Hai lá thư của bạn đọc cùng xoay quanh một câu hỏi mà lời giải đáp ngọn ngành vẫn... còn phải chờ đợi

Lá thư thứ nhất

Kính gửi: BBT Bauxite Việt Nam
Thầy giáo Hà Văn Thịnh

image Cháu tên là Lê Văn Công, hiện đang là sinh viên của một trường cao đẳng tại HN. Ngày hôm nay cháu ra quán Internet công cộng vào mạng, theo như thói quen mấy tháng nay cháu vào trang mạng Bauxite Việt Nam để đọc các thông tin về phong trào 6 chữ vàng HS-TS-VN. Đọc xong bài viết :"Đôi lời với sinh viên Thanh Hóa, Ninh Bình, Bình Dương…" của nhà giáo Hà Văn Thịnh cháu rất vui mừng vì thầy đã dám công khai nói lên lời ủng hộ phong trào yêu nước của chúng cháu.Trước đây cháu vào mạng chỉ cốt dùng máy tính chơi game nên không hề hay biết về sự xâm chiếm biển đảo của Trung Quốc và phong trào này. Trong một lần vào quán Internet chơi game vô tình thấy trang mạng BVN còn trên máy tính của ai trước đó đã vô ý hay hữu ý để lại trên máy, nhờ đó cháu biết đến trang mạng BVN và phong trào yêu nước của sinh viên. Bài viết của nhóm thanh niên hành động vì đất nước kêu gọi thanh niên yêu nước hãy vẽ chữ HS-TS-VN đã đánh thức nhiệt huyết trong con người cháu, nên cháu nảy ra ý định phải mua sơn về vẽ mấy chữ này tại một số nơi ở HN. Nhưng ngay lúc ấy cháu có đọc một số bài viết nói ai vẽ những chữ đó mà bị phát hiện sẽ bị công an bắt và xử phạt rất nặng; công an có thể sẽ thông báo tới nhà trường ra quyết định đuổi học.

Nhìn lại Đại hội VII Hội Nhà văn Việt Nam

Đào Xuân Quý

image Nhà thơ dịch giả, nhà lý luận phê bình Đào Xuân Quý (28.II.1924 – 6.V.2007), tác giả hồi ký Nhớ lại in xong và bị ngưng phát hành năm 2002 nhưng đã kịp gây một tiếng vang trong dư luận, là người Bình Định. Thời kháng chiến chống Pháp ông sống ở Khu IV rồi trở về khu V, đến chống Mỹ tập kết ra Bắc, và từ 1994 đưa gia đình về Nha Trang. Vào khoảng tháng Ba năm 2007 ông trở ra Hà Nội thăm bạn bè cũ, có đến gặp tôi - ông là bạn vong niên của thân sinh tôi, Nguyễn Đổng Chi, từ hồi còn ở Phủ Quỳ, Nghệ An vào khoảng 1948, và sau này lại trở thành bạn vong niên của tôi - trao cho tôi một bài viết, tường thuật tỷ mỉ về Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII mà ông tham dự. Ông gửi gắm tôi bài viết ấy mong một dịp thuận tiện đưa giúp lên báo. Chẳng may sau khi trở lại nơi cư ngụ được hơn một tháng ông đột ngột qua đời. Để tưởng niệm một năm ngày mất của ông, tôi đã gửi bài viết này tới nhà văn Phạm Thị Hoài nhờ chị công bố trên mạng talawas.

Nay sắp đến ngày khai mạc Đại hội Hội nhà văn Việt Nam lần thứ VIII (4-8-2010), đọc lại bài viết thấy có nhiều điểm vẫn còn nguyên tính thời sự, vì thế xin phép bạn đọc được công bố lại trên trang BVN để may ra có thể góp chút hành trang cho các nhà văn nhằm ôn lại một ít kỷ niệm nóng hổi năm năm về trước, trước khi bước vào ngày hội mới của ngành mình, hứa hẹn một không khí náo nhiệt với nhiều vấn đề nhẹ nhàng hay gay cấn, từng làm cho bao nhiêu người nhiều phen trăn trở, biết đâu đấy, sẽ lại đặt ra một cách sôi nổi.

Nguyễn Huệ Chi

Một góc nhìn của người ngoài cuộc soi vào khoảng tối Hội Nhà văn: Em không phải nhà văn…

Trang Hạ

Bác bảo nhỏ, nhưng khốn nỗi kinh phí của Nhà nước chỉ cấp cho các bác để o bế quan hệ với Trung Quốc, chứ không phải tiền tỷ hàng năm để làm văn làm chương với quốc tế nào khác. Cái này nó liên hệ mật thiết tới… tiền.

Trang Hạ

clip_image002Em không phải nhà văn…

…nên em không có việc gì để bước qua cánh cổng trụ sở Hội Nhà văn (HNV) Việt Nam ở số 9 Nguyễn Đình Chiểu cả, trừ ngoại lệ năm 2009 em phải khốn nạn với các bác.

Đầu tiên là vụ em lỡ bàn phím khui ra việc quan chức của HNV đạo văn lẫn nhau mang đi Đài Loan, bảo là thơ của mình, để được danh giá với làng văn châu Á. Các bạn nước ngoài thì kinh ngạc và khinh bỉ các bác, còn các bác thì khinh bỉ em (mà gửi đơn kiện lên tận Bộ Công an, yêu cầu Bộ Công an làm rõ mục đích và động cơ của con phản động Trang Hạ đang bôi nhọ các bác) và kinh ngạc thấy dư luận kinh ngạc vì vụ này. Các bác gọi em lên ‘số 9 Nguyễn Đình Chiểu’ để thương lượng dẹp chuyện đó.

Tổ quốc và Thơ

(gửi đăng nhân dịp chuẩn bị Đại hội Hội Nhà văn lần thứ VIII)

Hà Sĩ Phu

image Tổ quốc và Thơ! Đề tài quá lớn này xin dành cho các nhà lý luận văn học chuyên nghiệp. Ở đây tôi chỉ nhặt ra một mảnh, nhưng là một mảnh gương lồi, tuy nhỏ nhưng cũng đủ thu gọn một khuôn hình về xã hội và Tổ quốc Việt Nam trong thơ.

Mảnh gương rơi vào tay tôi là một bài thơ chuyền tay có nhan đề như một câu hỏi “Thế này là thế nào…”, ký tên Trần Ái Dân. Ái Dân chắc hẳn là một bút danh, bút danh chưa xuất hiện bao giờ và không được giới thiệu thì tạm coi là ẩn danh vậy.

Bài thơ ngắn và dân dã.

Nhưng muốn hưởng hết thi vị của bài thơ dân dã này, lại phải khai vị bằng một bài thơ “bác học”, cũng mở đầu từ một câu hỏi, cũng phác họa một chân dung đất nước. Ấy là bài thơ nổi tiếng “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”của Chế Lan Viên mà rất nhiều người đã thuộc lòng vì nó hoành tráng, nó đã từng bơm cho mọi người bay lên cùng “Tổ quốc”.

Từ nhà viết Hồ Tây năm 1965 Chế Lan Viên thấy cuộc đời, thấy xã hội Việt Nam đang đẹp quá rồi (cứ cho là ông nghĩ thế thật), nhưng nghĩ rằng cái đẹp hoành tráng ắt phải phát ra từ sông từ núi, ông bèn gọi Sông Hồng ra làm kẻ phát ngôn:

Việt Nam cần nắm được chữ “thời” trước biến chuyển mới trong cuộc tranh chấp vùng biển Đông Nam Á

Thái Văn Cầu

image Trong 60 năm qua, Trung Quốc không ngần ngại dùng vũ lực để chiếm đoạt một phần biển đảo của Việt Nam, từ Hoàng Sa đến Trường Sa(1) .

Do quyền lợi riêng, các nước trong khu vực giữ thái độ tiêu cực trước hành động trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Sau khi Tổ quốc thống nhất năm 1975, Việt Nam và Trung Quốc nhiều lần tiến hành đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp biên giới và biển đảo. Tuy nhiên, vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa không giải quyết được.

Tiến xa hơn, Trung Quốc cho phổ biến bản đồ 9 gạch, chủ trương đòi hỏi 80% Biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea, hay tên thường gọi là Biển Đông) là của họ (2) .

Sau loạt bài chống tiêu cực, PV báo Tiền phong bị đe dọa

Lê Anh

clip_image001

Ảnh trong loạt bài "Biệt thự bức tử rừng thông" của PV Hà Phan.

TP - Các ngày 26, 27, 28-7, Tiền phong liên tiếp đăng loạt bài điều tra, bình luận, với tiêu đề chung Biệt thự bức tử rừng thông của tác giả Hà Phan, nói về những tiêu cực, những bất cập trong việc phát triển ồ ạt các dự án du lịch, thủy điện nhỏ, sân golf ở Đà Lạt, dẫn đến phá hủy môi trường, cảnh quan, gây nên những hiệu ứng cung cầu không cân đối ở TP Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Tác giả còn nêu đích danh một số quan chức, doanh nhân đã có những hành vi “bôi trơn”, mua bán dự án, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Loạt bài này đã bước đầu nhận được sự quan tâm, đồng tình của đông đảo bạn đọc ở Lâm Đồng và bạn đọc cả nước. Bạn đọc đánh giá đây là bài điều tra nghiêm túc, kỹ lưỡng, dũng cảm; phóng viên vào vai tiếp cận trực tiếp với các nhân vật trong bài viết, vấn đề đặt ra sinh động và có sức thuyết phục.

Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ 16 phút chiều qua (28-7), phóng viên Hà Phan đã liên tiếp nhận được hai tin nhắn vào máy điện thoại cầm tay của phóng viên. Tin thứ nhất có nội dung Mày còn viết gì về Lâm Đồng nữa tụi tao sẽ xử cả nhà mày nhé Hà Phan; tin thứ hai Đừng nghĩ tao không dám xử mày và vợ con mày. Những tin nhắn này rõ ràng liên quan đến bài viết trên mặt báo của tác giả Hà Phan.

ĐHQG Hà Nội liên kết với trường ngoại 'dỏm'?

image ĐHQGHN liên kết với một cơ sở đào tạo cao học dỏm của Mỹ và cho đến ngày kết thúc hợp đồng đã có 300 học viên thông qua các khóa học dỏm đó, nghĩa là có thể có đến 300 cái bằng dỏm đã được phát tán do một đại học cứ tạm gọi là “danh tiếng” của VN đỡ đầu. Mà 300 bằng dỏm đó lại cấp cho các lãnh đạo Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty nhà nước và chắc là không loại trừ rất nhiều quan chức cấp cao! Trời ơi là trời! Trách nào đất nước có những Tập đoàn như Vinashin đang chìm lỉm xuống đáy vực. Chúng tôi khẩn thiết đề nghị cơ quan pháp luật truy tố ngay ông Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (người đảm nhiệm từ năm 2008 trở về trước) vì tội lừa đảo Nhà nước cũng như dân chúng Việt Nam và gián tiếp làm cho cho nền kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước theo nhau suy sụp, bởi bằng cấp là để điều hành công việc thực tiễn mà bằng giả/dỏm thì đương nhiên sẽ dẫn các tổ chức quan trọng mà họ nắm giữ xuống hố không thể nào tránh khỏi. Mặt khác đề nghị cơ quan hữu trách ra lệnh thu hồi ngay tất cả bằng cấp từ Thạc sĩ trở lên của tất cả mọi học viên đã ghi danh theo học ở ĐHQG Hà Nội trong các khóa học liên kết nói trên từ trước cho tới 2008. Nếu không làm được điều đó, xin Chính phủ có một động thái chứng tỏ quyết tâm cắt đứt tệ nạn bằng dỏm tận gốc: ra quyết định xóa bỏ tất cả các loại học vị hiện có của hết thảy quan chức lãnh đạo Nhà nước từ trung ương trở xuống - ngoại trừ nhà khoa học trong tổ chức khoa học chuyên ngành - kể cả các cơ quan tuyên văn giáo huấn, các chức sắc trong các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và Công ty quốc doanh. Tin tức mới nhất mà chúng tôi nhận được đăng trong phụ lục dưới đây cho thấy tệ nạn mua bằng không chỉ ở hai người mà báo chí đã đưa, mà đang lần lượt lộ mặt ở nhiều nơi, trở thành nỗi nhục của chính Nhà nước.

Bauxite Việt Nam

Phía sau những dự án "tỷ đô" đầu voi đuôi chuột

Phạm Huyền

image (VNR500) - Nếu như năm 2006-2008, những dự án FDI tỷ USD “ồ ạt” vào Việt Nam, gây phát sốt dư luận thì nay, không ít dự án trong số đó lại đang bên bờ vực “phá sản”. Kiểu đầu tư đầu voi đuôi chuột này sẽ còn tiếp diễn, nếu như chính quyền địa phương và các cấp quản lý không mạnh tay nghiêm minh.

Kẻ tháo lui, người vòi vĩnh

Ba năm về trước, mỗi khi gặp báo chí, ông Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài thường vui vẻ báo tin mừng: “Lại có thêm dự án tỷ USD sắp sửa vào Việt Nam”. Khi đó, những “dự án 500 triệu - 1 tỷ USD” rất thu hút sự chú ý của dư luận vì… lần đầu tiên có qui mô đầu tư ấy ở Việt Nam. Ví dụ dự án thép Tycoons của Quảng Ngãi, dự án Foxconn ở Bắc Ninh…
Thế rồi, không chỉ là 1 tỷ USD mà là 3 tỷ, 5 tỷ và thậm chí là 11 tỷ USD, những con số qui mô vốn khổng lồ liên tục được các địa phương “xướng” lên trong 3 năm qua, nhiều đến mức... nhàm tai. Và chuyện các siêu dự án đến Việt Nam bỗng thành chuyện bình thường.

Từ đầu năm đến nay, chuyện dự án tỷ USD lại làm nóng dư luận nhưng là theo luồng chảy… ngược. Không phải là những cuộc đàm phán để “sắp sửa” vào Việt Nam mà là, những cuộc thương lượng nhùng nhằng giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương để xin gia hạn, kéo dài tiến độ, đòi ưu đãi trong khi, thực tế công trường dự án chưa có gì.

Duy lý & Duy tình

Hiệu Minh

clip_image001

Bộ trưởng Bộ TN&MT

“Phía chính quyền ta đã hành xử ra sao sau hai năm tìm ra sự cố chất độc “tràn” ở sông Thị Vải? Báo chí đưa tin, vài lời phát biểu của cấp cao nhất trong Chính phủ là ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cách đây hai năm, rồi tất cả lặng lẽ đi vào quên lãng.

Mãi tới hôm nay, vị này mới nói một câu về lý mạnh hơn “Nếu đưa ra tòa, người thiệt hại nhất là Công ty Vedan. Chúng ta có thừa chứng cứ để vạch tội Vedan, chỉ sợ không sử dụng hết. Ra tòa là chắc thắng”.

Ông này còn nói “Chúng ta đã hết tình, hết nghĩa với Vedan. Công ty này không chấp nhận thì đành phải dùng đến lý”. Đợi hai năm chán chê rồi mới dùng đến lý. Tình người Việt Nam quá dài.

Quản lý môi trường quốc gia mà để cho Vedan thải bẩn vào sông Thị Vải tới 14 năm thì chức năng điều hành của Bộ này đến đâu? Đưa được Vedan ra tòa thì tội ác với môi trường đã được thực hiện hơn chục năm rồi. Thiệt hại nhất không phải là Vedan mà chính là người Việt chúng ta.

Nông dân 'kêu trời' vì công trình xây cổng chào 'treo'

“Hàng trăm hộ dân đang ngán ngẩm, buồn phiền vì hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp đã san ủi, giải tỏa phơi nắng mưa sau khi Hà Nội có văn bản dừng xây cổng chào”.

Đại lễ nghìn năm Thăng Long là để làm sáng tỏ công tích người xưa, lưu hương thơm mà người nghìn năm trước truyền lại đến nay cho nghìn năm sau nữa. Nhưng với cung cách của đám quan chức thất học này làm đâu hỏng đấy thì lưu hương đâu chẳng thấy, hóa ra là “di xú thiên niên”. Thế có oải không!

Bauxite Việt Nam

clip_image001

Hơn 2.000 mét vuông đất nông nghiệp của các hộ nông dân ở xã Ninh Hiệp, Gia Lâm bị vùi sâu dưới các lớp cát xây dựng.

Thực hiện phương án xây các cổng chào mừng Đại lễ 1.000 Thăng Long - Hà Nội, trung tuần tháng 6 vừa qua, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo cho các địa phương giải tỏa hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp ven các trục đường chính dẫn vào nội đô.
Chủ trương chưa thông, ruộng đã lấp xong
Do đưa ra chủ trương muộn nên để các cổng chào có thể thực hiện và hoàn thành đúng Đại lễ, UBND thành phố đã “lệnh” cho các địa phương phải sớm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, sau khi hàng nghìn mét vuông mặt bằng được san ủi cũng là lúc kỳ họp HĐND thành phố không tán thành chủ trương xây cổng chào. Các công trình này trở thành những công trình “treo”.
 

Xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, địa phương có diện tích được quy hoạch xây cổng chào nằm trên tuyến quốc lộ 1A (Hà Nội – Lạng Sơn) và được các đơn vị thi công về thực hiện giải phóng mặt bằng sớm nhất. Chỉ sau vài ngày chủ trương được đưa ra, trên 2.000 mét vuông đất nông nghiệp nằm ven quốc lộ 1A của bà con nông dân ở thôn 8 được “giải phóng”.
Ông Nguyễn Bá Hưởng, một trong những hộ dân có đất bị san ủi ở thôn 8, xã Ninh Hiệp, cho biết: “Do là chủ trương lớn của thành phố và Đại lễ 1.000 năm Thăng Long cũng là sự kiện trọng đại của Thủ đô nên bà con chúng tôi đều chấp thuận để ruộng của mình bị san lấp, kể cả khi việc đo đạc, kiểm đếm, lên phương án đền bù cho những hộ bị thu hồi đất vẫn chưa tiến hành xong”.

Không nên coi nhẹ phái diều hâu tại Trung Quốc

Đức Tâm

clip_image001

Hàng không mẫu hạm Trung Quốc (DR)

Trong những ngày vừa qua, Trung Quốc đã có phản ứng gay gắt trước lời kêu gọi của Hiệp hội Đông Nam Á – ASEAN – và Hoa Kỳ cần phải tôn trọng quyền tự do thông thương đường biển và trên không tại vùng Biển Đông. Bắc Kinh phản đối quốc tế hóa và chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ song phương.

Giới phân tích cho rằng chính sách bành trướng bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã thúc đẩy ASEAN phải có lập truờng chung và hợp tác với Mỹ để đối phó. Cũng chính những ý đồ của Trung Quốc muốn kiểm soát, khống chế Biển Đông, hạn chế các hoạt động quân sự của Mỹ ở vùng biển quốc tế đã buộc Hoa Kỳ phải quan tâm trở lại khu vực này.

Đằng sau những tuyên bố mạnh mẽ như vậy, Bắc Kinh có thể phản ứng tới mức độ nào? Theo ông Dương Danh Dy, chuyên gia về Trung Quốc, thì không nên coi nhẹ phái hiếu chiến tại Trung Quốc. Khi nói đến vai trò quan trọng của Hoa Kỳ trong hồ sơ Biển Đông, ông nêu ra hai suy nghĩ: thứ nhất là một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, tỏ ra thận trọng về thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc. Vấn đề thứ hai là dường như người Mỹ chưa thực sự hiểu được giới lãnh đạo Trung Quốc.

Hillary Clinton thay đổi chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc

Ngoại trưởng quay 180 độ đối với Bắc Kinh

Gordon G. Chang/New Asia

Hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton tuyên bố rằng giải pháp hòa bình trong việc cạnh tranh đòi chủ quyền trên Biển Đông là sự “quan tâm quốc gia” của Hoa Kỳ. “Hoa Kỳ hỗ trợ quá trình hợp tác ngoại giao của tất cả các nước tranh chấp trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần cưỡng chế”, bà nói tại Hà Nội trong một cuộc họp an ninh khu vực tại Diễn đàn khu vực ASEAN: “Chúng tôi phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước tranh chấp nào”.

Đôi lời căn dặn các bạn sinh viên yêu nước

Các bạn thân mến,

image Việc ông Hà Đình Sơn trong một lá thư trên BVN đưa ra đề nghị từ nay xây dựng một địa chỉ email giống nhau HS_TS_VN....@yahoo.com theo chúng tôi là xuất phát từ thiện ý muốn liên kết phong trào yêu nước đang lan rộng trong sinh viên từ Nam đến Bắc, qua đó dễ có điều kiện nhận diện ra nhau.

Tuy nhiên, có lẽ ông Sơn đã không lường hết những tình thế bất trắc trong việc bó khung tất cả các bạn vào một mô hình địa chỉ như trên, bởi điều đó vô hình trung sẽ làm cho những kẻ xấu bụng dễ suy ra địa chỉ của các bạn để tập hợp và xâu chuỗi chúng lại một cách nhanh chóng, từ đó tìm cách phá mã, và truy IP của các bạn dễ dàng. Như thế một việc tưởng hay hóa ra có thể lợi bất cập hại.

Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn học và đất nước

Trần Mạnh Hảo

(Tham luận của Trần Mạnh Hảo trong Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII, soạn theo thư  “mời viết tham luận” của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhờ nhà thơ Trần Đăng Khoa đọc giùm – cám ơn!).

Lần Đại hội [nhà văn] nào nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng gây sốc bởi tham luận. Lần này với tham luận gần 9000 chữ, chắc không đủ thời gian để đọc nên anh đã nhờ các trang web “đọc” giúp. Nhưng thật khó nuốt vì nó quá dài và dễ hóc… Ai muốn biết nhà thơ Trần Mạnh Hảo phát gì trong Đại hội [sắp tới], xin chịu khó xem nhé.

Nguyễn Trọng Tạo

clip_image001

Trần Mạnh Hảo

“Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý”

K. Marx

Kính thưa quý đồng nghiệp cầm bút,

Thưa quý vị quan khách và quý vị lãnh đạo,

Thói thường, con người sợ món gì nhất? Sợ ma quỷ ư? Không! Sợ vợ ư? Không! Sợ công an ư? Không! Sợ kẻ cầm quyền ư? Không! Sợ chết ư? Không!

Theo chúng tôi, con người trên mặt đất này sợ nhất sự thật! Vì vậy, ngạn ngữ Việt Nam từng nói: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Người Trung Hoa từ thượng cổ đã nói: “Trung ngôn nghịch nhĩ”. Người Ba Tư cổ khuyên: “Nếu nói ra sự thật, anh sẽ chết”. Người Ai Cập xưa cảnh cáo: “Khi sự thật bị bỏ quên quá lâu, một hôm nó thức dậy thành ngày tận thế”. Ngạn ngữ Tây Tạng tiền Phật giáo khuyên: “Mày chỉ được phép nói ra sự thật, nếu mày làm vua”. Thổ dân Úc bảo: “Ai nhìn thẳng vào sự thật sẽ bị mù mắt”. Lịch sử nhân loại đã ghi nhận hàng triệu con người từng dám cả gan nói lên sự thật mà bị mất mạng, bị tù tội hay bị quản thúc tại gia.

Bụng rỗng còn sợ đói

Sáu Nghệ

image Bài viết của nhà văn Bùi Minh Quốc “Tham luận tại Đại hội Hội Nhà văn khóa 8” đăng trên trang Bauxite Việt Nam khiến tôi đọc và cảm ơn nhà văn cho biết một sự thật: Nhà văn lâu nay viết không hay là vì không có hội tự lực, và hội không dám tự lực là sợ đói. Một nguyên nhân giản đơn, cụ thể và khôi hài.

Khôi hài vì gồm những người thông minh như Hội Nhà văn Việt Nam mà sợ không có tiền bao cấp của Nhà nước là sẽ đói. Nỗi sợ như thế chứng tỏ một nghị lực trước cuộc sống, xin lỗi, không bằng chị bán vé số, anh móc bọc, cụ già hành khất, không bằng tất cả những người chẳng may có khuyết tật cơ thể. Bởi những người đó không bao giờ có suy nghĩ kỳ quặc là cố sống bằng cách xin tiền ngân sách! Hơn thế, Hội Nhà văn Việt Nam xin tiền ngân sách không chỉ để có lương hàng tháng ăn uống [cho cơ quan hành chính Hội thôi – BVN chú thêm] mà còn để có trụ sở họp hành, có xe cộ đi lại, có điện thoại và các phương tiện liên lạc thỏa trí tò mò, để tổ chức nhiều chuyến du ngoạn trong và ngoài nước “giao lưu học hỏi”. Hội Nhà văn Việt Nam đang làm ra những tác phẩm văn học thì không nói mọi người đã biết chất lượng, còn tiền ngân sách là tiền đóng thuế của dân.

Góp ý thêm với bài: Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại

Nguyễn Hữu Quý

Trước hết, cảm ơn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, khi ông nói: Đồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại vì một an ninh thế giới mới đến từ Đông Á; theo người viết bài này, đây là nhận định cũng mang tính Thời đại.

Còn đối với VN ta hôm nay thì sao? Xin được cụ thể hơn là: Đồng minh với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của dân tộc, của thời đại, để đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, là tiền đề nước nhà bước sang một giai đoạn phát triển mới trong thế kỷ XXI.

Học giả Trung Hoa đang được Trung Cộng ráo riết sử dụng vào mục đích thôn tính Biển Đông

Vũ Cao Đàm

image Trên các trang mạng bằng Hoa ngữ, người ta có thể gặp nhan nhản những bài “nghiên cứu” của các học giả Trung Cộng ngụy tạo sự kiện để “chứng minh” rằng các vùng lãnh thổ và lãnh hải mà Trung Cộng thèm muốn là của cha ông họ.

Chúng tôi dịch đăng một trong những bài “nghiên cứu” mà trên các trang mạng của Trung Cộng nói là của các loại “học giả” đó.

Chúng tôi cũng đăng kèm theo một bài viết của nhà nghiên cứu Phạm Hân đã công bố trên các trang mạng tiếng Việt để bạn đọc tiện đối chiếu. So sánh hai bài này, chúng ta có thể thấy, với cùng một sự kiện được viện dẫn, phía Trung Quốc nêu rất mập mờ (như thật), và về thủ pháp thì cố ý lặp đi lặp lại một tên sách, một sự kiện nhiều lần, như muốn nhồi nhét vào trí óc người đọc cái ấn tượng về những sự kiện hoặc những tên sách mà họ trưng ra để lòe bịp này, còn nhà nghiên cứu Phạm Hân bình tĩnh chỉ rõ từng dẫn chứng, chỉ rõ nguồn gốc tài liệu một cách rất cụ thể. Qua đó, chúng ta có thể thấy, Hán tặc hiện đại thâm nho, ngụy biện, và xảo trá đến mức nào.

So sánh hai bài viết, chúng ta có thể thấy, các học giả Trung Cộng đã dựa trên một số sự kiện có thật, rồi thêm thắt và dựng đứng các sự kiện vào đó, tạo cho độc giả cảm giác như thật, nhằm đánh lừa dư luận. Nếu có ai đó “rỉ tai” với các nhà lãnh đạo Trung Cộng, rằng làm như thế là xằng bậy, thì lập tức họ sẽ đổ lỗi cho cái bọn học giả mà họ sẽ gọi là “ngu muội” kia.

Những vụ chết người bị nghi do công an gây ra

Nguyễn Hùng

clip_image002

Có cáo buộc nói anh Khương bị vỡ bàng quang và có những vết bầm ở cổ

“Người ta đặt câu hỏi nếu những người xấu số là thân nhân của các Ủy viên trung ương hay Ủy viên Bộ chính trị thì liệu quá trình đi tìm công lý có vất vả tương tự hay không?”

Xin thưa, câu hỏi này không bao giờ nên đặt ra, bởi lũ kiêu binh kia tồn tại chỉ vì một lý do - để bảo vệ các ông kễnh - nên làm gì có người thân của các vị đó trở thành đối tượng dằn mặt của chúng được. Có lẽ vấn đề nên đặt ra là thế này: bao giờ thì đến lúc tức nước vỡ bờ? Từ vụ Bắc Giang mà xét, hình như người ta đã không lường tính rằng nó có thể đến bất thình lình, không ai có tài thánh đoán ra một điều gì cả.

Bauxite Việt Nam

Giao tranh đẫm máu tại cao điểm 1509 (Lão Sơn), Thanh Thủy, Hà Giang năm 1984

Nghiên cứu viên Nakamura Masanori (*)

Hà Minh Thành dịch

image Mất hai cao điểm chiến lược có giá trị khống chế con đường tiến sang xâm lược Việt Nam của kẻ thù truyền kiếp là một mất mát quá lớn. Thảo nào việc ký Hiệp định biên giới trên bộ cứ làm úp úp mở mở mà không công khai được với dân. Hãy xem, giờ đây hệ thống ra-da của Trung Quốc sẽ từ các điểm cao ấy áp đảo mạng lưới thông tin của toàn bộ miền Bắc Việt Nam, còn đường nào mà xoay trở được? Rồi thì, công nhân Trung Quốc làm rừng trong những cánh rừng bạt ngàn mà 18 tỉnh dễ dãi cho thuê đến 50 năm sẽ đột ngột cởi áo công nhân ra để lộ nguyên tư thế một đạo binh, từ giữa núi rừng của người Việt đánh xuống. Trên cao nguyên Trung phần, một đội quân túc trực sẵn trong vai người đào quặng cũng sẽ chĩa súng áp đảo mặt Nam nếu quân Việt Nam từ phía này dám hó hé tiến ra Bắc. Còn gì nữa? Các đập thủy điện trên ngọn nguồn sông Cửu Long và sông Hồng sẵn sàng tháo nước bất kỳ lúc nào họ muốn. Và Nhà máy điện hạt nhân sắp xây dựng sát tỉnh Quảng Ninh cũng có thể tung chất thải độc hại theo gió mùa Đông Bắc bay vào toàn bộ miền Bắc nước ta.

Hai ông Bộ có biết?

Thảo Dân

image Báo Tuổi trẻ online ngày 26/7/2010 đăng bài “ Phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái học Tiến sĩ chỉ 6 tháng”, báo Đất Việt có bài “Phó bí thư Tỉnh ủy, học giả xin tiền thật”. Người đọc cảm thấy sốc sau khi được tiếp nhận những thông tin từ hai bài báo đó.

Theo lời ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái trả lời báo Tuổi trẻ: Ông theo học Trường đại học Nam Thái Bình Dương có tên là Southern Pacific University, khóa học 2007-2009, thời gian 24 tháng chứ không phải 6 tháng, học và thi lấy bằng Tiến sĩ tại Hà Nội. Được biết cùng học với ông có một số người ở Bộ Tài chính.

Một cơ sở nuôi dạy trẻ, một lớp học mầm non đặt tại các thôn bản dù ở nơi xa xôi hẻo lánh nhưng đều phải xin phép chính quyền địa phương và ngành giáo dục. Như vậy, Trường đại học Nam Thái Bình Dương trước khi mở lớp tại Việt Nam phải xin phép và được Chính phủ Việt Nam và Bộ Giáo dục - Đào tạo cấp phép hoạt động. Với chức năng quản lý nhà nước, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần phải xem trường đó thuộc quốc gia nào? Tính pháp nhân của trường đó ra sao? Giáo trình của họ có phù hợp chương trình đào tạo và thể chế của Việt Nam hay không? Trường Southern Pacific University đã liên kết với trường đại học nào của Việt Nam để thực hiện chương trình giảng dạy??? Nếu “Trường Southern Pacific University đã bị Tòa án Hawaii (Hoa Kỳ) ra phán quyết giải thể từ ngày 28-10-2003. Bằng cấp của trường này cũng không được Hoa Kỳ công nhận”, mà vẫn tiếp tục thông báo chiêu sinh, mở lớp tại Việt Nam thì đây là hành động “lừa đảo xuyên lục địa”. Nếu đúng như vậy, thì ông Nguyễn Văn Ngọc và nhiều người cùng học với ông trong khóa học này là nạn nhân của trò lừa đảo xuyên lục địa cần phải lên tiếng để được bảo vệ.

Quyền con người

image Hưởng ứng bài viết của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng - "Hãy hiểu đúng về nhân quyền Việt Nam" - để rộng đường dư luận, tôi xin dịch tiểu luận có nhan đề "Quyền con người" (Man’s Rights) của Ayn Rand. Quan điểm của Ayn Rand không nhất thiết trùng quan điểm của tướng Hưởng.
Bản dịch chắc chắn không tránh khỏi nhiều sai sót, rất mong được các bạn góp ý, sửa chữa. Xin cảm ơn.

Đoan trang


Đối phó với sức mạnh tài chính của Trung Quốc

(Chính sách tài chính đối ngoại của Bắc Kinh)

Ken Miller/Foreign Affairs, tháng Bảy/tháng Tám 2010

image Ken Miller là Tổng giám đốc và Chủ tịch công ty ngân hàng thương mại Ken Miller Capital LLC, Giám đốc Gian hàng USA tại Hội chợ Quốc tế ở Thượng Hải năm 2010, và cũng là một thành viên trong Ban Cố vấn của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Chính sách kinh tế thế giới.

Đường lối phát triển kinh tế của Trung Quốc (TQ) đã biến nước này thành một người khổng lồ thiếu cân đối, một mãnh lực xuất khẩu với cánh tay tài chính rất lớn. Sau khi Đặng Tiểu Bình phát động đổi mới kinh tế năm 1979, các doanh nghiệp TQ bắt đầu sử dụng nhân công rẻ và nguồn vốn dễ vay để cạnh tranh trên thị trường thế giới, với hiệu năng ngày một gia tăng. Ngày nay, Bắc Kinh vẫn tiếp tục trợ cấp mạnh mẽ các hoạt động xuất khẩu. Nhà nước trực tiếp cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi và dành hối suất ưu đãi cho những thương gia nước ngoài mua hàng hóa TQ. Nhà nước cũng gián tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp bằng một đường lối mà các kinh tế gia gọi là “thủ đoạn đàn áp tài chính” (financial repression), theo đó Chính phủ áp đặt một số biện pháp kiểm soát nhằm o ép người dân TQ chỉ đầu tư vào các doanh nghiệp TQ mà thôi. Kết quả là Ngân hàng nhân dân TQ đã thu gom phần lớn số lợi nhuận mậu dịch kếch xù và các dòng tiền mặt chảy vào (cash inflows). Cuối năm 2009, ngân hàng này có một trữ lượng ngoại hối tương đương với 2.400 tỷ đôla. Đây là lượng ngoại hối to hơn bất cứ ngân hàng trung ương nào khác trên thế giới có được. Đấy là chưa tính đến những trữ lượng ngoại hối mà các ngân hàng thương mại lớn của TQ hiện đang nắm giữ. Hơn thế nữa, trữ lượng ngoại hối này còn có khả năng tăng thêm 300 tỷ đôla trong năm 2010.

Hoa Kỳ dũng cảm đương đầu với sự bắt nạt của Trung Quốc

image Ngoại trưởng Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Gates thông báo cho Bắc Kinh rằng chúng tôi sẽ chống lại bất kỳ chủ nghĩa bành trướng nào trong khu vực.

Daniel Blumenthal

Bà Hillary Clinton đã làm náo nhiệt hồi tuần trước khi bà nói rằng một giải pháp hòa bình cho việc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông là “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án lời bình luận đó là sự can thiệp tùy tiện của Mỹ và cố gắng để “quốc tế hóa” một vấn đề nghiêm trọng trong khu vực. Bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, sự khéo léo của bà Clinton đánh dấu một bước tiến triển tích cực của Chính phủ Obama về phương pháp tiếp cận châu Á.

Vấn đề đang tranh cãi là Bắc Kinh đòi phần lớn lãnh thổ trên Biển Đông. Trung Quốc hành động như người ta đoán trước về một cường quốc đang lên: khi phát triển mạnh hơn, họ mong muốn thay đổi các quy tắc quốc tế đã được viết lúc họ còn yếu.

Pháp từng nhiều lần muốn nhập Hoàng Sa vào Đông Dương

clip_image001

Quần đảo Hoàng sa của Việt Nam. Ảnh: Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

André Menras, tác giả cuốn Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn, chúng tôi tố cáo vừa được cung cấp một sử liệu mới khẳng định quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.

Đây là một bài viết trên báo công giáo La Croix ngày 15/3/1934, trong đó có cho biết Pháp đã từng nhiều lần muốn nhập Hoàng Sa vào Đông Dương.

"Đã nhiều lần chúng ta bàn cãi về việc nhập các quần đảo Paracels (Hoàng Sa) vào Đông Dương".
Nằm ngay trên con đường nối liền mũi Padaron của Hong Kong, các hòn đảo nhỏ này buộc tất cả các tàu thuyền đi qua lại những vùng này của biển Đông phải đi đến gần sát hoặc về phía Tây - giữa Hoàng Sa và đảo Hải Nam, hoặc về phía Đông, giữa Paracels (Hoàng Sa) và vỉa đá Macclesneid.

Mặt khác, các hòn đảo này lại nằm ở một khoảng cách gần như ngang nhau giữa Hải Nam và Tourane (Đà Nẵng), chúng gần như giữ vai trò chỉ huy cửa ngõ vào Vịnh Tonkin (Vịnh Bắc Bộ). Do vậy, kiểm soát cửa ngõ của một vùng quan trọng về phương diện kinh tế, vì Hải Nam trong tình hình bình thường chỉ là một cửa ngõ không thuận tiện cho việc neo đậu các tàu lớn và có thể là một ngõ cụt, nếu có một sự bất đồng nào đó.

Thư bạn đọc cổ vũ sinh viên nhiều tỉnh in mấy chữ “HS - TS - VN” trên đường phố

1. Góp ý với các bạn sinh viên yêu nước

image Thân gởi các bạn trẻ Việt Nam yêu nước khắp nơi:

Mấy hôm nay lên trang boxitvn thấy các bạn dán khắp nơi dòng HS.TS.VN tôi thấy rất cảm phục tấm lòng yêu nước và hành động gan dạ của các bạn. Nhưng việc dán giấy như vậy cũng còn cái dở là vì hôm nay các bạn dán ngày mai người ta xé thì có ích gì. Phải làm sao mà thông tin của chúng ta đến được với những người dân còn đang thờ ơ với vận nước, chúng ta nên làm cái mà chính quyền không thể xóa đi được. Các bạn không thấy cách mà Khoan Cắt Bê Tông người ta làm sao? Miếng carton thì kiếm ở đâu cũng có, lấy dao rọc giấy mà tạo chữ HS.TS.VN trên tấm bìa đó thành những con chữ rỗng là việc rất dễ làm. Sau cùng ra chợ mua bình sơn xịt màu xanh vậy là xong. Khi cần lấy ra xịt một cái là ra nguyên dòng chữ rất tiện. Vậy nhé, tôi xin chúc các bạn thành công và vững tâm với những gì mình làm.

Nguyễn Hữu Dưỡng

Bệnh bất lực, sự nhiệt tình và dăm cái tát

Trần Dương
I. Bệnh bất lực
image Từ cổ chí kim, nhân loại luôn phải đương đầu và luôn sợ hãi căn bệnh “bất lực” quái ác. Dù là Hoàng đế hay thường dân, dù giàu sang hay nghèo mạt, nhưng một khi căn bệnh “bất lực” tới viếng thì cũng đều như nhau. Tất cả đều phải lâm vào cái cảnh “lực bất tòng tâm”. Thật là khủng khiếp. Bởi lẽ, sống mà không thể làm được những gì mình muốn thì có sống cũng không hơn chết là bao.
Ở phạm vi nhỏ trong mỗi con người, bệnh bất lực hiểm ác và đáng sợ như vậy thì chắc chắn ở phạm vi vĩ mô, căn bệnh bất lực sẽ để lại những hậu quả ghê gớm và nguy hại gấp hàng ngàn lần. Vậy thì, hãy thử tìm hiểu xem căn bệnh “bất lực” ở tầm “vĩ mô” này. Không quá khó khăn để nhận ra căn bệnh bất lực ở tầm “vĩ mô” đang ngự trị ở dải đất hình chữ “S” này.
1 . Ông Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Bộ Công thương. Ông Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cùng nhân viên dưới trướng ở Bộ Công thương “bất lực” trong việc quản lý, khai thác, và xuất khẩu tài nguyên của đất nước. Đến ngay Phó Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nghiêm Vũ Khải đã phải ví von rằng “tình trạng khai thác tài nguyên Việt Nam đang theo… chủ nghĩa thực dân(1) thì căn bệnh “bất lực” của ông Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Bộ Công thương đã di căn trầm trọng đến mức nào!

Vì sao cán bộ... mặt dày?

Hà Sĩ Phu

image Sáng nay đọc trang Boxitvn tôi được gợi cảm sâu sắc, bởi thấy hai bài Hội chứng "ghét cán bộ"...Văn hóa “Mặt dày” liên quan với nhau mật thiết, bài nọ cắt nghĩa cho bài kia.

- Tại sao ghét cán bộ?

- Vì đến nay số đông cán bộ đã bị chứng... mặt dày! (không dám vơ đũa cả nắm, nhưng có là số đông mới hình thành nên một thứ “văn hóa mặt dày” chứ?). Tự nhiên một câu hỏi cứ bật ra: Tại sao “cán bộ” của ta lại gắn với “mặt dày” đến nỗi dân cứ thấy cán bộ là ghét? Sao lại có điều vô lý thế, sao lại có thể ăn nói với nhau khó nghe thế?

Xin hãy bình tâm, không vô lý chút nào. Vì đằng sau những cán bộ ấy là một chữ QUYỀN to tướng để dựa lưng. Tôi dám chắc khi chưa dính đến chữ Quyền thì những người này cũng có bộ mặt nếu không mảnh mai dễ thương , thì ít ra cũng biết xấu hổ như mọi người.

TS Cù Huy Hà Vũ: Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại

clip_image001

Nguyên Chủ tịch Nước Đại tướng Lê Đức Anh và Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Hình: Cù Huy Hà Vũ

Các hành vi quân sự của Trung Quốc ở biển Đông ngày một gia tăng, tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị Bắc Triều Tiên đánh chìm một cách vô cớ… đang biến Đông Á thành khu vực nổi sóng. Vậy thì Việt Nam phải làm gì? Sau đây là một số nhận định của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ từ Hà Nội dành cho VOA nhân dịp Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vừa chấm dứt tại Hà Nội.

Huy Phương | Washington Thứ Hai, 26 tháng 7 2010

VOA: Thưa Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, với tư cách một nhà tranh đấu có tầm nhìn chiến lược hàng đầu trong công cuộc bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, ông có thể chia sẻ cảm nhận của cá nhân về những gì đang xảy ra liên quan đến an ninh của các nước ASEAN nói riêng, khu vực Đông Á nói chung?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Phải nói ngay rằng, bước sang thế kỷ XXI, an ninh thế giới đã chuyển trọng tâm từ châu Âu sang Đông Á.

Một cách khái quát, an ninh thế giới từ sau Chiến tranh thế giới II được mặc định bởi nỗ lực ngăn chặn chiến tranh nóng mang tính hủy diệt hàng loạt giữa các nước phương Tây và khối cộng sản Đông Âu do Liên Xô đứng đầu và nỗ lực này đã thành công với sự sụp đổ ngoạn mục và được báo trước của khối cộng sản trên lục địa cũ vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX.

Về việc giải thích của UBND Bắc Giang trước cái chết đáng ngờ của anh Nguyễn Văn Khương

Huệ Quang

image Chiều 26/7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hải cho biết:

“Chiều tối 23/7, cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương (21 tuổi, quê xã Hồng Thái) đi xe máy chở chị Phạm Thị Ngoãn (20 tuổi) có lỗi vi phạm an toàn giao thông. Công an đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý. Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường. Công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến nơi, anh Khương chết” (http://vnexpress.net/GL/Phap-luat/2010/07/3BA1E8A2/).

Giả sử đúng như lời ông Phó chủ tịch Hải nói " chiều 23/7 phát hiện anh Khương chở chị Ngoãn....sau khi bị đưa về trụ sở CA...anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường...rồi chết", nghĩa là trước khi bị phát hiện lỗi vi phạm GT thì anh Khương vẫn đang chở chị Ngoãn và sức khỏe bình thường, nhưng sau khi nhập đồn Công an khoảng 1 tiếng thì anh lại chết bất thình lình thì có hai khả năng sau đây:

Không thể tin được

Nguyễn Tường Thụy

image Báo điện tử Dân trí hôm nay dẫn nguồn của TTXVN trong bài "Tỉnh Bắc Giang thông tin về vụ gây rối ở trụ sở Ủy ban tỉnh" xem ở đây: Dantri

Tin cho biết:

"Khoảng 18 giờ ngày 23/7, lực lượng tuần tra cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương, sinh năm 1989, quê xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đi xe máy biển kiểm soát 98M9-3894 chở chị Phạm Thị Ngoãn, sinh năm 1990, quê xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang (cùng tỉnh Bắc Giang), có lỗi vi phạm an toàn giao thông trên đường 398 thuộc địa phận thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên. Công an đã đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý. Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết".

Thông tin về vụ Bắc Giang và câu chuyện nước Vệ

Người Buôn Gió

TTXVN đã đưa tin lại từ miệng của ông Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Giang, ông này nói rằng:
- Khoảng 18 giờ ngày 23/7, lực lượng tuần tra Cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đi xe máy biển kiểm soát 98M9-3894 chở chị Phạm Thị Ngoãn, 20 tuổi, quê xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang (cùng tỉnh Bắc Giang), có lỗi vi phạm an toàn giao thông trên đường 398 thuộc địa phận thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên.
Công an đã đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý. Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến Bệnh viện thì anh Khương chết.

Viết thông cáo báo chí như thế nào - How to Write A Press Release

Đoan Trang

baochi 1. Có lỗi vi phạm an toàn giao thông trên đường 398 thuộc địa phận thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên. Công an đã đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý.

Có lỗi vi phạm ATGT mà đến mức phải cả người cả xe về đồn cơ à?

Thêm nữa, xin các đồng chí hiểu cho, nguyên tắc báo chí là khách quan và công bằng. Ở đây chúng tôi mới chỉ được nghe một bên tố cáo bên kia vi phạm. Liệu chúng tôi có cơ hội được nghe “người vi phạm” (giá như anh Khương còn sống) và nhân chứng trình bày không?

2. Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết.

Biểu hiện sức khỏe không bình thường là biểu hiện gì?

Dám hỏi, chúng tôi có cơ hội được nghe các bác sĩ bệnh viện huyện Tân Yên lên tiếng không?

Tam nông trong công nghiệp hóa: Khi Miếng da lừa ngày càng co lại

Lê Phú Khải

image Quan sát cảnh đồng ruộng Việt Nam ngày càng teo tóp lại để nhường chỗ cho những Khu công nghiệp, những sân golf, những khu du lịch sinh thái... người ta không thể không liên tưởng câu chuyện Miếng da lừa (La peau de chagrin) của văn hào Pháp Honoré de Balzac. Trong Miếng da lừa, anh chàng Raphael có một miếng da lừa có phép lạ. Mỗi lần anh ta ham muốn một điều gì, muốn tận hưởng một lạc thú gì, chỉ cần nói lên điều ước đó, miếng da lừa đều đáp ứng. Nhưng trên miếng da lừa ghi rõ: Mi có ta, mi sẽ có hết thảy. Nhưng đời mi sẽ thuộc về ta. Mỗi lần ước, ta sẽ co lại như đời mi! Raphael cứ ước và miếng da lừa cứ teo lại. Đến một ngày kia, miếng da lừa đã teo tóp nhỏ xíu thì y lâm bệnh nặng. Ước khỏi bệnh nhưng càng ước, bệnh càng tăng và Raphael đã chết bên cô người tình xinh đẹp!

Bốn ngàn năm khai phá giang sơn bằng cả máu, mồ hôi và nước mắt, ông cha ta để lại cho cháu con hôm nay 5 triệu hecta đồng lúa, nuôi sống cả giống nòi và trở thành quốc gia xuất khẩu gạo vào hàng đầu thế giới. Một vinh hạnh cho dân tộc Việt. Vậy mà những bờ xôi ruộng mật ấy đang ngày càng teo tóp lại như miềng da lừa của Raphael. Người ta lấy cớ là “chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp” để “ước” ra những khu công nghiệp!

Tan tành Đà Lạt: Xẻ núi, chặt thông làm biệt thự, sân gofl & Biệt thự bức tử rừng thông?

Thái Thiện – An Bang & Hà Phan

clip_image007

Căn biệt thự trị giá cả triệu USD đã được rao bán   

Có lẽ số phận hẩm hiu của một đất nước vốn có nhiều thắng cảnh như nước ta trong giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI này là bỗng chốc nó chuyển sang chặng đường tích lũy tư bản nguyên thủy một cách trắng trợn mà bề ngoài thì không ai chịu thừa nhận. Điều hành công cuộc tích lũy tư bản theo lối man rợ đó lại là những “chúa Chổm” mà họ hàng dây mơ rễ má bốn đời không ai có lấy một chữ trong đầu. Vì thế, đâu đâu cũng diễn ra theo cùng một cung cách: tàn phá đến sạch trơn, tận diệt những gì tận diệt được nhất là đất đai, núi rừng, bờ biển, ao hồ, vũng vịnh, đảo bán đảo... cốt hái ra tiền thì thôi. Bởi lẽ trong óc họ làm gì có ai để lại cho một chút gène di truyền về học vấn để có tầm nhìn đối với non sông đất nước (cho nên phải ồ ạt mua bằng giả bằng dỏm để làm sang và việc đó phải được hợp thức hóa), và làm thế nào đòi hỏi được họ có tư cách văn hóa trong việc gìn giữ văn hóa cho cộng đồng? Trong khi đó sờ vào lưng vốn thì lại là tay trắng, thế thì còn cách nào hơn là phá hết đi để làm giàu cho nhanh, rồi đây ra làm sao mặc chúng bay, tao đã ních được một túi đẫy tao cho con cháu tếch sang Âu sang Mỹ.

Đất nước đã bĩ nhưng chưa phải là bĩ cực nên xem ra còn lâu mới thái.

Bauxite Việt Nam

Nhớ Trần Đức Thông, anh hùng liệt sĩ Trường Sa

Lương Bích Ngọc - Lê Việt

clip_image002

Chân dung Anh hùng liệt sĩ Trần Đức Thông (1944-1988). Ảnh gia đình cung cấp

Kính gửi hai tác giả Lương Bích Ngọc và Lê Việt,

Bài viết của hai tác giả đăng trên báo vietnamnet ra ngày 27-7-2010 rất hay, nhưng trong bài có nói về  chiến sỹ Trần Đức Thông chỉ huy hải quân Việt Nam chống lại "hải quân xâm lược" là hải quân của nước nào vậy? Xin hai tác giả bài viết đính chính lại cho bạn đọc được rõ để giới trẻ sinh viên chúng tôi còn biết mà nhận mặt kẻ thù. Vì đã đưa tin mà nhất là tin quan trọng gắn liền với chủ quyền quốc gia, loại tin thuộc lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt, thì nên đưa chính xác, bởi đã là lịch sử thì cần chính xác nên các Cụ mới gọi là Chính Sử.

Vậy nên giới trẻ Việt Nam chúng tôi mong mỏi hai tác giả Lương Bích Ngọc và Lê Việt bổ sung thêm vào bài báo của hai vị điều chúng tôi đang rất muốn biết rõ. Nếu không, đọc tin hải quân Việt Nam hy sinh mà không biết kẻ thù xâm lược là ai thi nghe tức anh ách, hương hồn liệt sỹ Trường Sa chắc cũng không thể siêu thoát. Chúng tôi tuổi trẻ Việt Nam muốn biết kẻ thù là ai?

Xin hai tác giả hiểu thấu tâm nguyện của chúng tôi

Sát Thát

Lòng dân và Hiến pháp dân chủ

Trần Minh Thảo

clip_image001
Cơ cấu chính trị Việt Nam vẫn theo truyền thống cộng sản

Mấy tháng qua lãnh đạo Đảng, Nhà nước có những chuyến đi, bài viết, việc làm, cách xử lý công việc gây tranh cãi về nhiều mặt liên quan đến Đảng cầm quyền, cá nhân người lãnh đạo.

Nhiều chuyến đi Trung Quốc của đại diện Đảng, Chính phủ, Quốc hội, quân đội… bị dư luận xã hội mỉa mai. Thậm chí có trang blog đăng lại tấm hình bắt tay khúm núm kiểu “tiểu quốc thiên triều”. Chẳng rõ lãnh đạo Đảng, Nhà nước có thấy vậy không.

Hay có người cho đó là truyền thống văn hóa Á Đông: nước nhỏ phải thờ nước lớn, giữ phận con em với cha anh?

Chuyến đi của Tổng Bí thư Đảng đến Nga được truyền thông chính thống đưa tin là thành công tốt đẹp thì lại bị dư luận cho là “lạm quyền”, vi hiến. Hiến pháp CHXHCN Việt Nam nói Đảng lãnh đạo, chứ không nói Đảng có quyền làm thay công việc của Nhà nước, Chính phủ. Mà cũng chính Đảng cam kết “lãnh đạo nhưng không làm thay”. Cam kết mà không tuân thủ thì lãnh đạo thế nào được!

Miệng lưỡi khôn ngoan của láng giềng “4 tốt”: Được sự ủng hộ của Mỹ, các nước Việt Nam v.v… gây sức ép với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông

image Trước việc các nước Asean tăng cường đoàn kết hơn nữa và trước thái độ “cứng rắn” hơn của Mỹ trong việc đối phó với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN và các nước đối tác vừa kết thúc tại Hà Nội, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã không, hay khôn ngoan không bình luận trực tiếp mà mượn lời người khác để cho dân chúng nước họ biết một số tình hình bất lợi của Trung Quốc tại hội nghị này. Dưới đây là những tin mới đưa trên mạng chính thống của Nhà nước TQ.

Phóng viên mạng Hoàn cầu đưa tin, theo hãng Kyodo Nhật Bản ngày 23 tháng 7, tại Hội nghị cấp Bộ trưởng Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vừa họp tại Hà Nội, tình hình Biển Đông tồn tại tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã lộ rõ, trong hội nghị đã liên tục xuất hiện tiếng nói yêu cầu Trung Quốc đưa ra thỏa hiệp.

Cách nào Mỹ đã phục kích Trung Quốc tại ngay sân sau, và chuyện gì sẽ tiếp diễn

Greg Torode

Phóng viên trưởng về Châu Á của South China Morning Post (SCMP) tại Hà Nội

Phùng Liên Đoàn phỏng dịch

Cách đây hai ngày, BVN đã đưa bài này lên dựa trên bản dịch của cộng tác viên quen thuộc Ngọc Thu. Hôm nay học giả Phùng Liên Đoàn đóng góp thêm một bản dịch khác. Nhận thấy đây là một bài báo quan trọng đánh giá những biến chuyển tích cực của Hội nghị cấp Ngoại trưởng ASEAN vừa kết thúc ở Hà Nội, nhờ tác động bởi quan điểm cứng rắn về biển Đông của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, chúng tôi xin đăng thêm bản dịch này đi kèm nguyên văn để bạn đọc có thêm một kênh tham khảo.

Bauxite Việt Nam

Thư kiến nghị khẩn cấp về vụ việc ở Hà Giang

image Vài ngày gần đây, Blogger Mẹ Nấm có khởi thảo Thư kiến nghị khẩn cấp về vụ việc ở Hà Giang, yêu cầu cơ quan hữu trách cho hai cháu Hằng và Thúy được tại ngoại. Nhằm góp phần tạo điều kiện mở rộng đối tượng người ký tên vào Thư kiến nghị này, BVN xin giới thiệu toàn văn lá thư (cùng đường link để ký) với bạn đọc.

Bauxite Việt Nam

Link để ký online:

"Free The Victims In The Child Sexual Abuse Case in Ha Giang, Viet Nam"

THƯ KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP

Kính gửi :

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
- Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền Trẻ em Việt Nam
- Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em Việt Nam
- Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em
- Chủ tịch Ủy ban về các vấn đề xã hội
- Chủ tịch Ủy ban Văn hóa - Giáo dục thanh, thiếu niên, nhi đồng
- Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội

Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, gửi đến quý cơ quan thư kiến nghị này vì mối quan tâm đến đời sống đạo đức xã hội và số phận của các em gái, cùng sự an nguy của các gia đình trong vụ án mua bán dâm trẻ vị thành niên tại tỉnh Hà Giang.
Thưa Quý cơ quan,

ĐẬP NHÀ, CƯỚP ĐẤT CỦA BÀ DƯƠNG THỊ KÍNH - THÂN NHÂN BA LIỆT SĨ - BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THANH HẢI VÀ BÈ LŨ PHẢI ĐỀN NỢ MÁU!

Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

clip_image002Nhân ngày 27/7 - Ngày Thương binh Liệt sĩ, vạch trần tội ác của Lê Thanh Hải, Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh và bè lũ đối với bà Dương Thị Kính, chị ruột của ba Liệt sĩ, người viết bài này muốn các chiến binh đã ngã xuống vì Tổ quốc Việt Nam ấy tin rằng họ chẳng cần phải đội mồ lên, Công lý rồi sẽ được thực thi - bởi không thể nào khác!

Bà Dương Thị Kính, ngụ tại 255/6/27 Ngô Tất Tố, phường 22 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, có mẹ là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, có bố, chồng, con và cả bốn em trai đều tham gia Vệ quốc đoàn rồi Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó ba em là Liệt sĩ là Dương Văn Cồ, Dương Văn Hữu và Dương Văn Linh, bản thân đã tích cực tham gia cả hai cuộc chiến tranh vì Độc lập dân tộc và Thống nhất đất nước.

Không nghi ngờ gì nữa, gia đình bà Dương Thị Kính là một gia đình Việt Nam điển hình có công với Dân tộc, với Đất nước và với cống hiến như vậy lẽ ra phải được Nhà nước “cách mạng”, chứ chưa nói đến Nhà nước “của Dân, do Dân, vì Dân”, quan tâm đặc biệt, chí ít lo cho một chỗ ở tối thiểu.

Tại sao báo chí im tiếng trước vụ bạo động lớn ở Bắc Giang?

Hà Đình Sơn

image Vụ bạo động lớn xảy ra ngày 25/7/2010 tại Bắc Giang là rất nghiêm trọng, có hàng trăm người tham gia và cả vạn người chứng kiến mà tại sao báo chí Nhà nước không đưa tin.

Tôi không biết gọi đây là vụ gì: Biểu tình của nhân dân hay là nổi loạn. Chỉ biết rằng đã xảy ra bạo động giữa nhân dân và công an. Xô xát làm cho nhiều người bị thương nặng, nhiều người bị bắt đi..; hai phía đã dùng tới dùi cui, hơi cay, vòi rồng, súng nổ và gạch đá… Tôi tạm gọi vụ việc này là “ Vụ bạo động lớn ở Bắc Giang”.

Tại sao báo chí Nhà nước không đưa tin để trong nước và nước ngoài được biết sự thật đã xảy ra điều gì ở Bắc Giang ngày 25/7/2010.

Luật Báo chí 1989:

"Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí

Báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1- Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân;”

Một công dân tử vong sau khi rời trụ sở công an

Thiên Minh

clip_image002

Anh Hiền ra đi bỏ lại vợ trẻ, con thơ và ngôi nhà không trụ cột.

Hết nói!

Dồn dập.

Trước đây có vậy không? Hay có mà thông tin không lọt được ra ngoài cho ai biết?

Hay thực sự là trước đây không có những chuyện bạo hành trong ngành công an, chỉ đến nay mới có?

Phải chăng để hầu hạ những chiếc ghế, đám kiêu binh được thả lỏng và nuông chiều một cách vô nguyên tắc, trở thành thảm họa cho dân?

Dù giải thích cách nào thì có vẻ như đã hết thuốc chữa.

Phan Hoàng

Welcome to Donghoi!

Nguyễn Thế Thịnh

image Ai không biết, chơ tui ra đường nhìn thấy cảnh sát tự nhiên trong người rất… bất an. (Chuyện ni có thể là do tui “tự kỷ ám thị”, nhưng phải nói thiệt cái bụng, có chi không phải các bác cảnh sát “thứ thiệt” lượng thứ cho).

Chắc nhiều người sẽ hỏi vì sao lại như thế, chính tui cũng hỏi… tui nhiều lần như rứa và không cắt nghĩa được rõ ràng. Chỉ nghĩ, cảnh sát sinh ra là để giúp đỡ dân, hướng dẫn và bảo vệ dân… nhưng trong cuộc đời tui cho đến nay, chưa một lần may mắn được gặp trường hợp mô như rứa, có chăng thì chỉ đọc được trên báo, xem trên đài; còn thì ấn tượng cảnh sát đọng lại trong tui là… phạt, phạt và phạt.

Khi mô tui cũng thấy mặt mấy ảnh vẫn lăm lăm, sợ lắm. Làm cảnh sát giao thông chơ có phải điều tra tội phạm chi mô mà phải lăm lăm? Nghĩ lạ thiệt, hay mấy ảnh nhìn ai cũng ra... tội phạm? Hay là phải lăm lăm mới thành… cảnh sát?

(Hồi ở bộ đội, rèn luyện điều lệnh, ngay trong trường hợp nghiêm như chào cờ, tui vẫn được dạy là “quân dung tươi tỉnh”, không biết điều lệnh của công an có dạy rứa không thì tui chưa được học nên chưa biết, mà hỏi thì… ngại chết đi được!)

Mất gốc!

Phan Lợi

Trong khi vụ mấy vũ công nghiệp dư bận đồ lót múa cột tại hội chợ về công nghệ thông tin còn đang nóng các diễn đàn thì lại xảy ra vụ trình diễn bikini phản cảm ở lễ hội ẩm thực Vũng Tàu.

Các màn trình diễn tưởng chỉ có ở các sexshow tại Pataya (Thái Lan) trong các hộp đêm cấm trẻ em, loại trừ tất cả các loại thiết bị có thể quay phim chụp ảnh với những nhân viên gác cửa nghiêm lạnh, thì ở TP HCM và Vũng Tàu loại show này lại diễn ra công khai trước bàn dân thiên hạ, trong hội chợ có giấy phép của cơ quan Nhà nước!

Chỉ khi đài, báo lên tiếng mới có người hứa sẽ kiểm tra, xử lý!

Không khoan nhượng với hành vi gây thiệt hại của Vedan

S.Tuyên

clip_image002

Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Ảnh: Bee

Chiều ngày 26/7, trong văn bản vừa ký, ông Ao Văn Thinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai khẳng định: Tỉnh không khoan nhượng, không thỏa hiệp trước những hành vi cố ý làm trái, gây thiệt hại của Công ty Vedan.

Văn bản nêu rõ: "Thống nhất quan điểm trong hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp xã, phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân bị thiệt hại. Tỉnh không khoan nhượng, không thỏa hiệp trước những hành vi cố ý, làm trái, gây thiệt hại đến đâu thì phải bồi thường đến đó. Trường hợp gây thiệt hại nặng cho người dân thì phải bồi thường, trường hợp gây ảnh hưởng đến đâu thì phải hỗ trợ đến đó”.

Văn bản trên cũng đề nghị Hội Luật gia, Hội Nông dân tỉnh thành lập tổ công tác tại hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch để hướng dẫn người dân lập hồ sơ, chứng cứ liên quan để yêu cầu Công ty Vedan bồi thường thiệt hại.

Với những người dân chọn hình thức khởi kiện tại tòa án, giao cho Hội Luật gia tỉnh hướng dẫn, giúp đỡ về thủ tục khởi kiện; những yêu cầu về đơn, hồ sơ chứng cứ khi khởi kiện và làm đại diện cho người dân nếu đước người dân ủy quyền.

Tăng viện phí và "tụt nhân tâm"

Kỳ Duyên

clip_image002

Tăng viện phí nhưng đừng làm tụt nhân tâm

Điều đó, cũng có nghĩa đòi hỏi ngành y tế, có sự tính toán phù hợp, bước đi khôn ngoan, vừa khai thác được nguồn tài lực trong dân, vừa thể hiện được tính "từ mẫu" trong một chính sách cụ thể với con người, nhất là là khi người ta đã mắc bệnh nặng phải nằm viện.

"Nhà thương" ơi - đã xa rồi còn đâu?

Thời tiết những ngày này, nhiệt độ nóng chưa giảm được bao nhiêu, thì xã hội lại bức bối vì thông tin Dự thảo tăng viện phí của Bộ Y tế mới ban hành. Theo dự thảo này, hơn 400 dịch vụ y tế - xin nhắc lại là hơn 400 dịch vụ y tế - sẽ được điều chỉnh tăng giá. Mức tăng trung bình tới khoảng 7-10 lần, cao nhất có thể lên tới hơn 20 lần với một dịch vụ cá biệt.

Khỏi phải nói, các báo xôn xao. Nhưng xôn xao nhất, có lẽ là người nhà bệnh nhân đang phải "theo hầu" người bệnh trong các bệnh viện, những gia đình nông dân, miền núi nghèo khổ có cha già mẹ héo...

Không hiểu sao, tôi bỗng nhớ tới cái danh từ ngày xưa Bác Hồ từng đặt cho các bệnh viện - "nhà thương". Nhà thương - nghĩa của nó là nhà của tình thương; cũng có nghĩa, là những người bị bệnh, có bệnh, vào đó chữa trị, rất cần đến tình thương của thầy thuốc - các bác sĩ, y sĩ, y tá, điều dưỡng viên. Câu khẩu hiệu răn dạy người thầy thuốc cũng xuất phát từ cái nhà mang nghĩa "nhà thương" này: "Lương y như từ mẫu" (Thấy thuốc như mẹ hiền).

Hiểu dân chủ lúc... "xế chiều"

Hiệu Minh

Những điều bác Hiệu Minh nói rất hay nhưng có vẻ hơi sang trọng quá. Ở Việt Nam, yêu cầu dân chủ hiện nay, như Cụ Hồ nói, là tháo băng keo ra khỏi mồm cho mọi người dân, là không có những ông như Nông Quốc Tuấn được “gửi” hết chỗ này đến chỗ kia để “cơ cấu” vào trung ương, để rồi hàng ngày thì đi săn bò tót và gọi đầu bếp từ Hà Nội lên Bắc Giang mở tiệc đãi bạn bầu, trong khi trụ sở UBND tỉnh mà mình là một ghế “gửi” ở đó thì đang bị hàng vạn người dân bao vây, đập phá vì vụ công an giết người vô cớ.

Bauxite Việt Nam

clip_image001

Cơ nguyên nào mang đến "ngõ cụt" trong ngôn từ khi hội nhập?

Muốn có xã hội công bằng, văn minh thì tâm thức của mỗi cá nhân phải được dạy, được hiểu và biết về dân chủ, từ thầy cô, đến bố mẹ, rồi đứa trẻ và cả xã hội. Chẳng có vị lãnh đạo tối cao nào tuyên bố mang lại điều thiêng liêng ấy cho một dân tộc, để rồi sau một đêm, cả quốc gia ấy trở thành dân chủ. Đó là quá trình "mang nặng đẻ đau" hàng thế kỷ.

LTS: Khái niệm "Dân chủ - công bằng - văn minh", là một trong những quan điểm trong Chiến lược phát triển được nhấn mạnh tại Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (khóa X) mới đây. Đó không chỉ thuần túy là sự thay đổi vị trí câu chữ, mà chính là sự thay đổi quan trọng về nhận thức lãnh đạo. Tuy nhiên từ nhận thức đến thực tiễn triển khai bao giờ cũng là khoảng cách lớn, cần những kiến giải, những giải pháp cụ thể, xuất phát từ trí tuệ và lòng nhiệt tâm với vận mệnh dân tộc, để cho dân chủ thực sự là động lực kích thích sự sáng tạo của mỗi cá nhân, cộng hưởng thành sự phát triển của đất nước.

Hơn 80 tỷ đồng vi phạm tài chính Đảng được phát hiện

image Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi đánh giá, tình hình vi phạm qua kiểm tra tài chính Đảng là đáng lo ngại, kiểm tra ở đâu cũng có vi phạm với mức độ khác nhau.

Ngày 26/7, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát tài chính đảng nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi đánh giá, nội dung kiểm tra tài chính đảng đã đi vào toàn diện: kiểm tra việc quản lý và sử dụng ngân sách, tài sản, đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, việc sản xuất, kinh doanh, thực hiện các dự án, thu nộp và sử dụng đảng phí.

Qua kiểm tra, Ủy ban kiểm tra Trung ương phát hiện số tiền sai phạm hơn 80 tỷ đồng, Ủy ban kiểm tra các cấp hơn 56 tỷ đồng, tăng gần gấp hai lần so với nhiệm kỳ Đại hội IX.

Câu chuyện Vinashin là lỗi của cả hệ thống

Việt Lâm - Khánh Linh

clip_image002

Sự đổ vỡ của Vinashin là do sơ suất của cả hệ thống chính trị.

Nếu chúng ta có một hệ thống kiểm soát thật tốt thì cũng có thể thua lỗ, tai họa cũng có thể đến, nhưng đến trong một vài nghìn tỷ đầu tiên. Còn để kéo dài tới tỷ thứ 80.000 thì có nghĩa là hệ thống có vấn đề. Phải nói rằng đất nước của chúng ta không có nhiều 80.000 tỷ mà chỉ có độ vài ba chục lần 80.000 tỷ thôi, do đó hệ thống an ninh kinh tế - tài chính phải phát hiện được, phải báo động ngay (an ninh ở đây không phải là công an, mà là trật tự kiểm soát xã hội nói chung về chuyện này).

Chúng ta không có trong hệ thống nhà nước của mình một cơ chế báo động đủ nhạy cảm để có thể ngăn chặn tai họa ở một giai đoạn đầu tiên. Cho nên, dứt khoát phải khẳng định rằng không có lỗi cá nhân tuyệt đối trong sai lầm này, mà đây là một lỗi có chất lượng hệ thống, và lỗi hệ thống ấy chính là thiếu hệ thống báo động về các tai họa tài chính. Hiện tượng Vinashin bộc lộ cho Đảng, Chính phủ, Quốc hội của chúng ta hiểu rằng, nếu có những tên kẻ trộm thông minh hơn thì nó có thể khoắng hết tài sản quốc gia, bởi vì chúng ta không có hệ thống báo động như vậy.

Nguyn Trn Bt

Thanh tra cần độc lập như kiểm toán?

Nguyễn Lê

clip_image002

Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc sáng 26/7. Ảnh: TTXVN.

Thanh tra cần độc lập như kiểm toán?

Cơ quan thanh tra độc lập đến mức nào vẫn là nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau

Sáng 26/7, tại buổi họp cuối cùng của phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về những vấn đề lớn của dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).
Đây là dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ bảy vừa qua, với nhiều ý kiến khác nhau, ngay từ những quy định về địa vị pháp lý và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra. Và, cơ quan thanh tra phụ thuộc hay không phụ thuộc vào cơ quan quản lý Nhà nước, độc lập đến mức nào vẫn là nội dung gây nhiều tranh cãi.
Thẩm tra dự luật này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phân tích, Thanh tra Chính phủ phải có địa vị pháp lý như các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác, tức là có địa vị pháp lý độc lập, chứ không thể chỉ là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Chính phủ. Hoạt động thanh tra cần phải được thực hiện độc lập và dựa trên cơ sở pháp luật mọi sự “can thiệp” vào hoạt động thanh tra chỉ có thể được thực hiện nếu như pháp luật có quy định.

Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ nên đứng ngoài chuyện tranh chấp các đảo

Andrew Jacobs

BẮC KINH - Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng giận dữ hôm thứ hai về lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton, rằng Washington đột kích vào chuyện tranh chấp lãnh thổ âm ỉ từ lâu giữa Trung Quốc và các nước láng giềng nhỏ hơn ở Biển Đông.

Phát biểu hôm thứ Sáu tại diễn đàn các nước Đông Nam Á ở Việt Nam, bà Clinton rõ ràng đã làm Bắc Kinh kinh ngạc bằng cách nói rằng Hoa Kỳ có sự “quan tâm quốc gia” trong việc tìm kiếm hòa giải các tranh chấp, trong đó gồm khoảng 200 hòn đảo, đảo nhỏ và đảo san hô nổi trên mặt nước, mà Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Đài Loan, Indonesia và Philippines đòi chủ quyền.

Sinh viên Tây Ninh xin góp phần nói lên: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

clip_image008Kính gởi bác Hà Đình Sơn và các bác trong Ban biên tập Bauxite Việt Nam
Tụi cháu là một nhóm sinh viên đang theo học ở Trường Cao đẳng sư phạm Tây Ninh. Đã từ lâu, tụi cháu vẫn thường xuyên truy cập trang mạng của các bác. Trang Bauxite Việt Nam đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của tụi cháu. Khi trang mạng của các bác bị tin tặc tấn công và khi bác Nguyễn Huệ Chi bị kêu lên làm việc liên tục, tụi cháu quá buồn, vì nghĩ rằng từ nay sẽ không còn tiếng nói của các bác, tiếng nói của những người trí thức can đảm, dám nói lên nhiều sự thật của đất nước mà người ta muốn che đậy. Nhưng ngày nay, niềm vui đã hoàn toàn khỏa lấp nỗi buồn, vì không những trang bauxite Việt Nam tiếp tục đứng vững, mà bài vở ngày một phong phú hơn, sắc bén hơn, tạo ra nhiều trăn trở hơn cho những thanh niên như tụi cháu.
Trăn trở lớn nhất của tụi cháu là vấn đề Trung Quốc, khi nhìn thấy đất đai, biển cả, hải đảo, rồi tài nguyên đất nước lần lượt bị họ thôn tính. Hẳn nhiên đây không phải là lần đầu tiên dân tộc ta phải đối phó với mộng bá quyền của phương bắc, nhưng sao lần này, tụi cháu thấy chính sách của nước ta quá kỳ quặc. Thanh niên, sinh viên muốn biểu lộ lòng yêu nước một cách công khai thì bị cấm đoán. Những người mạnh mẽ phản đối hành động xâm lăng của Trung Quốc thì bị vào tù như anh Điếu Cày, chị Phạm Thanh Nghiên. Như vậy thì làm sao huy động được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để bảo vệ đất nước? Ý chí quật cường truyền thống của dân tộc hình như đang bị vùi lấp bởi sự nhu nhược hiện nay của Nhà nước ta.

Nhân dân bao vây trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang


Giữa bầu không khí sục sôi và rất dễ mất bình tĩnh này, do áp lực của nhiều thương tổn tâm lý đến từ nhiều nơi trong nước, qua nhiều vụ việc xảy ra quá dồn dập, đối với người hành xử có học vấn và biết suy nghĩ, thiết tưởng nếu không muốn lâm tình trạng không còn cứu chữa được, hãy tìm mọi cách thu ngay âm binh lại, xử tử lập tức những kẻ hoành hành giết người phi pháp.

Bauxite Việt Nam
clip_image003
Xe tang chở thi hài nạn nhân ở cổng UBND tỉnh.
Dưới đây là một số ảnh người dân vây UBND tỉnh Bắc Giang (từ 14 giờ ngày 25/7/2010 tới đêm khuya) do công an huyện Việt Yên đánh chết một thanh niên 21 tuổi chỉ do có một lỗi nhỏ là không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Số người tham gia bao vây UBND tỉnh có thể lên tới hàng vạn người, đặc biệt là có gần 100% người trong độ tuổi lao động của xã có thanh niên bị công an đánh chết. Đến 5 giờ chiều, tường rào UBND bị phá đổ 10 đoạn, phá hỏng cánh cổng phụ phía đường Lê Lợi cùng với biển đề tên UBND tỉnh BG. Có nhiều tiếng nổ lớn xảy ra do người dân đốt mìn tự chế. Hai ngày nay, không quan chức nào đứng ra giải quyết. xác nạn nhân vẫn để ở cổng UBND tỉnh. Nhưng hôm qua Nông Quốc Tuấn (Sắp là Bí thư tỉnh) [con TBT Nông Đức Mạnh] vẫn ung dung tiếp bạn bằng món thịt bò tót do 2 đầu bếp Hà Nội lên chế biến tại nhà hàng Tài Lộc.

Loạt thư lên tiếng khẩn cấp đòi thả ngay hai cháu Hằng và Thúy

many-symbol-people-black-isolated-crowd-thumb7184110 Loạt thư này cùng dồn dập gửi đến BVN trong vòng một ngày (gần cuối ngày 25-7-2010 cho đến buổi sáng ngày 26-7-2010), cho thấy dư luận không đồng tình với việc Cơ quan luật pháp tỉnh Hà Giang bắt giam hai cháu Hằng và Thúy từ lâu nay, nay đang chuyển thành một làn sóng công phẫn dữ dội. Qua vụ việc Nguyễn Trường Tô, càng có đủ cơ sở để khẳng định nhiều nhân vật thuộc các cơ quan công quyền Hà Giang mới chính là tội nhân ghê tởm đẩy hai cháu Hằng và Thúy xuống vũng bùn. Vậy mà, trong khi chưa một kẻ tai to mặt lớn nào ở đây bị dính vòng lao lý thì hai nạn nhân của chúng đã phải ngồi tù từ suốt mấy năm qua, để cho tuổi vị thành niên trôi qua trong thất học và trong tâm lý luôn luôn nghẹt thở sợ hãi khi hàng ngày phải đối diện với CÁI ÁC (hãy nghe lại lời cháu Thúy kêu cứu với mẹ: “Mẹ ơi con sợ lắm! Ở trong này chỉ có con với các chú công an… Con sợ lắm mẹ ơi! Con nói thế mẹ có hiểu không?…”). Đó là điều cực kỳ phi lý, không thể biện minh được dù với bất cứ lý do nào.

Trong số những lá thư gửi đến BVN, có nhiều lá thư bày tỏ ý nguyện nhờ BVN viết kiến nghị gửi lên các vị đứng đầu Nhà nước Việt Nam yêu cầu thả ngay vô điều kiện hai cháu Hằng và Thúy. Sau khi cân nhắc, chúng tôi xin đăng cả loạt thư này lên thay cho một bản kiến nghị như vậy.

Kính mong các vị đang nắm quyền lực trên đất nước này hãy tỉnh táo lắng nghe tiếng nói từ trái tim rướm máu của các bậc làm cha me, ông bà... trong những lá thư dưới đây, và cố dành ra một khoảng thời gian nào đó tự căn vặn lương tri của mình - nếu lương tri các vị chưa bị cơn khát quyền lực làm cho chai sạn - để sớm đi tới một quyết định thỏa đáng đáp ứng được tâm nguyện lớn lao của dân chúng.

Bauxite Việt Nam

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn