Nông dân xin hỏi ông Bộ Trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng

Hoàng Kim

clip_image002

Kính thưa ông Bộ Trưởng Bộ Công thương:

Nếu ở đất nước tốt đẹp với nông dân như Thái Lan, Hội Nông dân chúng tôi sẽ truy vấn ông trên diễn đàn quốc hội, buộc ông phải trả lời cụ thể bằng văn bản rõ ràng: Tại sao ông và Chính phủ không liên minh xuất khẩu gạo với Thái Lan để lấy quyền ấn định giá bán gạo xuất khẩu, khiến quyền lợi nông dân bị gây hại? Ông không trả lời, nông dân chúng tôi sẽ làm ngập văn phòng ông bằng lúa gạo, nhưng ta ở Việt Nam, nên tôi chỉ viết bài chất vấn ông trên báo mạng thôi, mà không mong được ông hạ cố trả lời.

Điều kỳ diệu của xã hội XHCN chúng ta: cướp ngày nay đã trở thành... cướp có văn hóa

Nước CHXH VN thật không hổ thẹn khi đào tạo ra được những bậc trí giả có các phát ngôn hoặc hành động cổ kim chưa từng thấy. Không nói một đại biểu "toàn năng" như Hoàng Hữu Phước từng muốn xin với Tổng thống Iraq Saddam Husein cho mình được làm chân Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đi thuyết phục các nước trên thế giới thực hiện kế sách "liên hoành" chống Mỹ từ nhiều năm trước, lại cũng từng đòi hủy bỏ các thứ luật lập hội, luật biểu tình trên diễn đàn Quốc hội vì cho rằng các thứ luật đó không hợp với xu thế phát triển của dân tộc Việt Nam, có thể gây biến loạn cho đất nước, hoặc nữa nhục mạ các đại biểu đồng nhiệm là "đại ngu", "mông muội"... khi họ đề cập đến những vấn đề thông thường như dân chủ đa đảng, văn hóa từ chức của người cầm quyền...  khiến dư luận trong ngoài nước lúc nào nghe đến tên ông cũng giật mình thon thót, có người lại yêu cầu đưa ông đi giám định tâm thần.

Gần đây ngày càng có thêm những nhân vật không kém gì ông Phước khi đưa ra đủ loại định nghĩa nổi đình nổi đám khác. Chẳng hạn ngài Đại tá PGS TS Trần Đăng Thanh từng tuyên bố rằng "bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ cái sổ hưu". Hay mới đây nhất là ông Phan Đăng Long, kẻ đóng vai trò vị quan Tham chính rất hệ trọng tại đất kinh đô ngàn năm văn vật, mới phát hiện được trong dịp Tết Ất Mùi một hiện tượng quá đỗi lạ lùng: ở Việt Nam hiện đã chuyển hóa được bọn cướp để trở thành "cướp có văn hóa".  Thoạt nghe những lời lẽ như thế ai mà chẳng choáng váng! Có lẽ phải nhờ phúc đức nhiều đời của ông cha, nước ta mới nẩy nòi ra được những bậc danh sĩ kỳ tài lưu lại những "danh ngôn" không tiền khoáng hậu kiểu này.

Tuy nhiên, nghĩ đi rồi nghĩ lại, trường hợp ông Phan Đăng Long chưa chắc đã là một sự bột phát ngẫu hứng đáng cho ta cười chê, mà biết đâu đấy chẳng là một sự đúc kết công phu từ thực tiễn. Mà nếu quả thế thì phải nói chỉ có CNXH ở Việt Nam mới có khả năng cải tạo con người kinh thiên động địa kiểu ấy. Chúng tôi chưa dám tùy tiện đánh giá thực chất thế nào, nên xin được trân trọng giới thiệu với bạn đọc hai ý kiến khác nhau dưới đây, xung quanh cái khái niệm đặc sắc có một của ông.

Bauxite Việt Nam

Chuyện phiếm: Bài học Kinh tế TT định hướng XHCN dành cho thiếu nhi

clip_image001

Ảnh: LK

Đọc đề bài chắc bạn đọc buồn cười bảo tôi viết linh tinh, trẻ con thì hiểu thế nào được vấn đề "cao siêu" này, người lớn cỡ sinh viên đại học, học vỡ đầu, lồi mắt còn lơ tơ mơ chăng hiểu Kinh tế thị trường định hướng XHCN là cái gì, thầy giáo môn Chính trị-Triết học còn lúng túng khi trò hỏi vặn, đó là thực tế bởi khái niệm này trong lịch sử nhân loại trên thế giới chưa từng có, duy nhất chỉ có ở Việt nam từ năm 1991 tới nay.

Luận về một Tam đoạn luận

Lương Lão Kháu

1- Họng súng đẻ ra chính quyền

Khi Mao Trạch Đông phát động cuộc nội chiến đánh Tưởng giới Thạch Quốc dân Đảng phải bỏ đại lục chạy ra Đài Loan năm 1949, giành sự thống nhất đất nước Trung Hoa rộng lớn và đông dân nhất thế giới vào tay Đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao ngạo nghễ tuyên bố “ Họng súng đẻ ra chính quyền”. Xem lại những thước phim tư liệu hồi đó, thấy hàng vạn hồng quân ào ạt xông lên theo chiến thuật “biển người” có thể hiểu được vì sao Mao lại nói như vậy.

Chưa có một thống kê chính xác đã có bao nhiêu người Trung Quốc đã ngã xuống cho một nước Trung Hoa độc lập thống nhất nhưng chưa toàn vẹn như vậy. Con số phải tính bằng đơn vị triệu là điều chắc chắn. Mao đã nói đúng: chính quyền mới - một nước Trung Hoa cộng hòa dân chủ đã ra đời từ những họng súng máy, họng súng đại bác phủ khói thuốc súng trên khắp các trận địa của đất nước Trung Quốc rộng lớn. Và khi đã nắm vận mệnh đất nước trong tay, người cầm quyền khát máu đã lại tiếp tục dùng họng súng để bảo vệ chính quyền độc tài của mình. Nhẹ nhàng thì ban ra những chính sách nghe có vẻ êm ái như Đại nhảy vọt, Đại cách mạng văn hóa vô sản… nhưng đã làm chết hàng chục triệu đồng bào, đồng chí của chính Mao, nặng nề thì dùng cấp dưới núp dưới tư tưởng “chính quyền đẻ ra từ họng súng” của mình biến quảng trường Thiên An Môn thành biển máu khi đàn áp sinh viên năm 1989.

Vì sao tôi đã yêu mến Nemtsov

Giáo sư Georgy Mirsky, www.bbc.com/news/magazine-31692409

Nguyễn Văn Trọng dịch

Cho dẫu hôm Chủ Nhật, ở Moscow, công chúng quay sang khóc thương Boris, thì từ khi người Nga bầu cho các chính trị gia theo phái tự do, không kể nhiều hay ít, đến nay đã 20 năm. Đây là những ngày đen tối cho những người Nga tán thành những giá trị tự do và chính sách đối ngoại hòa bình – một tâm trạng được biểu tỏ trong bài ai điếu Nemtsov của nhà sử học 88 tuổi, giáo sư Georgy Mirsky.

Sau đây là bản dịch bài trên blog của ông, đăng ở trang mạng của đài phát thanh Ekho Moskvy.

clip_image002

Đó là ngày thứ hai sau cái chết của Nemtsov, tôi chợt hiểu ra rằng Nemtsov là chính khách duy nhất mà tôi yêu mến.

Chuyển đổi và Củng cố Dân chủ ở Đài Loan

Shelley Rigger

Nguyễn Quang A dịch

Bài báo chuẩn bị cho Hội thảo Tương lai của Đài Loan trong Thế kỷ Á châu: Tiến tới một Nền dân chủ Mạnh, Thịnh vượng và Lâu bền (Taiwan’s Future in the Asian Century: Toward a Strong, Prosperous and Enduring Democracy)

American Enterprise Institute, Washington, DC November 10, 2011

Shelley Rigger (shrigger@davidson.edu) là giáo sư Brown và giáo sư khoa học chính trị tại Trường Davidson và tác giả của Why Taiwan Matters: Small Island, Global Powerhouse (Rowman and Littlefield, 2011).

Vì sao ta không học được Israel?

Tô Văn Trường

Sở hữu đất đai và tập quán, thói quen cố hữu của nông dân hai nước có sự khác biệt. Một khi thể chế chất lượng kém sẽ như cả một bầu khí quyển u ám thiếu ánh mặt trời thì giống có tốt, nước có đủ và phân có phù hợp cây vẫn khó phát triển.

Nhiều bạn đồng nghiệp của tôi đã tự hỏi nhiều lần, nhất là mỗi lần ra nước ngoài là vì sao nước ta không học được những tinh hoa của nền nông nghiệp tiên tiến của Israel? Ở các nước có trình độ gần na ná với ta thì câu trả lời đôi khi dài, nhưng so với trường hợp phát triển cao như Nhật, Israel,..thì câu đáp trở nên ngắn gọn, đơn giản là họ làm nông nghiệp bằng công nghệ cao.

Có công nghệ cao thì họ khống chế được tất mọi trở ngại tự nhiên, thậm chí nuôi, trồng hoàn toàn nhân tạo (trong nước, trên giá thể, ...không cần đất). Nông sản của họ làm ra bằng chất xám, còn của ta bằng cơ bắp nên phải "trông trời, trông đất, trông mây".

Cuộc chiến pháp lý tại Biển Đông

Nguyễn Văn Thân

image

Như mọi người đã biết, Phi Luật Tân đã tiến hành nộp đơn kiện Trung Quốc với Tòa án Trọng tài Quốc Tế dưới Phụ Lục VII của Công Ước Quốc Tế về Luật biển 1982 vào ngày 23 tháng 1 năm 2013. Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2013 thì một Hội đồng thẩm phán dày dặn kinh nghiệm cho phiên xử này đã được thành lập gồm có các vị thẩm phán Thomas A. Mensah (Ghana), Jean Pierre Cot (Pháp), Stanislaw Pawlak (Ba Lan), Alfred H.A. Soon (Hòa Lan) và Rudiger Wolfrum (Đức). Thomas A. Mensah trước đây đã từng là chủ tịch và Jean Pierre Cot, Stanislaw Pawlak cùng với Rudiger Wolfrum hiện là 3 trong số 21 vị thẩm phán đương nhiệm của Tòa án Quốc tế về Luật biển. Theo lịch trình, Phi Luật Tân đã nộp hồ sơ pháp lý dày khoảng 4000 trang cho tòa vào ngày 3 tháng 3 năm 2014. Tòa yêu cầu phía bị đơn (Trung Quốc) nộp hồ sơ phản bác trước ngày 16 tháng 12 năm 2014. Nhưng vào ngày 7 tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã chính thức ban hành một văn bản lập trường (position statement) xác nhận là sẽ không tham gia vào vụ kiện dựa trên cơ sở là Tòa án không có thẩm quyền xét xử đơn kiện này. Tuy nhiên, Tòa đã gửi một số câu hỏi và yêu cầu Phi Luật Tân trả lời trước ngày 16 tháng 3 năm 2015. Phiên xử dự trù sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 18 tháng 7 năm nay và phán quyết của Tòa sẽ được ban hành trong tháng Giêng năm 2016, tức là 3 năm sau ngày Phi Luật Tân khởi kiện.

TQ xây đảo để kiểm soát Biển Đông

Nguyễn Xuân Vĩnh Gửi tới BBC từ Frankfurt, Đức

Trong khi các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn miệng hùa theo Tàu Cộng tuyên bố không dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông, thì Tàu Cộng ra sức sử dụng biện pháp “hòa bình” thực thi “chủ quyền” theo Đường lưỡi bò 9 đoạn của chúng và mở rộng khu vực nhận diện phòng không.

Gần đây nhất là chúng xây đảo nhân tạo chềnh ềnh trong khu vực quần đảo Gạc Ma chiếm của Việt Nam năm 1988, khi lãnh đạo Việt Nam hạ lệnh cho các chiến sỹ trên đảo “không dùng vũ lực”, không nổ súng để chống lại kẻ thù xâm lược (?!!!) – và chính vì cái lệnh quái gở đó mà cùng với việc Gạc Ma thân yêu tuột khỏi vòng tay Tổ quốc Việt Nam, 64 con em chúng ta đã ngã xuống trước hỏa pháo dày đặc của bọn cướp biển Bắc Kinh, máu đỏ ngầu vùng biển Trường Sa, hài cốt hiện còn chưa tìm thấy.

Bài viết của tác giả Nguyễn Xuân Vĩnh TQ xây đảo để kiểm soát Biển Đông, vừa đăng trên trang mạng BBC không đầy mười giờ đồng hồ trước đây buộc chúng ta phải suy nghĩ. Tác giả so sánh hành động này của Tàu Cộng với chiến thuật “nhảy đảo” của Mỹ hồi Thế Chiến 2. Tác giả cảnh báo, hành động nguy hiểm này đã tạo cho Tàu Cộng rút ngắn khoảng cách cho các máy bay tấn công Việt nam và cắt đường tiếp tế của Việt Nam cho những vị trí mà Việt Nam còn kiểm soát trên quần đảo Trường Sa.

Hành động này đã cho thấy rất rõ, việc hạ đặt giàn khoan HD 981 chẳng qua chỉ là một phép thử. Còn cái “giàn cố định” này mới là một trò nguy hiểm thực tế thực hiện tham vọng ngang ngược lấn chiếm Biển Đông.

Bài báo đặt câu hỏi “... trong hậu trường chính trị Việt Nam, không ai biết được có những động lực gì thúc đẩy giới cầm quyền trong các chính sách với Trung Quốc?”. Tác giả đặt câu hỏi tiếp “Liệu người dân Việt Nam lại phải chuẩn bị tinh thần để chấp nhận hy sinh quân sĩ và lãnh thổ một lần nữa sau năm 1975 và 1988?”, đồng thời đưa ra một đòi hỏi bức xúc “Việt Nam bây giờ phải có một thay đổi cấp bách trong chính sách ngoại giao và quốc phòng”.

Dân không thể biết, các nhà lãnh đạo đang nghĩ gì trước tình thế giặc Tàu ngày càng lấn lướt.

Vì sao đến giờ phút nguy nan này mà các nhà lãnh đạo vẫn bình chân như vại?

Bài báo của Nguyễn Xuân Vĩnh rung một hồi chuông báo động để thức tỉnh tinh thần cảnh giác của mỗi chúng ta.

Vì ý nghĩa quan trọng của bài báo, BVN xin đăng lại để làm tài liệu tham khảo cho tất cả những ai quan tâm.

Bauxite Việt Nam

Trả lời một số nghi vấn và thắc mắc

Nguyễn Đình Cống

Vừa qua tôi công bố một số bài có “tính phản động” so với đường lối hiện tại của Đảng cầm quyền, cụ thể là tôi phản biện Chủ nghĩa Mác- Lênin (CNML), cho rằng chủ nghĩa đó mang lại cho nhân loại lợi ít, hại nhiều, làm cho dân tộc VN phạm những sai lầm và thất bại trong kinh tế, văn hóa, đạo đức. Đa số dân VN có nhận thức nhầm lẫn về nó, cho rằng nhờ nó mà VN làm cách mạng thành công, chiến thắng trong các cuộc chiến tranh, xây dựng xã hội tốt đẹp. Cứ nhìn qua bề ngoài và nghe theo tuyên truyền thì như vậy, nhưng phân tích kỹ và so sánh với con đường của nhiều nước thì không phải vậy. Cứ mỗi lần Đảng tìm cách áp dụng CNML, thực hiện đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, công hữu hóa nền kinh tế là mỗi lần dân tộc chịu thảm cảnh lầm than. Cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo tư sản, phát triển kinh tế quốc doanh, đàn áp các phong trào tự do dân chủ, thực hành toàn trị dẫn tới chuyên quyền tạo ra một tầng lớp quan lại thoái hóa biến chất, làm cho xã hội rối loạn, tham nhũng, mua bán quan tước, gian lận, dối trá tràn lan. Bên trong thì nội bộ mất đoàn kết, mất lòng tin của dân. Bên ngoài thì bị Trung cộng lừa bịp, thao túng, bị lệ thuộc. Tôi cho rằng nguyên nhân gốc nhiều tệ nạn của xã hội VN hiện nay là do sự phối hợp, sự cộng hưởng giữa một bên là những mặt yếu kém trong tính cách, trong nền văn hóa của người Việt và một bên là những độc hại của CNML. Vì vậy muốn giảm bớt và tiến tới trừ khử các tệ nạn nhằm phát triển đúng hướng và bền vững thì đồng thời phải CHẤN HƯNG DÂN TRÍ và TỪ BỎ CNML. Đề nghị này đã được nhiều bạn thông cảm và tán đồng. Tạm bỏ qua sự ném đá của một số dư luận viên, vẫn có một số bạn nghi ngờ và thắc mắc, yêu cầu tôi giải đáp. Xin tóm tắt trong 4 vấn đề sau:

Tự do ngôn luận

Phan Thành Đạt

Je désapprouve ce que vous dites mais je défendrai jusqu’à la mort votre droit de le dire.

(Tôi không tán thành những gì anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến cùng quyền được nói của anh).

Tự do ngôn luận là quyền con người quan trọng bậc nhất. Các nhà luật học xếp tự do ngôn luận, quyền được sống, quyền tự do đi lại, quyền được tôn trọng phẩm giá thuộc các quyền tự nhiên thuộc thế hệ thứ nhất trong số các quyền cơ bản cần được bảo vệ. Tự do ngôn luận là quyền được nói và viết ra những suy nghĩ của mình mà không sợ bị ngăn cấm hay trừng phạt. Tự do ngôn luận chính là nhịp thở của nền dân chủ.

Khởi tố báo Người Cao tuổi: Nhằm triệt hạ báo chí chống tham nhũng?

Nhà văn Võ Thị Hảo

2015-03-03

clip_image002

Tên miền nguoicaotuoi.org.vn cũng đã bị gỡ xuống. RFA files

"Dư luận âm ỉ chuyện “Tướng chạy” là có thật. Bạn tôi tâm sự rằng: “Lúc ấy mình cũng ráng hết sức để đầu tư lên tướng… nhưng rồi hụt hơi, thua “thầu” nên chấp nhận lỗ nặng, còn tay ấy đủ lực và lên tướng nên chỉ sau 1, 2 năm thu hồi đủ vốn rồi lãi… được cả danh, cả kinh tế! Vốn là bao nhiêu cũng tuỳ vị trí!  (Bài Bàn về "thị trường sao và vạch". Báo NCT- 1/4/2014).

Việt Nam thừa nhận xã hội dân sự trước năm 2020?

Nam Nguyên, phóng viên RFA

2015-03-03

clip_image002

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam chính thức ra mắt hoạt động vào ngày 4 tháng 7 năm 2014.

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 nêu ra khái niệm mới về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thức mới sẽ là cơ hội để Nhà nước thay đổi cách nhìn về các tổ chức xã hội dân sự độc lập đã và đang hình thành trong thời gian qua.

Viết tiếp “Tự sự đầu Xuân”

Đặng Kiên Trung

        Tôi viết tiếp bài loại vấn đề thứ hai: “Vấn đề xã hội” (xem bài “Tự sự đầu Xuân” viet-studies ngày 22-2-15).

        Tôi đọc bài “Nơi không trộm cắp, ăn mày” báo Thanh niên điện tử ngày 20-2-15 viết về xã Huồi Tụ của người Mông ở vùng cao huyện Kỳ Sơn – Nghệ An. Theo bài báo: Ngày xưa xã Huồi Tụ là vùng nghèo đói nhất Nghệ An, nay đời sống người dân khá hơn nhiều, nhà nào cũng có xe máy, ti vi và những vật dụng hiện đại khác, nhưng cốt cách của người dân vẫn thế: trung thực và tự trọng; một quả chuối, quả dứa trên rừng đã có chủ rồi thì không tự tiện hái ăn. Lúa là tài sản rất quý của người dân nhưng không cần ai trông coi. Trâu bò, heo gà cứ thả rông không cần chăn giữ. Xe máy của dân đi rừng, đi rẫy, để hai ba ngày bên đường cũng còn nguyên. Luật tục ở đây còn qui định cha con, anh em, người thân trong dòng họ và cộng đồng phải có trách nhiệm đùm bọc, giúp đỡ nhau, ai để cha con, anh em bị đói có tội với dòng họ. Người không may mắn, gặp hoạn nạn, đói kém thì anh em trong dòng họ và cộng đồng phải giúp đỡ, chia sẻ. Con cháu mồ côi thì ông bà, anh em phải cưu mang. Ai không làm được việc này sẽ bị lên án và bị dòng họ, dân bản bỏ rơi… Già làng Lỳ Cha Giờ nói: “Ở đây, con cái từ nhỏ đã được cha mẹ, ông bà dạy rằng ăn trộm, ăn xin là hành vi rất xấu xa, không được làm… Từ xưa, các bản làng của người Mông đã hình thành luật tục qui định xử phạt nghiêm ngặt đối với người ăn trộm, ăn xin…”.

Không chỉ là vấn đề Dân trí

Ôi! Dân tôi!

FB Canh Le

clip_image002

Dân tôi,
Đạp nhau cướp ấn Đền Trần để cầu xin thần thánh ban cho “vinh hoa”,
Đánh nhau cướp hoa tre Hội Gióng để cầu xin thần thánh ban cho “phú quý”,
Tranh nhau cướp phết Hội Hiền Quang để cầu xin thần thánh ban cho “phúc lộc”,
Xô nhau Hội Phủ Giày để cầu xin thần thánh ban cho “an khang”,
Giẫm nhau Hội Bà Chúa Kho để cầu xin thần thánh ban cho “thịnh vượng”,
Chen nhau Hội Yên Tử để cầu xin thần thánh ban cho “thuận hòa”,

Dân tôi,
Chém tức tưởi con heo để cầu xin thần thánh ban cho “sống vui”,
Đập hấp hối con trâu để cầu xin thần thánh ban cho “sống khỏe”,

Khi siêu mẫu gặp siêu cảnh sát

Nguyễn Hùng BBC Tiếng Việt

clip_image002

Trang Trần gần đây vào vai Mỹ Chột trong phim Hương Ga

Vụ việc mà như lời người đi cùng Trang Trần nói chỉ nhỏ "bằng cái móng tay" cuối cùng thành vụ bắt người "khẩn cấp".

Trang Trần là khách trên chiếc taxi đi vào đường cấm và bị công an phường Hàng Buồm dừng lại vào lúc đêm về sáng hôm 27/2.

Những tình cảm thực về ngày 30-4: Không phải tạm dung!

Lệ Hoa Wilson

Tôi người Việt Nam. Ông xã người Mỹ. Chúng tôi gặp nhau và thành hôn năm tôi 30 tuổi, đã một lần ly dị và có hai đứa con. Ông xã thì cũng 30 tuổi và còn là trai tơ.

Vùng I chiến thuật lấy Ðà Nẵng (nơi tôi và ông xã gặp nhau) làm thủ phủ nên có rất nhiều bộ chỉ huy trong đó có nhà thương của Hải quân Mỹ là trung tâm y tế cho tất cả binh sĩ Mỹ trong vùng. Qua khỏi ngã tư Mỹ Khê, quẹo mặt để đi vào núi Non Nước, nằm về phía tay mặt là nhà thương. Tôi đoán nó chiếm trọn ít nhứt là năm mẫu đất với các trung tâm y tế mổ xẻ, chữa trị đủ loại, nhà ở cho binh sĩ và dĩ nhiên là một nhà xác! Một nhà xác không có nhiều nước mắt vì thân nhân ở mãi mười ngàn dặm xa!

Trước mặt nhà thương là một bãi đáp trực thăng để tải các thương binh, các chiến sĩ tử trận từ các chiến trường vùng I. Mỗi lần trực thăng đáp xuống thì con đường xe chạy được các quân cảnh Mỹ chặn lại, từng chiếc cáng được vội vã khiêng ra chạy thẳng vào cổng chánh, có người sẽ tỉnh lại với một cái chân nằm đâu đó trong lá rừng rậm rạp, có người sẽ được trở về quê hương dưới lá cờ phủ kín, có người sẽ ngậm ngùi từ biệt những giấc mơ vì cánh tay đã mất, gương mặt đã bị tàn phá, linh hồn đã bị tổn thương...

Cái chết của Boris Nemtsov nói lên điều gì?

Chu Ho

Hơn 70 năm bị nô dịch trong một thể chế toàn trị không có tính người, cuối cùng nước Nga của Lev Tolstoi, Puskin, Levitan, Tchaikovskij... cũng thoát ra khỏi vòng kim cô của ý thức hệ xôviết để nhìn thấy ngọn lửa của Tự do vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Ngọn lửa nhỏ chưa kịp bừng sáng sau giai đoạn Gorbatchov và Eltsin thì nước Nga lại lâm vào nguy cơ của một thoái trào mới, trở lại vùng tối ngày xưa. Và đến hôm nay khi Boris Nemtsov bị giết hại một cách trắng trợn và dã man thì không còn nghi ngờ gì nữa, nước Nga lại rơi vào xoáy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan được bảo kê bởi chế độ độc tài kiểu mới.

Sự kiện Nemtsov có thể sẽ là một bước ngoặt của phong trào dân chủ ở Nga. Chính sách đàn áp tự do và những hành động phản dân chủ hung hãn có thể làm cho nhiều người sợ, nhưng đồng thời cũng làm cho số người dám vượt qua nỗi sợ hãi thực thi quyền tự do biểu đạt chính kiến riêng của mình đông lên gấp bội, và từ đó một xã hội dân sự ôn hoà giác ngộ sẽ hình thành. Ở đâu cũng thế, và ở Nga càng thế! Vì ở Nga, những người hoạt động tích cực cho phong trào dân chủ còn nhiều... mặc cho từ năm 2003 cho đến nay Nemtsov đã là nhà lãnh đạo thứ tám của phong trào dân chủ bất đồng chính kiến bị ám hại.

Sự dối trá đang ăn mòn Trung Quốc

clip_image001

Đó hẳn là điều mà giới phân tích thế giới đang phải thốt lên khi chứng kiến những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, khi mà sự dối trá đang lan tràn trong khắp xã hội cũng như bộ máy quản lý của nền kinh tế thứ hai thế giới.

Khai báo khống mức độ tăng trưởng để lấy thành tích giờ đây đã là một điều lạc hậu ở Trung Quốc, dù nó vẫn đang diễn ra hàng năm ở hầu khắp các tỉnh thành của nước này, giờ đây khai báo khống các đề xuất ngân sách cho các dự án phát triển để đục khoét ngân sách nhà nước mới đang là điều thịnh hành đối với các quan chức tham nhũng ở Trung Quốc.

So với việc khai báo khống thành tích tăng trưởng hàng năm vốn là điều đã trở thành thông lệ đối với các quan chức địa phương ở Trung Quốc, thì việc đưa ra các đề xuất ngân sách cho các dự án ảo được xem là một bước ngoặt của hoạt động tham nhũng ở nền kinh tế thứ hai thế giới.

ĐÈN CÙ TRONG HỘI THẢO VỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Nguyễn Đình Cống

Ngày 27 tháng 2- 2015 Hội đồng lý luận TW tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng xây dựng giá trị con người, giá trị văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới”. Hội thảo nhằm phát triển nội dung của Nghị quyết 33 ngày 9 tháng 6 năm 2014 của TW Đảng khóa 11 về Xây dựng và phát triển văn hóa. Theo định hướng đã nêu thì giá trị con người Việt trong giai đoạn mới gồm 7 tiêu chí : Yêu nước, Nhân ái, Nghĩa tình, Đoàn kết , Trung thực, Cần cù, Sáng tạo.

Hội thảo được một số nhà nghiên cứu lý luận, một số giáo sư, tiến sĩ có danh tham gia thảo luận khá sôi nổi. Tôi chỉ theo dõi được hội thảo thông qua các nguồn của thông tin đại chúng. Theo các nguồn đó tôi đã vô cùng thất vọng mà nhận xét rằng: hội thảo mang nặng “tính chất đèn cù”.

Trưng cầu ý dân: sợ dân khác ý

Nam Nguyên

clip_image001

TS. Phạm Chí Dũng

Cánh én báo mùa xuân?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam bắt đầu hé mở cánh cửa cho vấn đề Trưng cầu ý dân, trong số các quyền cơ bản được Hiến pháp quy định như quyền tự do báo chí, biểu tình, lập hội và tiếp cận thông tin. Tất cả những quyền tưởng như bình thường này trên thực tế không hiện diện trong đời sống xã hội vì Quốc hội Việt Nam chưa từng ban hành các bộ luật để thực thi.

Về vụ ám sát chính khách đối lập Nga Boris Nemtsov

Ai nhanh nhẩu nhất trong việc lên tiếng phản đối việc giết hại ông Boris Nemtsov ngay bên cạnh điện Kremli trong khuya 27-2 giờ Maxcơva?

Thưa đấy là ông Putin.

Cái tên mà ông Nemtsov mấy lần nhắc đến như một linh cảm về hung thần đe dọa mạng sống của mình vài ba ngày trước khi ông gặp nạn là ai?

Thưa đấy là ông Putin.

Trong thành ngữ tiếng Việt có một câu hình như không có gì đúng hơn để nói về điều này, có phải là “Không khảo mà xưng” đúng không thưa các bạn?

Biên tập viên Trọng Thành của RFI thì có nói khác đi một tí nhưng càng làm rõ hơn nguyên ủy sự vụ: “Trách nhiệm của ông Putin là đã tạo ra một bầu không khí thù hận tại nước Nga. Khi nói rằng đối lập là tay chân của nước ngoài và những nhà đối lập là những kẻ phản bội cần loại bỏ, Tổng thống Putin trên thực tế đã bật đèn xanh cho những đầu óc bất bình thường.

Tuy nhiên, nếu ta nhìn rộng hơn vào bức tranh chính trị ở các nước độc tài toàn trị trên thế giới trong tình hình thời cuộc hiện nay thì có vẻ những chiêu trò ở nước Nga dưới sự điều hành của một kẻ xuất thân từ KGB như Putin không phải là hiện tượng duy nhất. Trừ những ai đã nắm trọn quyền lực vào tay, có thể răm rắp điều hành bộ máy, tha hồ đập từ hổ đến ruồi như gã Hoàng đế họ Tập trong Trung Nam Hải, hay mặc sức hung hăng như chú Ủn con tận Bình Nhưỡng muốn xé xác ai thì xé, còn lại đều phải dùng kế “đà đao” để vô hiệu hóa đối thủ mà vẫn giữ được vẻ ngoài “đàng hoàng” của cái “phương diện quốc gia” đang khoác trên mình.

Thảo nào ở Việt Nam từ nhiều năm nay vẫn có không ít người coi Putin là anh hùng của dân tộc Nga, và... nuôi không ít hy vọng.

Bauxite Việt Nam

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn