“Mang chứng bệnh ngoài da vào bên trong nội tạng”

(Mênh mông thế sự 10)

Tương Lai

Đây chính là nỗi đau văn hoá gợi lên trong “Mênh mông thế sự 9” tuần rồi. Mà bàn đến văn hoá thì thật mênh mông! Đâu phải chỉ bây giờ mới bàn.

Để tiến tới Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, đã có “Đề cương Văn hoá Việt Nam” do Trường Chinh khởi thảo nhằm biểu tỏ quyết tâm “không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa… Văn hóa mới Việt Nam là một thứ văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung”.

Bảy ngày sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong buổi tiếp các nhân sĩ trí thức tại Bắc bộ phủ, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân tộc chúng ta đã bước sang một giai đoạn mới tất nhiên phải có một chính thể mới và một văn hoá mới”.

“Hỏa tốc” vì thủy… có chất cồn!

Giấy mời của lãnh đạo tỉnh đề là “hỏa tốc” làm người đọc cả nước – nhất là con em Hà Tĩnh – vừa đọc đến đã hết hồn, tưởng đâu cảng Vũng Áng mà từ lâu ai cũng ngơm ngớp bị bọn Tàu âm thầm ém quân, nay chúng bỗng từ các đường hầm ngang dọc đào sâu dưới lòng đất bất thần vùng lên, đánh thọc sang biên giới Lào, cắt đôi đất nước ở khoảng ngắn nhất, trong khi phía quân mình tay chưa kịp trở... Hỡi ôi, thì ra không phải. Đó là công văn hỏa tốc mời khắp lượt các cán bộ cơ quan đầu tỉnh, đầu huyện gấp rút tụ tập về sân vận động tỉnh cho kịp giờ đã định để… tham gia lễ hội uống bia mang tên “Tôi yêu bia Sài Gòn”.

Thở phào! Trong bốn thứ “thủy hỏa đạo tặc” người xưa bắt buộc phải truyền lệnh hỏa tốc thì đây đúng là “thủy”, nhưng lại là thủy… có chất cồn. Cho nên thở phào xong thì mừng rỡ đến… chảy cả nước mắt và nhão hết ruột gan. Mừng, vì Hà Tĩnh quê mình vốn là “quê bọ” thế mà bỗng dưng lại trở nên cấp tiến quá sức. Người đứng đầu một tỉnh hoạt bát đứng ra kêu gọi cấp dưới uống thật nhiều bia để tỉnh nhà có thêm một mặt hàng kinh hoanh có lãi – dù mới chỉ là một chi nhánh của hãng bia Sài Gòn. Thế mới đáng mặt làm kinh doanh chứ! Chẳng bù với cái xứ sở Hoa Kỳ mang danh tư bổn phát triển mà ngu thậm là ngu, sao không cho tư nhân bán bia rượu tràn lan mà lại hạn chế trong một số cửa hàng nào đó phải có thẻ đặc biệt mới được bán? Thế này thì đến phải mời ông quan đầu tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự sang Mỹ một chuyến để dạy cho dân Mỹ cách lobby món hàng kiếm ra tiền dễ như bỡn này mới thỏa dạ.

Mà hẳn là ông đương chức Bí thư (trước đây là Chủ tịch) tỉnh cũng đã biết quá rõ tình hình nông dân nhiều huyện trong tỉnh (nặng nhất là Can Lộc) đang sống dở chết dở vì quanh năm đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủ vắt mũi, vụ nào vụ ấy vừa thu hoạch xong đã bị cán bộ xã đến nã tiền đóng góp công ích, gây tình trạng lạm thu, phải bán thóc nộp cho quan sạch như chùi? Có thế ông mới hết lòng cổ động cán bộ cấp dưới nhậu nhẹt để tăng thêm một nguồn thu vào quỹ công của tỉnh, đỡ gánh nặng phần nào cho nông dân chăng? Hay ông còn muốn “nhân rộng điển hình”, từ hàng ngũ lãnh đạo cấp tỉnh cấp huyện “triển khai” ra cho nhân dân toàn tỉnh cùng uống, để bà con có cơ hội giải sầu, quên đi nỗi đau bụng lép? Cứ xem bức ảnh ông đang tặng một thùng bia cho anh ngư dân nghèo làm anh ta cười rất tươi thì đủ biết. Vậy thì quả thực đây là cao kiến của Hà Tĩnh ta rồi, một cách giật giải độc đáo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, ăn đứt nhiều tỉnh chứ chẳng chơi.

Lại sực nhớ hồi còn mồ ma thực dân Pháp, sau khi chiếm được nước ta, mấy ông Tây mũi lõ liền nghĩ đến việc độc quyền bán rượu, muối và thuốc phiện cho dân An Nam để thu lãi khủng cho ngân sách xứ Đông Dương. Nhà máy rượu Hà Nội do Hãng rượu Fontaine thành lập năm 1898 đi kèm với lệnh của Đại Pháp cấm ngặt dân bản xứ nấu rượu gạo, chỉ được uống rượu “Phông Tên” (Fontaine) với hàng nghìn đại lý xâu chuỗi về đến tận thôn xã. Chưa hết. Nhà đoan Pháp còn ra sức cổ vũ dân chúng uống thứ rượu cồn đó với những lời quảng cáo “ích quốc lợi dân” rổn rảng trên không ít báo chương từ Bắc đến Nam. Chẳng thế mà ở số báo Ngày nay 68, nhóm Tự lực văn đoàn từng vẽ bức tranh ông Lý Toét tay cầm chai rượu Fontaine vừa đi nghiêng ngả vừa chép miệng: “Tự do! Tự do! Chúng mình đã được tự do uống rượu rồi còn gì nữa!”. Nay thử tưởng tượng quang cảnh hàng trăm gia đình nông dân khắp các xóm làng cả một tỉnh Hà Tĩnh chiều chiều ông bà, bố mẹ, cho đến con cái ngồi túm tụm quanh thùng bia Sài Gòn, mặt đỏ tưng bừng, miệng hô to “Nào, người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam! Dô! Dô!”, còn tay thì cụng chai cốp cốp – thì có phải là thật trọn vẹn một bức tranh “xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” không còn chệch vào đâu được nữa, có phải không thưa ông Võ Kim Cự cùng các vị lãnh đạo “quê choa”?

Bauxite Việt Nam

Cơ quan hành chính không thể tước quyền hành nghề (*)

Huy Đức

Việc anh Nguyen Thanh Son và chị Nguyen Thi Thao giới thiệu kinh nghiệm của BBC để tham khảo là rất cần thiết (theo anh, chị này thì BBC cấm phóng viên bày tỏ quan điểm chính trị trên mạng xã hội - Nga Pham, Giang Nguyen). Tuy nhiên, nếu bộ quy tắc ứng xử này mà áp dụng ở Việt Nam thì Bộ Thông tin phải... rút thẻ của hơn 20 nghìn nhà báo vì đã ủng hộ đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong một nền chính trị đa đảng, các báo muốn có người đọc, muốn người đọc tin là khách quan thì việc đầu tiên là phải tuyên bố phi đảng phái (cho dù báo Mỹ cũng có tờ ngầm ủng hộ Dân chủ, có tờ ngầm ủng hộ Cộng hòa). Nhưng so sánh báo chí Anh, Mỹ với báo chí Việt Nam thì cũng giống như so sánh một lít với một kilogram, so sánh hai số hạng không cùng đại lượng!

Loa phường - xã (*)

Nguyễn Phương

Tác giả chứng minh một cách không thể nào thuyết phục hơn, rằng loa phường - xã đã hết thời, rằng nó đang hành hạ người dân, rằng nó phạm luật nhưng lại được “miễn trừ”, rằng dầu nó hại dân, người có trách nhiệm vẫn duy trì nó là vì có lợi cho họ. Tóm lại, người dân bất lực, chỉ còn cách chạy xa ra nơi khác, mới hòng thoát được.

Thế thì nó đâu còn chỉ cái “loa phường - xã”? Còn nó là cái gì, thì Bauxite Việt Nam không dám nói, sợ bị ghép vào điều 258, thì bỏ bu!

Bauxite Việt Nam

Xin các nhà loa phường - xã hãy hình dung rằng trong những ngôi nhà kia là cha mẹ già của mình cần chút yên tĩnh nghỉ ngơi, là sản phụ vừa sinh con, là những đứa con của mình đang học bài, là người thân của mình đang ốm mệt, … thì các vị sẽ biết nên làm như thế nào.

Chống Cộng sản và chống Đảng Cộng sản có gì khác nhau?

Thiện Tùng

Cần phải giải mã hiện tượng: nhiều Đảng Cộng sản vẫn đang tồn tại ở nhiều nước, nhưng cớ sao chỉ có một số nước dân chúng chống Đảng Cộng sản, như ở Việt Nam chẳng hạn?

Đảng Cộng sản cũng như bao đảng phái khác, là bộ phận trong cộng đồng dân tộc, tên của chúng chẳng qua chỉ là một danh xưng, như cái mác của một thương hiệu, vậy thì mắc mớ gì dân chúng phải nhọc công chống chúng?

“Chống Cộng sản” không đồng nghĩa với “chống Đảng Cộng sản”. Chống Cộng sản là chống hành vi (đường lối, chính sách...), còn chống Đảng Cộng sản là chống về tổ chức. Ở Việt Nam, cho đến giờ này, người ta nhiều lắm chỉ dùng hình thức phản biện bất bạo động chống lại hành vi sai trái của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là việc tiếp tục áp dụng học thuyết Mác Lê Mao lỗi thời và áp đặt thể chế độc tài đảng trị.

Hãy bớt nhỏ nhen, xảo trá đi!

Nguyễn Thanh Giang

Lướt web hôm nay thấy có ba chuyện buồn… cười:

1) Ngày 1 tháng 9 vừa qua người ta đến gắn huy hiệu 75 tuổi Đảng cho cụ Nguyễn Trọng Vĩnh. Cụ đáp từ: “Tôi gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939. Những đảng viên cộng sản như tôi hồi đó là đối tượng khủng bố, ruồng bắt của Nhà nước thực dân Pháp. Tuổi Đảng của tôi năm nay là 76 chứ không phải là 75. Việc trao tặng này lẽ ra phải thực hiện từ năm ngoái chứ không phải để sang năm nay ...”.

Đại tá Nguyễn Đăng Quang kể lại như sau: Sau khi Chi bộ 14 (nơi cụ Vĩnh sinh hoạt) biết cụ Vĩnh bị gây khó khăn trong việc nhận Huy hiệu 75 năm, Chi bộ đã họp hai buổi để bàn và ra Nghị quyết về việc này. Cả hai lần Nghị quyết đều có sự tán thành 100% của số đảng viên chi bộ có mặt (Chi bộ 14 có trên 80 đảng viên thì có gần 40 đảng viên là Giáo sư, Tiến sỹ và cán bộ trung cao cấp đã nghỉ hưu). Tất cả đều nhất trí kiến nghị lên Đảng bộ Phường, Đảng bộ Quận và Đảng bộ Thành phố phải trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho lão đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh. Chi bộ 14 sau đó bị Đảng ủy cấp trên phê phán là vô nguyên tắc vì đã đưa kiến nghị vượt cấp! Nhưng chính họ không hiểu hoặc đã cố tình vi phạm quy định của Đảng là phải trả lời bằng văn bản các kiến nghị của cấp dưới, song họ cố ý lờ đi, buộc Chi bộ 14 phải gửi lên cấp trên tiếp theo, và Chi bộ 14 dự kiến sẽ gửi tiếp kiến nghị này lên Trung ương Đảng nếu Thành ủy Hà Nội cố tình không trao Huy hiệu 75 năm cho lão đảng viên Nguyễn Trọng Vĩnh!

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 22)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Phần kết luận

(Epilogue)

Tháng 3 năm 2014, ngay sau khi chiếc MH370 của hảng máy bay Malaysia mất tích, tàu từ Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Hoa Kỳ đã lùng sục nhiều bộ phận của Biển Đông để tìm kiếm những người sống sót. Đó là một ví dụ chưa từng có về hợp tác biển. Tuy nhiên, nếu như địa điểm được cho là nơi xảy ra tai nạn nằm xa về phía Nam và phía Đông thì thế giới có thể đã được chứng kiến lập luận quốc tế khó nghe khi Trung Quốc nằng nặc cho rằng họ phải lãnh đạo bất cứ công cuộc tìm kiếm cứu nạn nào trong ‘đường chữ U’ và các nước khác không chịu hợp tác vì sợ hợp pháp hóa yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Thay vào đó, trong phần của Biển Đông mà các yêu sách lãnh thổ phần lớn đã được giải quyết, tất cả các bên đã làm việc hài hòa với nhau.

Kinh doanh thua lỗ, móc túi dân hàng ngàn tỉ đồng để trả! (*)

C.V.KÌNH

Làm ăn thua lỗ, lại đòi tính khoản lỗ đó vào giá điện, nghĩa là bắt từng người dân móc tiền túi để trả, còn doanh nghiệp thì vô can. Đấy là thực chất của cái gọi là “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”! Đừng phẫn nộ, đừng lên án các tập đoàn Điện lực, Than - khoáng sản và Dầu khí. Họ vô tội! Ai làm Tổng giám đốc các tập đoàn này cũng ứng xử như họ thôi, một khi Hiến pháp 2013 xác định “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Lấy Hiến pháp làm đạo bùa, họ tha hồ hô phong hoán vũ, “kinh doanh” bất chấp quy luật thị trường vì thị trường không trừng phạt nổi họ. Trừng phạt họ, là trừng phạt nhà nước. Mà trong chế độ toàn trị, nhà nước tuyệt đối đứng ngoài mọi sự trừng phạt.

Cho nên nhìn xa hơn, có một tập đoàn còn lớn hơn ba tập đoàn này nhiều lần, cũng được dành vị trí độc quyền, cũng lấy hiến pháp để bảo kê, cũng không hề sợ bị trừng phạt: Đảng Cộng sản Việt Nam. Và tương tự các tập đoàn quốc doanh khác, Đảng kinh doanh quyền lực, và khi bộ máy quyền lực sai lầm, thì sai lầm đó dân hứng chịu tất.

Ai bảo làm dân!

Bauxite Việt Nam

Chuyện trả nợ cho Liên Xô

Nguyễn Quang A

Việc một số người bắt đầu bôi nhọ mình, dùng vài hình ảnh và sự kiện để cố ý đánh lạc hướng dư luận và làm cho những người khác dựa vào đó để "phán" (nói toẹt ra là lên án, hay gây hồ nghi) về mình, là chuyện nhỏ. Nghề của họ vậy mình không để ý. Nhưng bạn Nguyễn Phan Huy Khôi bảo đã từng một vài lần gặp mình và cho rằng mình "khoe cái quá khứ lừng lẫy đã từng đủ tiền đề nghị đứng ra trả nợ cho Việt Nam nhưng Chính phủ Việt Nam từ chối".
Tôi không nhớ đã gặp anh Khôi ở đâu và anh hiểu gì về tôi mà anh "phán" bạo thế.
Nhân đây nói chuyện trả nợ Liên Xô để các bạn có thêm thông tin. Mình chả bao giờ "khoe" vụ này cả vì nó thất bại hoàn toàn.

Các bạn khơi lại thì "khoe" chơi vậy:

1) Việt Nam nợ Liên Xô (cho đến trước khi LX tan rã) khoảng mười mấy tỷ rúp chuyển nhượng (RCN = đồng rúp ghi sổ giữa các nước khối SEV không phải đồng rúp xanh dùng mua đồ ngoài chợ, và tỷ giá chính thức lúc đó là 0,6 RCN = 1 USD). Tính ra Việt Nam nợ Liên Xô cỡ trên 20 tỷ USD (nếu đổi ra USD). Bọn mình lúc đó có cơ chế đổi USD ra RCN rất ngon (1 USD ~ 70 RCN), như thế chỉ cần khoảng 290 triệu USD là có thể xóa sạch nợ của Việt Nam với Liên Xô.
Liên Xô rất khoái máy tính lúc đó, mình buôn máy tính chính thức (chứ chưa bao giờ buôn lậu) và có quan hệ tốt với Gosplan. Liên Xô sẵn sàng ký mua số máy tính của bọn mình tổng số lên trên 20 tỷ RCN, trả tiền ngay và 6 tháng sau mình mới phải giao máy tính.

Vấn nạn Giáo dục: Nguyên nhân và Hậu quả

Nguyễn Quang Dy

Người ta không thể giải quyết được vấn đề bằng chính tư duy đã tạo ra nó” (Albert Einstein)

Tôi dùng chữ “vấn nạn” cho dễ nghe, chứ các chuyên gia giáo dục lâu nay dùng chữ “khủng hoảng” để mô tả thực trạng giáo dục hiện nay. Thực ra câu chữ không quan trọng lắm, khi mọi người đã thấy rõ bức tranh toàn cảnh. Nếu vấn nạn giao thông, hay vấn nạn y tế, có thể gây ra “đột tử” cho hàng trăm sinh mạng, thì vấn nạn giáo dục có thể gây ra “đẳng tử” (chết từ từ) cho một thế hệ (về dân trí). Vậy cái chết nào nguy hiểm hơn?

Vòng tròn luẩn quẩn

Không có chủ đề nào được bàn luận nhiều và lâu như chủ đề giáo dục. Hàng năm, cứ đến mùa thi cử, như “đến hẹn lại lên”, cả nước lại ồn ào tranh cãi về thi cử và tuyển sinh, để rồi năm sau vẫn lặp lại như cũ, với một bức tranh đa dạng hơn, và tồi tệ hơn. Năm này qua năm khác, 5 năm, 10 năm, 20 năm, hay lâu hơn nữa, như một cái vòng tròn luẩn quẩn.

Năm nay có một cháu nhỏ 12 tuổi bạo mồm gọi giáo dục là “thối nát”, và một bạn trẻ bạo gan đeo biển “học sinh không phải là chuột bạch” đứng bên cổng Bộ Giáo Dục chụp ảnh để đưa lên mạng. Có người đòi thay bộ trưởng giáo dục, hoặc thay cục trưởng khảo thí. Thực ra thay bộ trưởng giáo dục nhiều lần rồi, ông nào lên cũng hứa hẹn và chém gió rất ghê, nhưng đâu lại vào đấy. Thay người mà không đổi mới cơ chế và tư duy thì cũng vô nghĩa.

Khi dối lừa là… sự thật!

Hà Văn Thịnh

Đọc những bản tin về Lễ diễu binh nhân Kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh (tôi không xem TV), không thể tin ở mắt mình: Một sĩ quan Quân y, đeo quân hàm trung tá (trên ve áo), sinh năm 1993(!), ngực gắn đầy huân, huy chương các loại? Cái tức chỉ mới ở cấp độ… vừa vừa. Thế nhưng, đọc tiếp, thấy ông Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng, trả lời báo chí rằng, tuy là thiếu úy, nhưng theo quy điịnh, phải đeo hàm trung tá cho… thống nhất (Motthegioi.vn; 09:55, 3.9.2015) thì sự uất nghẹn lên đến tận cùng! Thì ra, để đảm bảo tính THỐNG NHẤT, DUY NHẤT, người ta có thể đạp đổ mọi giá trị?

Chưa bàn đến chuyện cộng đồng mạng đang xôn xao: Thiếu úy Quân y Phạm Trúc Sơn Quỳnh là… sinh viên trường Đại học Thương mại (vì chưa kiểm chứng được); chỉ xin luận về cái việc giả dối luôn được coi là sự thật, nó nguy hại và mang tính “truyền thống” khủng khiếp đến mức nào.

Nguyên Ngọc, một người Quảng kỳ lạ

Khiếu Thị Hoài

clip_image001

Nhà văn Nguyên Ngọc.

 
Kỳ lạ, bởi ở tuổi ngoại bát tuần, khi người ta yên vị hưởng thụ hạnh phúc sum vầy bên gia đình, con cháu thì ông gần như tách hẳn gia đình ngoài Hà Nội vào sống trong Hội An.
Kỳ lạ, bởi ở tuổi ngoại bát tuần, ông không chỉ làm giáo dục ở Hội An mà còn đi rất nhiều, không chỉ đi Hà Nội, Sài Gòn, Tây Nguyên mà còn đi nước ngoài thực hiện những chuyến công tác về văn hóa. Ông đi nhiều tới nỗi chúng tôi vẫn đùa ông là người có hộ khẩu trên máy bay.

Kỳ lạ, bởi ở tuổi ngoại bát tuần, ông vẫn nhìn thế giới với cái nhìn của trẻ thơ, luôn đặt câu hỏi “vì sao”, luôn khám phá tìm tòi những điều mới mẻ. Ông là nhà văn Nguyên Ngọc.

1.Tôi gặp ông hơn 10 năm trước, trong một cuộc phỏng vấn nhân hội thảo “Vật lý và nghệ thuật” được tổ chức ở Hội An. Đó là lần đầu tiên tôi được gặp ông, người đã dịch những cuốn của Jean Paul Sartre, Roland Barthes, Milan Kundera… những cuốn sách tôi từng gối đầu giường những năm tuổi trẻ. Ấn tượng của tôi về ông là đôi mắt sáng và trông rất trẻ thơ, nhất là khi nói đến những mối liên hệ giữa vật lý và nghệ thuật. Rồi ông nói ông cùng ban sáng lập Trường Đại học Phan Châu Trinh đang xây dựng ngôi trường này tại Hội An, cuộc hội thảo thú vị này được coi như một hoạt động mở đầu của  ngôi trường đang phôi thai. Ông nói tôn chỉ mục đích của Trường Đại học Phan Châu Trinh là kết hợp chặt chẽ giữa trung tâm văn hóa - trung tâm khoa học - trung tâm giáo dục chứ không phải tách rời việc nghiên cứu khoa học và phát triển văn hóa của đất nước, địa phương, khu vực với việc giảng dạy trong nhà trường. Ông còn nói rất nhiều về ngôi trường đang được xây dựng với vẻ hăng say cùng ánh mắt rất sáng. Tôi  nghĩ, ông là nhà văn, ông mơ mộng muốn làm gì đó cho giáo dục nước nhà thì nói vậy thôi chứ làm sao mà xây dựng trường đại học ở cái tuổi đã hơn 70 được.

Tiếc thương Trần Hạnh (1954-2015)

Nguyễn Ngọc Giao

Thật sửng sốt khi nghe tin Trần Hạnh từ trần, sáng nay (3.9.2015) tại Melbourne. Sự đột tử của anh ở tuổi 61 là một bất ngờ lớn đối với gia đình (Liam, con trai lớn của anh, cho BBC biết anh “hàng ngày tập thể dục” và vui “cuộc sống về hưu”), bác sĩ cũng chưa giải thích được.

Trần Hạnh được biết như người Việt Nam đầu tiên được cử làm trưởng ban Việt ngữ của đài BBC (1997-2001), người “da màu” đầu tiên làm giám đốc điều hành của đài Radio Australia (2007-2010). Giới truyền thông biết rõ vai trò của anh trong sự đổi mới nội dung và ngôn ngữ của ban Việt ngữ BBC, ABC và Radio Australia, đoạn tuyệt với thời kỳ “chiến tranh lạnh”. Các đồng nghiệp của anh còn nhấn mạnh tới quan tâm –  phải nói là say mê – về những công nghệ truyền thông mới (kỹ thuật số, video...) cũng như về công tác đào tạo (xem hai bản tin của BBC: Nhà báo Trần Hạnh vừa qua đờiTrần Hạnh: 'Người đem lại thay đổi'). Con người của Trần Hạnh cũng được nhận xét chính xác:

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 21)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Chương 9 (tiếp theo)

Hợp tác và những điều trái ngược:

Giải quyết các tranh chấp

(Cooperation and its Opposites: Resolving the Disputes)

Ernie Bower có quan hệ thân mật với hầu hết những ai có thể xét tới việc nhận lời đề nghị của Trung Quốc. Bower chỉ đạo Diễn Đàn Sumitro về Nghiên cứu Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế [CSIS] ở Washington DC. Các quan chức chính phủ thường xuyên tham khảo ý kiến ông về các khía cạnh trong chính sách của Mỹ, cũng như giao dịch qua công ty tư vấn tư BowerGroupAsia của ông. Việc làm của ông đã được Vua Malaysia và Tổng Thống Philippines vinh danh và được những người có địa vị với lợi ích trực tiếp ở Biển Đông tán tụng. Trong Hội đồng tư vấn của Diễn Đàn Sumitro có Richard Armitage, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, bây giờ là giám đốc của công ty dầu ConocoPhillips; William Cohen, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và bây giờ Giám đốc công ty của tư vấn quốc phòng của chính ông; Hashim Djojohadikusomo, ông chủ cũ của công ty dầu Indonesia PT Pertamina; Đô đốc Timothy Keating, cựu Giám đốc của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương; Melody Meyer, Chủ tịch của Chevron AsiaPacific; Edward Tortorici, Phó Chủ tịch Tổng công ty First Pacific, vốn sở hữu cổ phần kiểm soát trong Forum Energy, công ty đang cố phát triển dự trữ khí trên khu vực Bãi Cỏ Rong; James Blackwell, Phó Chủ tịch điều hành của ChevronSkip Boyce, Chủ tịch khu vực Đông Nam Á thuộc Boeing; và George David, cựu Chủ tịch của United Technologies Corporation, một nhà thầu hàng không vũ trụ.

NÓI THẬT KHÔNG SỢ MẤT LÒNG (kỳ 7)

7- Câu chuyện thứ 7: Căn bệnh hiểm nghèo của Đảng không

chữa trị được đâu! Trừ khi ...?

(Trao đổi với tác giả PGS TS Nguyễn Trọng Phúc về bài viết trên tạp chí Cộng sản số 874, tháng 8/2015)

Mạnh Trí

Rất ngẫu nhiên là tôi và anh Minh Ấm đều cùng đã đọc các bài viết đăng tải trên tạp chí Cộng sản số mới nhất (tháng 8/2015). Trong những bài viết mà chúng tôi cùng lưu tâm thì có bài Làm gì để Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của tác giả Nguyễn Trọng Phúc, là bài rất “có vấn đề”, cần được trao đổi cho rõ về sự đúng - sai, thật - giả, hay - dở! Hai chúng tôi đã trao đổi với nhau về sự “có vấn đề” của bài viết đó như sau:

- Anh thấy bài viết đó có giá trị gì về mặt lý luận và thực tiễn, trong bối cảnh Đảng (CSVN) đang cố sức chữa chạy cái bệnh tha hóa, hư hỏng, cố sức hà hơi tiếp sức để tăng thêm cái gọi là “sức chiến đấu” cho nó, trước thềm Đại hội XII sắp tới?

Bạo lực ở đâu ra (1)

Đoan Trang

Ở đâu ra cái lệ công dân đi nước ngoài về thì Bộ Công an chặn lại ở sân bay, không cho làm thủ tục nhập cảnh, rồi đưa vào phòng kín lục đồ (lưu ý rằng công dân đó không hề có dấu hiệu vi phạm hành chính), hỏi vặn vẹo “đi đâu về, gặp ai, làm việc với ai, để làm gì...”?

Đã thế, khi người nhà và bạn bè của công dân đó đến sân bay chất vấn, làm rõ tình hình, thì chối quanh, kêu “không biết, không nghe thông tin gì”. Đỉnh cao của sự dối trá, trơ trẽn là Bộ còn giật dây, chỉ đạo công an cửa khẩu làm thủ tục xác nhận việc công dân “mất tích”.

Mặt khác, Bộ bố trí cho lính lác ra đánh trộm hành khách trên sân bay. Được sự bảo kê của an ninh sân bay, đám lính thường phục thò tay bấm huyệt, véo đùi, đấm vào bụng và sườn, đạp chân... nói chung đều là “đánh dưới thắt lưng” để tránh bị mọi người phát hiện, nhất là tránh bị ghi hình.

TS. Quang A có thể 'sẽ kiện Bộ Công an'

clip_image001

Nhà quan sát và hoạt động xã hội Nguyễn Quang A sau khi bị câu lưu 15 tiếng đồng hồ tại sân bay Nội Bài, Hà Nội hôm 01/9/2015.

Một nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự tại Việt Nam vừa nói với BBC ông có thể 'sẽ kiện' lãnh đạo Bộ Công an Việt Nam về việc an ninh Việt Nam đã 'câu lưu' ông một cách bất hợp pháp suốt 15 tiếng đồng hồ tại cửa khẩu sân bay Nội Bài, Hà Nội, sau khi ông vừa ở nước ngoài trở về.

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 20)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Chương 9

Hợp tác và những điều trái ngược:

Giải quyết các tranh chấp

(Cooperation and its Opposites: Resolving the Disputes)

CHIẾC SARIMANOKIS hứa hẹn mang nhiều hi vọng tới nhưng nó chẳng mang được gì nhiều cho Eric Palobon trong chuyến đi này. Với một chuyến trúng luới, thuyền của ông có thể mang về khoảng 30 cá ngừ với con lớn nhất cân nặng 100 kg. Lần này ông chỉ bắt được 6 con và con lớn nhất chỉ nặng 60 kg. Con chim thần thoại sơn trên mũi quét vôi không thể bù đắp cho những tàn phá tác động lên mật độ cá ngừ ngoài biển. Eric là người thừa kế hiện đại cách sống của người Nusantao và chiếc banca của ông chỉ hơn đôi chút chiếc xuồng có thành cao với giàn cân bằng dài bằng tre dày chìa ra hai bên để giữ cho nó khó bị nghiêng đổ trong vùng biển nhấp nhô của Biển Đông. Buồng lái trông chỉ vừa đủ lớn cho ba người nhưng Eric nói rằng trên tàu anh có 12 thành viên trong hai tuần qua, sống nhờ gạo và những gì họ đã bắt được. Một cột buồm ở giữa đỡ các tấm bạt có thể cuộn lại như một chiếc lều lớn dùng che nắng che mưa cho toàn bộ con thuyền ọp ẹp nhưng khi chạy vào vịnh Manila người trên thuyền đã cuộn chúng lại và trang trí bằng quần áo mới giặt trên các dây chằng thay vào.

Cảm ơn tất cả anh chị em

Nguyễn Quang A

Ra khỏi chỗ kiểm tra Hải quan lúc 0:10 phút ngày 2-9-2015 [Ngày 2-9!] mới gặp anh chị em ra đón, gặp nhau mừng nhưng thấy nhiều người bị an ninh đánh tôi nghẹn đi. Về đến nhà 1:30 tắm và đi ngủ luôn cho đã mắt. Sáng dậy xem mấy clip an ninh hành hung các bạn ra sân bay đón tôi (tôi khẳng định có 2 an ninh trong số các bạn gọi là côn đồ, mặc thường phục mà cũng vào định hành hung tôi, hay họ là côn đồ hợp tác với an ninh mặc sắc phục), lướt qua các comment của các bạn tôi rất cảm động. Và tự đáy lòng tôi xin rất rất cảm ơn các bạn, kể cả những người đến Nội Bài muộn sau khi mọi người đã về vì quá khuya và những người đã theo dõi, bày tỏ sự ủng hộ tôi trên mạng, qua điện thoại, qua các cuộc phỏng vấn, và comment dưới các tường thuật lỗ mỗ của tôi trong 15 giờ bị câu lưu tại đồn công an nhà ga T2 Nội Bài.

Dưới đây tôi điểm sơ và bổ sung những điều đã viết hay đã nói mà các bạn có thể chưa rõ (xin nợ bài tổng hợp đầy đủ sau).

Tượng đài độc lập

Huy Đức

Tiến sỹ Nguyễn Quang A về tới Nội Bài vào ngày 1-9-2015 có thể chỉ là một sự trùng hợp. Nhưng việc tước 15 giờ tự do của ông trong đêm trước lễ Độc lập đã gửi một thông điệp rất phản chính trị.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A là một người vận động cải cách một cách ôn hòa. Ông khát khao một tiến trình chuyển đổi an toàn. Thay vì "lật đổ" hay "cướp chính quyền", ông chủ trương một lộ trình dân chủ hóa có sự tham gia của cả những người đang cầm quyền.

Nếu không có tự do chính trị thì không thể có dân chủ. Nhưng nếu chỉ có tự chính trị thì chưa phải là dân chủ. Một nền dân chủ mạnh, bền vững, chỉ có thể đứng được trên nền tảng: xã hội dân sự, kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền.

Không thể có dân chủ khi nó không phải là nỗi khát khao cháy bỏng của mỗi người dân. Nhưng cũng không thể có dân chủ khi khát khao quá cháy bỏng để rồi nôn nóng quá. Đa đảng có thể xuất hiện sau một đêm nhưng nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự thì cần một quá trình.

Đảng viên lão thành Nguyễn Trọng Vĩnh: Vài cảm nghĩ khi được trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng

Nguyễn Đăng Quang

Buổi lễ trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho cụ Nguyễn Trọng Vĩnh được Quận ủy Đống Đa tổ chức tại nhà riêng của cụ vào sáng ngày 1/9/2015. Khi nhận huy hiệu, cụ phát biểu ngắn gọn như sau: “Tôi gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939. Những đảng viên cộng sản như tôi hồi đó là đối tượng khủng bố, ruồng bắt của Nhà nước thực dân Pháp. Tuổi Đảng của tôi năm nay là 76 chứ không phải là 75. Việc trao tặng này lẽ ra phải thực hiện từ năm ngoái chứ không phải để sang năm nay. Nhưng dù sao tôi cũng xin cám ơn các đồng chí, và qua các đồng chí cho tôi gửi lời cám ơn lãnh đạo Đảng cấp trên.”

Đảng viên lão thành Nguyễn Trọng Vĩnh sinh năm 1916, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 9/1939. Tháng 6/1940 cụ bị thực dân Pháp bắt và kết án 5 năm tù khổ sai. Sau khi ra tù, cụ bắt liên lạc ngay với tổ chức và được Đảng giao trọng trách làm Bí thư Tỉnh ủy Phúc Yên rồi Thái Bình. Tháng 3/1947, Trung ương điều cụ vào quân đội làm Chính ủy kiêm Bí thư Khu 1 do đồng chí Chu Văn Tấn làm Khu trưởng. Từ năm 1948 cho đến 1959, cụ được Trung ương điều về làm Cục trưởng Cục Tổ chức đầu tiên của Tổng Cục Chính trị QĐNDVN do đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm Chủ nhiệm. Năm 1959 cụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh tấn phong quân hàm Thiếu tướng và được cử làm Chính ủy Quân khu IV. (Hiện lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là vị Tướng duy nhất trong số trên 30 sỹ quan cấp tướng do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh tấn phong vẫn còn sống!). Tại Đại hội lần thứ ba Đảng Lao động Việt Nam tháng 9/1960, cụ được bầu là Ủy viên dự khuyết BCHTW Đảng khóa III (1960-1976). Giữa năm 1961, Trung ương điều cụ làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Ba năm sau (1964), cụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến cử làm Trưởng đoàn cố vấn giúp Đảng bạn Lào. Sau hơn 9 năm công tác giúp bạn Lào, về nước chưa được bao lâu thì cụ lại được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại Trung Quốc. Cụ cũng không ngờ nhiệm kỳ Đại sứ của cụ tại Trung Quốc kéo dài ngoài dự tính: trên 13 năm, gấp hơn 4 lần nhiệm kỳ thông thường của một đại sứ! Không chỉ vậy, thời gian hơn 13 năm cụ làm Đại sứ ở Bắc Kinh là thời gian quan hệ Trung - Việt rất căng thẳng và trở nên xấu nhất do việc Đặng Tiểu Bình xua 60 vạn quân sang xâm lược 6 tỉnh biên giới nước ta hồi tháng 2/1979! Mãi cuối năm 1987 cụ mới được rút về nước, và 3 năm sau cụ mới chính thức được nghỉ hưu ở tuổi 75!

Nhớ người dựng đài độc lập ngày 2/9/1945: ÔNG ĐANG

Phạm Xuân Nguyên

Mỗi số phận chứa một phần lịch sử

(E. Evtushenko)

1. Họp mặt cuối năm tạp chí Tia Sáng, vừa thấy tôi ló mặt vào hội trường Bộ Khoa học và Công Nghệ, ông Lê Đạt vẫy lại nói: “Anh Đang mất rồi, Nguyên”.

“Mất lúc nào vậy anh?

Sáng nay (8/2/2007).

Trước anh Quán một ngày (nhà thơ Phùng Quán mất vào ngày âm là 22 tháng Chạp).

Ừ. Sáng ngày ông Công đưa ma.

Nơi nào đứng ra làm tang lễ, anh?

“Em hãy rút hồ sơ và nghỉ học ở trường này đi”

Phạm Lê Vương Các

Các bạn có tin đó là câu nói của một thầy Chủ nhiệm Khoa “khuyên” sinh viên của mình sau khi nhập học được 1 tuần không?

Còn đối với tôi câu nói này đã trở nên rất đỗi quen thuộc vì tôi đã được nghe nó nhiều lần khi học ở Đại học Luật TP.HCM. Và lần này tôi lại được nghe ở Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội – nơi tôi đang theo học chuyên ngành Luật kinh tế.

Nhưng khác với lần trước, lần này tôi nghe lại cụm từ “em hãy nghỉ học ở trường này đi” một cách hết sức thô thiển từ một người Thầy, buộc tôi phải viết lại những gì đã xảy ra vào buổi sáng ngày hôm qua.

Anh em ông Đoàn Văn Vươn ngày trở về và cái kết có hậu

Nhà văn Sương Nguyệt Minh

Rõ ràng, cũng là người tù được đặc xá, nhưng anh em ông Đoàn Văn Vươn ở một tư thế khác, không mặc cảm, tự ti, không bị coi thường, kì thị xa lánh.

Cuối cùng người tù Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý cùng với hơn 18000 phạm nhân nữa cũng được ra khỏi nhà giam bằng quyết định ân xá của Chủ tịch nước. Pháp luật nghiêm minh cộng với tình yêu thương sẽ làm cho con người đứng dậy, làm lại cuộc đời. Nhưng, lòng nhân ái còn có sức mạnh hơn cùm kẹp,và song sắt nhà tù.

clip_image001

Ông Đoàn Văn Vươn tại lễ công bố quyết định đặc xá của Chủ tịch nước

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 19)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Chương 8 (tiếp theo)

Định hình chiến trường:

Các vấn đề quân sự

(Shaping the Battlefield: Military Matters)

Một đại đội lính thuỷ đánh bộ Mỹ lẫn mình trong hàng cây: một phần để ngụy trang, một phần để được che mát. Nhiệt độ mùa khô đã đang tăng lên, và bị đè nặng bởi gánh nặng chiến trường của họ, họ vui mừng có được cơ hội để nghỉ ngơi. Lính thuỷ đánh bộ Thái, quen với cái nóng và bụi cát phần đất này của Đông Nam Á nấp gần đó. Từ trên cao, thung lũng trông có vẻ xanh nhưng ở bên dưới phong cảnh khô cằn. Một vài cây cao che giấu sự khô hạn. Bên dưới các cành cây, cỏ mùa vừa qua đã biến thành mồi lửa. Ruộng lúa nứt nẻ chờ mưa tới, chủ ruộng đã đi khỏi từ lâu. Ngay cả chim chóc cũng lẩn đi, hoảng hốt bởi chuyển động chiến thuật trên mặt đất. Chúng vỗ cánh bay lên vách đá lởm chởm đá vôi cao chế ngự sàn thung lũng bằng phẳng. Tất cả đều im lặng.

Ông Nguyễn Quang A bị câu lưu hơn 12 giờ tại Nội Bài

“21:30 (14:30 giờ quốc tế, 1.9.2015) là đúng 12 tiếng tôi bị câu lưu tại sân bay nội bài và không rõ đến bao giờ. Tôi cực lực phản đối sự "mời" làm việc của an ninh” (Facebook Nguyễn Quang A).

19g30 ngày 1-9-2015 tại Nội Bài

Ông Nguyễn Quang A bị câu lưu hơn 10 tiếng đồng hồ

Trang FaceBook của tiến sĩ Nguyễn Quang A ngày hôm nay (thứ ba 1.9.2015, 19:30 giờ Hà Nội, 14:30 giờ Paris) cho biết:

clip_image002

Bản tin BBC phát đi ba giờ trước đó, cho biết:

Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói ông bị câu lưu tại sân bay Nội Bài sau một chuyến đi nước ngoài vì lý do 'an ninh quốc gia'.

Họ nghĩ gì khi vào Lăng Bác

Nguyễn Đình Cống

Từ khi có Lăng Bác Hồ, mỗi dịp người dân ở các địa phương về Hà Nội lần đầu tiên thường có kế hoạch viếng Lăng Bác. Trước mỗi lần có việc long trọng của đất nước thường có các đoàn quan chức cấp cao của Đảng và Nhà nước đến đặt vòng hoa và vào Lăng. Nhiều đoàn nước ngoài đến Việt Nam cũng được sắp xếp kế hoạch thăm Lăng. Theo tuyên truyền thì việc viếng Lăng là một nhu cầu tâm linh cấp thiết của hàng nhiều chục triệu dân Việt. Bạn có tin như vậy không, nếu không tin thì cứ đến quảng trường Ba Đình để chứng kiến cảnh các đoàn người xếp hàng vào Lăng từ ngày này qua ngày khác.

Năm 1994, lúc còn làm Chủ nhiệm khoa ở trường Đại học Xây dựng, sau khi tiếp nhận lớp sinh viên cử tuyển KV 7 nhập trường (sinh viên các vùng sâu, vùng xa được tuyển vào đại học không phải thi), tôi đã dẫn “đoàn các sinh viên ở vùng sâu, vùng xa mới về nhập học ở Hà Nội” đi viếng Lăng Bác và tự cho là đã làm được một điều rất có ý nghĩa. Tôi cũng đã có nhiều dịp dẫn một số bà con đi viếng và có cơ hội trao đổi ý kiến với nhiều người sau khi họ đi viếng về. Theo tôi, tâm tư, tình cảm của những người đi viếng Lăng không giống nhau, có thể chia ra ba loại chính. Loại 1 gồm những người thành tâm, họ xem việc viếng Lăng là một hạnh phúc, một nghĩa vụ. Loại 2 đi viếng Lăng chủ yếu để thỏa trí tò mò, đi xem một công trình lịch sử như nhiều công trình khác. Loại 3 đi theo phong trào, theo một cái mốt hiện thời, ở các địa phương về thủ đô mà chưa vào Lăng Bác thì mang tiếng với bà con, xem như chưa đến Hà Nội. Tôi cứ băn khoăn về câu “Viếng Lăng Bác là một nhu cầu…”. Nếu như trước đây cứ theo đúng di chúc, hỏa thiêu, không làm lăng thì liệu có nhu cầu đó hay không. Nếu không thì nhu cầu đó là thuộc loại nhu cầu do con người tạo ra, rồi người này theo người khác mà thành phong trào chứ không phải nhu cầu tự thân, càng không phải nhu cầu cấp thiết. Đối với các đoàn nước ngoài, nghe đâu phần lớn kế hoạch vào Lăng là theo gợi ý của chủ nhà và cũng đã có một số đoàn từ chối.

Nghe từ cống Rộc

Nguyễn Thông

Sáng nay 31.8.2015, anh em anh hùng Đoàn Văn Vươn đã rời trại giam Hoàng Tiến (ở Hải Dương) trở về quê nhà Tiên Lãng, Hải Phòng. Các anh về với cống Rộc, với vùng đầm bãi thân thiết chứa đầy niềm vui, nỗi buồn, đau thương mất mát của mình. Tôi mừng cho các anh được đoàn tụ gia đình sau những ngày (3 năm 7 tháng) tù tội oan ức trong đề lao chế độ, và chỉ cầu chúc cho các anh chân cứng đá mòn, dựng lại cuộc sống trên cái nền mất mát đau thương đó.

Nhân dịp này, tôi đăng lại trên FB đây bài phóng sự tôi viết chỉ sau khi xảy ra vụ cưỡng chế Tiên Lãng đúng 1 tuần. Từ Sài Gòn, tôi lặn lội ra cống Rộc, những con chữ như được lôi lên từ bùn đất đầm bãi, nhưng đem vào tòa soạn báo TN thì thật không may, thủ tướng vừa có chỉ đạo ngưng toàn bộ thông tin về vụ Tiên Lãng. Và nó sẽ mãi mãi nằm im trong ký ức nếu như không có internet.

Sau bài này, tôi còn viết bài "Ba vị tiên chỉ nói về Tiên Lãng" sau cuộc gặp thú vị với thiếu tướng Phạm Chuyên, đạo diễn - NSND Đào Trọng Khánh và nhà thơ Thi Hoàng. Cũng là những ghi chép tươi ròng về vụ cưỡng chế dã man, tôi sẽ đưa lên sau.

NGUYỄN THÔNG

Yêu nước và thương nòi

Đoàn Khắc Xuyên

Người Việt có yêu nước không? Ấy, bạn khoan vội nhảy nhổm lên vì câu hỏi có vẻ “phạm thượng” này. Dù đã được khắc ghi vào trí não từ bé và tin như đinh đóng cột rằng, trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, từng bao phen đánh thắng mấy đế quốc to nên nhân dân ta luôn luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn... thì bạn cũng hãy thử một lần bình tâm suy nghĩ về những điều có vẻ trái tai dưới đây.

clip_image002

Sinh viên tại TP.HCM đồng diễn và xếp thành hình hai chữ "Việt Nam" để chào mừng 70 năm Quốc khánh 2.9. Ảnh: Zing

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 18)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Chương 8

Định hình chiến trường:

Các vấn đề quân sự

(Shaping the Battlefield: Military Matters)

Trông giống như một cái hộp màu xám khổng lồ, tốc độ tối đa của nó chỉ là vài gút (nm/h) và giống như hầu hết các tàu dọ thám tốt nó che giấu phía sau tên một công việc tẻ nhạt. Là một tàu khảo sát đại dương, USNS Impeccable thường cố tránh bị thành tiêu điểm. Nó hoạt động một mình, xa xôi ngoài biển và ngay tại vùng rìa của luật pháp quốc tế. Mặc dù thuộc sở hữu của chính phủ Mỹ và do Bộ Quốc phòng kiểm soát, nó lại được điều hành bởi một công ty tư nhân, có cái tên quyến rũ hơn Special Mission Division (Ban Đặc Nhiệm) thuộc công ty vận chuyển khổng lồ Maersk. Công việc của Impeccable, và lý do để nó có dạng hình hộp, là kéo các sợi cáp đắt tiền qua dông bão. ‘Nhiệm vụ đặc biệt’ của nó là săn tàu ngầm của Trung Quốc với hệ thống bừa cảm biến thám thính (Surveillance Towed Array Sensor System SURTASS) dài 1500 mét mà nó kéo theo sau.

Một vài suy nghĩ về ngành thuế

Nguyễn Hồng Khoái (*)

Một bài viết gần đây trên vietnamnet.vn cho biết ông Đậu Anh Tuấn Trưởng ban Pháp chế VCCI, thừa nhận, nhiều danh nghiệp thờ ơ với các chính sách liên quan mật thiết tới mình bởi không ít trong số đó cho rằng việc làm này chỉ như ném đá ao bèo. Thậm chí, có doanh nghiệp còn e ngại lên tiếng nhiều quá sẽ dễ bị cơ quan chức năng trù dập, cắt quota. Điều này mới chỉ là một phần nổi rất nhỏ, nhỏ lắm lắm so với những thực tế mà doanh nghiệp “im lặng cho nó lành”. Bài viết này muốn nói một phần nhỏ nữa về ngành thuế với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

I. Thực trạng chính sách thuế hiện nay

Từ năm 2006 các Luật về Thuế khi ban hành đến nay mỗi luật chưa sống trọn 5 năm đã phải sửa đổi, thậm chí lại còn LUẬT SỬA ĐỔI BỔ SUNG CÁC LOẠI LUẬT thì chứng tỏ những công chức ngành Thuế, Tài chính quá dốt nát: không bám sát được thực tiễn của Việt Nam và Quốc tế để có một chương trình dài hơi tạo cho Thuế thực sự là một đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất và hội nhập quốc tế. Đi theo việc sửa đổi về luật thì Nghị định, thông tư cũng thay đổi theo, đưa doanh nghiệp vào mê hồn trận. Ấy thế mà ngành thuế, tài chính thì lại “tự sướng” và cho rằng đó là tính năng động bám sát thực tế, v.v.

Con đường đổi mới, cải cách đi vào ngõ cụt?!

Đặng Kiên Trung

Báo Tuổi Trẻ ngày 29/8 có bài viết ngắn “Không đổi mới, VN sẽ tụt hậu” của Mai Công Thành, ghi ý kiến Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh phát biểu trong cuộc hội thảo khoa học ngày 28/8 về cải cách thể chế kinh tế VN để hội nhập và phát triển: “Đã đến lúc VN phải đổi mới mạnh mẽ về thể chế kinh tế… để đất nước phát triển tốt hơn, nhanh hơn…”. Trước đó, ngày 12/8 Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu trong cuộc gặp 40 nhà doanh nghiệp tiêu biểu: “Cần đặt câu hỏi tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo. Bây giờ phải làm gì?” và nhấn mạnh: “Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn…” (Vietnamnet ngày 29/8).

Những từ ngữ “đổi mới”, “cải cách”… các vị lãnh đạo lớn nhỏ ở trung ương phát biểu trên các diễn đàn người dân nghe đến phát chán nhưng chẳng thấy đâu! Con đường đổi mới, cải cách hầu như đi vào ngõ cụt, nền kinh tế đất nước vẫn lụn bại, hàng triệu người dân vẫn nghèo đói, văn hóa - xã hội vẫn suy đồi, tội ác vẫn lộng hành, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” Đảng vẽ ra vẫn chỉ là giấc mơ; niềm tin người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng không chỉ giãm sút, mà tích tụ thành mâu thuẫn ngày càng gay gắt, tiếng kêu than, nguyền rũa và những hành động chống đối bằng bạo lực của người dân đối với chính quyền diển ra đó đây chưa từng thấy!

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 17)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Chương 7 (tiếp theo)

Kiến và Voi: Ngoại giao

(Ants and Elephants: Diplomacy)

Một buổi tối ở Phnom Penh hai năm rưỡi sau vụ trục xuất người Duy Ngô Nhĩ. Địa điểm tổ chức là to đẹp hơn nhưng vấn đề vẫn như cũ: Campuchia nhảy theo điệu của ai? Lần này không phải những người tị nạn và các nhóm nhân đạo đặt ra câu hỏi mà là các ngoại trưởng ASEAN. Gần như đúng 45 năm kể từ khi các tiền nhiệm của họ ký Tuyên bố Bangkok và tổ chức này đã đi một chặng đường dài. Cuộc họp ở Phnom Penh đang được tổ chức theo khẩu hiệu chính thức “một cộng đồng, một số phận”. Tuy nhiên, tại một trong nhiều phòng họp hoành tráng bên trong một toà nhà có tên lạc quan tên là Cung Hoà Bình, ASEAN đang trong khủng hoảng về Biển Đông.

Làng xóm bắc rạp, bắn pháo đón ông Đoàn Văn Vươn

Hoàng Anh

Ông Đoàn Văn Vươn về đến nhà trong niềm vui và xúc động của bà con xã Vinh Quang, Tiên Lãng (Hải Phòng). Họ chuẩn bị pháo giấy và bắc rạp làm cơm chiêu đãi người nông dân.

clip_image001

Sau chặng đường hơn 80 km từ trại giam Hoàng Tiến (Chí Linh, Hải Dương) về tới quê nhà xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), ông Đoàn Văn Vươn cùng vợ con và những người bạn thân ghé đình Đông, nơi thờ tiến sĩ bộ hộ thượng thư Nhữ Văn Lan để báo cáo với tiên tổ.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn