Nhân quyền Việt Nam sau chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama

LS Nguyễn Văn Thân

Chuyến công du 3 ngày tại Việt Nam của Tổng thống Barack Obama để lại tầm ảnh hưởng lâu dài và đáng kể đối với tương lai của đất nước Việt Nam. Trong ngày làm việc đầu tiên ở Việt Nam, Obama đã tuyên bố bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương có hiệu lực trong hơn 5 thập niên qua cho Việt Nam. Quyết định này tháo bỏ rào cản cuối cùng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Trái với một số thông tin từ Việt Nam cho rằng đây là một quyết định vô điều kiện, yêu cầu mua vũ khí vẫn được cứu xét từng trường hợp một dựa trên một số tiêu chuẩn trong đó có yếu tố nhân quyền.

Trong tháng 6 năm 2013, ông Trương Tấn Sang lúc đó trong cương vị chủ tịch nước công du ở Hoa Kỳ đã cùng Tống thống Obama ban hành một văn bản về quan hệ Đối tác toàn diện liệt kê 9 lãnh vực hợp tác giữa hai nước trong đó có việc cổ súy và bảo vệ nhân quyền. Kể từ đó, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và vào tháng 7 năm 2014 cho phép Đặc phái viên Tôn giáo Liên Hiệp Quốc Heiner Bielefeldt đến tìm hiểu và viết báo cáo về tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Đầu năm 2013, Việt Nam công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Về mặt hình thức, Hiến pháp 2013 đã nâng cấp phần liên quan tới quyền con người lên Chương II. Điều 14 của Hiến pháp 2013 ghi rõ là “quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật và chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Trong năm 2015, Việt Nam cũng ban hành Bộ luật Hình sự mới giảm áp dụng án tử hình. Hôn nhân đồng tính tuy chưa được công nhận nhưng không còn bị truy tố.

Rõ ràng là có một ít tiến bộ và thay đổi ít nhất là về mặt hình thức nhưng trên căn bản Việt Nam vẫn là một nước công an trị và các quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, nhóm họp và tự do lập hội vẫn bị hạn chế ngặt nghèo. Khi Obama tới Việt Nam thì vẫn còn hơn 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong tù theo danh sách của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch). Trước đó vài hôm, hàng trăm người Việt Nam xuống đường nêu lên mối quan tâm về vụ cá chết và thảm họa môi trường cũng như đòi hỏi Nhà nước minh bạch giải trình về nguyên nhân thì bị công án trá hình đánh đập dã man. Ngay cả Facebook cũng bị ngăn chặn vì vụ cá chết.

Trong bài diễn văn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Mỹ Đình, Tổng thống Obama nói rõ là chính người Việt Nam sẽ quyết định tương lai của đất nước Việt Nam. Nhân quyền là điều kiện để quốc gia có thể phát triển hết tiềm năng về mọi mặt kinh tế, xã hội, khoa học và sáng tạo. Các giá trị nhân quyền không phải chỉ của riêng Mỹ mà có tính phổ quát và được ghi rõ trong chính Hiến pháp của Việt Nam. Mỹ chỉ khuyến khích Việt Nam thực thi chớ không bắt buộc.

Trong Ngày Quốc tế Nhân quyền tháng 12 năm 2008, Tân Tổng thống Obama phát biểu rằng: “Khi Hoa Kỳ lên tiếng bảo vệ nhân quyền ví dụ như khi chúng ta đồng hành với những người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận và quyền được chọn lãnh tụ...chúng ta cũng củng cố nền an ninh và thịnh vưọng của mình, bởi vì khi nhân quyền bị chà đạp thì dẫn đến tình trạng nguy hiểm toàn cầu mà chúng ta phải đối diện - từ xung đột vũ trang và khủng hoảng nhân đạo, đến tham nhũng và ý thc hệ cổ súy cho tư tưởng thù hận và bạo loạn. Vì vậy, nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền, chúng ta hãy tái cống hiến mọi nỗ lực cho sự tiến bộ nhân quyền và mọi quyền căn bản cho toàn nhân loại và hãy hứa là sẽ sống với lý tưởng mà chúng ta cổ súy đến khắp mọi nơi trên toàn thế giới”.

Sau gần 8 năm làm Tổng thống, lý tưởng nhân quyền của Obama đã nhường chỗ cho chủ nghĩa thực dụng. Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận hạt nhân với Iran mở đường cho quốc gia Hồi giáo này hội nhập lại với cộng đồng quốc tế. Ngược lại, Iran chấp nhận các biện pháp kiểm soát bảo đảm là Iran sẽ không tiến hành chế tạo bom nguyên tử. Tháng 3 vừa qua, Obama đã đặt chân tới Cuba trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên sau gần một thế kỷ tới viếng thăm nước láng giềng cộng sản và đóng lại trang cuối của lịch sử của cuộc Chiến tranh Lạnh. Học thuyết ngăn chận và cô lập được thay thế bởi chính sách tiếp cận và trao đổi dựa trên lợi ích quốc gia chớ không phải là lý tưởng hoặc ý thức hệ. Trong một lượt phỏng vấn với ký giả Jeffrey Goldberg của tờ The Atlantic, Obama cho biết bây giờ ông nhìn thế giới hôm nay là một nơi: “thô bạo, phức tạp, rối ren và đầy rẫy gian khổ và bi kịch. Và để thúc đẩy lợi ích an ninh, lý tưởng và giá trị mà chúng ta trân quý thì chúng ta có lúc phải có cái đầu lạnh cùng với trái tim nóng và chọn lựa tùy theo từng trường hợp và hoàn cảnh và chấp nhận là có lúc chúng ta chỉ có thể tỏa ra một tia sáng trên một việc gì đó khủng khiếp và kinh hoàng nhưng không làm gì hơn được”.

Rõ ràng là Obama đã “xoay trục” về vấn đề nhân quyền từ một lý tưởng cần được bảo vệ bằng mọi giá như bảo vệ an ninh và lợi ích của chính nước Mỹ thành một trong những yếu tố được cân nhắc trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Chính sách ngoại giao thực dụng của Mỹ căn bản là một sự mua bán, giao dịch hoặc theo lời của ông Ben Rhodes Phó Cố Vấn An Ninh Quốc Gia là: “hành động đổi lấy hành động”. Điều này sẽ là một thách thức lớn cho phong trào tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Có nghĩa là Mỹ sẽ không đương nhiên ủng hộ phong trào tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam trừ khi việc làm đó có lợi trực tiếp và cụ thể cho Hoa Kỳ. Phong trào nhân quyền Việt Nam cũng nên xem xét lại và nếu cần điều chỉnh đường hướng để thích ứng với và tận dụng chính sách tiếp cận và trao đổi mới của Hoa Kỳ. Nếu không thì cuộc đấu tranh có thể mất hiệu quả.

Một cơ hội lớn là Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP không chỉ là một hiệp ước quan hệ kinh tế mà còn là một bộ phận chiến lược không thể thiếu trong kế hoạch xoay trục hoặc tái cân bằng về Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. TPP có 3 phần liên quan tới nhân quyền là Lao động (Chương 19), Môi trường (Chương 20) và Sự minh bạch và chống Tham nhũng (Chương 26). Trong cuộc phỏng vấn với Trà Mi của VOA vào ngày 2/6/2016, Tom Malinowski Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động khẳng định là Việt Nam sẽ không được hưởng bất kỳ lợi ích gì từ TPP cho tới khi nào họ tiến hành cải cách Luật Lao động theo đúng tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và cho phép thành lập công đoàn độc lập. Đây không phải là lý tưởng mà vì quyền lợi của Hoa Kỳ muốn tạo ra một thị trường cạnh tranh bình đẳng để công nhân của họ không bị mất việc. Ngoài TPP, Hoa Kỳ và Việt Nam cũng ký kết thỏa thuận song phương về quyền lao động mà trong đó, Việt Nam phải chấm dứt cưỡng bách lao động đối với tù nhân. Quan trọng hơn, Việt Nam phải cho phép liên đoàn lao động được thành lập trong vòng 5 năm kể từ khi TPP có hiệu lực. Bằng không thì Hoa Kỳ có thể trừng phạt bằng cách đánh lại thuế quan tiền TPP hoặc đình chỉ quyền lợi thuế quan dưới TPP. Tuy nhiên, biện pháp này không đương nhiên xảy ra và Hoa Kỳ không nhất thiết phải làm vậy vì những lý do ngoại giao, kinh tế hoặc chiến lược. Dưới thỏa thuận song phương thì một Ủy ban Chuyên gia Lao động gồm có đại diện của Việt Nam và Mỹ dưới sự chủ tọa của thành viên đại diện ILO sẽ được thành lập để giám sát việc thi hành cam kết của Việt Nam. Malinnowski cũng cho biết là Hoa Kỳ đang hỗ trợ Việt Nam cải cách hệ thống pháp lý để xây dựng những hiệp hội thương mại và công đoàn độc lập.

Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam lúc nào cũng là vấn đề thực thi. Hiến pháp Việt Nam ghi nhận rất rõ là người dân có đầy đủ quyền con người gồm có các quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do tín ngưỡng, nhóm họp và lập hội. Nhưng trên thực tế thì nhà nước không bao giờ thật sự tôn trọng và thực thi cam kết bảo vệ nhân quyền. Quyền lao động cũng chỉ là một phần của quyền con người gồm có các quyền dân sự và chính trị cũng như kinh tế và xã hội được định nghĩa là bất khả xâm phạm và không thể tách rời. Việt Nam sẽ không bao giờ phát triển hết tiềm năng với những nỗ lực cải thiện nhân quyền một cách vá víu và miễn cưỡng. Bài diễn văn của Tổng Thống Obama tại Mỹ Đình đã được tuyệt đại đa số người dân Việt Nam hưởng ứng nồng nhiệt. Nhưng cũng có một số thành phần cảm thấy “không thoải mái” đó là giới lãnh đạo ở Bắc Kinh và theo lời của ông Ben Rhodes là một số Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN ở Ba Đình. Do đó, mọi người Việt Nam cần nhận thức rõ bản chất của cuộc tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Một bên là để xây dựng một quốc gia phát triển, giàu mạnh, văn minh, tiến bộ có đủ sức mạnh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải. Bên kia là muốn duy trì độc quyền lãnh đạo cho lợi ích riêng của Đảng và giới lãnh đạo cộng sản. Cho tới khi nào đại đa số người dân Việt Nam nhập cuộc thì mới mong thay đổi được vận mệnh dân tộc đúng như lời phát biểu của Tổng thống Obama: “Tương lai Việt Nam sẽ do chính người Việt định đoạt”.

N.V.T.

Human Rights in Vietnam after Obama's Visit

Than Nguyen

President Barack Obama's three day visit left a lasting and significant impact on the future of Vietnam. On the very first day of diplomatic engagements, the US President announced the lift on the sale of lethal weapons to Vietnam which had been in place for more than five decades, removing the last barrier in the normalisation process of bilateral relations between the two countries. Contrary to some news report from Vietnam, request to purchase US weapons would still be considered on a case by case basis and subject to conditions including human rights.

In June 2013, Vietnam's then President Truong Tan Sang and Obama jointly issued a statement on the Comprehensive Partnership between the US and Vietnam, listing 9 areas of cooperation including the promotion and protection of human rights. Since then, Vietnam has ratified the United Nation's Convention against Torture and in July 2014 allowed the United Nations' Special Rapporteur Heiner Beilefeldt to visit and report on the status of freedom of religion in Vietnam.

In 2013, Vietnam issued a draft amendments to its 1992 Constitution. The 2013 Constitution upgraded human rights in terms of prominence to Chapter 2. Article 14 of the new Constitution provides that “human rights, citizen's rights on political, civil, economic, cultural, social are recognised, respected, protected, guaranteed in accordance with the Constitution and may only be limited by laws and regulations to the extent necessary on the grounds of defence, national security, order, social safety, social well being and community health.”.

In 2015, Vietnam amended its Criminal Code reducing the application of the death penalty. Same sex marriage though not yet recognised will no longer be prosecuted.

Clearly, there has been some improvement and change at least in terms of the formal language but Vietnam is still essentially a police state and basic freedoms including freedom of religion, assembly and association are severely restricted. When Obama arrived, Vietnam was holding more than 100 prisoners of conscience according to a list compiled by Human Rights Watch. Just a few days before, hundreds of Vietnamese who took to the streets to raise their concerns about death fish and environmental disaster as well as demanding transparency and accountability from the authorities were harshly beaten by the police in disguised uniform. Even Facebook was stopped to prevent discussion about death fish.

In his speech at the National Convention Centre in My Dinh, President Obama clearly emphasised that the Vietnamese will decide their own future. Human rights provide the foundation for the country to develop to its full potential in terms of the economy, society, science and innovation. Basic human rights values are not just American values but universal and are specifically recognised in Vietnam's own Constitution. The US would encourage but not force Vietnam to practice human rights protection.

On the International Human Rights Day in December 2008, the then President-elect Obama said: “When the United States turns up for human rights, we align ourselves with men and women around the world who struggle for the right to speak their minds and to choose their leaders. We also strengthen our security and well-being because the abuse of human rights can feed many of the global dangers that we confront - from armed conflict and humanitarian crisis, to corruption and the spread of ideologies that promote hatred and violence. So on this Human Right Day, let us rededicate ourselves to the advancement of human rights and freedom for all, and pledge always to live by the ideals we promote to the world”.

Nearly after 8 years as President, Obama's human right ideals have been replaced by cold pragmatism. The United States have signed a nuclear agreement with Iran opening the way for the Islamic State to reintegrate into the international community. In return, Iran accepted measures to ensure that it will not build a nuclear bomb. Just in March this year, Obama arrived in Cuba to become the first US president to visit the communist neighbour in nearly a century, and closing the last chapter of the Cold War. The policy doctrine of containment and isolation has now been replaced by engagement and exchange based on national interest and not ideals or ideology. In a series of interviews with Jeffery Goldberg of The Atlantic, Obama saw the world today as “a tough, complicated, messy, mean place, and full of hardship and tragedy. And in order to advance both our security interest and those ideals and values that we care about, we have got to be hard headed at the same time as we are being big hearted and pick and choose our spots and recognise that there are going to be times that the best we can do is to shine a spotlight on something that is terrible, but not believe that we can automatically solve it”.

Clearly, Obama has done a “pivot” on human rights from an ideal that is worth protecting at any price as protecting the national security and interest to one of the many factors that have to be taken into account in formulating US foreign policy. This pragmatic approach is essentially a business transaction or in the words Ben Rhodes - Deputy National Security Advisor: “action for action”. This will present a significant challenge to the human rights movement particularly in Vietnam. It means that the US will not automatically support human rights for Vietnam unless there are some specific and direct benefit to the United States. Vietnam's human rights movement should also reflect and if necessary make appropriate adjustments to the new pragmatic approach undertaken by the Obama's administration. Otherwise, the movement may lose its effectiveness.

TPP presents a good opportunity. TPP is not just an economic agreement but also includes strategic factors necessary for the pivot or rebalancing to Asia - Pacific by the United States. TPP has three parts concerning human rights: Labour (Chapter 19), Environment (Chapter 20) and Transparency and Anti-Corruption (Chapter 26). In an interview with Tra Mi of VOA on 2/6/2016, Tom Malinowski - Assistant Secretary of State for Democracy, Human Rights and Labour confirmed that Vietnam will not enjoy any TPP benefits until it changes its labour laws in accordance with ILO standards and allow free unions to be established. This is not because of any ideals but primarily due to the US's primary interest to create a market with fair competition rules so that US workers will not lose their jobs to foreign countries. In addition to TPP, Vietnam also signed a number of bilateral agreements with the United States covering labour rights requiring Vietnam to stop compulsory labour with respect to prisoners. More importantly, Vietnam will allow union federations to be established in 5 years once TPP comes into effect. Otherwise, the US can impose penalty by levying tariffs at the pre-TPP level or suspend any benefit under TPP. However, these measures do not automatically result as any US's decisions will be based on other factors including diplomatic, economic or strategic. Under bilateral agreements, an Expert Labour Panel will be established comprising of representatives from Vietnam and the US under the chair of an ILO representative to monitor compliance by Vietnam. Malinowski also indicated that the US are currently assisting Vietnam with law reform in order to establish independent business associations and unions.

The greatest challenge with Vietnam has always been what is happening on the ground. Vietnam's Constitution clearly provides that its citizens enjoy full protection of human rights including freedom of expression, freedom of information, freedom of religion, assembly and freedom of association. In reality, the State never really or seriously respects or guarantees human rights protection. Labour rights only form a part of human rights which include all civil and political rights as well as economic and social rights and are defined as inalienable and indivisible. Vietnam will never fulfil its potential with half-hearted and forced efforts to protect human rights. President Obama's speech in My Dinh was enthusiastically endorsed by the majority of the Vietnamese. But there are some who feel “discomfort” such as the Chinese leaders in Beijing and a number of Politburo members of the Vietnamese Communist Party in Ba Dinh. As such, every Vietnamese should clearly recognise the character of the struggle for human rights in Vietnam. On the one hand, every Vietnamese would wish to build a developed country, prosperous, civilised and advanced with sufficient strength and capacity to protect its sovereignty and maritime borders. On the other side are those who seek to maintain its monopoly on power for the benefit of the Communist Party and its leaders. Only when the majority of the Vietnamese join the struggle then Vietnam would have any hope of a better future just as President Obama correctly pointed out: “Vietnam's future will be decided by the Vietnamese themselves”.

T.N.

Nguồn: https://anhbasam.wordpress.com/2016/06/09/8672-nhan-quyen-viet-nam-sau-chuyen-vieng-tham-cua-tong-thong-obama/

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn