Tổng Bí thư Tập Cận Bình triệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc trong tình hình như thế nào?

Nguyễn Trọng Vĩnh

1. Tháng 2/1979, Đặng Tiểu Bình huy động 60 vạn quân "dạy cho Việt Nam một bài học", tàn phá và giết hại nhân dân các tỉnh biên giới của Việt Nam .

2. Giới cầm quyền TQ lấn đất, lấn thác Bản Giốc của Việt Nam, cướp đảo, lấn biển của Việt Nam, phá kinh tế Việt Nam, làm nhiều điều tàn ác đối với Việt Nam nên người Việt Nam từ trẻ đến già "đều ghét TQ" đến nỗi Phùng Quang Thanh phải thốt lên lo lắng. Xu hướng "thoát Trung" ngày càng phát triển.

3. Có tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được mời đi thăm Hoa Kỳ.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam đương chuẩn bị, xúc tiến tới Đại hội XII.

Vì vậy, Tổng Bí thư Tập Cận Bình triệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang để trao đổi và đề xuất những yêu cầu sau đây:

1. Phải tuyên truyền mạnh phương châm "16 chữ và 4 tốt" đồng thời trấn áp những biểu hiện chống TQ nhằm củng cố quan hệ Trung - Việt.

Có bao nhiêu thế hệ ước mơ tháp truyển hình cao nhất thế giới?

Lê Phú Khải

Ngày 10 tháng 3 năm 2015 vừa qua, tại khách sạn Hilton Hà Nội đã diễn ra lễ ký thỏa thuận dự án “Đầu tư xây dựng tháp truyền hình Việt Nam” với sự tham gia của đại diện VTV, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty cổ phần tập đoàn BRG.

Tại lễ ký thỏa thuận đó, ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc VTV đã cho hay, tháp truyền hình của dự án sẽ cao 636 mét, cao nhất thế giới. Ông còn tuyên bố: “Đó là ước mơ không biết bao nhiêu thế hệ những người làm việc tại Truyền hình Việt Nam”.

Thật là quái gở! Không biết ông Trần Bình Minh lấy ý kiến của thế hệ làm Truyền hình Việt Nam lúc nào, trưng cầu “dân ý”, người làm truyền hình lúc nào mà dám quả quyết như vậy. Hình như ở nước ta, có hội chứng cứ làm ông quan to (Ủy viên Trung ương) thì muốn phán gì thì phán, nói sao thì nói, coi người nghe không ra gì!

Bảo hiểm xã hội là một hợp đồng dân sự

Luật sư Hà Huy Sơn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.

· Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.

· Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; - Bảo hiểm cháy, nổ; Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.”

Quan hệ giữa giới chủ và người làm thuê

Thiện Tùng

Quan hệ giữa giới chủ và người làm thuê là quan hệ mua bán sức lực và kỹ năng lao động theo kiểu thuận mua vừa bán, cùng có lợi. Quan hệ giới chủ và người làm thuê là quan hệ cùng sinh tồn, chỉ có đối thoại chớ không đối chọi – Có thứ nầy đã hoặc sẽ có thứ kia, có thứ kia đã hoặc sẽ có thứ nầy, nếu khuyết một trong hai, nó không còn là nó.

Ông Các Mác nói cách nay hơn một thế kỷ: “Giải cấp tư sản đẻ ra giai cấp công nhân, giai cấp công nhân sẽ là người đào mồ chôn giai cấp tư sản”. Dựa theo câu nói của Mác, những đảng mệnh danh của giai cấp vô sản cho ra đời bài quốc tế ca: “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn…”.

Thế là ông tổ Mác và những đệ tử vô sản của mình phát động công nhân vùng lên tiêu diệt giới chủ, một việc làm nghịch lý, cuối cùng kẻ chủ trương và người hường ứng phải trả giá đắt cho việc suy nghĩ và hành động nông cạn của mình. Thi nhau sụp đổ, sụp đổ và sụp đổ.

Biển Đông: Kissinger Muốn Dâng Cho TC

Vi Anh

Không phải đến hôm nay mà ngay trong và sau Hội nghị Paris 1972, nhiều người trong giới sĩ phu miền Bắc đã nhìn Kissinger với cái nhìn không mấy thiện cảm. Với tất cả sự láu cá trong đường đi nước bước nhằm rút nước Mỹ đang đang trong thế kẹt ra khỏi miền Nam Việt Nam một cách danh dự, ông Kít chắc là dương dương đắc ý coi mình là một đại công thần của Mỹ quốc lúc bấy giờ. Nhưng ông có biết đâu trong con mắt người Việt Nam có lương tri, ông là hình ảnh một “kỳ phùng” xứng tài xứng đức với cái kẻ ngồi đối thoại với ông trong suốt mấy năm trời ở chiếc bàn bầu dục tại nước Pháp mà dân chúng nửa nước phía Bắc mỗi khi trà dư tửu hậu vẫn thầm bảo nhau: “Tên gian hùng”. Nhưng một bên chỉ là thứ gian hùng ranh vặt, cho nên sau đó thì ngồi chầu 3 tỷ 2 đô la hứa hão để rồi vẫn cứ ôm lấy mô hình XHCN mà đưa con dân nước mình xuống hố. Còn một bên là gian hùng có hạng, làm cho nước Mỹ thoát khỏi bế tắc, tiếp tục giữ được vị trí siêu cường. Tất nhiên, đã là gian hùng thì thế nào cũng có cái giá cho mỗi hành động của mình. Kissinger những tưởng cô lập được LBXV khi thò bàn tay ra nâng đỡ Trung cộng, ông ta có ngờ đâu chính tính toán của mình đã giúp cho Trung Cộng một thời cơ quý hơn vàng để phất lên, sau hơn ba thập kỷ nghiễm nhiên trở thành một cường quốc, làm mưa làm gió ở phương Đông, một mặt ép hai dân tộc có nền văn minh lâu đời là Tây Tạng và Tân Cương vào con đường đồng hóa như tất cả những dân tộc hàng nghìn năm qua đã phải trở thành người Hán, mặt khác thò cái lưỡi ra quyết chiếm trọn Biển Đông, ngày càng đẩy các nước Đông Nam Á vào thế bị phụ thuộc.

Bỗng chốc nước Mỹ phải đối mặt với hai kẻ thù là Nga và Tàu cùng rất mạnh – lưỡng đầu thọ địch; cũng bỗng chốc cả một phương Đông đang yên bình bị đánh thức bởi tiếng rú của một con chó sói già vừa được Kissinger tiêm cho mấy liều thuộc tăng trưởng nên trở nên hùng hổ, vừa gào rú vừa chạy quanh khắp tứ phía lục địa Á Châu, phía nào cũng cố tè một bãi nước đái khai mùi Đại Hán để đánh dấu lãnh thổ vốn ấp ủ từ lâu trong bộ não chó đầy dục vọng của mình.

Thế đấy. Công lao của ngài Kissinger đối với nhân loại hay nói đúng hơn là cái phần nhân loại đang mỏi cổ ngóng trông một chút công lý nào đấy của thế giới văn minh sẽ cứu vớt được số phận của họ, rốt cuộc là thế đấy. Kít là kẻ làm chính trị chuyên nghiệp nên thủ đoạn có thừa, nhưng bên trong con người ông ta hẳn cũng có sẵn cái gene lừa thầy phản bạn, là một căn tính mà các dân tộc phương Đông xưa nay vốn không bao giờ coi trọng, vì con người phương Đông vẫn lấy “bản thiện” làm đầu. Thế mà ông ta vẫn không chịu ngậm miệng lại, vẫn hùng hồn tuyên bố Mỹ nên làm hòa với Trung Cộng để cùng nhau chia chác ở Biển Đông, thực dụng và cạn tàu ráo máng đến thế thì “treo giải nhất” chứ còn ai tranh hơn được với ông ta nữa. Bài viết của Vi Anh là tiếng nói phẫn nộ chính đáng của lương tâm người Việt đáp trả cái kẻ đã chà đạp lên lợi ích cả một dân tộc, cho đến tuổi lú lẫn này rồi mà vẫn còn nguyên một cục tham vọng không suy suyễn.

Bauxite Việt Nam

TRÁNH NÉ CHỐI QUANH …THÌ “HẾT KHÔN DỒN ĐẾN DẠI”!

TS Tô Văn Trường

Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học KC08/11-15 Bộ KHCN

Dear All

Tôi nhận được nhiều ý kiến đề nghị bình luận bài báo của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản VN (TKV) đăng trên báo Lao động ngày 4/4 về "hiệu quả  kinh tế của dự án bô xit Tân Rai" và vì sao GDP quý này tăng đột biến.?

Riêng về cách tính GDP của Việt Nam, muốn tìm hiểu sâu, xin mời đọc lại bài tôi phỏng vấn chuyên gia Vũ Quang Việt đã đăng báo và trên mạng xã hội.

Đọc các thông tin trên báo chính thống của nhà nước về GDP quý 1 năm 2015, nếu nói tăng dầu thô thì thật ra sản lượng tăng 9% tức là góp phần vào tăng GDP nhưng trong trường hợp này thì có lẽ dù tăng GDP theo giá cố định nhưng giá hiện hành lại giảm vì giá dầu thô giảm 1/2. Như vậy điều này chỉ ra là VN “cố đấm ăn xôi”, do giá giảm quá sâu nên phải tăng sản lượng để bù vào.

Theo anh Việt nhận định đây là tình trạng chung của nhiều nước để cho thu nhập cho chính quyền. Làm thế, giá trên thế giới lại càng giảm. Tăng GDP vì bơm thêm dầu hoả kiểu này thì chỉ đúng cho thời gian qua, và sẽ không tiếp tục được lâu dài.

Không có số liệu cụ thể nên rất khó đánh giá. Nói chung , so sánh với các quí 1 tăng khoảng 4 phần trăm, mà lần này tăng là 6% thì tức là tăng thêm 2%.  Tổng cục thống kê bảo là do xây dựng và dịch vụ có tăng thế không.? Không thể là xây dựng vì về cơ cấu xây dựng bình thường bằng khoảng 5,4% GDP nếu tăng thêm 2% tức là tăng 30%, rất khó tin. Về dịch vụ thì dịch vụ gì tăng? Tổng cục thống kê không giải thích vv…

Tô Văn Trường

Những điều lạ đời đến phát sợ ở cái ai-pi-u 132

Nhật ký mở lần thứ 135

Tô Hải

04-04-2015

Thưa Đại lão nhạc sĩ,

Xin Đại lão nhạc sĩ dẹp hết bầu máu nóng, để cho lòng mình thảnh thơi. Những trò này của “phe ta” vốn đã có từ lâu quá đi rồi. Nó đã làm không phải thế hệ của Đại lão và thế hệ chúng tôi mà những mấy thế hệ trên chúng ta nữa, tin đến gãy cổ, bị mắc lừa cho đến khi chính mình và gia đình mình tan nát, chẳng hạn như bà Nguyễn Thị Năm, một gương mặt thánh thiện, rốt cuộc không chỉ bà bị thí mạng mà con cháu đến nay vẫn còn chưa gượng lên được. Và có thế mới dẫn đến cái ĐẠI BI KỊCH LỊCH SỬ DÂN TỘC của ngày hôm nay, khi mà sự đổ vỡ niềm tin đã loang ra trong khắp nước, không có trò gì bịt mắt nổi nhân dân trong nước nữa – một tầng lớp gọi là có chút chữ nghĩa thì lên tiếng bằng những phản biện sắc bén trên các trang mạng xã hội từ nhiều năm nay, còn nhiều tầng lớp thầm lặng khác đáng quan tâm hơn, những giai tầng từng được tôn vinh là QUÂN CHỦ LỰC và từng phơi thây ở chiến trường, trên giá súng, với tất cả niềm vinh quang không có thực, thì sau ngày “khoai sắn lên ngôi” chiếm toàn bộ lãnh thổ vào tay, chính những con người đáng được ưu tiên ấy lại phải chết bằng đủ mọi cách: mất việc, mất bảo hiểm, mất đất, con cái ra đứng đường và đi bán thân xác trên khắp toàn cầu... Những tầng lớp được coi là cơ bản trong xã hội hiện đang phát đi bao nhiêu lời kêu cứu thảm thiết, vô ngôn, và hoàn toàn vô vọng.

Bây giờ đây khi thế giới đã bước sang một kỷ nguyên mới, “phe ta” sụp đổ hơn 30 năm rồi song rải rác đó đây, do điều kiện địa-chính trị đặc thù, ngôi báu của một vài chúa tể trong phe vẫn chưa mất, và các phe nhóm chúa tể liều lĩnh ấy vẫn còn quyết “cố đấm ăn xôi” để giữ, thì để đeo được mặt nạ hòa nhập vào với nhân loại văn minh, không bị thải loại, họ lại phải diễn lại những trò diễn cũ mèm đã diễn từ thuở nảo thuở nào, nhưng có thay đào kép mới, nhất là điểm tô thêm dăm ba lời cải lương, để cho chính khách toàn cầu đến xem, cốt được thế giới chấp nhận cho đứng vào hàng ngũ những tổ chức mang tính nhân loại mà trước đây họ từng cực lực chống và bây giờ trong tim đen vẫn chống đến cùng, mà bề ngoài thì lại thơn thớt ve vãn, thì có lạ gì đâu.

Kẻ đầu têu bày trò phải nói là tên Đại Hán gian manh, vốn còn nghĩ ra nhiều thứ trò ma mãnh gấp mười lần hơn kia và nếu như chúng tôi chưa quên thì dưới thời Mao cũng đã có những cuộc lôi kéo thế giới bịp bợm vào hạng siêu mà Đại lão cố hồi ức mà xem, có phải thủa ấy, tuổi trẻ, trí nông, chúng ta đều tưởng lầm là nhân loại văn minh luôn luôn hướng về chủ nghĩa cộng sản, cho nên không ai là không sung sướng vỗ tay, như mở cờ trong bụng, có phải thế không? Còn bây giờ? Thiết nghĩ, đó chỉ là những trò ế khách lúc chợ chiều, họp ở Hà Nội thì cứ họp, còn hàng trăm nghìn công nhân biểu tình ở các địa phương miền Nam có vì những cuộc họp ấy mà giải tán đâu nào. Từ đó mà suy, hỏi làm sao mà làm được chuyện “vải thưa che mắt thánh”, dù “nghệ sĩ” của chúng ta có phùng mang trợn má “diễn trò dân chủ” thật trôi chảy. Vậy thì xin hãy cứ yên tâm mà xem trò cho nó xôm, thưa Đại lão nhạc sĩ.

Bauxite Việt Nam

Vụ “Cây Hà Nội” cần tham vấn chuyên gia Nông Đức Mạnh

Mạc Văn Trang

Trong vụ “Cây Hà Nội” diễn ra căng thẳng, phức tạp đầu năm 2015, cả phía lãnh đạo và người dân Hà Nội đều quên tham vấn chuyên gia lâm nghiệp nổi tiếng – cựu TBT Nông Đức Mạnh. Đó là một thiếu sót lớn, một thiệt thòi cho thủ đô nói riêng và cho quốc gia nói chung!

Chúng ta thấy cựu chính khách hàng đầu ở các nước như Mỹ, Anh, Úc, Singapore… khi hết thời lãnh đạo, họ thường tiếp tục hoạt động chuyên môn - nghề nghiệp với những đóng góp thiết thực, hữu ích cho xã hội, được nhân trân trọng, mến yêu…

Trong khi đó các cựu lãnh đạo Việt Nam, dù lúc vào Đảng đã tuyên thệ “cống hiến cho nhân dân đến hơi thở cuối cùng…”, nhưng khi hết thời làm lãnh đạo thì thường chỉ về “vui thú điền viên” chứ không mấy khi tham gia các hoạt động chuyên môn – nghề nghiêp, tiếp tục đóng góp cho xã hội? Mặc dù những vị này thường vẫn sống rất lâu như cựu Chủ tịch Lê Đức Anh, TBT Đỗ Mười và trông vẫn rất khỏe mạnh như TBT Nông Đức Mạnh, TBT Lê Khả Phiêu, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch QH Nguyễn Văn An … Quả là những kho chất xám bị lãng quên! Hoặc giả, các vị chỉ bí mật đóng góp trong phạm vi hẹp nào đó mà nhân dân không được chiêm ngưỡng, cũng là rất lãng phí!

“Tôi kinh ngạc về vụ chặt cây Hà Nội”

clip_image002Dự án “chặt hạ 6.700” cây xanh ở Hà Nội làm xôn xao dư luận thủ đô trong mùa Xuân này.

Một kiến trúc sư đô thị từng có hai thập niên tham gia tư vấn cho các dự án bảo tồn phố cổ hợp tác Pháp - Việt ở Hà Nội tỏ ra “kinh ngạc” khi được biết về dự án “chặt hạ cây xanh” hàng loạt gây tranh cãi vào mùa xuân 2015.

Cuộc chiến Nam – Bắc phân tranh

Phạm Đình Nhiên

Tại hội nghị Genève Thụy Sĩ ngày 20-7-1954 nước Việt Nam bị phe tư bản và cộng sản chia đôi lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Miền Bắc thuộc khối Nga Tàu, miền Nam là Mỹ Pháp. Cuộc chiến tranh lạnh giữa Tư Bản và Cộng Sản kéo dài gay gắt từ ngay sau thế chiến thứ II và ba nước nằm trong lằn ranh tranh chấp ấy bị chia đôi là Đức, Triều Tiên năm 1945 và Việt Nam năm 1954. Trên bàn cờ quốc tế bấy giờ, Đông – Tây Đức, Nam - Bắc Triều Tiên, Nam - Bắc Việt Nam nằm trên tuyến đối đầu và rất dễ biến thành những con tốt thí cho cuộc chiến tranh lạnh nếu những người lãnh đạo không có bản lãnh, khôn ngoan, không biết nhìn xa, trông rộng, nhất là không có lòng yêu nước sẽ dễ dàng bị ngoại bang lung lạc, sai khiến .

Tuy trong cùng hoàn cảnh phân chia nhưng dân tộc Đức và Triều Tiên không bị thảm cảnh nồi da xáo thịt như Việt Nam. Miền Bắc Triều Tiên trải qua ba đời cai trị tàn bạo của triều đại cộng sản nhà họ Kim (Kim Nhật Thành, Kim Jong Il, Kim Jong Un) cũng không gây ra cuộc chiến giữa 2 miền Nam - Bắc sau khi cuộc chiến Trung Cộng và Mỹ chấm dứt năm 1953.

Hãy vuốt mắt cho nỗi Sợ Hãi

Nguyệt Quỳnh

Nhà thần học nổi tiếng Dietrich Bonhoeffer là một thành viên hàng đầu của lực lượng kháng chiến chống lại chế độ tàn bạo Đức Quốc Xã ngay trong lòng nôi của nó. Mặc dù ghê tởm hành động tàn sát người Do Thái của Hitler, Bonhoefer và một số sĩ quan cao cấp trong quân đội vẫn giữ thái độ bề ngoài hợp tác với chế độ. Họ tin rằng những cơ may tốt nhất để chặn đứng Hitler nằm ở vị trí cận kề nhất với những kẻ điều khiển quyền lực quốc gia và việc này đòi hỏi một sự đồng lõa bất đắc dĩ. Bonhoeffer có câu nói nổi tiếng lên án sự im lặng của người dân Đức: Im lặng khi đối diện với cái ác chính là bản thân của cái ác…”. Lẽ ra ông đã có cuộc sống an lành tại Hoa Kỳ, nhưng Bonhoeffer đã trở về với quê hương và chịu trả giá cho cái ước nguyện của mình là phải chận đứng sự tàn bạo của chính quyền Đức Quốc Xã.

Có lẽ mẫu số chung của những con người sống dưới các chế độ phát xít hay cộng sản (cs) là thái độ im lặng cam chịu. Đặc biệt nỗi im lặng cam chịu của nhiều đảng viên CS lại chợt hiện rõ lên qua cái chết của cựu đại tá Lê Trọng Nghĩa. Ông Nghĩa ra đi để lại cho cuộc đời nhiều nỗi ngậm ngùi. Ngậm ngùi vì nó nhắc nhở rằng cả dân tộc VN đã bị dối lừa, bị oan khuất chứ không riêng gì bản thân đại tá Lê Trọng Nghĩa. Vậy ai sẽ là người minh oan cho các nạn nhân của chế độ? của biết bao gia đình quanh vụ án Nhân Văn Giai Phẩm? của hàng trăm ngàn người bỏ mạng trong chiến dịch “Cải cách ruộng đất”? ...

Cần nhận định đúng về đình công

Nguyễn Quang Duy

04-04-2015

clip_image002

Các cuộc biểu tình ở phía nam đã lắng xuống sau khi chính phủ kiến nghị sửa Luật Bảo hiểm Xã hội

Các cuộc đình công liên tục diễn ra tại khu công nghiệp Sài Gòn, Bình Dương, Tiền Giang, Tây Ninh, Long An … khiến nhiều người tin rằng phong trào công nhân Việt Nam đã trưởng thành.

Kết quả vụ Philippin kiện TQ ở biển Đông liệu sẽ tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ “nghiêng về một bên”?

Đoàn Hưng Quốc

Lập trường chính thức của Hoa Kỳ từ trước đến nay là không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp tại biển Đông bởi vì Mỹ không có tư thế để phán đoán bên nào đúng hay sai. Nhưng cũng vì thế mà Hoa Kỳ không thể trực tiếp hậu thuẫn Phi khi Trung Quốc dùng chiến thuật tầm ăn dâu để lấn dần biển đảo. Cho nên kết quả của vụ kiện ra tòa án Liên Hiệp Quốc, nếu thuận lợi về phía Philippin, có thể mang lại cơ sở pháp lý để Hoa Kỳ có chính sách rõ ràng hơn nhằm hỗ trợ đồng minh của mình.

Trung Quốc đã thông báo không tham gia vụ kiện và sẽ không thi hành phán quyết của trọng tài quốc tế. Dù vậy một số đông các nước trên thế giới và trong khu vực vẫn xem vai trò của tòa án LHQ như giải pháp tốt nhất nhằm giải quyết tranh chấp một cách công bằng và hợp lý. Nếu tòa án LHQ quyết định rằng các đảo thuộc về Philippin thì việc Trung Quốc dành thêm biển đảo không còn là tranh cãi giữa hai nước mà trở thành hành vi xâm lấn.

Tuyên bố của các tổ chức XHDS độc lập ở Việt Nam

Tuyên bố chung này được đưa ra bởi các tổ chức kí tên dưới đây mà cũng là thành phần bị loại ra khỏi cái gọi là “Tiến trình quốc gia” của Việt Nam về ACSC/ APF 2015.

I- Trước hết, chúng tôi công nhận vai trò quan trọng và không thể thiếu của các  tổ chức xã hội dân sự độc lập ASEAN đối với sự thịnh vượng, ổn định và tính dân chủ của mỗi quốc gia thành viên ASEAN, cũng như đối với toàn thể cộng đồng dân chúng ASEAN.

Chúng tôi cũng nhận thức được rằng các chế độ độc tài lẫn các GONGOs của họ là một lực cản nghiêm trọng đối với công lý, đối với các tiến trình dân chủ cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội dân sự đích thực.

II- Do đó, đại diện cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, chúng tôi thỉnh cầu  các tổ chức xã hội dân sự ASEAN ủng hộ  chúng tôi trong các việc sau đây:

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

HP MT DÂN CH 2015, K 14, t 28.3. đến 29.3.2015 ti Philippines

HP MT DÂN CH (HMDC) tập họp nhiều người Việt trên toàn thế giới, hoạt động trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau – nhân quyền, văn hóa, giáo dục, truyền thông, xã hội, chính trị - có cùng mục tiêu chung là độc lập dân tộc và dân chủ hóa Việt Nam. HMDC tổ chức Tĩnh hội thường niên tại một địa điểm yên tĩnh để những người Việt quan tâm đến tình hình VN và Cộng đồng từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động, trong sự tương kính, cởi mở giữa những người yêu chuộng tự do dân chủ.

Tĩnh hội HMDC 2015 năm nay được tổ chức lần đầu tiên tại Đông Nam Á trong 2 ngày tại Philipinnes từ thứ bẩy 28.3 đến chủ nhật 29.3.2015. Đây là Tĩnh hội thứ 14, quy tụ 38 người, đến từ 8 quốc gia: Úc, Phi, Pháp, Đức, Na Uy, Canada, Hoa kỳ và Việt Nam, gặp nhau tại một thị trấn nhỏ mang hình ảnh quê hương VN với những rặng dừa xanh mát, nhiều cây ăn trái vùng nhiệt đới, ven bờ hồ nước trong, với nhiều kỳ hoa dị thảo.

Việt Nam còn ăn xin đến bao giờ?

Nguyễn Văn Tuấn

Chuyện lãnh đạo nước mình đi ăn xin dài dài không đợi bác Nguyễn Văn Tuấn nói, thằng Tàu nó đã vạch mặt chỉ tên từ lâu.

Còn nhớ, ngày trước cứ mở đài Bắc Kinh ra là nghe Tàu nó réo chửi mình: “Việt Nam là tên ăn mày quốc tế vô liêm sỉ”.

Ngẫm kỹ ra thì từ khi cách mạng về, kể đã mấy chục năm, Đảng mình, các lãnh tụ nước mình có hai cái tài đặc biệt, xưa nay hiếm: Một là tài đi ăn xin, hai là tài ... sống lâu. Kìa, xem bác Phạm Văn Đồng, bác Đỗ Mười, bác Lê Đức Anh... đều sống ngót nghét cả trăm tuổi. Ít hơn một chút thì có bác Phiêu U 90 rồi mà vẫn lặn lội suốt từ Nam chí Bắc, hễ đâu có chuyện hiếu hỉ là có bác. Rồi bác Nông Đức Mạnh U 80 mà răng vẫn chắc, môi vẫn đỏ, còn phong độ hơn cả vận động viên thể hình. Có lẽ bác này phải thọ đến 200 tuổi chứ chẳng chơi. Các bác đày tớ cứ phong độ như thế suốt cả thế kỷ trong lúc đám 90 triệu ông chủ cứ thi nhau lăn đùng ra chết, hết chết vì tai nạn giao thông lại đến chết vì ung thư, tiểu đường, ho lao. Bệnh viện người nằm đè lên người như xếp cá trong nồi. Ô hay, các bác cứ sống lâu như vậy còn dân thì tranh nhau chết như vậy rồi ra còn ai cho các bác lãnh đạo? Còn ai để đi trên con đường mang tên Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu...

Trở lại với chuyện Việt Nam ăn xin. Nhục thì nhục rồi, nhưng nước mình không phải là ngoại lệ. Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều là những kẻ ăn xin có hạng, ăn xin lẫn nhau và ăn xin các nước ngoài hệ thống XHCN, nghĩa là ăn xin các nước tư bản. Hồi còn Liên Xô, họ đã phải nuôi báo cô hàng loạt nước XHCN vệ tinh. Điển hình nhất là Cu Ba. Rồi Bắc Triều Tiên cũng sống nhờ vào bầu sữa Trung Quốc. Khi thiếu đói quá, họ phải buôn lậu vũ khí và thuốc phiện để tồn tại qua ngày.

Không ăn xin sao được khi mà năng suất lao động thấp nhất khu vực, tham nhũng cao nhất khu vực? Không ăn xin sao được khi mà số cán bộ của một xã ở Thanh Hóa (500 người), xấp xỉ một cơ quan quản lý của khối EU trông coi mấy trăm triệu công dân EU ? Không ăn xin sao được khi mà chỉ một cái Văn phòng trung ương Đảng đã có tới gần 3000 nhân sự và chi tiêu mỗi năm hàng trăm triệu USD ?

Bauxite Việt Nam

AI ÁC GHÊ?

Tại sao cá nhân một uỷ viên trung ương Đảng lại quyết định một chính sách lớn về an sinh xã hội? Quyết định này ảnh hưởng đến chế độ BHXH của 855.000 người có công. Chỉ một lời tuyên bố mà các cơ quan quyền lực và chức năng phải nghiêm chỉnh chấp hành, dân oan phải câm họng, trí thức không dám phản biện. Có độc đoán, độc quyền, độc tài không?

Phạm Tuấn Xa

04-04-2015

clip_image001

Bán sân bay hay bán “tử huyệt” ANQP?

Nguyễn Đình Ấm

VN đang đứng trước một nghịch lý: Số người giàu tăng nhanh nhất thế giới, nhiều quan chức giàu sụ, sống xa hoa cũng cỡ “nhất thế giới” nhưng nền kinh tế quốc gia thì nợ công, nợ xấu chồng chất, nhà nước phải đi “vay để trả nợ” 3 tháng một tỷ đô, mỗi sinh linh VN gánh gần 1.000 đô nợ...

Khi một nhà đã lâm cảnh “làm một, ăn hai” thì chuyện đem bán những của cải cơ bản của gia đình như ruộng vườn, nhà cửa, tăng giá điện liên tục, tăng phí nọ, kia lên hai, ba lần một đợt… cũng là chuyện dễ hiểu. Đó là chưa kể có thể có những toan tính để gia tăng tốc độ giàu cho ai đó như các cuộc bán chác ở Nga sau khi Liên Xô tan rã...

Cuối năm ngoái bộ GTVT nêu việc bán đường cao tốc, vừa rồi là bán sân bay nói là để lấy tiền làm đường mới, xây sân bay mới. Thế nhưng, việc bán những cơ sở hạ tầng của một quốc gia như VN là không đơn giản.

Triển vọng Việt Nam chuyển hoá khi gia nhập các Cộng đồng thương mại tự do

Vũ Ngọc Yên

Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu, không những chỉ ra con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững mà còn tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một quốc gia dân chủ, pháp trị, phồn vinh và văn minh. Đất nước dưới chế độ độc đảng tuy đã có 40 năm hòa bình, song vẫn trì trệ, suy thoái.Việt Nam hiện nay đang đối đầu trước những khó khăn kinh tế và chính trị. Bối cảnh này thúc ép Việt Nam cần phải mở rộng hợp tác quốc tế cũng như chủ động gia nhập vào các cộng đồng thương mại tự do do các quốc gia dân chủ khởi xướng. Tham gia vào các hiệp định mậu dịch tự do (FTA) sẽ là cơ hội cho đất nước phát triển tiềm năng và giảm bớt lệ thuộc vào ngoại bang.

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Stategic Economic Partnership Agreement, viết tắt TPP)

TRÒN MỘT NĂM

(3/4/2014 - 3/4/2015)

Lưu Gia Lạc

clip_image002

Khi mọi người ngậm ngùi chia tay anh, những giọt nước mắt lăn dài trên má những người phụ nữ, đến khi bước ra cửa thì gặp ngay thằng em Bóng Ma cách đó cả trăm cây số phi đến chỉ để được gặp các bà chị Hà Nội mà nó yêu mến mà chưa từng gặp mặt . Tôi nghĩ ra một điều nên quay trở lại bên giường anh nằm, bấm vào lòng bàn tay anh tôi nói nhỏ:

Đình công là hậu quả thiếu phản biện chính sách?

Nam Nguyên
03-04-2015

Nếu làm một phép thống kê, chắc chắn mấy ngày qua cụm từ “90.000 công nhân” và “đình công” là những từ thì treo giải nhất chi nhường cho ai về tần suất xuất hiện trên báo mạng (trong lúc các tờ báo lề phải của tuyên giáo lại gần như im hơi lặng tiếng, dửng dưng với tiếng kêu oan của 90.000 sinh mạng ở phía Nam đất nước. Mà ngay cả các tờ báo mạng cũng chỉ dừng lại ở mức thán phục, trầm trồ trước con số 90.000 và đều nhận định rằng người công nhân ở thời điểm hiện nay đã bước qua nỗi sợ, rằng một xã hội dân sự đang hình thành, chứ không thấy ai quan tâm đến các số phận riêng lẻ. Vậy thì 90.000 con người vô danh kia, anh là ai? Không khó để tìm ra câu trả lời. Anh là những kẻ cùng khổ. Tiếng Việt gọi anh là dân đen, là lê dân, là cùng đinh, là thảo dân. Vâng anh là thảo (cỏ) dân, anh là cỏ dại, vị trí của anh là dưới gót giày kẻ khác. Ở làng quê Việt Nam bây giờ, những nhà có máu mặt (chưa kể tới các quan chức xã, như bí thư đảng ủy, chủ tịch xã..., không có ai cho con đi làm thuê ở các doanh nghiệp, chỉ có con cái những nhà cùng khổ thấp cổ bé họng nhất làng mới đầu quân vào đội quân làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước). Cho nên khi bị đẩy vào đường cùng cỏ dại không còn cách nào khác là phải tự vệ. Cái dạ dày của họ sai bảo họ phải làm như vậy. Cũng cần phải nói thêm rằng thời buổi chiến tranh cỏ dại là kẻ ra trận đầu tiên và vào thiên đường sau cùng. Họ là anh hùng, là liệt sĩ đang nằm rải rác đâu đó dọc biên giới phía Bắc, chiến trường A,B,C... Không thấy con của vị tướng nào đi lấp lỗ châu mai, lấy thân làm giá súng hay chèn pháo cả. Chỉ có thảo dân mới làm được việc đó. Vâng, họ là thảo dân, là cỏ dại, cỏ dại bất diệt dưới gót giày kẻ khác. Trong lúc cỏ dại bận đi lấp lỗ châu mai, thì tôi có thể cá rằng hầu hết con của các đày tớ của nhân dân đang chen chúc nhau ở thiên đường. Và bây giờ hòa bình rồi thì cỏ dại vẫn là cỏ dại, chẳng có gì thay đổi, vẫn phải bán thân nuôi miệng, nợ áo cơm phải trả đến hình hài. Luật pháp đã tước đi chút quyền cuối cùng của họ: quyền lựa chọn. Vậy thì họ phải chiến đấu vì sự sống, vì cái bụng thiêng liêng. Đảng yên tâm đi, đừng nhọc công tìm kẻ xúi bẩy, kẻ cầm đầu. Kẻ cầm đầu là cái đói.

Bauxite Việt Nam

“Phong trào công nhân VN đã trưởng thành”

clip_image002

Khoảng 90.000 công nhân Sài Gòn ở khu công nghiệp Tân Tạo đã đình công, theo báo chí Việt Nam tuần này.

Phong trào đấu tranh của công nhân và người lao động Việt Nam chứng kiến diễn biến lịch sử sau khi lần đầu tiên qua nhiều năm, đình công của công nhân Sài Gòn đã làm chính quyền phải thay đổi chính sách ở tầm quốc gia, theo các khách mời của Bàn tròn Giữa tuần của BBC.

Đình công ngày 2/4: Tiền Giang nóng bỏng, Tp.HCM hạ nhiệt

Nguyễn Thiện Nhân

NÓNG! Cả một KCN ở Tiền Giang đình công.

Ngày 2/4: Cả Khu Công Nghiệp Tân Hương-Tỉnh Tiền Giang đình công! Công nhân bỏ về hết, vắng tanh, chỉ còn loe hoe vài nhân viên văn phòng. Các công ty lớn như Dụ Đức, Simone, On accessories, Freeview, Hansae, Quảng Việt…công nhân đều bỏ về.

clip_image001

Công nhân Công ty On accessories bỏ về

Xu thế ghét Trung Quốc

Nguyễn Hưng Quốc (blog)

02.04.2015

clip_image001

Phát biểu trong một hội nghị quốc gia vào đầu năm 2015, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tuyên bố: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già [đều] có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”.

Chuyện tại sao ông “lo lắng” và cho đó là một sự “nguy hiểm cho dân tộc” chúng ta sẽ bàn sau. Ở đây tôi chỉ chú ý đến một hiện tượng được chính Phùng Quang Thanh ghi nhận và thừa nhận: sự căm ghét Trung Quốc là một “xu thế” rất phổ biến, “từ trẻ con đến người già” tại Việt Nam.

“Chỗ cần nhà nước thì không thấy đâu”

clip_image002– Các chuyên gia kinh tế hàng đầu VN thừa nhận thực tế suốt gần 30 năm đổi mới, đã có nhiều cuộc thảo luận, nghiên cứu về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng câu trả lời vẫn chưa rõ ràng.

VietNamNet giới thiệu phần 1 cuộc bàn tròn với TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư và TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN.

30 năm vẫn chưa rõ

Nhà báo Việt Lâm: Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu rằng: “Kinh tế thị trường là thế nào? Định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào? Phải nói cụ thể chứ không thể chung chung mãi được”. Ban Kinh tế Trung ương cũng đang bắt đầu lấy ý kiến thảo luận để đưa định nghĩa về kinh tế thị trường định hướng XHCN vào văn kiện Đại hội Đảng sắp tới. Những động thái này nói lên điều gì?

TS. Lưu Bích Hồ: Thủ tướng là một người lãnh đạo có tư duy đổi mới rất rõ. Từ khi xây dựng Chiến lược 2011-2020 do Thủ tướng chủ trì đã thể hiện nhiều quan điểm đổi mới trong phát triển đất nước, đăc biệt là về phát triển kinh tế thị trường, xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và mở rộng dân chủ xã hội. Những thông điệp đầu năm đều thể hiện tinh thần đó.

Thư Lý Quang Diệu gửi Margaret Thatcher về vấn đề thuyền nhân Việt Nam

clip_image001

Phạm Thị Hoài

Trong tác phẩm Bên Thắng Cuộc, chương "Nạn kiều", nhà báo Huy Đức nhắc tới "Phương án II", "một kế hoạch 'được phổ biến miệng để giữ bí mật', theo đó: người di tản được đóng vàng để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản."[1] Đó là thời điểm từ giữa năm 1978 đến giữa năm 1979, khi chiến dịch bài Hoa ở Việt Nam dâng cao và chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ. Những người vừa mất nơi sinh sống, vừa mất hết tiền của vào tay chính quyền để ra đi "hợp pháp" trong vòng bí mật và không ít cũng sẽ mất mạng trên biển trong kế hoạch này phần lớn là người Việt gốc Hoa.

clip_image003
Lý Quang Diệu. ẢNH TODAYONLINE.COM

NÓI LẤY ĐƯỢC

Tô Văn Trường

Ngày 31/3/2015, TKV đã đưa ra “Thông tin dành cho báo chí” về các dự án bauxite Tây Nguyên. Trong đó có đọan viết:

Việc một số người luôn tìm cách tấn công các dự án của TKV dù không đủ thông tin, hiểu biết không đầy đủ v các vấn đ không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình là không khách quan và không chính xác. Những ý kiến đánh giá được đưa ra trên các số liệu, dẫn chứng không chính xác, thiếu thực tế, thiếu tính khoa học sẽ phiến diện và không đáng tin cậy” (hết trích dẫn).

Người đọc xin bình luận như sau:

1/ Từ trước đến nay, tôi chưa thấy ai “tấn công các dự án của TKV”. Yêu cầu TKV nêu đích danh “một số người” là ai? và “các dự án của TKV” là những dự án nào?. Những người có ý kiến về những dự án bauxite của TKV đều ghi rõ họ tên địa chỉ của mình và nêu cụ thể tên dự án.

2/ TKV có “đầy đủ thông tin”, có hiểu biết “đầy đủ”, có “lĩnh vực chuyên môn của mình” thì xin hãy đưa ra những “hiểu biết” và những “thông tin” của mình về các dự án bauxite một cách khách quan và chính xác.

3/ Cũng trên tinh thần đó, TKV cần đưa ra “các số liệu”, “dẫn chứng” “chính xác”, có “thực tế” và có “tính khoa học” để dư luận và những người nộp thuế “tin cậy” vào những gì TKV nói và làm.

Là người có 37 năm và 5 tháng làm việc trong ngành khai khoáng và năng lượng (từ thời Bộ Điện và Than đến 31/01/2015), trong đó có gần 19 năm và 9 tháng làm việc trực tiếp tại TKV tôi xin lưu ý TKV như sau:

1/ Qua theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng, kể từ 11/1987 (lần đầu tiên có bài báo của tác giả Nguyễn Trường Sơn đăng trên cơ quan ngôn luận của Bộ Năng lượng chính thức phản đối việc khai thác bauxite trên Tây Nguyên) đến 31/3/2015 chưa thấy ai “tấn công” các dự án nào của TKV cả. Nếu hiểu “tấn công” là ngăn chặn các ý đồ và việc làm sai trái của TKV trong việc triển khai các dự án bauxite Tây Nguyên thì dư luận đã rất quan tâm đến bức thư của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và sau đó là Thông báo số 245 của Bộ Chính trị. Vì vậy, TKV không nên lợi dụng trang báo điện tử của mình để công bố báo chí một cách úp mở và mang tính chất “cả vú lấp miệng em” như vậy.

2/ TKV không nên nhầm lẫn “bạn/thù”. Ai là người đã gây ra những thảm họa cho hai dự án bauxite của TKV trên Tây Nguyên? Ai là người đang chỉ cho TKV và nêu cho dư luận thấy sự thật về các dự án bauxite của TKV?. Thiết nghĩ, người gây ra thiệt hại có khi chưa có khuyết điểm, nhưng những kẻ cố tình bao che thiệt hại chắc chắn là có tội.

3/ TKV không nên quên mình là một doanh nghiệp đang hoạt động dựa hoàn toàn vào nguồn tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân, và bằng tiền đóng thuế của dân. Hơn bao giờ hết, người dân rất muốn TKV thực sự “đáng tin cậy”. Vì vậy, TKV hãy chứng minh điều đó, hãy công khai và minh bạch trước người đóng thuế và trước toàn dân những thông tin đáng tin cậy và đầy đủ về 2 dự án bauxite trên Tây Nguyên và các dự án khai thác than ở Quảng Ninh./.

Hà Nội ngày 02/4/2015

TS. Nguyễn Thành Sơn

DỰ ÁN LẤN SÔNG ĐỒNG NAI LỖI TẠI AI?

 

Tô Văn Trường

 

Ngay sau khi đọc bàiHai dự án không dễ gì rửa sạch" của tác giả Tô Văn Trường,  GSTS Nguyễn Thế Hùng chia sẻ, đồng tình, bình luận nguyên văn như sau:

 ”Hệ thống sông Đồng Nai đã được ổn định từ nhiều năm nay, do đó hiện trạng này cần phải được tiếp tục duy trì bởi lẽ khoa học chỉnh trị sông là một ngành khoa học rất khó và đặc biệt khó khi sông có liên quan trong một hệ thống phức tạp như sông Đồng Nai.

Hiện nay,  để nghiên cứu chỉnh trị sông, người ta thường dùng mô hình toán. Tuy nhiên, do sự phức tạp của dòng chảy nơi đoạn sông cong là dòng chảy xoắn ba chiều nên rất khó sử dụng mô hình toán để mô phỏng cho đúng dù mô hình toán sử dụng để nghiên cứu là 3 chiều (do khó khăn khi chia lưới, điều khiển các thông số mô hình như hệ số nhớt rối, ma sát của lòng dẫn)”

Trên công luận có số ý kiến dẫn giải tỉnh Đồng Nai tiến hành cấp phép đầu tư dự án lấn sông Đồng Nai là dựa trên báo cáo đánh giá dòng chảy của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. (nhiều người còn ngộ nhận là Viện khoa học thủy lợi miền nam làm cả báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM). Thực chất lỗi tại ai?

Bản lĩnh lãnh đạo của Phạm Quang Nghị qua vụ chặt cây xanh

Blogger Người Buôn Gió

Để làm bí thư thành uỷ thủ đô, uỷ viên BCT, ứng cử viên chức TBT... trước đó từng kinh qua nhiều lãnh vực thông tin, báo chí, tuyên truyền, tôn giáo, văn hoá... kinh nghiệm quản lý và lãnh đạo của Phạm Quang Nghị không phải bình thường.

Trước tiên bản lĩnh của Phạm Quang Nghị là quyết định chặt hạ, thay thế 6700 cây xanh trên các tuyến đường phố Hà Nội. Đặc biệt nhiều tuyến phố nội thành có cây lâu năm. Thay thế một loại cây mới mẻ mà đến nay chưa xác định rõ là cây gì.

Trong bài phát biểu giao ban ngày 31/3 tại thành uỷ Hà Nội, bí thư Phạm Quang Nghị đã cho dư luận thấy bản lĩnh lãnh đạo của mình.

Tại sao công nhân Pou Yuen đình công?

Mặc Lâm

31-03-2015

Mùa xuân năm nay đã trở thành một mùa xuân “đỏ lửa”, nóng bỏng hơn thường lệ bởi hai sự kiện đặc biệt:

1/ 90 ngàn công nhân của Pou Yuen đình công chống lại một luật mới về Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ có hiệu lực từ 1.1.2016.

2/ Hàng ngàn công dân thủ đô tuần hành liên tiếp vào hai ngày chủ nhật để phản đối Dự án hạ sát 6700 cây xanh.

Hai sự kiện này có gì bình thường và bất bình thường?

Bình thường là bởi hơn chục năm trở lại đây chuyện đình công đòi quyền lợi, phản đối giới chủ đã trở thành chuyện cơm bữa, cũ như trái đất. Bình thường là bởi chuyện chặt cây, phá rừng là chuyện “thường ngày ở huyện” của Việt Nam.

Nhưng nếu quan sát kỹ thì quả là nó bất bình thường.

Trước hết đây là vụ đình công khổng lồ “vĩ đại” hơn vô luận vụ đình công nào từ trước đến nay. Nhưng điều này còn đáng chú ý hơn: Lần đầu tiên cuộc đình công không chống lại giới chủ như thường lệ mà chống lại một đạo luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về BHXH. Và theo tin mới nhất thì đến hôm nay (1.4) cuộc đình công vẫn tiếp diễn.

Được biết quỹ bảo hiểm xã hội đang có nguy cơ tan vỡ vì người ta đã dùng 1052 tỷ đồng của quỹ đem đi đầu tư ra ngoài để kiếm lời!

Về vụ hạ sát 6700 cây xanh đường phố:

Chưa bao giờ người ta thấy có một sự đồng tâm nhất trí đông đảo, rộng rãi như vậy của các công dân thủ đô trong việc chống lại một chủ trương mờ ám của các đày tớ của nhân dân.

Qua hai sự kiện trên, chúng ta có thể thấy rằng người dân đã cam chịu, đã nhẫn nhục quá lâu, nhưng cuối cùng thì họ cũng đã thức tỉnh. Đất dưới chân của những kẻ độc tài đã bắt đầu rung chuyển. Sẽ không có gì là bất thường nếu một ngày đẹp trời nào đó, không phải 90.000 mà 100.000, 200.000... con dân đất Việt xuống đường đòi xóa bỏ điều 79, 88 và 258 của Bộ luật hình sự nước Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bauxite Việt Nam

Bauxite Tây Nguyên: NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI

TS. Nguyễn Thành Sơn

Chuyên gia tư vấn độc lập

New Technology Solutions

1          “Mọi con đường đều dẫn đến thành Roma”

1.1       Nhà thầu không có kinh nghiệm

Theo viện sỹ A.E. Ferzman, trong thiên nhiên có 250 khoáng vật chứa nhôm, trong đó chủ yếu có 20 loại khoáng vật có hàm lượng ô xít nhôm cao nhất như trong bảng sau (xếp từ cao đến thấp):

Thư ngỏ gửi hai nhà khoa học quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường

Kính gửi:

- TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử – Tin học EEI;

- TS Sinh học Nguyễn Đăng Diệp, Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học nông nghiệp;

Kính thưa hai vị Tiến sĩ,

Vừa qua, tôi có đọc được bài viết nhan đề “189 tấn chất độc – thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm” đăng trên trang Ba Sàm[1] vào ngày 26-3-2015 và sau đó được đăng lại trên trang Bauxite Việt Nam [2] vào ngày 30-03-2015.

Lý do không nên làm sân golf Tân Sơn Nhất đã được hai vị nêu rõ trong bài viết: “Trên thế giới đã có rất nhiều sân golf, nhưng hầu hết nằm ở vùng đất xa dân cư, và đòi hỏi chủ sân golf phải đầu tư rất tốn kém cho việc bảo vệ môi trường. Hầu như không có ai đặt sân golf giữa vùng dân cư, vì một lẽ đơn giản là cho dù lợi siêu lợi nhuận của sân golf là vô cùng lớn nhưng cũng không đáp ứng được đòi hỏi của các biện pháp xử lý.”

Đôi lời cùng bạn

Phạm Thanh Nghiên

Hôm qua có một bạn trẻ “chất vấn” tôi rằng: Tại sao không quan tâm đến vấn đề cây cối, đến sông Đồng Nai hay một vài chuyện xã hội khác, mà chỉ quan tâm đến chuyện “đao to búa lớn” như Nhân quyền, Dân chủ, toàn vẹn Lãnh thổ? Bạn còn khẳng định rằng chiến dịch “Tranh đấu cho Tự do- Nhân quyền- Dân chủ 2015”, - mà bạn gọi là “mấy cái tuyên bố, thông cáo đao to búa lớn, thùng rỗng kêu to”- chả có ai theo, ngoài mấy người ở bên ngoài. Và rằng người dân Việt Nam trong nước “chỉ quan tâm đến giá xăng, giá điện, lấp sông Đồng Nai, chả ai quan tâm đến biển Đông, đến Hiệp ước Thành Đô”.

Xét thấy những câu hỏi và các lý lẽ bạn đưa ra khá thú vị nên tôi quyết định viết bài này để một số người quan tâm cùng tham khảo mặc dù tôi cũng có trao đổi riêng với bạn rồi.

Về phần câu hỏi bạn dành cho tôi: “Tại sao không quan tâm đến chuyện cây cối, đến sông Đồng Nai v.v...?” thì tôi xin trả lời với bạn rằng: Tôi rất quan tâm đến những vấn đề đó. Và tôi không chỉ quan tâm đến chuyện cây cối, đến chuyện lấp sông Đồng Nai, giá xăng, giá điện, chuyện y tế, giáo dục, nạn bạo hành gia đình, bạo hành học đường, chuyện công dân chết trong đồn công an v.v... mà tôi còn quan tâm đến rất nhiều những vấn đề khác nữa, gọi chung là chuyện “DÂN SINH”.

Một chính khách lớn và một người thầy xấu

Nguyễn Hưng Quốc (blog)

31.03.2015

clip_image001

Mở đầu bài viết tưởng niệm Lý Quang Diệu đăng trên báo The Washington Post, Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng Mỹ, người được xem là tổng công trình sư về chính sách đối ngoại của Mỹ thời chiến tranh lạnh, nhận định: “Lý Quang Diệu là một vĩ nhân” (Lee Kuan Yew is a great man). Cựu Thủ tướng Anh, Tony Blair, cho Lý Quang Diệu là lãnh tụ sắc sảo nhất mà ông từng được gặp (the smartest leader I ever met). Tổng thống Mỹ Barack Obama cho Lý Quang Diệu là một “người khổng lồ đích thực của lịch sử”, “một hình ảnh truyền thuyết của châu Á trong thế kỷ 20 và 21”.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn