Không ai có thể chối bỏ được rằng: con người, xã hội là sản phẩm của văn hóa. Vậy xã hội chúng ta đang sống là sản phẩm của văn hóa nào? Phải chăng là cái văn hóa “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa long nhau”. Luật pháp là một sản phẩm của văn hóa cao. Vì lịch sử loài người chỉ khi phát triển đến một trình độ nhất định mới làm ra được luật pháp và chỉ có một xã hội có luật pháp tiến bộ mới được coi là xã hội có văn hóa tiến bộ. Do vậy, muốn hiện đại hóa đất nước thì cần phải hiện đại hóa văn hóa và tất nhiên phải hiện đại hóa luật pháp. Không thể xây dựng con người, xây dựng đất nước bằng cách cứ “uốn lưỡi” muốn nói gì thì nói cốt để vừa lòng “người trên”, để lừa “kẻ dưới” như lâu nay. Thực tế buộc chúng ta trước hết phải nói thật cái suy nghĩ của mình, nếu điều nói ra mà không đúng với quy luật khách quan thì chúng ta phải sửa lại cái suy nghĩ đó hay nói cách khác là phải thay đổi tư duy của mình. Và ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, học hỏi, đối thoại của con người với con người chứ tuyệt nhiên không phải là công cụ để nói dối, để lừa mị.

Dầu khí hưởng lợi, Nhà nước lỗ ?! [và dân thì cùng khốn - BVN]

Bút Lông

imageCó hai câu chuyện được thảo luận ở Quốc hội hôm qua tưởng cách biệt song lại có quan hệ mật thiết. Đó là chuyện bù lỗ giá xăng dầu và ngành dầu khí tiếp tục xin ưu đãi.

Cụ thể, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho hay đợt “kìm giá” xăng dầu vừa qua Nhà nước phải bù lỗ tới 16.400 tỉ đồng và do ngân sách hết khả năng chịu đựng, sắp tới nếu giá thế giới tiếp tục tăng thì... phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ! Còn nếu giá thế giới giảm thì sẽ... tăng thuế nhập khẩu! Xét trên lập luận này còn lâu người dân mới dám mơ đến việc giảm giá.

Những bài tường thuật nóng xung quanh phiên họp Quốc hội ngày 26-3-2011

1. “Con nợ” Vinashin được mổ xẻ tại Quốc hội hôm nay thế nào?

Phamvietdaonv: Đây là một cuộc họp Quốc hội toàn thể tại hội trường được truyền hình trực tiếp nhưng ít người biết; theo dõi chương trình Thời sự buổi tối của Đài truyền hình VN  thấy đưa rất sơ sài về phiên họp căng thẳng này; cả báo lề phải cho đến nay chưa thấy báo nào đưa tin về phiên họp này. Nếu vị nào không theo dõi được buổi họp quan trọng này, chịu khó đọc blog Phamvietdaonv.

Blog Phamvietdaonv sẽ lược thuật lại một số nội dung quan trọng đã phát tại hội trường hầu quý vị...

Tác hại của phóng xạ ở Fukushima

Phạm Quang Tuấn

clip_image002Những ngày gần đây, sau thảm nạn động đất và sóng thần ở Nhật Bản, dẫn đến sự cố rò rỉ phóng xạ hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukusima, chúng ta thường nghe truyền thông nói rằng các lò hạt nhân này được làm nguội bằng nước biển để các thanh nhiên liệu khỏi bị chảy và gây nhiễm phóng xạ. Nhưng chưa bao giờ truyền thông cho ta biết là nước biển này, sau khi tưới lên nhiên liệu hạt nhân, sẽ chảy vào đâu.

Thông thường, các thanh nhiên liệu hạt nhân ở Fukushima được làm nguội bằng nước lưu hành trong một vòng tuần hoàn khép kín (closed loop): nước được bơm vào lò phản ứng, tiếp xúc với các thanh nhiên liệu nóng (giống như nước trong ấm đun nước điện của các bạn tiếp xúc với dây đun), bốc thành hơi; hơi nước dưới áp lực cao được đưa vào tua-bin để sinh điện, rồi làm nguội thêm và đọng lại thành nước lỏng trong máy đọng nước (condenser), sau đó được bơm lại vào lò phản ứng. Hệ thống này được gọi là lò phản ứng nước sôi (boiling water reactor).

Do tác hại của động đất và sóng thần, các máy bơm mất điện, nên đành phải dùng giải pháp "chữa cháy" là công nhân TEPCO phải bơm nước biển vào lò phản ứng. Chắc là họ nối một máy bơm tạm thời (chạy diesel hay nhiên liệu khác) vào một ống nước trong hệ thống tuần hoàn và bơm nước biển vào đó, nhưng chuyện đó không quan trọng. Nhưng cách vận hành ở đây không còn là tuần hoàn khép kín nữa mà là mở. Nước biển tiếp xúc các thanh nhiên liệu, gặp nóng bốc hơi, tạo thành hơi nước. Hơi nước này thoát ra ngoài khí quyển, cùng với các chất phóng xạ cuốn theo.

Trung Quốc đang đứng sau phiến quân ở Ấn Độ?

Lyle Morris

Phạm Anh Tuấn dịch

Bài viết này của Lyle Morris có lẽ là một mình họa ngẫu nhiên mà trùng hợp cho khái niệm “du côn” mà ông Hà Văn Thịnh đã dùng một cách đích đáng để gọi chính quyền Bắc Kinh hiện nay. Du côn về tất cả các mặt, không chừa mặt nào. Nhưng bài viết này còn cho thấy sự nguy hiểm khôn lường trong cái thói du côn truyền kiếp đầy mưu mẹo thâm độc của “thiên triều”. Tất nhiên, trước hàng loạt mưu mô và hành động bài bản lâu dài nhằm cắn nuốt các nước lân bang trên bàn cờ thế giới do Trung Quốc hôm nay bày ra hệt như thời Xuân thu Chiến quốc, theo quy luật khôn sống mống chết, nếu chỉ có những Tể tướng, Thượng thư, Tổng đốc thiếu học và ranh vặt, chỉ biết chèn ép dân đen, ăn chơi xả láng, và một mực chắp tay “Dạ thưa Anh bốn tốt”, thì sớm muộn đất nước vô phúc nẩy nòi ra những thứ quan lại đó thế nào cũng sẽ trở thành một Tây Tạng hiện tại mà thôi.

Bauxite Việt Nam

Ba người đàn bà thúc đẩy cuộc chiến Libya

Vũ Việt

clip_image001

 

Ba phụ nữ quyết định chiến tranh (từ phải sang trái): Hillary Clinton, Susann Rice, Samantha Power.

 

TP - Từ một Tổng thống vốn được coi là yêu hòa bình, ông Obama bỗng quyết định tuyên chiến tại Libya. Được biết, chính ba người phụ nữ theo lập trường chủ chiến đã thuyết phục được Tổng thống Obama quyết định ném bom Libya. Họ là ai?

Giờ đây người ta cũng biết rằng lập trường của ông Obama thay đổi hẳn vào tối 8-3, trong cuộc họp khẩn cấp tại Nhà Trắng bàn về cuộc khủng hoảng ở Libya, khi tình hình đã trở nên cực kỳ căng thẳng. Tham gia cuộc họp này có những nhân vật chóp bu của giới thượng lưu chính trị và ngoại giao Mỹ. Cả hai phía - phía chủ trương can thiệp và phía phản đối - đều trình bày các lý lẽ của mình.

Phó Tổng thống Joe Biden và đặc biệt là nữ Ngoại trưởng Hillary tham dự cuộc họp qua điện thoại, đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ việc tiến hành hoạt động quân sự. Ngoài ra, hai nữ cố vấn của ông Obama là bà Susann Rice và bà Samantha Power cũng theo lập trường này.

Thorium có thể thay thế uranium?

Phùng Liên Đoàn

Sự cố động đất và sóng thần ở Nhật Bản làm rung chuyển Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đặt nước Nhật trong một tình trạng báo động về nguy cơ rò rỉ phóng xạ cực kỳ nguy hiểm từ nhiều ngày nay, khiến cho vấn đề tương lai của ngành điện hạt nhân lại được đặt ra gay gắt trên phạm vi toàn thế giới. Và trong nhiều cuộc tìm kiếm và bàn thảo, giới chuyên môn về năng lượng nguyên tử đã nói đến một nguyên tố có tên Thorium có khả năng thay thế uranium, lại ít gây ra những tác hại về mặt phóng xạ ghê gớm như uranium. Đây là chủ đề mà một vài học giả như Vũ Quang Việt, Nguyễn quang A đưa ra thăm dò ý kiến TS Phùng Liên Đoàn. Người viết mấy dòng này có tham dự vào cuộc trao đổi giữa các vị, đã đề nghị được sử dụng một e-mail của TS Đoàn đăng lên trang BVN để cống hiến cho bạn đọc, trong khi chờ đợi những bài viết công phu hơn của ông về vấn đề an toàn trong kỹ thuật điện hạt nhân, giữa tình hình các biến cố thời tiết và khí hậu trái đất đang báo hiệu một biến động bất thường như hiện nay.

Ông Đoàn vui lòng sửa sang lại lá thư để thành một bài viết ngắn.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc xa gần.

Nguyễn Huệ Chi

Xây dựng con người tự chủ, để dân tộc tự chủ, chương trình vĩ đại bị dở dang của Phan Châu Trinh

Nguyên Ngọc

clip_image001

Phan Châu Trinh (1872-1926)

Đầu thế kỷ XX, sau thất bại của các cuộc khởi nghĩa Cần vương, đã xuất hiện Phong trào Duy tân, thoạt tiên được khởi xướng bởi một nhóm trí thức ưu tú, thường được gọi là “bộ ba Quảng Nam” gồm Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng. Phong trào nhóm lên ở Quảng Nam, nhanh chóng lan ra khắp Trung Kỳ, ảnh hưởng sâu rộng đến cả nước, đưa tới cuộc Trung Kỳ dân biến năm 1908, cuộc bạo loạn chống Pháp lớn nhất trước Cách mạng tháng Tám. Cuộc nổi dậy bị đàn áp nặng nề, Trần Quý Cáp bị chém ở Khánh Hòa, Phan Châu Trinh bị đày ra Côn Đảo, về sau thoát tù đã sang Pháp để tiếp tục hoạt động, đến năm 1925 trở về nước, và mất ngày 24/3/1926, đến nay vừa đúng 85 năm. Huỳnh Thúc Kháng cũng bị đày Côn Đảo, sau khi ra tù đã chuyển sang hoạt động hợp pháp, chủ trương báo Tiếng Dân, tờ báo đậm khuynh hướng yêu nước chống Pháp sống được lâu nhất dưới thời Pháp thuộc; và trong số ba người, ông cũng là người còn sống được lâu nhất, để trở thành Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945.

Có một điều cần chú ý: cuộc nổi dậy rung trời chuyển đất năm 1908 không hề nằm trong ý đồ hay kế hoạch của những người chủ chốt khởi xướng phong trào Duy Tân, họ không hề lãnh đạo nó, nó nằm ngoài ý định của họ, thậm chí ngược với nguyện vọng và chương trình của họ. Có lẽ đó là một điều chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu, thử giải thích đôi phần hôm nay.

CAO BÁ NHẠ - NGƯỜI MỞ ĐẦU DÒNG NGÂM KHÚC TỰ TÌNH (*)

Đặng Thị Hảo

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam hẳn từng có không ít vụ án bị khép tội tru di tam tộc nhưng có lẽ kinh hoàng nhất, chấn động đời sống tinh thần xã hội lâu dài và đau thương nhất là vụ án Lệ Chi Viên - dưới thời Lê Thái Tông (1442). Gia đình quan đại thần Nguyễn Trãi (1380-1442) phải chịu hình phạt oan khốc giết cả ba họ, kèm theo đó là một sự hủy diệt đối với di sản tinh thần - sách vở trước tác - của dòng họ này nói chung cũng như của thi hào Nguyễn Trãi nói riêng. Thứ hai là vụ án tru di tam tộc họ Cao ở Phú Thị, Gia Lâm dưới triều Tự Đức (1855) mà hệ quả của nó cũng không khác gì thông lệ: “tang tóc ngập xứ Bắc” (Trần Ngọc), và toàn bộ trước tác của Chu Thần Cao Bá Quát (1808-1855) cũng như của dòng tộc văn chương họ Cao đều bị tịch thu tiêu hủy. Tuy nhiên, cũng như vụ án thứ nhất, đến nay thơ văn Nguyễn Trãi vẫn còn lưu dù không đủ, ở vụ án nổi tiếng thứ hai, không chỉ thơ văn Cao Bá Quát và Cao Bá Đạt vẫn rải rác được ghi chép, lưu truyền, mà từ nỗi oan khuất tột cùng này, có một nho sĩ họ Cao thuộc thế hệ cháu con hai ông, đã kịp để lại cho hậu thế 27 bài thơ chữ Hán và hai văn liệu tuyệt tác: Tự tình khúc (Nôm) và Trần tình văn (Hán) hai tác phẩm văn chương khiến bất cứ ai đọc đến đều không thể không cùng ông khổ đau, cảm thông, bi phẫn. Ông là Cao Bá Nhạ.

Mấy mẩu ký ức về Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn

Hoàng Dũng

clip_image002  

Thầy Nguyễn Tài Cẩn đọc thơ. Sài Gòn ngày 19/12/2008

 

1. Đúng ba mươi năm trước, lớp cao học của chúng tôi học môn Phương pháp nghiên cứu do thầy đảm trách. Học trò đạp xe đến nhà thầy để học. Đó là một ngôi nhà ở khu chợ trời Hòa Bình. Muốn đến nhà đôi khi phải luồn lách qua cái chật chội và ồn ào chợ búa. Nhà có cái cổng sắt, không có chuông. Khách đến, quen lệ cứ việc lay cái xích sắt khóa cổng, chủ nhân nghe thấy sẽ ra đón. Bên vách nhà sát cổng còn có một dòng chữ viết bẳng gạch non, nét vụng về, chắc của trẻ con, mà chủ nhân cứ mặc kệ, không xóa: “Nhà này có Tây”. Nhà trồng một cây ngọc lan cổ thụ, cành lá che rợp sân. (Năm 1986 cô Nona dạy lớp nghiên cứu sinh chúng tôi, gần như buổi học nào cô cũng lấy từ túi xách ra tặng mỗi đứa một phong bì tự làm bằng giấy báo – hồi đó khó khăn, kiếm một cái phong bì tử tế hay giấy trắng để làm phong bì là chuyện không dễ – trong có vài bông hoa ngọc lan.)

Chỉ buổi đầu tiên là đầy đủ học trò, sau đó thầy chia hai ba người vào một nhóm, mỗi nhóm học một buổi riêng. Chúng tôi đứa nào cũng hăm hở, lấy giấy bút ra ghi lời thầy giảng. Thầy thủng thẳng pha trà mời chúng tôi, rồi bắt đầu câu chuyện. Phải, chỉ là chuyện. Chúng tôi nghe, thỉnh thoảng lại hỏi thầy. Và không biết từ bao giờ, giấy bút thành ra thừa thãi. Chỉ là trò chuyện chơi thôi.

Thầy nói về những vấn đề lý thú trong ngôn ngữ học; những gì người ta đã giải quyết và những gì đang còn dang dở. Thầy cũng không nói thẳng cần phải làm gì, cách thức như thế nào. Nhưng chuyện nào cũng đầy sức gợi ý. Qua dăm ba bữa “trò chuyện” với thầy, chúng tôi nhóm nào cũng nảy ra đề tài và thực sự bắt tay vào nghiên cứu. Bài báo đầu tiên của tôi đăng tạp chí Ngôn ngữ là kết quả của khóa học như thế. Cho đến nay, tôi chưa thấy ai dạy như thầy Nguyễn Tài Cẩn.

Marcel Marceau, bài học im lặng

Báo Le Monde,

tháng 4 năm 1998

Phạm Anh Tuấn dịch (bản rút gọn)

Tuần qua có nhiều chuyện đáng chú ý. Đầu tiên là cảm giác căng thẳng chờ đợi ngày người ta xử Cù Huy Hà Vũ, rồi đến cảm giác “bị rút lửa ở đít” khi phiên tòa bị hoãn, rồi lại tiếp tục rơi trở lại cảm giác chờ đợi. Hay là Tòa đưa quách CHHV về xử ngay tại ngôi nhà của chính CHHV ở 24 Điện Biên Phủ? Như thế mới đích thị “phi ní”, “phi ní” hơn cả Vụ án của Kafka! Chuyện thứ hai là chuyện cô Lượm ở Huế với cô Kim Ngân gì đó ở Đài truyền hình. Nhiều blogger làm ầm ĩ chuyện này lên rút cục chỉ mất thì giờ và chỉ có lợi cho một vài người nào đó. Chẳng hạn, anh Lại Củ Sâm giờ đây sẽ thấy lòng mình thanh thản hơn vì có thêm đồng đội. Cần nhìn vấn đề của Lượm từ góc độ sâu sắc hơn, chẳng hạn, thử nghĩ bây giờ hoặc một ngày đẹp trời nào đó chúng ta đột nhiên ngã ngửa người khi phát hiện thêm vô số Lượm hay Nượm hay Ngượm hay gì gì đó trong đủ mọi lĩnh vực hoạt động! Chuyện thứ ba là sự kiện trao giải Phan Châu Trinh và phản ứng của nơi lẽ ra phải tỏ ra hào hứng nhất ấy là Bộ GD&ĐT. Xem ra sự nghiêm túc và nhiệt huyết của Quỹ chẳng gây tác động mấy tới ngành giáo dục! Đến hôm nay là cuối tháng 3 rồi mà Bộ GD&ĐT mới công bố 5 nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2011! Người ta vẫn đang ngồi họp với nhau để rút kinh nghiệm quốc tế nhằm xây dựng chương trình học cho sau năm 2015 và xây dựng đề án soạn lại sách giáo khoa để trình Bộ phê duyệt!

Trong một xã hội đa thần, đa ảo tưởng như thế này đôi khi cũng cần im lặng. Xin mời đọc một bài ngắn nói về một người im lặng vĩ đại có tên là Marcel Marceau.

P. A. T.

Tự ứng cử không phải là trò chơi dân chủ

Blogger Tuanddk

imageCâu này là của ông Đặng Văn Khoa, còn gọi là “Hội đồng Khoa” trả lời nhà báo Đoan Trang 5 năm trước, ngay sau khi ông “tự nguyện” viết đơn xin rút khỏi cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII.

Một người không thể đóng hai vai

Từ chối công việc với mức lương hàng ngàn USD để có  nhiều thời gian hơn cho công việc của một đại biểu Quốc hội, “Thật sự mong muốn được đóng góp một cách trong sáng, không vụ lợi, không tham vọng chính trị” trong tư cách một đại biểu của dân. Nhưng khi phải viết đơn “xin rút”, ông Khoa đã đưa ra lý do lãng xẹt: Một người không thể đóng hai vai. Rằng: Bản thân và gia đình chưa thu xếp được.

Ba người phụ nữ

Người phụ nữ thứ nhất viết blog có cái tên gọi là Beo.

Beo là tổng biên tập của một tờ báo trong Sài Gòn, nhưng Beo được người ta chú ý bởi Beo viết blog với giọng văn rất dân dã của dân hàng tôm, hàng cá. Blog của Beo thường để chửi bới, xúc xiểm những người đấu tranh dân chủ, nhất là những người đang yếu thế, ở trong tù hay đang bị chính quyền làm điêu đứng.

Tổng hợp tin tức trong tuần Câu hỏi ám ảnh Châu Âu: Bỏ điện hạt nhân được hay không?

Mai Vân

clip_image002  

Một nhà máy điện nguyên tử của Bỉ ở Tihange. Ảnh chụp ngày 15/3/11. Reuters

 

Trước những gì xảy ra ở Fukushima, các quốc gia, trong đó có Châu Âu đang phải xét lại chính sách nguyên tử của mình. Libération trong hàng tựa lớn trang nhất nêu câu hỏi đang ám ảnh giới lãnh đạo ở Châu Âu hiện nay: “Hay là chúng ta nên dừng lại?”. Vấn đề là liệu có thể ngưng được hay không, và ngưng thì thay thế bằng loại năng lượng nào, nhất là đối với Pháp, nơi mà 76% điện sử dụng là điện hạt nhân.

Bên cạnh tình hình chính trị Pháp trước vòng hai cuộc bầu cử địa phương, tình hình Libya và Nhật Bản vẫn là hai hồ sơ lớn được báo giới Pháp hôm nay rất chú ý. Trong hồ sơ Nhật Bản, hệ quả lớn, có ảnh hưởng đến thế giới là vấn đề hạt nhân. Trước những gì xảy ra ở trung tâm Fukushima, các quốc gia, trong đó có Châu Âu đang phải xét lại chính sách nguyên tử của mình.

Libération trong hàng tựa lớn trang nhất nêu câu hỏi đang ám ảnh giới lãnh đạo ở Châu Âu hiện nay: «Hay là chúng ta nên dừng lại?». Tờ báo ghi nhận là Đức và Ý đang phân vân, trong lúc Pháp thì cương quyết tiếp tục.

Tổng hợp tin tức trong tuần Những bài học đầu tiên từ Fukushima

Thanh Hà

clip_image002  

Xe chữa lửa chạy về phía lò phản ứng số 3 tại Trung tâm hạt nhân Fukushima ngày 23/03/2011. REUTERS/Nuclear and Industrial Safety Agency via Kyodo

 

Elizabeth Taylor, Libya và Fukushima là ba chủ đề chính làm lu mờ phần còn lại của thời sự quốc tế trong ngày. Thảm họa Fukushima càng làm lộ rõ tính chất bất ổn định trên thị trường năng lượng quốc tế. Tai nạn nhà máy Fukushima khiến dư luận thế giới tỏ ra nghi ngờ với cả ngành công nghiệp điện hạt nhân. Sự hoài nghi đó phải chăng là thái quá? Câu trả lời có lẽ là không.

Trong một bài phân tích được đăng trên báo kinh tế Les Echos, hai chuyên gia kinh tế Pháp nêu lên những «Bài học đầu tiên rút tỉa từ Fukushima». Theo Giáo sư Jean Marie Chevalier, Giám đốc Trung tâm Địa lý chính trị về Năng lượng và Nguyên liệu và Giáo sư kinh tế tại đại học Paris Dauphine, Patrice Geoffron thì hãy còn quá sớm để cộng đồng quốc tế có thể rút ra những bài học về phương diện an toàn hạt nhân từ kinh nghiệm đau thương của nhà máy điện Nhật Bản.

Bất cẩn quá đáng của Tepco

Song, Fukushima cho thấy một thực tế: đó là cộng đồng quốc tế luôn đi tìm những nguồn năng lượng mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, để bảo đảm nguồn cung cấp bất chấp những bất ổn và đe dọa đến từ các yếu tố «bên ngoài», như chiến tranh, hay bất ổn tại vùng Vịnh…

Ba tài liệu gửi bạn đọc BVN

Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của luật gia Cù Huy Hà Vũ, vừa gửi tới trang BVN ba tài liệu:

1./ Thư của ông Vũ Đức Khanh, Luật sư thuộc Luật sư đoàn tỉnh bang Ontario, Canada, gửi gửi cho bà Dương Hà báo tin ông vừa có e-mail thỉnh nguyện thư gửi Thủ tướng Canada tố cáo việc Nhà nước Việt Nam bắt giam TS Cù Huy Hà Vũ trái với Hiến pháp và luật pháp Việt Nam cũng như Công ước quốc tế, đồng thời đề nghị Thủ tướng Canada can thiệp với Thủ tướng và Chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho TS Cù Huy Hà Vũ, và ông đã nhận được phúc đáp của Văn phòng Phủ Thủ tướng Canada.

2./ E-mail thỉnh nguyện thư của Luật sư Vũ Đức Khanh gửi đến Thủ tướng Canada, đề nghị Thủ tướng can thiệp trả tự do cho Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.

3./ E-mail của Văn phòng Phủ Thủ tướng Canada gửi Luật sư Vũ Đức Khanh xác nhận đã nhận được thư thỉnh nguyện này.

Ban biên tập BVN giao ông Phạm Toàn dịch hai e-mail sau, còn lá thư thứ nhất viết bằng tiếng Việt nên không cần dịch.

Một điều nữa cũng không cần thông dịch - nhưng rất đáng được dùng để đối sánh, đối sánh thế nào thì xin bạn đọc tự hiểu - đó là thái độ lịch thiệp, thượng tôn luật pháp của ông Thủ tướng Canada, qua đó thấy rõ lòng tôn trọng ý kiến người dân cũng như lòng tự trọng của ông Thủ tướng một nước dân chủ đích thực, tuy không "gấp triệu lần" như nước mình.

Bauxite Việt Nam

Những người theo chủ nghĩa sô-vanh Đại Hán cần chấm dứt mấy trò trịch thượng lố bịch này!

Vũ Cao Đàm

Cứ dăm bữa nửa tháng, chúng ta lại nghe từ những nguồn tin đáng tin cậy, rằng Sứ quán Trung Quốc lại vừa lên tiếng phàn nàn các nhà đương cục hoặc dân chúng Việt Nam đã làm cái gì đó “phương hại tình hữu nghị” với nước “bạn” Trung Hoa “mười sáu chữ vàng”…

Nhẩm tính một hồi thì thấy đủ chuyện: Khi thì về việc ai đó “nói xấu” Trung Quốc đã làm ăn không đứng đắn với Việt Nam trong một thương vụ nào đó; khi thì về việc hàng Trung Quốc kém chất lượng; khi thì hàng Trung Quốc chứa những hóa chất gây bệnh; khi khác thì: trái cây Trung Quốc ngâm tẩm chất bảo quản độc hại, vân vân và vân vân… Mà đấy đều là chuyện có thật, ngay báo chí Trung Hoa lục địa cũng kêu la, cảnh báo cho dân chúng, thế mới là buồn cười.

Gần đây lại thấy xôn xao chuyện chúng ta bị Trung Quốc cằn nhằn việc ở Hà Nội đã xuất hiện bản dịch tập truyện ngắn của “đám Hoa kiều” lưu vong “phản bội Tổ quốc” viết bậy bạ, nói xấu lãnh tụ Trung Hoa.

Một câu hỏi lớn không lời đáp?

Hoàng Hưng

imageLâu lắm rồi tôi mới có dịp nghe các em sinh viên phát biểu công khai những thắc mắc của mình trong một cuộc họp mặt bàn về giáo dục. Nhất là về một đề tài thiết cốt với các em và với cả nền giáo dục đại học của ta. Đó là buổi thuyết trình và thảo luận về “Tinh thần đại học” tại hội trường Trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM ngày 22/3/2011 vừa qua, nằm trong khuôn khổ những buổi “cà phê học thuật” do một bộ phận nho nhỏ của trường là “Trung tâm tư vấn Hướng nghiệp và Phát triển nguồn Nhân lực” lập ra (cái tên trung tâm và cái tên “cà phê học thuật” đều rất khiêm tốn, rất “giảm khinh” cho những sinh hoạt trí tuệ vô cùng thiết yếu của đại học).

Tôi đi dự, phần quan trọng là để hiểu tâm sự những người chủ tương lai rất gần của đất nước, để xem “sĩ tử trí”, “sử tử khí” đã ra đến thế nào sau 35 năm được hưởng sự giáo dục ghê gớm của chúng ta nhất quán từ nhà trường ra xã hội (may ra còn lại giáo dục gia đình có thể có sự sai biệt tùy trường hợp).

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn