Kẻ đào mồ chôn Biển, Cá và Người Việt tên là MCC

Thục Quyên (SAVE VIETNAM´s NATURE)

MCC là Metallurgical Corporation of China Ltd. Tập đoàn Công ty Luyện kim Trung Hoa.

Tất cả tin tức liên quan đến vai trò của MCC trong dự án Khu liên hợp Gang Thép và Cảng Sơn Dương Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh, được đăng tải rõ ràng, không thiếu phần kiêu hãnh, trên trang nhà của MCC.

MCC là một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh, chuyên ngành về thiết kế, đấu thầu và xây dựng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất giấy, chế tạo thiết bị, phát triển địa ốc. MCC là một trong những nhà sản xuất thiết bị lớn nhất, là nhà tiên phong cũng như sức mạnh chính của nền công nghiệp luyện kim Trung Quốc và là doanh nghiệp nhà nước duy nhất được vận chuyển những công ty sản xuất bột làm giấy và giấy tại Trung Quốc và ở nước ngoài.

Ngày 08/12/2015, MCC sáp nhập và trở thành công ty thuộc toàn quyền sở hữu của China Minmetals.

Thử làm một bài tính và suy nghĩ từ con số 500 triệu USD

Trần Kim Thập

Perth, Western Australia – 6/7/2016

Sau cuộc họp báo do Chính phủ Việt Nam tổ chức ngày 30 tháng Sáu năm 2016 tại Hà Nội, được biết Formosa Hà Tĩnh đã chấp nhận đền bù thiệt hại gây nên trên 4 tỉnh miền Trung và được Chính phủ Việt Nam chấp nhận, 11.500 tỉ đồng tương đương với 500 triệu USD. Số tiền này sẽ nhằm mục đích “bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi mội trường biển”.

Theo thông tin từ Bộ Thủy sản thì cho đến nay, con số ngư dân, diêm dân, và người làm ăn trực tiếp với ngành hải sản, du lịch và dịch vụ biển bị thiệt hại trên 4 tỉnh miền Trung vẫn chưa được thống kê chính xác. Chỉ được biết con số 40 nghìn hộ dân với 186 nghìn người được chính quyền hỗ trợ gạo từ tháng 4/2016 đến nay.

Từ những con số trên, thử làm một bài tính về sự thiệt hại đã xảy ra và từ đó xem số tiền bồi thường này có tương xứng không? Và cũng từ đó chúng ta, tùy từng góc độ, có thể đặt ra những câu hỏi tiếp theo về những vấn đề khác nhau. Ở đây, tôi xin đưa ra một bài tính đơn giản và vài suy nghĩ thô thiển của tôi và xin được chia sẻ với quý anh chị và các bạn.

Formosa cần bồi thường 1.000 tỷ USD và đóng cửa Formosa Hà Tĩnh

TS Nguyễn Thị Hải Yến, CHLBĐ

Cơ sở khoa học tính toán thiệt hại thảm họa sinh thái tại vùng biển miền Trung Việt Nam từ thảm họa Formosa Vũng Áng: 1000 tỷ USD và không Formosa.

Cấu trúc bài viết này gồm 5 phần:

- Phần 1: cung cấp thông tin về lượng và chất các hệ sinh thái biển Việt Nam, đặc biệt là ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung nơi bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Formosa Vũng Áng. Mục đích cung cấp cho cơ sở tính toán thiệt hại;

- Phần 2: cung cấp phương pháp tính toán các giá trị của các hệ sinh thái biển làm cơ sở chuyển đổi sang các giá trị thiệt hại;

- Phần 3: cung cấp chi tiết tính toán thiệt hại về mặt sinh thái của các hệ sinh thái dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung làm cơ sở để Việt Nam yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại. Đồng thời cũng cung cấp thông tin để thấy rằng sự thiệt hại môi trường và tài nguyên khủng khiếp như thế nào, từ những chính sách đầu tư ngu xuẩn. Cũng là thông điệp để các nhà đầu tư đã, đang và muốn có đầu tư vào Việt Nam cần phải cẩn trọng cam kết bảo vệ môi trường thay vì lợi dụng chính quyền, qua mặt người dân;

Tiếng kêu thê thiết của “đàn chim non”

Thiện Tùng

“Chúng con cần được học!”; “Chúng con rất muốn đến trường!”; “Tại sao lại tước quyền đi học của chúng con?”; “Đã 2 năm nay, tại sao chúng con không được đến trường?”... - Người viết cảm nhận, đó là những tiếng kêu thê thiết, những câu hỏi tự đáy lòng của 156 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 ở thôn Đông Yên, tụ tập trước cửa trường Trung học Cơ sở xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 4/7/2017.

clip_image002

Các em học sinh hiếu học bị đuổi học, dâng yêu sách trước cổng trường

Thảm họa Formosa: Tội lỗi, Hình phạt và Sự tồn tại

TS. Đinh Hoàng Thắng*

Lời dẫn: Nếu đại văn hào Dostoevsky (Nga) sống lại, ông cũng không thể nào dựng lên được một bức tranh toàn cảnh ảm đạm hơn, bi đát hơn về số phận của các ngư dân 4 tỉnh miền Trung hiện nay.

“Tội ác và hình phạt” thời ông, khát vọng bám biển thời nay, khát vọng muốn duy trì làng nghề truyền thống từ cha ông, không chỉ bị lụi tàn do thảm họa Formosa, mà còn do chính cái gọi là “giải pháp” đổi nghề cho bà con ngư dân.

Thế nay mai, tai họa bùn đỏ nếu xẩy ra ở Tây Nguyên thì lại hoán chuyển nghề làm rẫy của bà con dân tộc về Vũng Áng để ra biển đánh cá chắc???

Dostoevsky cũng không thể nào tố cáo mãnh liệt hơn các tầng lớp quan chức hãnh tiến, giẫm đạp lên đạo đức, nhân phẩm, sinh nghiệp của nhân dân mà rằng, chuyện Formosa “không còn gì để nói”.

Vì các quan phụ mẫu của dân đang nhóm họp gần cả tuần lễ mà trong chương trình nghị sự của họ không hề đả động gì đến cái thảm họa quốc gia chưa từng có trong lịch sử, đang gõ cửa từng nhà một, trên dải đất hình chữ S này!

clip_image002

Thảm họa Vũng Áng - nhìn từ góc độ hình sự

Thành Khương

Đây là vụ án hình sự hết sức nghiêm trọng, thậm chí gọi là đại án hình sự: nghi can nhiều, không chỉ ở Formosa mà còn trong hệ thống công quyền gồm nhiều quan chức lãnh đạo cơ quan trên, dưới, các bộ, sở, ngành chức năng. Đã có đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Công lý phải được thực thi, không bị phụ thuộc vào chính quyền thiếu liêm sỉ. Nếu không đưa vào tiến trình tố tụng thì, trừ một số sự thật mới được hé mở, tội phạm sẽ tiếp tục che giấu, thậm chí tiêu hủy chứng cứ, và vì đã mua được bọn quan tham trong chính quyền nên chúng cón thể đảo ngược tình thế.

clip_image002

Hội nghị Trung ương 3: Phải đưa ngay vụ Formosa gây ra thảm trạng môi trường lên bàn nghị sự!

Âu Dương Thệ

Sáng 4.7 Hội nghị Trung ương (HNTƯ) 3 đã họp để bàn về qui chế làm việc toàn Khóa 12 (2016-21) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và qui định các công tác giám sát và kỉ luật của Đảng.[1] Người đứng đầu chế độ đã chọn đúng thời điểm cho HNTƯ 3, để nó chỉ diễn ra vài ngày sau cuộc họp báo ngày 30.6 công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt với lời hứa của Ban giám đốc Công ty Formosa bồi thường 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD.[2] Trong dịp này các cơ quan của Đảng và Nhà nước đã coi như là một thành công lớn. Nhờ thế Nguyễn Phú Trọng hẳn sẽ hồ hởi trước HNTƯ coi thắng lợi này là sự lãnh đạo của chính mình!

Chính vì thế trong chương trình làm việc 5 ngày của HNTƯ 3 đã không có một điểm nào nói tới thảm họa môi trường từ đầu tháng 4.16, mặc dầu đây là thảm họa môi trường lớn nhất ở VN, gây thiệt hại sức khỏe, tài sản và môi trường sống trực tiếp cho hàng triệu người dân bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế; đồng thời còn tạo những nguy hại về lâu dài về nhiều mặt cho nhân dân cả nước. Như thế rõ ràng đối với người cầm đầu chế độ, thảm họa môi trường trước sau vẫn không phải là vấn đề bận tâm lớn. Thái độ bàng quang, ngang ngược và vô cảm lần này của Nguyễn Phú Trọng giống hệt thái độ ngông nghênh và lấp liếm của ông về tình hình Biển Đông. Mặc dầu Bắc Kinh ngày càng công khai xâm lấn Biển Đông nhưng bẩy năm trước ông Trọng vẫn hô lớn “Tình hình Biển Đông không có gì mới!”.

Hàng chục tỷ USD vốn bảo lãnh Chính phủ đổ vào những “ông lớn” nhà nước nào?

Nguyễn Thảo

Các khoản bảo lãnh của Chính phủ chủ yếu dành cho các dự án thuộc ngành điện, hàng không, sản xuất xi măng, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông và hai ngân hàng chính sách…

clip_image002

Xi măng Sông Thao, một trong 3 dự án gặp khó khăn nhất đang phải tái cơ cấu dự án, tái cơ cấu khoản nợ vay. Ảnh TL

Bồi thường 500 triệu đôla, rồi sao nữa?

Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam

Luật sư từ thành phố Hồ Chí Minh

…Theo thông lệ quốc tế, đây chỉ là tiền bồi thường cho Chính phủ, cho Nhà nước Việt Nam. Nên dù Chính phủ đã chấp nhận khoản tiền bồi thường, các pháp nhân, tổ chức, cá nhân khác vẫn hoàn toàn có quyền tiếp tục khởi kiện buộc Formosa phải bồi thường. Đó có thể là các hiệp hội, doanh nghiệp và các cá nhân chịu thiệt hại.

clip_image002

Họp báo của Chính phủ Việt Nam công bố kết luận điều tra Formosa gây ô nhiễm biển khiến cá chết hàng loạt tại miền Trung - Image copyright AFP

“Cá chết Formosa Hà Tĩnh”: Nên ra tòa hay thương lượng?

Trần Thành

Vụ việc Vedan Đồng Nai kéo dài, và số tiền đền bù như thỏa thuận sau đó đã không đến tay người dân đầy đủ. Đây là những việc rất cần có những đánh giá minh bạch để cân nhắc lựa chọn việc khởi kiện Formosa Hà Tĩnh ra tòa, hay chấp nhận thương lượng “song phương” ngoài tòa.

clip_image002

Sau sự cố cá chết do Formosa xả thải: Biển Bắc Trung bộ an toàn đến đâu?

Nguyễn Hoài

Độc tố sẽ hòa tan dần dần và giảm đi theo thời gian. Tuy nhiên đó là giả định sẽ không có thêm chất thải gì tiếp thải ra nước biển, còn nếu vẫn còn chất thải thải ra biển thì chất thải sẽ cộng hưởng thêm.

clip_image002

Ngư dân xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) và Thạch Kim (Lộc Hà) bám biển, ra khơi. Ảnh: Minh Thùy.

Vân Lâm: Thủ phủ Formosa, tâm điểm của ung thư

Thanh Tuấn

(Từ Vân Lâm, Đài Loan)

Zing.vn đến thủ phủ khu công nghiệp hoá dầu Formosa tại huyện Vân Lâm, Đài Loan vùng nông nghiệp nghèo thay đổi nhờ đầu tư của Formosa nhưng bùng phát căn bệnh ung thư.

Wu Song-lin, chàng giáo viên tiếng Anh, trở về Vân Lâm vào tháng 8/2012 sau gần 10 năm lưu lạc ở Đài Bắc, với mong muốn phát triển nền nông nghiệp sạch không thuốc trừ sâu cho quê nhà.

Vùng quê nghèo Vân Lâm của anh vốn là một trong 4 vựa lương thực nổi tiếng nhất Đài Loan (Trung Quốc), cùng với Đài Nam, Chương Hóa và Gia Nghĩa. Giấc mơ làm nông nghiệp sạch cho quê là giấc mơ ấp ủ từ lâu của anh.

clip_image002

Một góc khu công nghiệp khổng lồ của Formosa tại Vân Lâm. Ảnh: Thanh Tuấn

'Nhiều người đang kiện Formosa vì tỷ lệ ung thư tăng'

Trao đổi với Zing.vn tại Đài Bắc, Nghị sĩ Đài Loan Kuen-yuh Wu, người kêu gọi Formosa giải trình vụ cá chết, cho biết nhiều người đang kiện Formosa vì tỷ lệ ung thư tăng.

Ngay sau khi Việt Nam công bố Formosa là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường ở các tỉnh miền Trung, Nghị sĩ Kuen-yuh Wu nói:

“Cho đến giờ tôi vẫn chưa được đọc báo cáo điều tra, những gì tôi biết chỉ dừng trên thông tin báo chí đưa như việc xuất hiện xyanua và phenol. Chưa tiếp cận được báo cáo thì chúng tôi không biết nồng độ xyanua trong nước ra sao và vì vậy khó đưa ra được kết luận của mình.

Dù vậy, vài tuần trước tôi có nói rất rõ trong buổi điều trần rằng khi Formosa Plastics tới các nước Đông Nam Á để tiến hành đầu tư, họ cần phải thực hiện các trách nhiệm xã hội chứ không chỉ là làm ăn kiếm lợi.

Với Đài Loan, khi khuyến khích các doanh nghiệp ra đầu tư bên ngoài, họ cũng cần chú ý tới trách nhiệm của các doanh nghiệp chứ không phải chỉ chăm chăm tới chuyện kinh doanh. Doanh nghiệp Đài Loan cần mang lại lợi ích và những điều tốt đẹp đến cho các nền kinh tế láng giềng chứ không phải chỉ là tìm cách lợi dụng kiếm tiền từ láng giềng.”

clip_image001

Nghị sĩ Kuen-yuh Wu. Ảnh: Thanh Tuấn

Cựu thị trưởng Vân Lâm: Phải cứng rắn với Formosa

Trao đổi với Zing.vn, nghị sĩ Su Chih-feng, cựu thị trưởng Vân Lâm, cho rằng Formosa là “quái vật khổng lồ”, do đó phải cẩn trọng và cứng rắn khi hợp tác với tập đoàn này.

clip_image002

Nghị sĩ Su Chih-feng cho biết, Formosa là tập đoàn quyền lực ở Đài Loan (Trung Quốc). Vì sức ảnh hưởng ghê gớm của họ nên chính quyền Đài Loan thường cũng phải nhường đôi phần.

Chân dung ông Võ Kim Cự

FB Bạch Hoàn

Chúng tôi nghĩ, ông võ Kim Cự còn nói cứng được vì thể chế CS không có tiền lệ truy tố những kẻ làm hại dân mà làm lợi Đảng. Ông Cự là một người đúng y boong hiện tượng bán nước bán dân lợi Đảng kiểu này. Nhưng, phải nói cho công bằng, rước Formosa vào tàn sát môi trường biển Việt Nam, làm cho ngư dân điêu đứng, để đánh đổi bằng những món béo bở, thì không phải ông Cự được ăn một mình. Phía trên ông Cự, còn những cái miệng khác và những cái miệng ấy phải được ngoạm những miếng béo bở hơn rất nhiều. Sức mấy mà ông Cự có thể tranh ăn lại với những cái miệng “thủng nồi trôi rế” ấy. Dựa trên ý kiến của TS Nguyễn Thành Sơn, chuyên gia khai khoáng, trong một bài viết rất nghiêm túc, công bố toàn bộ tiến trình đưa Formosa vào Vũng Áng với đủ công văn giấy tờ làm rất vội vã và sai không chỉ nguyên tắc và quyền hạn mà còn sai đến cả cái tối thiểu không được phép sai là là chính tả, thì có mấy cái tên sau đây đứng trên Võ Kim Cự: Trần Đình Đàn, Nguyễn Tấn Dũng. Khi đọc đến tên Nguyễn Tấn Dũng nhiều người nghĩ ngay đến một cái tên khác, tuy không có chút thực quyền nhưng hễ đã có “cỗ bàn” tất đều phải được dự phần ngang chứ không thua Ba Dũng - đó là Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư ĐCSVN từ khóa trước, người đứng đầu một tổ chức “lãnh đạo toàn diện” đối với mọi cơ quan cai trị khác trên đất nước ta. Vậy xin gợi ý trước bàn dân thiên hạ một danh mục như trên để cùng với ông Võ Kim Cự sẽ phải được “tính sổ” nay mai khi xử lý vụ Formosa mà theo chúng tôi nhất thiết phải đưa ra trước Tòa án Quốc tế.

Bauxite Việt Nam

Nguyễn Phú Trọng đang làm gì?

FB Thanh Hieu Bui

Đầu tiên hãy đến với bản tin Trung Quốc sẽ tập trận quy mô lớn trên Biển Đông từ ngày 5 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7.

Cuộc tập trận quy mô lớn này của Trung Cộng nhằm đe doạ lại phán quyết của Toà án Quốc tế về đơn khởi kiện của Chính phủ Philippines.

Trung Cộng đã dành được sự ủng hộ của Lào, Cam và Brunei. Đây là sự ủng hộ quan trọng bởi ba nước này nằm trong khu vực Đông Nam Á.

Trước đó ít ngày, một chuyến viếng thăm đột ngột của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Việt Nam, trong bối cảnh mà hai chiếc máy bay của Việt Nam rơi bất ngờ vì lý do sự cố kỹ thuật.

Sự thật thật sự vẫn rất mù mờ

Phúc Lai

Trong tâm khảm người viết, dân tộc Nga, con người Nga văn hóa Nga vẫn thấm đẫm nhân hậu và yêu thương. Chỉ có điều, chính trị dường như đã đổi thay.

Gần đây dư luận đã mất quá nhiều giấy mực và công sức bàn cãi trên các diễn đàn xuất phát từ những phát biểu của Nga xung quanh lập trường của nước này về những tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là ở thời điểm “Vụ kiện Biển Đông” của Philippines ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) chuẩn bị đưa ra phán quyết.

Bắt đầu từ những phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov “phản đối quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông” và “phản đối sự tham gia của bên thứ ba vào giải quyết tranh chấp Biển Đông” ngày 12/4 và 29/4. Tiếp đến là phát biểu “nhắc lại cho rõ” lập trường của Nga ở Biển Đông của người đại diện chính thức Bộ ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova.

Tại sao các nước Đông Nam Á tránh nghiêng quá nhiều về phía Hoa Kỳ?

Hunter Marston, The Diplomat ngày 01/7/2016

Vũ Quốc Ngữ dịch

…khi sự hiện diện an ninh của Mỹ trong khu vực được tăng cường với chính sách tái cân bằng ở châu Á, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang tỏ ra thận trọng, không muốn tạo ra một liên minh đơn giản với Washington.

clip_image001

Loại tầu được điều động lần này là tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard sẽ mang hơn 2.000 lính thủy đánh bộ cùng hàng loạt phương tiện tấn công

Chính quyền hành động càng lúc càng sai...

Mai Tú Ân
Việc để đến 3 tháng mới tìm ra nguyên nhân, và để đến 3 tuần mới công bố bản báo cáo đã hoàn thành trước đó đã khiến cho người dân nghi ngờ về tính minh bạch của chính quyền trong việc chậm trễ này. Nhưng việc xuất hiện cùng với “tội phạm” Formosa tại cuộc họp báo ngày 30/6/2016 lại khiến cho người dân nghi ngờ hơn về sự làm việc vô lối, thiếu khôn ngoan của chính quyền trong sự vội vã này.
Các sự kiện sau đó, coi việc thỏa thuận với Formosa như đền bù 500 triệu đô la, lời xin lỗi của Formosa là cái chốt cuối cùng để cho qua cái vụ cá chết này, cũng như chính quyền mau chóng lên kế hoạch tiêu thụ số tiền đền bù của Formosa cho nhanh chóng thì tất thảy đều là những bài giải sai và kém cỏi của những anh trò dốt lại cầm đèn chạy trước ô tô.

“Cá chết Formosa Hà Tĩnh”: Nhà nước đòi nửa tỷ USD, người dân cũng được quyền đòi đền bù riêng

Trần Thành

Có gì giống nhau giữa vụ việc Formosa Hà Tĩnh với vụ Vedan Đồng Nai? Xin cùng nhìn lại các vấn đề pháp lý về bồi thường này.

clip_image002

Lưu ý, vụ Vedan Đồng Nai bị phát hiện vào tháng 9-2008 và kéo dằng dai cho đến năm 2013 vẫn chưa xong. Đến nay, khu vực sông Thị Vải nơi mà Vedan đã “đầu độc” vẫn không có cá tôm. Người ta đã chuyển đổi nơi này thành khu công nghiệp cảng biển.

Hiện tượng cá chết nhìn qua Luật Sinh Tồn của dân tộc

Lê Minh Nguyên

Hiện tượng cá chết xuất hiện ở bốn tỉnh miền Trung bắt đầu từ ngày 6/4/2016 và trãi dài từ Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Chất độc theo dòng hải lưu và lây lan sang các tỉnh phía nam như Quảng Nam-Đà Nẵng và đi vào sợi dây chuyền thực phẩm như rong rêu, nghêu, sò, cá, chim, muối... và tiếp tục hiện hữu như trầm tích kéo dài nhiều thập niên để tương tác vào dây chuyền thực phẩm, gây ung thư lên sức khoẻ người dân như đã xảy ra trước đây ở nhiều nơi trên thế giới mà điển hình là Vịnh Minamata bên Nhật kéo dài hơn nửa thế kỷ (bit.ly/29dA2I0).

Do đặc tính của chế độ là bưng bít và tuyên truyền nên đại nạn này, nó ảnh hưởng trực tiếp lên sức khoẻ của hàng triệu người dân, phải mất gần ba tháng mới được chính quyền chính thức công bố hôm 30/6/2016. Sự công bố là kết quả của một sự thương lượng kín giữa chính quyền CSVN và công ty Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS - Formosa Hatinh Steel Corporation), nạn nhân hoàn toàn bị gạt ra bên ngoài làm kẻ bàng quan. Theo luật sư Trần Vũ Hải, mặc dù FHS đã chịu trách nhiệm và nhận lỗi, nhưng vẫn chưa chân thành, họ vẫn cho rằng trách nhiệm của họ không lớn mà đó là bởi lỗi của các nhà thầu phụ (bit.ly/29ewRMu).

Vài lời nhân kỳ họp Quốc hội sắp diễn ra

Ngụy Hữu Tâm

Xin được nói vài lời ngắn gọn nhân kỳ họp Quốc hội “của dân, cho dân, vì dân” khóa tới nay mai diễn ra.

Từ khi “họ Tập” lên ngôi với cái thuyết “Giấc mơ Trung Hoa” của gã, toàn thế giới càng ngày càng nhận diện được rõ hơn bộ mặt của một tên Hitler mới. Chưa bao giờ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, thói bành trướng ngàn đời nay của cả dân tộc Hán luôn muốn thấy mình là “trung tâm vũ trụ”. Thời Mao còn chưa mạnh vì tiềm lực có hạn, nhưng thời nay miễn bàn, “họ Tập” hành xử như thế nào với chuyến đi thăm Anh vừa qua cả thế giới đã biết.

Việt Nam ta thấm đòn từ vụ giàn khoan đến nay, nhất là gần đây với Vũng Áng (Đài Loan, Trung Quốc kia mà!) và 2 máy bay rơi vì “tai nạn”!

Hết sức khó hiểu với các cách giải thích. Người dân cần sự minh bạch từ truyền thông và những người phát ngôn cho chính phủ, nhưng đó là một đòi hỏi sẽ không bao giờ có câu trả lời.

Nông nghiệp lần đầu tiên tăng trưởng âm: Nông dân đang “kiệt sức”

Trong đợt hạn mặn kỷ lục vừa qua, hàng ngàn nông dân (ND) ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rơi vào cảnh trắng tay, vỡ nợ khi lúa, hoa màu, mía chết cháy, sản xuất thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng…

Như NTNN đã thông tin, mới đây, tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm, Bộ NNPTNT đã công bố số liệu cho thấy, lần đầu tiên sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Ngoài các nguyên nhân như rét đậm, hạn, mặn, biến đổi khí hậu đã được chỉ ra, một trong những nguyên nhân quan trọng đó là, nông nghiệp trong những năm qua được đầu tư quá thấp, khiến nông dân gần như kiệt sức, không đủ khả năng đầu tư mở rộng sản xuất. Ghi nhận của phóng viên NTNN cho thấy rõ điều này...

Phó mặc cho may rủi

Theo số liệu từ Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh ĐBSCL đã gây thiệt hại nặng nề về sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng sinh hoạt người dân.

THƯ NGỎ KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TRẦN HUỲNH DUY THỨC

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2016

Kính gửi:

- Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam.

- Trưởng Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

- Bộ trưởng Ngoại giao các nước: Hoa Kỳ, Đức, Na Uy, Thụy Điển, Australia, Canada.

- Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam.

- Các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền.

Thưa quý vị!

Chúng tôi gồm các tổ chức, cá nhân ký thư dưới đây, qua thư ngỏ này, trân trọng đề nghị quý vị quan tâm thích đáng và kịp thời tác động hữu hiệu để tù nhân lương tâm tiêu biểu người Việt Nam hiện nay là ông Trần Huỳnh Duy Thức (50 tuổi) sớm được trả tự do.

Vụ cá chết hàng loạt: Dân miền Trung cần khởi kiện Formosa đòi bồi thường thiệt hại

VietTimes - Điều mà người dân khu vực miền Trung có thể làm và cần làm nhất trong lúc này là thu thập chứng cứ để kiện dân sự Formosa ra tòa đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần. Còn việc Formosa tự nguyện bồi thường 500 triệu USD là chuyện thương lượng giữa Formosa với nhà nước Việt Nam.

Lê Thọ Bình

clip_image002Luật sư Trần Quốc Thuận: "Điều quan trọng nhất hiện nay là phải lo cho cuộc sống của người dân, môi trường biển, an ninh quốc gia".

Bộ ảnh đáy biển miền Trung sau sự cố môi trường

TPO - Để ghi nhận hiện trạng đáy biển miền Trung sau sự cố môi trường cá chết hàng loạt, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức những đợt lặn xuống vùng biển nguy hiểm này. Kết quả cho thấy, nhiều khu vực của bốn tỉnh, hệ sinh thái bị hủy diệt.

Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát tại đáy biển ở cả 4 tỉnh Bắc trung bộ xảy ra sự cố. Cùng Tiền phong xem bộ ảnh đáy biển miền Trung bị hủy diệt. Ảnh do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp.

Hà Tĩnh, các nhà khoa học khảo sát tại Mũi Ròn Mạ và Hòn Sơn Dương (cách họng xả công ty Formosa 7,5 km ngày 06/05/2016). Ở Mũi Ròn Mạ, san hô thưa thớt không tạo thành rạn, kích thước tập đoàn nhỏ, chủ yếu dạng phủ. Có nhiều tập đoàn mới chết trong khoảng 1 tháng. Ở Hòn Sơn Dương San hô chết khoảng 35-40%, hiện san hô còn sống dưới 10%.  cả hai điểm này vắng mặt các đối tượng cá kinh tế có kích thước lớn hoặc nhóm cá thuộc các họ cá san hô điển hình.

clip_image002

Hệ sinh thái biển miền Trung: Nửa thế kỷ mới hồi phục hoàn toàn

TP - Khảo sát đáy biển nhiều nơi thuộc bốn tỉnh Bắc Trung bộ sau sự cố môi trường nghiêm trọng, các nhà khoa học phát hiện hơn nửa rặng san hô ở những nơi đó đã bị chết, các loài tôm cá điển hình của vùng này cũng không còn. Họ đánh giá, phải mất khoảng 50 năm, hệ sinh thái biển ở đây mới có thể phục hồi hoàn toàn.

clip_image002

San hô bị chết dưới đáy biển Bắc Trung bộ. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Ngư dân muốn biết chất độc tác động đến bao giờ

TP - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ngư dân Đặng Thành Vinh (Kỳ Ninh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, dù Formosa vô tình hay cố ý thì đất nước, người dân ven biển vẫn chịu thiệt hại, tổn thất lớn. “Chúng tôi là người sống ven biển, những người dựa vào biển để nuôi sống gia đình, thiệt hại không thể lường được”, ông Vinh nói.

Ông Vinh chia sẻ, từ ngày 6/4, khi xảy ra hiện tượng cá chết bất thường đến nay, không ai dám mua và ăn cá nữa. Ông điều hành một hợp tác xã kinh doanh thu mua sứa, có 15-20 hộ gia đình làm cùng. Hộ bình thường thiệt hại khoảng 100 triệu, nhà ông 200 - 300 triệu. Nghề đi biển tê liệt hoàn toàn.

Ông Vinh chia sẻ thêm, thời gian vừa qua, dù được Nhà nước, các nhà hảo tâm ủng hộ nhưng chẳng thể so được với thu nhập chính từ biển. “Có những đêm đi câu mực, có người được 2 - 3 triệu đồng”, ông Vinh nói.

Quá trình tìm nguyên nhân cá chết: Manh mối bất ngờ

TP - Giữa lúc việc tìm nguyên nhân cá chết gặp nhiều khó khăn do các mẫu phân tích không thấy bất thường thì vệt nước đỏ xuất hiện ở Quảng Bình ngày 4/5 mà nhiều người nghĩ là thủy triều đỏ hoặc phù sa lại chính là manh mối quan trọng, mở ra bước ngoặt quan trọng trong quá trình tìm nguyên nhân cá chết.

clip_image001

Hệ thống xả thải của Formosa (ảnh lớn); Người dân vùng biển Hà Tĩnh đau lòng vì cá chết (ảnh chụp ngày 26/4). Ảnh: Minh Thùy.

YÊU CẦU ĐÓNG CỬA FORMOSA NGAY LẬP TỨC

Con Đường Việt Nam"500 triệu đô đền bù đó đối với mỗi người dân chúng tôi không được bao nhiêu cả", "chúng tôi yêu cầu làm sạch biển, trả lại ngư trường cho chúng tôi".

"500 triệu đô đối với tập đoàn Formosa là lớn, nhưng đến tay mỗi người dân chúng tôi thì rất ít ỏi... yêu cầu tập đoàn Formosa bỏ ngay địa bàn chúng tôi, tôi yêu cầu chính quyền phải trục xuất Formosa ra khỏi Việt Nam".

Nguồn: LĐ

https://www.facebook.com/quyenconnguoi/videos/993424140712602/

Cá chết chỉ là bề nổi...

Kỳ Nam

Thiệt hại cá chết chỉ là phần nổi của tảng băng; nguy hiểm hơn chính là nền tảng sự sống, hệ sinh thái đáy bị hỏng, để lại di chứng kéo dài và rất khó hồi phục.

Đó là ý kiến của TS Nguyễn Tác An - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học - khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 1-7.

Trả lời câu hỏi những chất thải chứa độc tố như phenol, xyanua kết hợp với hidroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixel) theo dòng hải lưu lan rộng mà Formosa thải ra môi trường liệu có tự phân hủy được không, TS Nguyễn Tác An cho rằng chất độc này từ sơ cấp đã chuyển thành thứ cấp. Chất độc sẽ kết tủa, lắng xuống đáy, tồn lưu trong trầm tích mặt đáy biển. Nó tồn tại ở đấy đến khi có dịp gì đó sẽ lại bùng lên. Những chất độc này tồn tại rất lâu, nguy hiểm, không đơn giản vài tháng vài năm là hết.

Một vài suy nghĩ sau khi Formosa nhận lỗi gây sự cố môi trường miền Trung

XUÂN DƯƠNG

(GDVN) - Cần gắn trách nhiệm các lãnh đạo địa phương đang “trải thảm đỏ” thu hút đầu tư nước ngoài với những sự cố có thể xảy ra kể cả khi đã rời vị trí công tác.

Trước khi phân tích những tác hại khủng khiếp mà Formosa Hà Tĩnh gây ra cho môi trường và người dân Việt Nam (không chỉ là ngư dân bốn tỉnh miền Trung), xin nhắc lại một sự việc:
Công ty BP (Bristish Petroleum) là công ty dầu khí có trụ sở tại Luân Đôn, Anh quốc. Ngày 20/4/2010 một vụ hỏa hoạn trên giàn khoan biển của BP khiến dầu thô tràn ra vịnh Mêxico.
Sự cố đã khiến một số người thiệt mạng, gây ảnh hưởng nặng nề đến động thực vật hoang dã trong khu vực, đến ngành ngư nghiệp, du lịch và đời sống người dân ven biển. 
Ban đầu tập đoàn BP đã phải chi 28 tỷ USD khắc phục hậu quả cũng như một số khoản bồi thường khác.

Phản ứng của người dân và chính quyền địa phương bị ảnh hưởng do tràn dầu khiến Bộ Tư Pháp Mỹ phải vào cuộc.

Bà Phạm Chi Lan: Cần làm rõ những ai đã 'ưu đãi' cho Formosa gây thảm họa môi trường

Muốn đánh giá một Chính phủ có thật "đã làm rất tốt việc bắt Formosa phải cúi đầu chịu tội trước người dân Việt Nam" hay không thì theo chúng tôi, không nên chỉ nhìn vào sự thay đổi thái độ bề ngoài của cái Công ty nổi danh lỳ lợm trong việc gieo rắc tai họa cho thế giới này, mà phải đánh giá thật khoa học tương quan giữa sự đền bù thiệt hại do chính họ chấp thuận, cùng những việc họ hứa sẽ làm sau khi cúi đầu nhận lỗi, với quy mô và mức độ thiệt hại mà họ đã gây ra cho đất nước chúng ta.

500 triệu đô la thật chưa thấm vào đâu so với cả một vùng biển miền Trung từ Vũng Áng đến Đà Nẵng - và có thể xa hơn nữa - bị nhiễm độc mà chưa biết bao giờ mới có thể tự giải độc, bao giờ biển mới có thể phục hồi; so với sự thất nghiệp của bao nhiêu ngàn hộ ngư dân cả người lớn và trẻ em trong ba tháng trời xảy ra sự cố tính đến thời điểm hiện nay và đến bao nhiêu lâu nữa chưa thể biết được, nó làm xáo trộn đời sống nhiều mặt của ít nhất một phần ba dân chúng Việt Nam, xô đẩy vô vàn số phận người Việt vào tình thế bất trắc; so với tình trạng ế ẩm, mất khả năng xuất khẩu, tức là bị triệt tiêu, của toàn ngành hải sản cùng với bao nhiêu thương phẩm khác đi cùng với nó không phải chỉ một nơi nào mà trên khắp đất nước...

Vì thế, chưa thể vội kết luận đây là một lo toan thực sự "vì hạnh phúc người dân" của Nhà nước Việt Nam, trái lại, còn quá nhiều khuất tất đáng ngờ cần được làm rõ qua vụ nhận lỗi có vẻ "đóng trò" này (chẳng hạn, trong vòng ba tháng biết đâu đã có một thỏa thuận ngầm, trong đó nguyên nhân thật sự của biển nhiễm độc và cá chết, và cả kẻ thủ ác đích thực là ai, đã được giấu nhẹm đi với cái giá 500 triệu đô la bèo bọt, v.v. đại loại như vậy).

Trong giới hạn của vấn đề đang bàn, chúng tôi xin đề xuất: nếu Nhà nước không chủ động khởi kiện Formosa ra Tòa án quốc tế nhằm trả lại quyền lợi và danh dự cho dân chúng một cách tương xứng, thậm chí bắt Formosa phải đóng cửa vĩnh viễn; nếu không truy tố những quan chức bất lương đã làm hậu thuẫn cho Formosa vào trú đóng tại Vũng Áng với những ưu đãi bất thường; nếu không truy tố những kẻ đã chỉ huy công an đàn áp tàn bạo dân Việt xuống đường trong những ngày tháng 5 chỉ nhằm đòi hỏi Formosa phải trả lời minh bạch ngay sau khi xẩy ra vụ việc tồi tệ cá chết; và nếu cũng không chính thức lên tiếng xin lỗi vì những lời vu cáo bỉ ổi của truyền thông nhà nước đối với đông đảo trí thức nhân sĩ từng lên tiếng phê phán thái độ lập lờ trịch thượng của Formosa... thì dân chúng và người đại diện cho dân chúng tất sẽ phải cùng nhau đứng lên làm việc đó kỳ cho đến khi nào đạt được kết quả như mong muốn, để thực thi quyền làm chủ chính đáng của mình mà người cầm quyền cộng sản các đời đều đã trang trọng ghi vào Hiến pháp.

Bauxite Việt Nam

Formosa: Ðánh bùn sang ao, miệng ăn tiền

Ngô Nhân Dụng

“So sánh với vụ Mỹ phạt Volkswagen thì ai cũng thấy chính quyền Cộng sản Việt Nam rất nhân từ đối với Công ty Formosa. Tại sao? Vì họ bất cần dân. Họ không cần dân bầu lên, các quan chức đều do đảng “cơ cấu” cho ngồi trên đầu dân mà tham nhũng. Ðảng Cộng sản coi dân Việt Nam như rác, giá trị thấp hơn hơn rác rưởi nữa!

“Khi công bố trách nhiệm của Công ty Formosa, các quan lớn Cộng sản không hề nói đến trách nhiệm của những người trong guồng máy nhà nước đã không làm đủ bổn phận khiến tai họa xẩy ra. Không một viên chức nào xin lỗi người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, cho tới Thừa Thiên. Không nói gì đến tội đàn áp những người đi biểu tình đòi làm sáng tỏ nguyên nhân gây tai họa. Tên Thứ trưởng đã mở miệng nói dối, chạy tội cho Formosa ngay từ đầu vẫn ngồi đó.

“Trên hết, cả guồng máy đầu não đảng và chính quyền Cộng sản không dám nói đến việc truy tố Công ty Formosa và những cá nhân có trách nhiệm trong công ty đó đã phá hoại môi trường, vi phạm luật lệ bảo vệ môi trường. Người dân phải thấy rằng chính quyền sợ. Các thủ phạm gây ra thảm họa cá chết có thể trưng ra đủ bằng cớ chứng minh rằng tất cả những việc họ làm đều đã được chính quyền từ trên xuống dưới ký giấy chấp nhận hết, từ lâu rồi! Nếu làm dữ đẩy Formosa đến chân tường, họ sẽ công bố những món tiền hối lộ từ trên xuống dưới thì biết làm sao?

“Ai đã đã quyết định giao cho Formosa 2,000 héc ta đất và 1,200 héc ta mặt nước khiến 3,000 gia đình bị giải tỏa nhà, 15,000 ngôi mộ bị cải táng? Ai đã ưu đãi cho Formosa chỉ chịu thuế thu nhập 10% thay vì phải là 25%, và được thuê đất 70 năm thay vì tối đa là 50 năm – nhưng từ năm thứ 16 mới phải trả tiền thuê đất? Ai? Ai? Từ trên xuống dưới, bao nhiêu đứa?

“Hỏi tội Formosa thì há miệng mắc quai! Cho nên Đảng Cộng sản Việt Nam phải ngậm miệng ăn tiền, tìm cách đánh bùn sang ao, coi như việc Formosa lên tiếng xin lỗi và “thí cho” 500 triệu đô la là xong, xí xóa hết!” – Ngô Nhân Dụng.

Nhà báo Ngô Nhân Dụng nhận xét nhiều điều rất chí lý. Riêng sự so sánh của ông giữa việc làm nghiêm túc của Chính phủ Mỹ phạt nặng Hãng xe hơi Đức tàn phá môi trường ở Mỹ, bắt hãng này phải bồi thường đích đáng cho dân Mỹ, và việc làm “bênh che”, “giấm dúi” của Chính phủ Việt Nam đối với Hãng Formosa tàn phá nặng nề môi trường biển Việt Nam, là một bài học thiết thực, rất hay, song có lẽ cũng không cần thiết lắm, thưa ông. Bởi từ lâu, ai còn lạ gì sự khác nhau như nước với lửa giữa hệ thống các nước dân chủ văn minh và các nước cộng sản nữa. Cho nên khi đặt Chính phủ Mỹ trong quan hệ đối sánh với Đảng và Chính phủ Việt Nam e ông đã làm dân chúng cả nước nổi giận kia đấy. Cứ xem người Hà Nội và người Sài Gòn mới rồi tiếp đón ông Obama thế nào trong dịp ông ấy sang thăm Việt Nam, thì đủ thấy người Việt nội địa nhìn nhận Chính phủ Mỹ như thế nào. Và đó cũng là một cách gián tiếp cho thấy họ đánh giá chính quyền sở tại như thế nào.

Bauxite Việt Nam

Chất vấn Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà

Lê Công Định

Khi được hỏi về số tiền bồi thường của Formosa, Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà nói:

"Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã làm việc hết mình bất kể ngày đêm. Đây là sự phối hợp chặt chẽ, bài bản, đúng luật pháp và thông lệ quốc tế. Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm, cam kết bồi thường 500 triệu USD, hỗ trợ cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường việc xử lý ô nhiễm biển, phục hồi hệ sinh thái, cam kết khắc phục tất cả những tồn tại của hệ thống xử lý chất thải cũng như nâng cấp công nghệ để đảm bảo không xảy ra sự cố tương tự."

Về tuyên bố này, xin đề nghị ông Bộ trưởng làm rõ những vấn đề sau đây:

1. Thông lệ quốc tế mà ông nói là gì? Yêu cầu ông nêu rõ, vì chúng tôi không thể chấp nhận lối nói chung chung, qua loa và lẩn tránh.

Thảo luận về việc kiện Formosa

LS Luân Lê: CĂN CỨ KHỞI TỐ VỤ ÁN FORMOSA

A. Với các căn cứ về mặt khách quan của hành vi và thiệt hại thực tế:

1. Hàng trăm ngàn, triệu tấn cá, tôm, ngao, nghêu, hàu, san hô biển đều bị phá huỷ, ước tính lên đến hàng tỷ đô la; đồng thời với đó là thiệt mạng về người (thợ lặn) cùng hàng loạt thợ lặn khác phải điều trị bệnh; các nhà hàng, người kinh doanh du lịch bị thiệt hại trực tiếp; ngành hải sản phải đình thác trong vòng nhiều năm, thiệt hại đối với các vấn đề này lên tới hàng chục tỷ đô la; tuy nhiên chỉ cần căn cứ tạm số tiền mà Formosa bồi thường hiện nay là 500 triệu USD để làm căn cứ thực tế trước;

2. Ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã tuyên bố: pháp luật Việt Nam không cho phép Formosa đặt ống xả thải ngầm xuống dưới đáy biển mà phải đặt nổi trên mặt nước. Nên việc gây ra thảm hoạ này là lỗi cố ý rõ ràng của Formosa; không những thế, trước đó Formosa còn đòi thành lập một khu tự trị riêng (với pháp luật và quy định riêng) và khi được hỏi thì ông Võ Tuấn Nhân (Thứ trưởng Bộ TNMT) và cả ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà, khẳng định rằng "việc này (tức thảm hoạ cá chết) ảnh hưởng đến an ninh quốc gia";

Có bàn tay của Trung Nam Hải trong thảm họa môi trường lớn nhất của lịch sử Việt Nam?

clip_image002

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Hình ảnh hàng loạt cá chết dù là khủng khiếp, thê lương đến đâu vẫn chỉ là một biểu hiện ngoài da, như ghẻ lở nhìn thấy được cho triệu chứng của một người mới phát tán bệnh phong. Những chất thải độc hại được phóng đi từ Formosa đã tạo ra những hệ luỵ trầm trọng, vượt qua những xác cá vương vãi trên bờ. Nó đang biến những giòng nước trong cơ thể Biển Đông dọc theo bờ chữ S trở thành dòng máu của một bệnh nhân mang vi khuẩn Hansen.

Chính sách phát triển mang tính đột phá để xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu

Vũ Trọng Khải

Chuyên gia độc lập về kinh tế NN & PTNT

(Tham luận trong Hội thảo ngày 28/06/2016 tại Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Nam bộ, thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)

Trong suốt 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là từ sau khi có NQ 10 (4/1988) của Bộ Chính trị về “ Đổi mới quản lý nông nghiệp”, nền nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến khá dài. Nhưng hiện nay, những yếu tố tạo thành nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt “ngưỡng phát triển tới hạn”. Nền nông nghiệp nước ta tuy chỉ còn chiếm khoảng 18% GDP của nền kinh tế, nhưng vẫn phải sử dụng gần 50% lực lượng lao động xã hội và nuôi sống khoảng 70% dân cư; nông nghiệp vẫn lạc hậu, nông thôn vẫn nghèo, nông dân còn cực khổ; nông sản không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn được sản xuất, buôn bán, tiêu thụ hợp pháp, phổ biến, đang đầu độc cả dân tộc. Để tiếp tục phát triển có hiệu quả và bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường trước các cơ hội và thách thức to lớn của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và trước các thách thức không lường trước được của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, nền nông nghiệp Việt Nam phải ứng dụng công nghệ cao, từ cung ứng giống và các loại vật tư, trang thiết bị đầu vào, đến canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ nông sản trên thị trường trong và ngoài nước (Không phải tạo ra các khu nông nghiệp công nghệ cao để triển lãm).

Giải thể độc tài chuyển qua dân chủ là sự cần thiết khách quan

Vũ Ngọc Yên

Khi nào chế độ thay đổi?

Chế độ chính trị sẽ phải thay đổi khi tình hình đất nước có những đặc trưng:

- Lãnh đạo thối nát, chia rẽ và bất lực trước những vấn nạn chính trị, kinh tế và xã hội.

- Mâu thuẫn giữa giai tầng thống trị và các tầng lớp dân bị trị mỗi lúc sâu sắc.

- Quần chúng bất mãn và mất niềm tin vào chế độ.

- Các hoạt động đối kháng của người dân gia tăng và diễn ra ngày càng có tổ chức.

Ba câu hỏi sau việc Formosa nhận trách nhiệm làm biển Việt Nam nhiễm độc

Hoàng Hưng

Thế là sau gần ba tháng xảy ra sự cố cá chết trên biển miền Trung, cuối cùng, thủ phạm Formosa đã gập người hai lần (theo tường thuật của các báo chính thống) trong cuộc họp báo chiều 30/6/2016 để nhận trách nhiệm và xin lỗi Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Tất nhiên việc xin lỗi của thủ phạm đã thành khẩn chưa, số tiền hứa hẹn đền bù (500 triệu USD) đã thoả đáng chưa, các biện pháp bảo đảm môi trường trong tương lai có đạt yêu cầu không, còn cần được bàn luận và giám sát công khai chặt chẽ của cả hệ thống Nhà nước và nhân dân, không thể phó mặc cho thủ phạm “tự nguyện tự giác” với sự giám sát của một bộ phận chức năng lâu nay quá yếu kém và rất dễ bị thao túng. Tuy nhiên, qua sự việc trên, cùng với những ý kiến đáng ghi nhận của tân Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường về ưu tiên hàng đầu cho Môi sinh trong việc xét duyệt và giám sát các dự án kinh tế tới đây, cuộc đấu tranh vì Môi sinh của chúng ta đã có thể coi là thành công bước đầu.

VÌ SAO BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỚI BỊ HOÃN THI HÀNH?

Lê Công Định

Hôm qua lúc nghiên cứu vấn đề hoãn thi hành Bộ Luật Hình Sự gần đây, tôi đã phát hiện ra nguyên cớ chính của hành động vội vã triệu tập các Đại biểu Quốc hội, theo một trình tự vi hiến (về điều này tôi sẽ sớm đưa ra phân tích), nhằm biểu quyết dừng áp dụng bộ luật này ngay lập tức.

Như chúng ta đều biết, ngày hôm nay 1/7/2016 là thời điểm lẽ ra Bộ Luật Hình Sự ban hành năm 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành. Gần 100 lỗi trong bộ luật này thật ra mà nói đã được giới chuyên môn phát hiện và công bố từ lâu, nhưng không được nhà cầm quyền quan tâm và nhất là chưa thấy cần thiết phải hoãn thi hành để sửa đổi.

Vậy vì sao còn vài ngày trước 1/7/2016 bỗng dưng nhà cầm quyền cuống cuồng quyết định hoãn cấp tốc việc áp dụng Bộ Luật Hình Sự mới? Câu trả lời nằm ở sự kiện Formosa buộc phải thừa nhận lỗi gây ô nhiễm môi trường vào ngày được lựa chọn cẩn thận là 30/6/2016.

LS. Trần Vũ Hải & Nguyen Thuy: NHỮNG VIỆC PHẢI LÀM SAU KHI CHÍNH PHỦ CÔNG BỐ THỦ PHẠM THẢM HOẠ CÁ CHẾT

LS. Trần Vũ Hải

Có quá nhiều việc phải làm sau khi Chính phủ công bố thủ phạm thảm hoạ cá chết:

1. Việc đầu tiên cần làm, (mà lẽ ra làm từ trước), áp dụng khoản 10 điều 28 Luật tổ chức chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo điều tra và khắc phục thảm hoạ cá chết do 1 phó Thủ tướng đứng đầu, để giải quyết một việc loạt việc và vấn đề liên quan vụ thảm hoạ này.

2. Tuyên bố tiếp tục lệnh cấm đánh, bắt, nuôi, trồng và khai thác thuỷ sản trong vùng biển cách bờ 20 hải lý tiếp tục tại khu vực thảm hoạ ít nhất 6 tháng và các biện pháp để giúp các ngư dân và các hộ kinh doanh liên quan trong thời gian duy trì lệnh cấm này.

Quê hương này không để bán

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Cuộc họp báo công bố nguyên nhân thảm họa biển Việt Nam giới thiệu rõ một màn trình diễn thô vụng. Formosa Hà Tĩnh đột nhiên trở thành trẻ nhỏ, được chính phủ Việt Nam dắt tay ra trước mọi người, quẹt nước mũi, khóc và nói thuộc lòng lời xin lỗi. Ngay sau đó mức bồi thường 500 triệu USD được công bố như tiếng búa tòa.

Chưa ai kịp có ý kiến, chưa ai kịp nói những khúc mắc trong lòng mình thì vài tiếng đồng hồ sau, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vội vàng ra lệnh lên kế hoạch để sử dụng 500 triệu USD bồi thường. Mọi thứ bị đặt vào bối cảnh như chuyện đã rồi. Số phận con người Việt Nam, biển quê hương Việt Nam cứ như việc đã rồi.

Chưa hề có cuộc điều tra nào thật sự cho biết mức tổn hại của 250 km bờ biển Việt Nam bị hủy hoại, nguy hiểm tồn đọng thế nào. Hơn một triệu người phải từ bỏ cuộc sống ổn định của mình, chuyển đổi sang nghề nghiệp khác mong sống sót, rồi sẽ phải bù đắp ra sao, và bao lâu? Lịch sử ngàn năm của một quốc gia sống với biển, thịnh vượng với biển, nay phải đành gầm mặt lìa bỏ mọi thứ. Thậm chí ghê sợ hơn, là phải bỏ trống, đành buông cả một vùng quê hương mà Trung Quốc đang ngày đêm háo hức lấn chiếm. 500 triệu USD đó, có nghĩa lý gì?

DEEPWATER HORIZON VÀ FORMOSA

Manh Kim

Tháng 2-2015, bốn bang Alabama, Louisiana, Florida và Mississippi đã chấp nhận mức đền bù 18,7 tỷ USD đối với tập đoàn dầu khí BP sau sự cố nổ giếng khoan Deepwater Horizon vào ngày 20-4-2010, khiến hơn 378 triệu lít dầu thô tràn ra vịnh Mexico (chưa kể 11 người thiệt mạng). Trước đó, năm 2012, BP đã bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ phạt 4,525 tỷ USD tội “có trách nhiệm hình sự” từ sự cố Deepwater Horizon, trong đó có 11 tội ngộ sát và một tội dối trá Quốc hội Hoa Kỳ. Nói cách khác, ngoài mức phạt 4,525 tỷ USD của Bộ tư pháp, BP còn bị kiện thêm từ bốn tiểu bang chịu tổn hại trực tiếp.

Trong 18,7 tỷ USD mà bốn bang phạt BP, có 5,9 tỷ USD liên quan các thiệt hại kinh tế và 700 triệu USD cho các tổn thất môi trường “có thể có mà các nhà khoa học chưa xác định được” ở thời điểm ra phán quyết. Tổng cộng, BP phải bỏ ra 45,5 tỷ USD trong vụ Deepwater Horizon. BP cũng cam kết chịu sự giám sát của các cơ quan chức trách thuộc Chính phủ Mỹ trong 4 năm về đạo đức và an toàn lao động. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) còn cấm BP tạm thời không được ký bất kỳ hợp đồng nào mới với Mỹ.

Ngày Phán quyết & Khủng hoảng Lòng tin

Nguyn Quang Dy

“S kin, các bn, s kin!” (Harold Macmillan)

Có những sự kiện làm thay đổi dòng chảy lịch sử và số phận các chính khách, dẫn đến hệ quả khôn lường. Có những ngày phán quyết (day of reckoning) làm khủng hoảng lòng tin hay khôi phục lòng tin. Hãy lấy vài ví dụ để minh họa.

Brexit & tương lai nước Anh

Cuộc trưng cầu dân ý về “Brexit” tại nước Anh (23/6/2016) là một ví dụ điển hình. Xã luận báo Observer (26/6/2016) đã gọi sự kiện này là một “siêu bão” (mega storm/super typhoon) làm thay đổi đột ngột bức tranh chính trị, kinh tế, xã hội của nước Anh. Nó làm bộc lộ một đất nước đang bị chia rẽ sâu sắc, do những khác biệt của dân chúng về thu nhập, giáo dục, dân tộc và địa lý… Phe ly khai của Ukip (UK Independence Party) đã tạo ra một cơn sốc chính trị lớn nhất Châu Âu, kể từ sau sự kiện Bức tường Berlin bị sụp đổ.

5 công an lộng hành cuối cùng phải khuất phục trước người đàn bà thép

Có thể thấy rõ nhân dân ngày càng hết sức chán ghét tình trạng công an lộng hành, chỉ biết làm tay sai mù quáng để tha hồ hoạnh họe dân mà không hiểu chút gì về phận sự của người công an, cũng không thèm học hỏi những điều luật quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của họ. Mặt khác qua clip này cũng sẽ thấy người dân ngày càng thức tỉnh về quyền chân chính của công dân, quyết thực hiện quyền đó. Đó là một bước tiến lớn của cộng đồng dân tộc trên đường hội nhập với thế giới văn minh, nhưng cũng là một nguy cơ lớn đối với thể chế, vốn rất thích trói buộc dân chúng trong vòng tối tăm ngu muội để mặc họ muốn làm gì thì làm.

Bauxite Việt Nam

AI NÊN XIN LỖI?

FB Victoire Vincent

Cuối cùng thì Formosa cũng phải cúi đầu nhận tội, xin lỗi và cam kết bồi thường thiệt hại trong vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường và làm chết trước mắt khoảng 100 tấn cá (lâu dài chưa biết sẽ còn bao nhiêu tấn cá sẽ chết nữa!).

Về cơ bản, Chính phủ mà đặc biệt là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà đã chứng tỏ năng lực và lời hứa của mình trước nhân dân!

Không thể không ghi điểm 10/10 cho 2 vị "nô bộc" này.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chính trong thời điểm này, người nên xin lỗi nhân dân nhất chính là... Chính phủ! Vì sao?

Thứ nhất, Chính phủ đã để cho công chức bộ máy của mình tắc trách trong cấp phép, kiểm tra, giám sát hoạt động của Formosa, để chúng nó xả thải trực tiếp như vậy ra biển.

5 TAI HỌA TỪ FORMOSA VŨNG ÁNG

Nguyen Ngoc Chu
Tai họa của Formosa Vũng Áng không chỉ kéo dài 70 năm khi dự án kết thúc. Độc hại từ ô nhiễm môi trường là sự hủy diệt dần mòn vô cùng nguy hiểm, mang tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Riêng hiểm họa từ đạo quân thứ 5 mà Formosa Vũng Áng để lại, thì sẽ truyền đời truyền kiếp.

clip_image002

Phối cảnh tổ hợp cảng biển và luyện thép Formosa tại Hà Tĩnh

Họp báo công bố nguyên nhân cá chết: Đổ lỗi cho Formosa, chửi bới “thế lực thù địch”

https://www.youtube.com/watch?v=kHQ9dtYSFHk

CTV Danlambao - Ngoài việc đổ lỗi cho Formosa là thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung, bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn còn lên tiếng chửi bới các “thế lực chống phá chế độ” trong cuộc họp báo chiều 30/6/2016 tại văn phòng chính phủ.

Có những vấn đề nảy sinh từ cuộc họp báo vụ cá chết

clip_image002

Mai Tú Ân (Danlambao) - "Đây là bài học cho các công ty khác" ông Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng kết luận như vậy nhưng ông quên nói rằng đây là một "bài học cho chính quyền Việt Nam" Trong cuộc họp báo đã không đưa ra một lời thừa nhận khả dĩ nào về việc chính quyền Việt Nam đã có lỗi trong vụ án cá chết này. Toàn là những lời ngợi ca là chính quyền đã quyết liệt, nhanh chóng, kịp thời v.v.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Tôi vừa trải qua 84 ngày căng thẳng nặng trĩu'

Phạm Hiếu - Võ Văn Thành

Nguyễn Trọng Tạo

Sau 2 tháng được các nhà khoa học và chuyên gia quốc tế nghiên cứu, FORMOSA tuyên bố nguyên nhân BIẾN CHẾT VÌ MẤT ĐIỆN MẤY NGÀY. Dối trá đến thế là cùng. Ha ha...

CÁI TỦ LẠNH FORMOSA

Cá thối vì mất điện

Cái tủ lạnh kêu trời

Biển chết vì mất điện

Chuyện kỳ lạ trên đời.

Mịa cái thằng phát điện

Mày đột tử rồi sao

Điện nhà máy, nhà nước

Mày dùng tiền dân tao.

Cá chết rồi biển chết

Dân đói cóc kiện trời

Chọn cá hay chọn thép

Dân choa chọn kiếp người

Chọn biển và chọn cá

Chọn sống yên mọi nhà

Biển đâu phải tủ lạnh

Của bọn Formosa!

30.6.2016

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10205570757822864&set=a.10205570755262800.1073742251.1670237635&type=3&theater

***

Quá rẻ!*

Nguyễn Quang A

Vài nhận xét về công bố nguyên nhân cá chết.

1) Xác định thủ phạm là FORMOSA, thủ phậm nhận lỗi.

2) Formosa hứa 5 điểm (người ta có lẽ chỉ chú ý đến 500 triệu USD đền bù và khắc phục hậu quả). Chắc phải cần nhiều tỷ $ chứ không thể 0,5 tỷ;

3) Họp báo nói công lao chính là của Đảng [ông Trọng thăm Formosa ư?] và các cơ quan chính phủ; điều tra khách quan,...

4) Bức xúc trong dân là OK, song có thể lực kích động, lợi dụng....

Rất đúng bài bản đã định sẵn theo kịch bản.

---------- (trên là về chính quyền, dưới là nhận xét chủ quan)-------

Formosa và trách nhiệm công vụ của Chính phủ

Lê Công Định

Gần 3 tháng kể từ khi thảm hoạ môi trường xảy ra, nhưng Chính phủ cứ trì hoãn công bố kết quả điều tra nguyên nhân. Cuối cùng gần đây, sau nhiều chỉ trích và áp lực từ công luận, Chính phủ quyết định công bố vào hôm nay 30/6/2016, trễ một ngày sau tuyên bố của Bộ Công an.

Trước ngày công bố, xuất hiện trên mạng xã hội và các báo lề phải online những thông tin về sự thừa nhận lỗi gây ra thảm hoạ môi trường của Công ty Formosa Việt Nam.

Vấn đề cần đặt ra là tại sao có sự trùng hợp về thời điểm như vậy trong hành động của Chính phủ và Formosa? Điều tra nguyên nhân thảm hoạ môi trường là vấn đề kỹ thuật và pháp lý, lẽ ra kết quả phải công bố trước khi Formosa thừa nhận lỗi về mình. Vậy tại sao phải trì hoãn công bố?

XIN CÁM ƠN NHỮNG CON NGƯỜI ẤY!

Anh Thư

(NCTG) Mỗi ngày trên đường về, tôi luôn nhìn qua những góc phố được xem là điểm nóng trong những cuộc tuần hành đòi minh bạch thông tin về sự kiện “cá chết” chỉ vài tuần trước đây, những khung lưới bảo vệ vẫn nằm đó như hiện thân của sức mạnh và đàn áp không ngăn được bước chân của những người con yêu nước...

clip_image002

Thảm họa môi trường không gì bù đắp nổi, đẩy nhiều triệu ngư dân vào cảnh khốn cùng và hủy hoại toàn bộ hệ sinh thái biển, có thể đổi bằng tiền?

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG ÂM MƯU CỦA BỘ CÔNG AN VIỆT NAM

Pham Doan Trang

Cuộc họp báo ngày hôm nay (30/6) giữa Formosa với một số báo đài Việt Nam, được chủ trì bởi một vài quan chức chính phủ, đã kết thúc với việc Formosa xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD.

Những điều được viết ra dưới đây có thể gây nguy hiểm cho người viết, nhưng là một nhà báo, trong thời điểm “một bộ phận dư luận” chuẩn bị lên đồng ăn mừng thắng lợi, tôi không thể không viết để hy vọng cảnh tỉnh phần nào.

Với tất cả hiểu biết của mình về lực lượng an ninh Việt Nam và thông tin mình có được từ nhiều nguồn, tôi khẳng định những điều sau đây:

1. Cuộc họp báo ngày hôm nay là kết quả của một quá trình đàm phán bí mật giữa Bộ Công an Việt Nam và Formosa Đài Loan. Về nguyên tắc, thảm họa môi trường mà chúng ta đã và đang trải qua chính là vấn đề an ninh quốc gia, nên công an tham gia điều tra và có đóng góp ý kiến tham mưu, là đúng. Nhưng việc họ chi phối quá trình này, tự tung tự tác đứng ra đàm phán với Formosa, thể hiện quá rõ bản chất công an trị của chính thể.

Khiếu nại yêu cầu Bộ TNMT huỷ bỏ Giấy phép đã cấp cho Formosa Hà Tĩnh xả nước thải ra khu vực biển của thị xã Kỳ Anh

Vu Hai Tran

Tôi và nhiều luật sư đã nhận nhiệm vụ giúp những ngư dân thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà tĩnh khiếu nại Bộ Tài nguyên và Môi trường, yêu cầu Bộ này huỷ bỏ Giấy phép đã cấp cho Formosa Hà Tĩnh xả nước thải ra khu vực biển của thị xã Kỳ Anh, Hà tĩnh. Chúng tôi rất mong các nhà báo và bạn FB ủng hộ ngư dân và chúng tôi trong vụ khiếu nại này, mong các bạn đưa tin, chia sẻ, yêu cầu Bộ TN và MT nhanh chóng giải quyết khiếu nại chính đáng này của ngư dân.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 24 tháng 6 năm 2016

ĐƠN KHIẾU NẠI

đối với Quyết định số 3215/GP-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai thay mặt ký ngày 11 tháng 12 năm 2015 về việc cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cho dự án của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Viết tắt Công ty Formosa).

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Những tai tiếng của nhà máy giấy Lee & Man trên thế giới

29/06/2016 - 11:34 AM

Ngay tại Trung Quốc, quê hương của mình, nhà máy giấy Lee & Man đã từng bị Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc yêu cầu phải ngưng sản xuất vì xả thải bất hợp pháp ra sông Chanjiang (Trường Giang). Tuy nhiên nhà máy này đã biện bạch rằng họ ngưng sản xuất vì vấn đề môi trường ở công trường xây dựng và nhà máy.

Mâu thuẫn trong báo cáo của Lee & Man tại Trung Quốc

Năm 2008, theo công văn của Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc, nhà máy giấy Lee & Man tại Changshu bị yêu cầu ngừng hoạt động do xả thải trái phép vào lưu vực sông Changjiang.

Theo các cơ quan truyền thông địa phương, Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc thực hiện khảo sát và đưa ra công văn trên.

Thời điểm đó, 10 tỉnh khác cũng cho biết họ sẽ tiếp tục được khảo sát môi trường và kết quả sẽ được báo cáo lên hội đồng chính quyền.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn