Cuộc chiến chống cát cứ, cài cắm lợi ích

Tư Giang

TBKTSG) - Người được mệnh danh là ông “tuýt còi” Lê Hồng Sơn vẫn nhớ như in một kỷ niệm khi còn làm Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.

image

Theo Thông tư 47 của Bộ Tài nguyên - Môi trường, nước thải chăn nuôi phải đáp ứng loại A - là mức tương đương với chất lượng nước mà con người có thể uống được, và cao hơn chục lần so với yêu cầu chất lượng nước thải của Nhật Bản, Thái Lan. Ảnh: MINH KHUÊ

Điều bức xúc của người dân Sầm Sơn

HOÀNG ANH-VĂN HÙNG

Sau khi nhường hết đất cho Cty CP Tập đoàn FLC xây dựng các đại dự án sân golf, resort, khách sạn nghỉ dưỡng…, hàng nghìn người dân ở các xã Quảng Cư, phường Trung Sơn, Trường Sơn, Bắc Sơn… thuộc thị xã Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) chỉ còn sinh kế cuối cùng là bám biển mưu sinh. Vậy mà cũng chẳng yên.

clip_image002

Ông Ngô Hữu Côi: Chúng tôi biết sống bằng gì nếu không còn bãi biển?

TÌNH TRẠNG HỖN LOẠN VÔ CHÍNH PHỦ SẮP DIỄN RA TRÊN LỤC ĐỊA Á- ÂU

Những rủi ro đến từ sự yếu đi của Trung Quốc và Nga

Robert D. Kaplan. Trung tâm nghiên cứu An ninh Hoa Kỳ. Tác giả nhiều cuốn sách và bài báo nổi tiếng.

Bản dịch bài Eurasia's Coming Anarchy (Foreign Affairs March/April2016)

Dịch giả: Phạm Gia Minh

Khi mà Trung Quốc quả quyết tự khẳng định chủ quyền trên các vùng biển lân cận và nước Nga tiến hành cuộc chiến ở Syria, Ucraina thì người ta dễ nghĩ rằng hai siêu cường với lãnh thổ rộng lớn bao phủ lục địa Á-Âu đang đưa ra những tín hiệu về sức mạnh mới được củng cố của mình. Thế nhưng điều ngược lại mới đúng: Trung Quốc và Nga càng ngày càng cố trương cơ bắp không phải vì họ mạnh mà chính vì đang yếu. Khác với nước Đức Nazi phát xít, sức mạnh trong nước của nó vào những năm 1930 đã tiếp nhiên liệu cho hành động xâm lược quân sự ở nước ngoài. Còn những thế lực xét lại của ngày hôm nay thì đang trải qua hiện tượng ngược lại. Ở Trung Quốc và Nga tình trạng bất ổn trong nước đang nuôi dưỡng tâm lý hiếu chiến. Điều này đánh dấu một bước ngoặt lịch sử: lần đầu tiên kể từ khi bức tường Béc linh sụp đổ Hoa Kỳ lại thấy mình đang cạnh tranh với các siêu cường.

TỰ THUẬT VỀ VIỆC VÀO ĐẢNG CS

Nguyễn Đình Cống

Vừa qua tôi thông báo từ bỏ Đảng. Điều này gây ra những dư luận khác nhau. Sau khi công bố bài “Nhìn lại cuộc đời đối với Đảng cộng sản”, tôi thấy cần viết rõ thêm vài sự kiện. Tự xét thấy việc vào ĐCS của mình có vài chỗ đáng được bình luận hoặc tham khảo nên tôi viết ra, mong làm rõ một số chuyện để rộng đường xem xét.

Thời còn sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên Cứu quốc và Thanh niên Lao động ( trước và sau 1956) nhiều đoàn viên đặt mục tiêu phấn đấu trở thành đảng viên, họ xem đó là một vinh dự rất lớn, là nhiệm vụ cao đẹp. Đó là do họ đã tin theo đúng tuyên truyền của Đảng. Riêng một số khác, trong đó có tôi, không đặt mục tiêu như vậy. Chúng tôi cũng phấn đấu nhưng để trở thành cán bộ khoa học giỏi chuyên môn, có đạo đức và phương pháp tốt, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Đến lúc đó Đảng có kết nạp hay không là tùy Đảng. Chúng tôi, một số trí thức trẻ, không những tích cực làm công tác chuyên môn và học tập nâng cao trình độ, mà còn hăng hái tham gia công tác đoàn thể, xã hội và chiến đấu. Thời kỳ năm 1960-1968 có nhiều giai đoạn tôi hoàn thành công việc gấp 2, gấp 3 lần định mức mà không nhận tiền làm thêm giờ, để hưởng ứng phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai, bằng ba vì đồng bào Miền Nam ruột thịt”.

NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA CUỘC BẦU CỬ QUỐC HỘI NHIỆM KỲ XIV

Nguyễn Khắc Mai

Chỉ có thể tìm hiểu, nhận biết chân tướng của một sự vật hay hiện tượng xã hội là tìm thấy những nghịch lý của chúng.

Tìm cách xóa bỏ nghịch lý là làm cho chúng hiện đúng cái bản chất cũng như diện mạo đích thực của chúng.

Cuộc bầu cử này cũng vậy. Đất nước cần đổi thay, xóa bỏ toàn trị, mở rộng dân chủ, dân quyền, nhân quyền, phát triển văn minh, hình thành sức mạnh mới của Dân tộc, thoát Trung, có năng lực chủ động làm bạn với thế giới văn minh, hợp tác toàn diện không bị lệ thuộc với tất cả cường quốc năm châu, giữ được hòa bình, giữ được chủ quyền Biển Đảo, biên giới…

Vậy thì cuộc bầu cử này, phải làm thế nào đây, mới đúng như Nó, như sự đòi hỏi của Đất Nước, như chính nghĩa của Dân tộc hôm nay?

Bao nhiêu hécta đất rừng phòng hộ đã mất vì FLC?

Xuân Hùng

Tin liên quan: Khởi tố ngư dân vây trụ sở tỉnh Thanh Hoá đòi bờ biển (http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/khoi-to-vu-ngu-dan-vay-tru-so-tinh-thanh-hoa-doi-bo-bien-3364958.html). Bờ biển này là khu vực neo đậu tàu thuyền của ngư dân, nay chính quyền tỉnh thu hồi giao để cho Tập đoàn FLC cải tạo, nâng cấp phục vụ du lịch.

clip_image002

Rừng phòng hộ ven biển Quảng Cư trước kia, giờ là công trình của Tập đoàn FLC.

Đại dự án bất động sản nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC đã biến vùng đất ven biển xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn (Thanh Hoá) thành khu nghỉ dưỡng ở bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Đi liền với đó là diện tích không nhỏ đất rừng phòng hộ cũng biến mất. Nhưng đến giờ, khó có thể biết cụ thể bao nhiêu hécta đất rừng phòng hộ ở xã này đã “ra đi” cùng đại dự án này.

Bị phanh phui sai phạm, Petrolimex “cầu cứu” Ban Tuyên giáo Trung ương

Diệp Chi

ANTT.VN – Không chịu được sức ép của truyền thông khi những thông tin về hàng loạt sai phạm của mình bị Thanh tra Chính phủ (TTCP) khui ra được đăng tải dày đặc trên báo chí mấy ngày nay, hôm qua 4/3, “ông lớn ngành xăng dầu” Petrolimex đã phải lên tiếng “cầu cứu” Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin Truyền thông.

TIN LIÊN QUAN

· Mỗi lít xăng lãi 222 đồng, lợi nhuận Petrolimex đạt ngưỡng kỷ lục

· Petrolimex đã sai phạm tài chính như thế nào?

· Hé lộ nhiều vi phạm của Petrolimex

· Lợi nhuận Petrolimex cao hơn 200 doanh nghiệp làm cả năm

clip_image002

GẶP MẶT TRAO GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ NHẤT (3/3/2016)

Ngôi nhà đẹp, thoáng đãng và ấm cúng của vợ chồng nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Lộc – nhà thơ Ý Nhi ở ngoại ô Sài Gòn ngẫu nhiên trở thành điểm gặp mặt của các thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, các cộng tác viên và những những người yêu mến Văn Việt, các nhà tài trợ Giải Văn Việt, sau khi địa điểm dự kiến ở trung tâm thành phố bị cơ quan chủ nhà rút lại do áp lực của an ninh. Nhưng có lẽ ông Trời muốn thế, để những người tha thiết với nền văn học tự do, nhân bản tiếng Việt được quây quần thoải mái ở chính cái nơi mà hơn hai năm trước đây, những người sáng lập Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam đã họp mặt để thông qua bản Tuyên bố và định ngày ra mắt Ban Vận động – 3/3/3014, đúng vào Ngày Nhà văn Quốc tế.

clip_image001

Tại Việt Nam các nhà báo độc lập ngày càng mạnh

Eric San Juan (EFE/El Dia)

Bản dịch của Vi Minh (Diễn Đàn Việt Nam 21)

03/03/2016 (DĐVN21) - Gần hai năm sau khi thành lập, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam qua tờ báo mạng nằm ngoài sự kiểm soát của đảng Cộng sản vẫn là một thách thức đối với độc quyền thông tin của nhà nước.

Với hơn 130 hội viên và trung bình 70.000 người đọc mỗi ngày, người sáng lập của nhóm và tờ báo mạng Việt Nam Thời Báo hài lòng về những tiến triển và tin rằng họ đã đạt được đủ mạnh để tiến bước đến dân chủ.

"Chúng tôi đã tăng gấp đôi số lần truy cập và số hội viên. Tuy nhiên, chúng tôi còn phải cải thiện vì nhiều hội viên của chúng tôi không có kinh nghiệm và chuyên nghiệp nhà báo", ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch của hội và phó giám đốc trang mạng nói.

Trong cuộc họp thường niên tại một quán cà phê ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ), hơn ba mươi hội viên của nhóm này thảo luận về các tiến triển, các dự án của họ và tình hình chung của đất nước.

Động thái mới của Hoa Kỳ: “Điểm huyệt” Trung Quốc trên Biển Đông

1. Hải quân Hoa Kỳ triển khai một số chiến hạm và một hàng không mẫu hạm thách thức Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp

Giao Phạm

Việt Nam không được mời tham gia cuộc diễu hành này, nhưng với tinh thần đấu tranh khôn khéo của mình sẽ tiếp tục cho anh Hải Bình tuyên bố: "Đề nghị các nước kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình tại biển Đông...". Bọn Tàu sẽ không dám hoe hoe gì, cần chi phải tuần tra cho tốn kém nhỉ?

Hai Nam Nguyen

Sáng nay, ngày 4 tháng 3, Hải quân Hoa Kỳ đã điều một đoàn tàu thuộc Đệ thất Hạm đội tới những khu vực Trung Quốc xây dựng trái phép như một thách thức lớn nhất từ trước đến nay.

Đoàn chiến hạm bao gồm chiếc Hàng không mẫu hạm John C. Stennis, hai Chiến hạm, hai Tuần dương hạm, nằm trong số tàu chiến của Đệ Thất Hạm đội. Họ đã có mặt ở những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây trái phép trong thời gian qua.

Đây cũng là việc thách thức nghiêm trọng nhất từ trước đến nay của Hải quân Hoa Kỳ về vụ việc này. Hoa Kỳ muốn diễu võ dương oai để cảnh cáo Trung Quốc rằng, Hoa Kỳ đã nhất quyết không thể làm lơ để họ mặc tình thao túng được.

Sự chân thành đáng sợ

NGỌC VIỆT

(GDVN) - “Triệu tấc đất” của tổ tiên dần dần trở thành tài sản của người khác trong một cuộc chiến âm thầm – chiến tranh kinh tế - thì nhiều người có thể dễ

Ngày 3/3 The Straits Times có đăng bài viết của Giáo sư Lu Guangsheng - Đại học Vân Nam về công cụ “ngoại giao đường sắt” của Trung Quốc, trong đó chủ yếu phân tích về nguyên nhân các doanh nghiệp Trung Quốc thắng thầu trong các dự án đường sắt cao tốc tại các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian gần đây.

“Đó là một cuộc đua và Trung Quốc cuối cùng đã vượt qua đối thủ Nhật Bản trong tháng 10/2015, khi các doanh nghiệp Trung Quốc đã ký một thỏa thuận liên doanh với các đối tác Indonesia về dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung.

Dự án này là một mốc quan trọng trong sự tiến bộ của chính phủ Trung Quốc trên lĩnh vực "ngoại giao đường sắt". Trung Quốc đã đạt được thành công ban đầu với ngoại giao đường sắt của mình, trước hết bởi vì Trung Quốc rất coi trọng ngành đường sắt tốc độ cao của mình.

KẾT QUẢ PHIÊN TÒA DÂN OAN NGUYỄN VĂN THÔNG

LS Võ An Đôn

Sáng nay ngày 04/3/2016, Tòa án huyện Gò Dầu mở phiên tòa sơ thẩm (lần 2), xử anh Nguyễn Văn Thông, phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.

Tòa án chỉ triệu tập duy nhất một mình anh Thông đến tòa, không triệu tập bất kỳ người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nào đến dự phiên tòa để làm sáng tỏ vụ án. Điều này hoàn toàn không đúng qui định của pháp luật.

Tại tòa anh Thông một mực kêu oan, vì cho rằng anh chỉ là người đi khiếu nại để đòi nhà nước chi trả tiền bồi thường đúng qui định pháp luật, chứ không có mục đích lợi dụng các quyền tự do dân chủ như quy kết của Viện kiểm sát.

Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử cho rằng việc anh Thông viết đơn khiếu nại gửi lên các cơ quan ở trung ương và sử dụng trang Facebook cá nhân viết bài đã làm mất uy tin cán bộ lãnh đạo huyện Gò Dầu và lãnh đạo tỉnh Tây Ninh, làm quốc tế nghĩ xấu về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Từ sĩ quan an ninh trở thành người chỉ trích chính quyền

Sven Hansen (taz)

Dịch giả: Nguyễn Trọng Toàn (Diễn Đàn Việt Nam 21)

Nguyên bản tiếng Đức: Vom Stasioffizier zum Staatskritiker, Sven Hansen, nhật báo taz 01/03/2016

02/03/2016 (DĐVN21) - Blogger Nguyễn Hữu Vinh ngồi tù gần hai năm mà cho đến nay không có phiên toà xét xử. Ông là một trong nhiều người bị bách hại.

"Chồng tôi muốn nhất thiết phải được đưa ra tòa để trường hợp của ông được xét xử công khai", bà Lê Thị Minh Hà nói khi đến thăm toà soạn taz. Bà là vợ của blogger Nguyễn Hữu Vinh, người bị giam giữ đã gần hai năm nay tại Hà Nội, thủ đô Việt Nam. "Anh ấy tin chắc rằng trong trường hợp của anh chính quyền đã phạm rất nhiều sai lầm. Bây giờ cơ quan an ninh và tư pháp bị kẹt trong ngõ cụt tiến thoái lưỡng nan. Một số người ngờ rằng nếu anh ấy không sớm ra tòa án thì có thể nằm tù còn lâu".

Dân vây UBND tỉnh đòi trả lại biển Sầm Sơn

(NLĐO)- Dù UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành hàng loạt các chính sách hỗ trợ nhưng hàng trăm người dân ở Sầm Sơn vẫn kéo lên trụ sở UBND tình yêu cầu trả lại bãi biển Sầm Sơn.

clip_image002

Người dân Sầm Sơn vây kín cổng trụ sở Tỉnh ủy Thanh Hóa ở đường Hà Văn Mao để phản đối việc thu hồi bãi biển Sầm Sơn vào chiều ngày 3-3

Đóng thêm đinh cho cỗ quan tài

Nguyen Huy Vu

Petro Times, tờ báo của viên công an đội lốt nhà báo Nguyễn Như Phong, vừa có bài lăng mạ nghệ sĩ chèo Nguyễn Công Vượng, một trong các ứng cử viên độc lập vào Quốc hội khóa 14.

Bài báo lấy tít: "Quốc hội không phải là phường chèo!"

Báo chí không phải cái hố xí, ông Phong và Petro Times ạ.

Tôi nói thế là ông biết điều gì sẽ diễn ra tiếp theo rồi, phải không?

Đoan Trang

“Dân chủ đến thế là cùng” của ông Tổng Trọng bắt đầu phát huy tác dụng nhầy nhụa – theo cách gọi rất đúng với bản chất của GS Tương Lai.

Bauxite Việt Nam

‘Vượng râu’ lên tiếng vì bị xúc phạm khi ứng cử Đại biểu QH

Thanh Hà (thực hiện)/Báo Gia đình & Xã hội

Petro Times, tức Tin Nhanh Năng Lượng Mới, là tờ báo của Hội Dầu khí nhưng lại nằm dưới bàn tay điều khiển của viên công an Nguyễn Như Phong, nên rất đậm đà phong cách công an, nghĩa là thừa sự hằn học và ít học mà thiếu hoặc không có chút kỹ năng báo chí chuyên nghiệp nào.

Sự cơ hội của Nguyễn Như Phong lộ ra quá rõ nét khi ông vội vã "bưng bô" cho cuộc bầu cử theo truyền thống "Đảng cử dân bầu", bằng cách ra sức mạ lị, bôi nhọ các ứng cử viên độc lập (không được "Đảng cử"), gán cho họ những từ ngữ như "đốt đền hòng nổi danh", "chém gió", "huênh hoang", "kẻ khùng", "chống phá"... (http://petrotimes.vn/quoc-hoi-khong-phai-la-phuong-cheo-390311.html)

Cần phải nói rõ "sản phẩm báo chí" đó nhiều khả năng là kết quả của sự cơ hội, bưng bô của cá nhân "nhà báo" Như Phong, chứ không phải do có sự chỉ đạo nào từ "trên" cho ông ta và tờ báo của ông ta "đánh" các ứng cử viên độc lập. Bằng chứng là từ chiều qua, sau khi Petro Times tung chưởng, tới tận lúc này, nhiều phóng viên đã gọi cho nghệ sĩ chèo Nguyễn Công Vượng – ứng cử viên ĐBQH – để phỏng vấn anh. Báo Gia đình và Xã hội vừa có bài "Vượng râu lên tiếng vì bị xúc phạm khi ứng cử ĐBQH".

clip_image002

Ảnh: Nụ cười của Vượng râu trước màn công kích cá nhân của Petro Times

Đoan Trang

Nguồn: https://www.facebook.com/pham.doan.trang?fref=ts

LUẬT SƯ LÊ VĂN LUÂN GỬI VĂN BẢN YÊU CẦU PETRO TIMES XIN LỖI, GỠ BÀI

Ông Nguyễn Như Phong muốn gặp lại các đồng nghiệp của luật sư Lê Văn Luân?

Hôm qua 2/3/2016, báo điện tử Petrotimes có bài "Quốc hội không phải phường chèo" đả kích trực tiếp diễn viên hề chèo Nguyễn Công Vượng tức Vượng Râu, người tự ứng cử vào Quốc hội khoá tới. Cũng trong bài này, báo của ông Nguyễn Như Phong cho rằng, hoạt động của một số đối tượng (chỉ các ứng cử viên luật sư Lê Văn Luân, tiến sỹ Nguyễn Quang A và một số ứng cử viên khác được nêu tên đích danh trong bài) có bàn tay của Việt tân nhằm phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội. Luật sư Luân đã có phản ứng trên FB , yêu cầu Petrotimes gỡ bỏ ngay nội dung bịa đặt, vu khống, xúc phạm đến ông.

Rất có thể hôm nay ông Luân Lê sẽ đề nghị các đồng nghiệp hỗ trợ để kiện báo này, nếu báo vẫn chưa xoá nội dung đó.

Vu Hai Tran

BIỂN ĐÔNG LÀ TRỌNG TÂM CỦA BẠCH THƯ QUỐC PHÒNG ÚC 2016

LS Nguyễn Văn Thân

Thứ năm tuần trước, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull và Bộ Trưởng Quốc phòng Marise Payne công bố Bạch thư Quốc Phòng Úc 2016. Bạch thư là một văn kiện phân tích những thách thức quốc phòng quan trọng mà Úc phải đối phó và phác họa kế hoạch và giải pháp trong hai thập niên tới.

Một số điểm chính của Bạch thư là Úc sẽ đầu tư 195 tỷ Úc kim trong một thập niên vào các lực lượng không quân, lục quân, hải quân và tình báo điện tử và không gian. Không quân sẽ được chi viện thêm 34 tỷ mua sắm 72 chiến cơ F-35A JSF và 12 chiến cơ điện tử E/A-18 Growlers. 35 tỷ được chi cho lục quân gồm có máy bay không người lái (drones) bảo vệ binh sĩ, trực thăng chiến đấu và xe tăng M1 Abrams. Tình báo điện tử và không gian có thêm 18 tỷ để sắm các loại máy bay trinh thám và nâng cấp hệ thống radar. Hải quân được tăng nhiều nhất với con số là 49 tỷ để sắm 12 chiếc tàu ngầm thay thế tàu ngầm Collins, 7 chiếc máy bay dọ thám PA-8 Poseidon và 12 chiếc tàu tuần dương ngoài khơi. Ngân sách quốc phòng sẽ tăng lên mức 2% GDP và lực lượng quân nhân hiện dịch sẽ tăng từ 58.000 hiện nay lên 62.400 trong một thập niên tới.

Thủ tướng Dũng dành thời gian cuối để ‘chặn’ luật Biểu tình!

Lê Dung (SBTN)

Những nhà dân chủ quốc nội và ở cả hải ngoại mang hơi hướng ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa được tặng thêm một món quà quá chua chát và cay đắng: người từng phát ra thông điệp đầu năm 2014 “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” đã tận dụng chút thời gian còn lại của mình để “chặn” luật Biểu tình. Theo lệnh của ông, giới chức bên chính phủ đã thẳng thừng khước từ yêu cầu của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng về việc phải trình món nợ gần một phần tư thế kỷ này ra kỳ họp quốc hội tháng 3/2016.

clip_image002

Toàn cầu hóa thoái lui

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2016-03-02

clip_image002

Nhà máy lắp ráp xe hơi Hyundai thuộc công ty Thành Công ở ngoại thành Hà Nội, ảnh chụp năm 2015. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam

Việt Nam đang chính thức bước vào sân chơi toàn cầu hoá khi thành hội viên của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, của Thị trường chung ASEAN và đối tác thương mại của Liên hiệp Âu châu. Mở đầu một thời kỳ mới với nhiều triển vọng vào năm tới, Việt Nam nên quan tâm đến loại vấn đề gì thuộc mặt trái của hiện tượng toàn cầu hoá nói trên?

Thân phận người công nhân Việt Nam

K’tem

clip_image001

K’tem (Danlambao) - Mỗi lần chứng kiến cảnh người công nhân Việt Nam “đình công”, lòng luôn đau xót. “Đình công” chỉ là cách gọi dễ dãi. Nó chưa phải là cuộc đình công đúng nghĩa, nó cũng không phải là cuộc lãng công theo ngôn ngữ công nghiệp. Thật sự, nó chỉ là cuộc bỏ việc, một cuộc không chịu vào bên trong công ty để làm việc của những người không còn cách nào nữa để phản đối. Nếu có dịp chứng kiến hình ảnh đình công của công nhân Nam Hàn hay công nhân Đài Loan đình công trên đất nước họ mới cảm nhận được thân phận người công nhân Việt Nam. Họ đứng trước khuôn viên xí nghiệp, hai tay buông thỏng, gương mặt hoang mạng, ánh mắt ngại ngần. Một ngày nghỉ việc, một ngày không lương, có thể bị chủ đuổi, có thể đối diện nhiều ngày bị đói, và trầm trọng hơn có thể nhận lãnh tai vạ do những tên Công an chìm từ đám đông. Chưa hết tai vạ ấy có thể đến tận nhà trọ họ ở và xa hơn họ có thể bị bỏ tù.

Những cánh đồng hấp hối vì hạn, mặn

clip_image002

Những con kênh nhiễm mặn ngày càng trở nên quen thuộc. AFP photo

Người dân Tây Nam Bộ đang đối mặt với nguy cơ không còn ruộng đồng để canh tác. Ở một số tỉnh như Bến Tre, Kiên Giang, Long An, người nông dân nơi đây vốn tự tin mình đang sống giữa vựa lúa và người ta có thể thiếu bất kỳ thứ gì nhưng không thể thiếu lúa, thiếu gạo. Tuy nhiên, tình trạng hạn, mặn và những cánh đồng có nguy cơ mất khả năng cưu mang cây lúa, dẫn đến hệ quả mất mùa và đói kém với người nông dân đang là chuyện đau đầu ở các tỉnh này. Nguyên nhân của vấn đề này ở đâu? Đây vẫn là một câu hỏi đang còn bỏ ngỏ.

Nhìn lại cuộc đời đối với Đảng Cộng sản

Nguyễn Đình Cống

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tôi sinh năm 1937. Nhìn lại cuộc đời 80 năm qua có liên quan đến cộng sản (CS) tôi tạm chia thành 5 giai đoạn. (1) Lúc còn nhỏ (trước 1945) thỉnh thoảng nghe nói về CS, được tiếp xúc với một số đảng viên bí mật đến vận động cha tôi làm cách mạng, tôi biết và có cảm tình với CS từ đó. (2) Từ 10 đến 30 tuổi, được nghe tuyên truyền, được học và hoàn toàn tin tưởng vào CS, vào Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML). (3) Từ 30 đến 50 tuổi, khi đã thấy nhiều, biết nhiều, đặc biệt là qua chiêm nghiệm thực tế tôi có một số nghi ngờ về sự đúng đắn của CNML và CS. (4) Từ 50 đến 70 tuổi tôi thấy sợ vì nhiều người bị bắt bớ tù đày, bị thủ tiêu chỉ vì nói ra cái sai của CNML, hoặc bị Đảng CS nghi ngờ, vu oan giá họa. (5) Từ 70 tuổi trở đi, dần dần tôi vượt qua sự sợ hãi và dám công bố một số nhận thức, vạch ra cái sai lầm, độc hại của CNML. Tóm tắt 5 giai đoạn là: BIẾT, TIN, NGHI, SỢ, VƯỢT.

Sau khi tuyên bố ra Đảng (tháng 2-2016) tôi nhận được nhiều bình luận, có đồng tình, ủng hộ, có phê phán, thắc mắc, có cả chửi rủa, mạt sát. Tạm bỏ qua những lời đồng tình, ủng hộ với sự thông cảm chân thành, quên đi những lời chửi rủa, mạt sát mang đầy vu khống. Tôi chỉ xin đề cập đến những lời phê phán, những thắc mắc. Những điều này mới nghe qua thì thấy có lý, chứng tỏ người viết có suy nghĩ. Tuy vậy nó có thể đúng với người này, trong trường hợp này nhưng lại không đúng với người khác, trong ttường hợp khác mà chỉ khi suy nghĩ sâu sắc, khi có chiêm nghiệm rộng rãi mới nhận ra được. Xin tóm tắt thành các vấn đề sau:

Nói với ông Tổng Trọng và Đảng cộng sản Việt Nam *

Cong Trung Nguyen

Nếu bây giờ Trung Quốc gây ra chiến tranh thì ai sẽ là đồng minh và ai ủng hộ? Chắc cũng có lẽ giống như năm 1979 chỉ có những cái loa rè của Bắc Triều Tiên và Campuchia? Nhưng thế trận đã khác xưa khi lúc đó Việt Nam không được thế giới hiểu biết, ủng hộ mà còn bị cấm vận và đang khốn khó trăm bề, còn bây giờ nếu gây ra cuộc chiến thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng thế nào khi bị thế giới cấm vận, các con đường vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu hàng hoá đều bị cắt đứt? Chưa kể tình hình kinh tế Trung Quốc đang bất ổn, suy thoái nghiêm trọng và đại loạn được tích tụ quá lâu có thể bùng nổ khắp nơi như các vụ nổ long trời lở đất vừa qua…

Có lẽ bọn tình báo Hoa Nam đã thành công khi cố ý thổi phồng quá đáng về con ngáo ộp Trung Quốc để vuốt ve cho những ai bạc nhược lẫn gây nên sự sợ hãi trong dân chúng đang bị khoảng trống mênh mông về lịch sử, về niềm tự hào với truyền thống 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dòng giống Con Hồng Cháu Lạc hiên ngang, bất khuất? Nhớ rằng: Tổ tiên ông cha ta chưa bao giờ nại lý do "giặc mạnh, ta yếu" mà buông bỏ chủ quyền bao giờ, mà còn "Sát Thát" đánh cho nó biết "Nước Nam anh hùng có chủ". Và cũng nhớ rằng đất nước Nga vĩ đại là vậy mà còn từng phải khòm lưng làm nô lệ dưới móng sắt quân Mông mất hai thế kỷ, nhưng cũng những vó ngựa sắt đó lại bị ông cha ta đánh cho tan tác không chỉ một lần mà đến ba lần buộc phải tâm phục khẩu phục... Tại sao chỉ vài triệu người Israel xa xứ khắp nơi trên thế giới với ý chí dân tộc mãnh liệt đã quần tụ lại, tự lập thân, lập nghiệp, lập quốc dám kiên cường chống chọi trong vòng vây bủa khốc liệt và dám đánh, dám thắng "con hổ dữ" Arab?

Chết trong ảo tưởng

Ngọc Việt

(GDVN) - Việc gây ảo tưởng về sự suy yếu của Trung Quốc có thể là sai lầm tai hại như vậy của truyền thông quốc tế gần đây.

Cách nay tròn một phần tư thế kỷ - 12 giờ ngày 28/2/1991 (theo giờ Hà Nội), cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất - Chiến dịch Bão táp Sa mạc chính thức kết thúc. Khi lính thủy đánh bộ Mỹ và liên quân 34 nước chỉ còn cách thủ đô Bagdad của Iraq khoảng 150 km thì Tổng thống G.W.Bush tuyên bố chiến thắng, chấm dứt chiến tranh, theo BBC ngày 28/2/1991.

Từ đó đến nay, lịch sử thế giới đã xảy ra biết bao sự kiện, xảy ra biết bao cuộc chiến, nhưng chưa có một cuộc chiến nào thể hiện tầm cỡ và quy mô như cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất ấy.

Lần đầu tiên, kể từ khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, một cuộc chiến ảnh hưởng trực tiếp đến cả nhân loại và được hầu hết các quốc gia trên thế giới đồng thuận.

Người đàn ông của những cái “đầu tiên”

Đoan Trang

TS. Nguyễn Quang A là người sáng lập VP Bank - ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên.

Là sáng lập viên, Chủ tịch Công ty cổ phần Máy tính-Truyền thông-Điều khiển 3C (đầu những năm 1990).

Là sáng lập viên, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) - có thể được coi như một "think tank", viện tư tưởng đầu tiên phản biện chính sách mạnh mẽ và quyết liệt ở Việt Nam, độc lập với Nhà nước.

Là dịch giả, người mở ra Tủ sách SOS2 chuyên giới thiệu đến độc giả Việt Nam những tác phẩm chọn lọc, kinh điển, "có thể được coi như phần linh hồn quan trọng nhất để vận hành xã hội", về luật pháp, chính trị, xã hội, kinh tế... Một số cuốn sách nổi tiếng của SOS2 mà các bạn có thể tìm đọc: "Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường", "Hệ thống xã hội chủ nghĩa" (tác giả János Kornai, Nguyễn Quang A dịch từ tiếng Hungary), "Xã hội mở và kẻ thù của nó" (Karl Popper, dịch từ tiếng Anh), "Xã hội tri thức, quản lý kinh doanh, xã hội, nhà nước" (tác giả là ông trùm quản trị học Peter Drucker), v.v.

Tám điểm chính cần lưu ý trong bầu cử 2016

Vài quyền chính trong đợt bầu cử (theo quy định hiện hành chưa dân chủ và phải thay đổi trong tương lai):

1) Quyền ứng cử

2) Quyền đối với Hội nghị cử tri ở nơi cư trú và làm việc: Đòi thực hiện Hội nghị cử tri dân chủ công khai như người ta vẫn nói (tiến tới phải bãi bỏ quy định phi dân chủ này) với 3 việc chính:

2.1: yêu cầu công khai danh sách những người được mời đến dự Hội nghị (để tránh việc làm phi pháp mời dư luận viên, không phải cử tri nơi đó, đến đấu tố ứng cử viên như được cho là đã xảy ra trong quá khứ);

2.2: mời báo chí (cả trong và ngoài nước) đến chứng kiến Hội nghị cử tri;

2.3: công khai toàn bộ quá trình Hội nghị cử tri (phát trực tiếp trên mạng, hoặc ghi video lại để phát công khai trên mạng)

2.4: yêu cầu cấp bản sao của biên bản Hội nghị cử tri.

Sự thật bị bóp méo, công lý bao giờ mới được thực thi?

Diệu Linh

(GDVN) - Đừng nuốt chửng cả lương tâm của mình, để lại tiếng xấu muôn đời!

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 25/2, bà Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội đã nói những lời “gan ruột” làm nức lòng người dân rằng: “Phải phân loại án ngay từ khâu điều tra ban đầu cho tới kiểm soát hoạt động điều tra của viện kiểm sát, cố gắng tránh gia hạn tạm giam. Bây giờ gia hạn lần thứ 1, lần thứ 2, rồi lại xin đặc biệt, theo tôi những việc đó phải cố gắng không làm.

Một người bị giam thì chẳng những họ khổ mà cả gia đình họ khổ. Họ đi đi lại lại, thăm nuôi, khổ lắm. Phải công khai, minh bạch để người dân yên tâm”.

Dẫn ra chia sẻ của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng để trở lại với vụ việc bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã bị tạm giam tới 800 ngày, nhưng cho tới giờ Viện Kiểm sát Nhân dân TP.Hồ Chí Minh không tìm được chứng cứ buộc tội.

Chẳng nhớ nổi đã mấy lần tòa án đã trả lại hồ sơ yêu cầu làm rõ căn cứ truy tố. Báo chí cũng đã lên tiếng nhiều tháng qua, nhưng Viện Kiểm sát Nhân dân TP.Hồ Chí Minh không làm rõ được và cũng không đình chỉ vụ án.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn