25 tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam lên tiếng về các vụ bạo hành tra tấn gần đây của công an

clip_image002

Ngày 6/11/2014, 25 tổ chức xã hội tại Việt Nam lên tiếng về các vụ bạo hành tra tấn gần đây của công an Việt Nam. Nhân dân ngày càng lo ngại về nạn công an gia tăng hành xử như côn đồ và cướp giật: hành hung, chửi bới, trấn lột từ thường dân đến các chiến sĩ dân chủ, tra tấn tới chết vô số người bị bắt vào đồn nhiều khi chỉ vì những chuyện không đâu. Và rồi chẳng có mấy công an thủ phạm bị nghiêm trị đúng pháp luật.

LÀM SAO ĐỂ TĂNG SỐ NGƯỜI ỦNG HỘ CẢI CÁCH THỂ CHẾ

Nguyễn Đình Cống

Trong xã hội Việt Nam hiện nay nhiều tệ nạn như tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, mua quan bán tước, gian dối, đạo đức và giáo dục xuống cấp, sự gia tăng cái ác, lạm phát, ô nhiễm và phá hoại môi trường, oan ức và khiếu kiện kéo dài, mất tự do dân chủ, v.v. càng ngày càng tăng, càng chống càng phát triển. Điều đó có nguyên nhân sâu xa từ thể chế, từ chính sách và sự lãnh đạo, quản lý của chính quyền. Đa số người dân mất lòng tin vào nó. Toàn dân thấy rõ tình trạng đạo lý xã hội xuống cấp trầm trọng, thế nhưng khi bàn đến cải cách, đổi mới thể chế thì lại có sự phân tán về quan điểm. Trong khi khá đông người thấy rõ sự quan trọng, sự cấp thiết phải cải cách, tuyên truyền, vận động cho cải cách thì một số người tỏ ra e dè, không muốn. Tôi đoán nếu bây giờ mà làm cuộc trưng cầu dân ý với câu hỏi “có đồng ý làm cải cách thể chế hay không” thì chắc là trong khi nhiều người trả lời có, rất muốn cải cách, một phần không ít sẽ trả lời: không. Mọi người đều biết Nga và các nước Đông Âu như Ba Lan, Tiệp, Đông Đức… là những nước anh em, bạn bè thân thiết của ta trong phe XHCN trước đây, đã làm cải cách thể chế trong hòa bình và hiện nay đang phát triển rất tốt đẹp. Thế nhưng tại sao một số dân ta lại trả lời không muốn làm như họ. Có một số người trả lời “không” vì sợ, vì phải làm và nói theo sự chỉ đạo của đảng và chính quyền, nhưng cũng có một số thực lòng không muốn. Phải chăng dân ta chịu khổ quen rồi, chịu áp bức quen rồi nên không muốn thay đổi? Không, chẳng ai quen với sự nô dịch và bị áp bức, họ thực sự không muốn cải cách vì có những lý do khác nhau. Qua sự thăm dò, điều tra sơ bộ tôi thấy những người này có thể xếp thành bốn loại (không kể những người thực tâm là muốn nhưng vì sợ hoặc vì bị bắt buộc mà phải nói không, bọn họ thuộc loại người đã quen hoặc bị bắt buộc dối trá).

Một liên minh quân bình lực lượng chống Trung Quốc trong thời gian tới

John J. Mearsheimer

Trần Ngọc Cư dịch

Chúng tôi trích dịch một phần từ chương kết luận của cuốn The Tragedy of the Great Power Politics [Bi kịch của Chính trị Đại cường] của John J. Mearsheimer, phiên bản mới nhất được cập nhật vào tháng Tư 2014 và phần kết luận này được đăng lại trên National Interest dưới nhan đề “Can China Rise Peacefully?” Tuy nhiên, nhan đề của bản dịch này vốn là một tiểu đề trong chương sách, chứ không do chúng tôi đặt ra.

Tiến sĩ John J. Mearsheimer là Giáo sư Khoa học Chính trị của Đại học Chicago và nằm trong Hội đồng Cố vấn của tạp chí The National Interest.

Một liên minh chống Trung Quốc do Mỹ lãnh đạo mà Mearsheimer tiên đoán là một phát triển hợp lý và đáp ứng nguyện vọng của đại đa số các quốc gia được dự kiến là thành viên. Tuy nhiên, việc ông gộp Việt Nam vào liên minh này thì có vẻ là “wishful thinking” [tư duy tự sướng] hơn là dựa vào bằng chứng thực tế. Vì sao? Xin hãy nhìn vào những nhà bất đồng chính kiến bị đàn áp thẳng tay hoặc/và bị đày ra khỏi nước, chỉ vì họ là những người chống chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc mạnh mẽ nhất; nhìn vào hàng loạt rừng đầu nguồn chiến lược được đem cho người Trung Quốc thuê dài hạn; nhìn vào hợp đồng khai thác Bauxite tại Tây Nguyên bất chấp sự phản đối của các nhà chiến lược và học giả Việt Nam; nhìn vào các khu công nghiệp có xu thế trở thành khu tự trị của người Trung Quốc, mà Vũng Án, Hà Tĩnh, là một trường hợp điển hình; nhìn vào việc Trung Quốc trúng thầu khoảng 90% dự án đầu tư vào các công nghiệp có ý nghĩa chiến lược của Việt Nam. Ngoài ra, lãnh đạo nhà nước độc đảng Việt Nam đã thề thốt nặng lời với Trung Quốc là “không liên minh với nước này để chống lại nước kia.” (Tuyệt vời, nếu cái nước kia ấy không hề chiếm hoặc toan tính tiến chiếm biển đảo của Việt Nam và nhiều nước khác!)

Dịch giả

Về nhận thức, tư tưởng, tối kỵ dùng biện pháp hành chính

Thiện Tùng

Nhà cầm quyền bất kỳ có thể dùng biện pháp hành chính trừng phạt, bắt giam hoặc giết chết về thể xác, nhưng họ không thể giam hay giết chết tinh thần, tư tưởng của con người.

Nhận thức, tư tưởng thuộc dạng phi vật thể. Giải quyết bất đồng thuộc dạng phi vật thể này chỉ bằng phương pháp đối thoại, dùng những phương tiện phi vật thể khác như: luân lý, chân lý, đạo lý, pháp lý… để biết rõ đúng sai trên tinh thần hòa giải. Ở lĩnh vực phi vật thể này, nếu dùng phương pháp đối chọi bằng bạo lực với phương tiện vật thể như súng đạn, dùi cui, trại giam… thì sớm muộn gì ắt có xung đột lớn xảy ra, tạo tiền đề cho nội chiến.

Xưa nay đều vậy, bất kỳ thể chế chính trị nào dùng biện pháp hành chính trấn áp đối với người bất đồng chính kiến đều tạo ra những “đám cháy”. Nếu không dừng tay, tiếp tục trấn áp khác chi đổ thêm dầu vào lửa, lửa sẽ bốc cao, nó có thể thiêu rụi thể chế chính trị ấy. Dùng biện pháp hành chính trấn áp bất đồng chính kiến là hạ sách, biểu hiện thế yếu, hành động tự sát.

Phiên tòa cảnh báo những ai chống Trung Quốc?

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

2014-11-05

“hầu hết những kẻ đứng sau, tổ chức, thực hiện hành vi phạm tội quyết liệt nhất ( đốt phá) đều đã cao chạy, xa bay, chỉ có những người đi theo cổ vũ thì bị xử lý nghiêm khắc”

clip_image002

Hàng ngàn người tuần hành biểu tình chống Trung quốc ở Bình Dương hồi tháng 5 vừa qua. Photo congluan.vn

Báo Việt Nam đả phá 'Nhóm 61'

clip_image002

Báo Sài Gòn Giải Phóng vừa có bài công kích nhóm các Đảng viên lão thành từng gửi thư ngỏ kêu gọi từ bỏ CNXH, còn gọi là 'Nhóm 61'.

Động thái này được xem là khá bất ngờ, nhất là khi bức thư ngỏ được gửi lên Ban Chấp hành Đảng Trung ương Đảng CSVN và toàn bộ các Đảng viên từ cuối tháng Bảy.

Bản dịch trọn vẹn: Thomas A. Bass – Điệp viên yêu chúng ta. Chiến tranh Việt Nam và trò chơi nguy hiểm của Phạm Xuân Ẩn

Đỗ Tuấn Kiệt dịch

Bùi Xuân Bách bổ sung và hiệu đính

Toàn văn bản dịch trong bản PDF (2.136 KB) download ở link: http://www.procontra.asia

clip_image002

Trích đoạn kết

Đường phố Sài Gòn đang tấp nập người mua quà cáp và chuẩn bị cho những ngày lễ mừng năm mới. Đây còn là mùa cưới, nên việc được mời dự đến hai đám cưới một ngày cũng không có gì là lạ. Những sự kiện xa hoa này trong các khách sạn của Sài Gòn có sự tham gia của hàng trăm khách, ban nhạc sống, những suối rượu sâm banh, và cả chủ hôn để mời mọc mọi người dốc cạn cơ man nào là bia và rượu. Sau khi được chụp ảnh nâng cốc chúc mừng hạnh phúc cặp trai gái, các vị khách lại đứng lên loạng choạng trèo lên xe máy trước khi hòa vào dòng giao thông đông đúc của Sài Gòn.

Trong khi Việt Nam chuyển mình từ chủ nghĩa cộng sản sang chủ nghĩa tiêu dùng, thì bức tượng Đức Mẹ Đồng trinh trước nhà thờ xây bằng gạch đỏ của Sài Gòn tỏ biểu hiện bất bình. Bức tượng tô điểm cho một công viên nhỏ hình bầu dục trồng đầy hoa, một điểm yêu thích mà những cô dâu của thành phố tìm đến để chụp ảnh. Gần đây, công viên xinh xắn này còn thu hút một loại đám đông khác. Hàng trăm người đã bắt đầu đổ về đây để chứng kiến những sự kiện lạ lùng trong ngày. Đức Mẹ Đồng trinh Maria đang khóc. Người ta thấy những giọt nước mắt chảy ra trên má bức tượng. Nếu như bạn nghi ngờ, cánh săn ảnh của thành phố sẽ ấn vào tay bạn những bức ảnh chụp rất rõ ràng những giọt nước trào lên trong khóe mắt tượng và dấu vết lấp lánh khi chúng chảy trên mặt tượng. Xúm xít xung quanh là những cô dâu mặc váy dài trắng và đám đông tò mò, cánh thợ ảnh này đang làm ăn rất khấm khá.

Dự án Long Thành có chính đáng?

Nguyễn Đình Ấm

Tiền trảm, hậu tấu

Trước năm 1975, sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) có diện tích 3.600 ha, nhưng đến nay chỉ còn 1.150 ha, do chính quyền TP HCM để cho dân tự do lấn chiếm, các đơn vị quân đội, hàng không dân dụng phân, chia cho CBNV xây nhà cửa, công trình vào quỹ đất sân bay. Đây là hậu quả của những bộ óc thiển cận hoặc tham nhũng, có thể họ cho là sân bay chỉ cần những chỗ đang sử dụng mà không biết hoặc cố tình không biết rằng sân bay phát triển theo từng giai đoạn thị trường yêu cầu, phải có quỹ đất để dành cho nó. Thêm vào đó hiện tượng quản lý đô thị “phạt cho tồn tại” làm đầy túi quan chức và dẫn đến sân bay bị nhà cửa thu hẹp.

Sau năm 1975, nhà nước giao TSN cho không quân và dân dụng dùng chung, trong khi hàng không dân dụng phát triển hai con số thì chỉ được sử dụng 205 ha, họat động HK quân sự ngày càng teo tóp chỉ có ít máy bay hoạt động, lại có cả sân bay Biên Hòa gần đó thì chiếm tới 545 ha ở TSN (400 ha dùng chung), dẫn đến nhiều diện tích đất bên quân sự bỏ hoang, biến thành đất ở, cho thuê kiếm lợi cục bộ...

Tuyên bố báo chí của dân biểu liên bang Sabine Bätzing-Lichtenthäler - Ai cũng có quyền tự do tư tưởng

Sabine Bätzing-Lichtenthäler bênh vực người bị cầm tù

"Tự do tư tưởng là một quyền mà ai cũng phải được hưởng", bà Sabine Bätzing-Lichtenthäler tuyên bố. Là thành viên Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Đức, bà đã nhiều lần bênh vực cho các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. "Theo nhận thức của tôi, can thiệp vào quyền tự do diễn đạt tư tưởng bằng cách dùng điều 258 Bộ luật hình sự Việt Nam là không phù hợp với các quyền tự do dân chủ cơ bản của con người. Điều này chỉ ra sự vi phạm nhân quyền một cách rõ ràng", bà khẳng định.

Về trường hợp nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Hữu Vinh, mới đây đã có cuộc tiếp xúc với bà Lê Thị Minh Hà - vợ ông Vinh, người đã bị bắt giam từ tháng Năm năm nay tại Việt Nam. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra do sáng kiến của Tổ chức Nhân quyền VETO! - The Human Rights Defenders Network, một tổ chức đấu tranh cho tự do chính trị và chống vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Tổ chức này đã từng đạt thành quả qua sự làm việc chung với bà Bätzing-Lichtenthäler.

NHỮNG DỰ ÁN HUỶ DIỆT ĐẤT NƯỚC

Lê Phú Khải

Dư luận cả nước đang xôn xao về dự án sân bay Long Thành với chi phí xây dựng gần hai chục tỷ đô la Mỹ với một nền kinh tế quốc dân đang chới với công nợ, của một đất nước đang nghèo xác xơ như nước ta. Truyền hình quốc gia vừa đưa hình ảnh đồng bào miền núi phải qua suối rộng bằng cáp treo để vận chuyển hàng hoá và đã có chết người vì phương tiện giao thông hoang dã tự chế này.

Xem trên truyền hình thấy các ông nghị trong Quốc hội phát biểu tán đồng dự án sân bay Long Thành, người ta không thể không liên tưởng đến dự án làm đường xe lửa cao tốc cách đây mấy năm. Lúc đó ông Nguyễn Sinh Hùng đã tuyên bố trên chủ tịch đoàn: Phải làm tàu cao tốc!

Sau đó Quốc hội đã bỏ phiếu bác bỏ dự án khủng khiếp này.

Vì sao Bản Kết luận Điều tra của Bộ Công an không liên quan tới trang Ba Sàm?

Ngọc Thu

Đọc Bản Kết luận Điều tra về cái gọi là “Vụ án Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn…”, có thể thấy không có chỗ nào đề cập đến cụm từ "Ba Sàm" hay "blog Ba Sàm". Rất nhiều người thắc mắc điều này, mình chỉ xin nêu những nhận định chủ quan của riêng mình.

1- Không muốn đụng trực tiếp tới trang blog luôn chống lại sự bá quyền của Trung Quốc

Như mọi người đều biết, trang Ba Sàm nổi tiếng với việc chống lại sự bành trướng của bá quyền Trung Quốc qua các bài đăng, cũng như trong mục điểm tin hàng ngày. Ở phần điểm tin hàng ngày, từ nhiều năm qua trang Ba Sàm luôn đưa mục Biển Đông - Hoàng Sa - Trường Sa - Quan hệ Việt-Trung lên đầu bản tin, với mục đích cung cấp thông tin cho độc giả có cái nhìn rõ hơn về sự bành trướng của Trung Quốc. Qua đó, nhằm cảnh giác người dân Việt Nam về cái họa mất nước gần kề.

Ai bảo kê cho tra tấn ?

Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội

clip_image001

Dư luận bàng hoàng và phẫn nộ với vụ án 5 công an TP Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã tra tấn, nhục hình, đánh đến chết anh Ngô Thanh Kiều ở tỉnh Phú Yên vào những ngày cuối tháng 3 năm 2014.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ đào tạo giáo viên cho ngành giáo dục?

Hoàng Nhất Thống

Giáo dục và đào tạo bao gồm: Giáo dục mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo), giáo dục phổ thông (trường tiểu học, trung học), giáo dục nghề nghiệp (trường trung cấp bao gồm trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề), giáo dục đại học (đại học, học viện). Có lẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quản lý quá yếu kém về giáo dục và đào tạo nên Thủ tướng Chính phủ đã cắt hẳn lưng chừng giáo dục nghề nghiệp giao cho Bộ LĐ-TB-XH quản lý một phần (Công văn 362/TB-VPCP ngày 8/9/2014 của Văn phòng Chính phủ), trong khi Bộ LĐ-TB-XH còn chưa lo hết việc của mình như chính sách với người lao động, tệ nạn xã hội, thương bệnh binh…

Mặc dù chưa lo hết việc của mình nhưng với tinh thần giáo dục là quốc sách hàng đầu và tất cả lo cho giáo dục vì tương lai con em chúng ta, Bộ LĐ-TB-XH đã tốc hành hoàn thiện Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp sẽ trình thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII sẽ diễn ra từ ngày 20/10 đến 28/11/2014. Như vậy các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp sẽ được vinh dự đổi chủ quản lý từ Bộ GD&ĐT sang Bộ LĐ-TB-XH. Trong đó có các trường cao đẳng, trung cấp đang có sứ mệnh đào tạo hàng vạn giáo viên tiểu học, mầm non, trung học cơ sở cho đất nước sẽ do/được Bộ LĐ-TB-XH quản lý để giúp cho ngành giáo dục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh tôn trọng sự thật

Trần Quang Thành

Ngày 30/10/2014, Cơ quan an ninh diều tra Bộ Công an đã ra văn bản Kêt luận điều tra vụ án blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và đồng nghiệp sau khi bị bắt khẩn cấp từ ngày 5/5/2014 tại Hà Nội

Theo bản kết luận điều tra, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và thư ký Nguyễn Thị Minh Thúy đã bị Cơ quan an ninh diều tra Bộ Công an đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ' theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.

Người bào chữa cho anh Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy là Luật sư Hà Huy Sơn cho biết đã phát hiện ra nhiều sai phạm từ phía công an trong quá trình tiến hành điều tra vụ án và sẽ có văn bản kiến nghị gửi cho Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Bạn đọc góp ý

Văn hóa “bệt”

Góp ý với Tuổi trẻ thứ Ba ngày 21/10/2014 (Nhật ký phóng viên)

Chí Phèo Nguyễn Văn Lợi

Chúng tôi nhận được bài viết dưới đây của tác giả Chí Phèo Nguyễn Văn Lợi. Lời lẽ rất mạnh, nhiều chỗ khó nghe. Ngay cái bút danh cũng đã có vẻ... gây sự. Nhưng các hiện tượng tác giả chỉ ra thì không chối vào đâu được. Người xưa có câu “Nói thật mất lòng”, xin đăng lên để các vị chấp chính ở thành phố Sài Gòn từ sau ngày thống nhất đến nay, nay mang tên TP HCM – và không chỉ có Sài Gòn mà Hà Nội (có khi còn tệ hơn) và rất nhiều thành phố khác trong cả nước – lắng nghe và tìm cách bảo nhau bổ cứu, không vì những câu văn chối tai, đôi khi có thể quá lời mà vội ngoảnh mặt đi, và lập tức quy tác giả là phản động.

Bauxite Việt Nam

Ai sẽ là người tiếp sau đại gia Thắm?

Tin ông Hà Văn Thắm bị bắt làm xôn xao dư luận Việt Nam gần đây.

Màn bắt ông Hà Văn Thắm, tiếp sau các đại gia khác bị bắt như ông Nguyễn Đức Kiên, (tức bầu Kiên), chỉ là những màn khởi đầu cho một cuộc đấu tranh giành quyền lực ngày một 'khốc liệt hơn' giữa các phe phái trong nội bộ cầm quyền ở Việt Nam, theo một nhà quan sát từ Sài Gòn.

Màn bắt ông Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank) và người nắm trong tay bốn cơ sở kinh doanh kinh tế - tài chính quy mô lớn trong nước, báo hiệu nhiều diễn biến 'thú vị' nữa để công chúng quan sát, có thể là biểu hiện của một chiến dịch 'thay máu' đại gia, theo Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam.

Thư giãn Chủ nhật

DƯƠNG THU HƯƠNG, NGƯỜI ĐI GIỮA HAI LÀN ĐẠN

Đỗ Trường

Tôi có may mắn được con mắt xanh của nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến để ý, mời làm giảng viên chính Trường viết văn Nguyễn Du ngay từ khóa I, khóa của những người viết văn xuất thân quân ngũ vừa rời chiến trường trở về được dăm năm, những người năng khiếu văn chương nẩy nở cùng với quá trình đem sinh mạng mình cọ xát với cái chết, nhìn ngắm và chiêm nghiệm nó ở cự ly gần, nên gần như cả một thế hệ – chỉ dám thu hẹp trong phạm vi một khóa học – đều trở thành những cây bút có bản lĩnh và bản sắc. Trong số đó, Dương Thu Hương là một người nổi bật và trường sức. Trớ trêu cho tôi, khi giảng bài có chị ngồi ở dưới, tôi chưa kịp nhận ra điều này. Vào năm 1983, khi Viện Văn học tổ chức một hội thảo khoa học được coi là quan trọng “35 năm văn học cách mạng” (tính từ 1948), tôi được phân công làm người ghi âm những bài phát biểu miệng, trao đổi ý kiến trực tiếp trên diễn đàn. Tôi đã ghi không sót bất kỳ ai, kể cả những người nói những lời nhàm chán nhất. Thế nhưng khi đến lượt Dương Thu Hương giơ tay, không hiểu sao tôi lại chuyển nút bấm từ ON sang OFF. Một tâm lý coi thường học trò nằm trong vô thức chăng? Có lẽ. Thì có ngờ đâu đấy lại là diễn ngôn ứng tác xuất sắc nhất làm sôi nổi cả cuộc hội thảo. Nó cũng bộc lộ một cá tính mạnh, dám phơi trần sự thật, của cây bút Dương Thu Hương sau này. Tôi nhớ đinh ninh, đó là lần đầu, trên một diễn đàn chính thống và công khai, có những điều cấm kỵ được nêu lên thẳng băng không chút dè dặt; như việc chị nói: “đưa một nhà thơ lên giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách kinh tế thì tránh sao khỏi đất nước đói rã họng”... Sau cuộc họp tôi cứ tiếc ngẩn tiếc ngơ như người đánh mất một vật quý; tiếc vì bỏ qua đi một cơ hội để có được một bài nói xuất thần của người học trò mà đến lúc ấy mình vẫn chưa nhìn thấy hết tài năng. Nhân bài viết của Đỗ Trường đăng lại dưới đây, gọi là có mấy lời tạ lỗi với nhà văn.

Việc nghiên cứu Dương Thu Hương, đáng ra phải được coi là một trọng điểm của bộ môn nghiên cứu văn học đương đại, bởi do hoàn cảnh éo le, chị là một hiện tượng đặc thù có trong mình cả hai tiến trình từng diễn ra trong một thời đoạn đặc biệt của văn học Việt Nam – văn học miền Bắc sau chiến tranh và văn học lưu vong hải ngoại sau đó – có chỗ đồng điệu và cũng có chỗ khác với các nhà văn miền Nam sau 1975 ra định cư và sáng tác ở nước ngoài. Nói chị trường sức, vì cũng có người được bạn đọc gửi gắm rất nhiều hy vọng như Phạm Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu... nhưng một ra đi là... ngừng sáng tác.

Rất tiếc, sự bứt phá của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ sau 1986 đã không đi đến đâu, hay đúng hơn là mới chỉ đi được một bước đã phải thụt lùi, nên những ý tưởng khoa học như nói ở trên không thể nào thực hiện được vì bị quy chiếu ngay vào chính trị (một quan điểm lầm lẫn tai hại của cả con mắt an ninh văn hóa lẫn con mắt tuyên huấn). Dù sao, trước sau thế nào lịch sử văn học dân tộc cũng phải làm việc đó. Không phải chỉ Dương Thu Hương mà các nhà văn hải ngoại khác, sớm muộn sẽ trở về ngồi đúng vị trí của họ trên văn đàn. Nếu có ai chê cười đi nữa thì người viết mấy dòng này vẫn giữ niềm tin vững chắc ở điều mình nghĩ, không ngại bị coi là dự báo vớ vẩn hay ảo tưởng.

Xin bạn đọc hãy gắng chờ xem.

Nguyễn Huệ Chi

Thư giãn Chủ nhật

Đàn tế nghìn năm phát lộ dưới Nhà Quốc hội hiện đại

Mới phát hiện; mới có chỉ đạo của TT tìm biện pháp bảo tồn; mới tổ chức xong Hội thảo quốc tế, được nhất trí đánh giá là quý hiếm bậc nhất, chưa đâu trên thế giới thấy có di tích tương tự. Thì hôm nay đã có tin di tích bị xâm hại rồi. Não trạng của những “con người mới” được đào tạo nên trong thể chế tốt đẹp của chúng ta là thế. Càng nói quý thì phá càng nhanh, vì chẳng may những cái quý giá ấy lại chẳng làm ra tiền, không những thế chúng còn “ngáng chân” những... công trình XHCN rất cần cho con người XHCN hôm nay sử dụng, như Đàn Xã tắc: phải làm cầu vượt chứ, và Đàn Tế trời thời Lý: giữ nó thì nhà để xe của ngôi nhà Quốc hội to lừng lững bỏ đi đâu? Hãy xem bài dưới đây:

Phải kiểm tra ngay việc xâm hại công trình tâm linh thời Lý

Trinh Nguyễn

Chỉ sau một ngày, Văn bản số 400/KCH ngày 29.10 của Viện Khảo cổ về việc xâm hại khu vực di tích tâm linh đặc biệt tại lô E khu vực khai quật khảo cổ học Vườn hồng, Hà Nội đã đến tay hầu khắp các đơn vị trong danh sách cần gửi.

Phản ứng từ nhóm các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, khảo cổ, di sản nói chung là vô cùng ngạc nhiên, bức xúc vì đây không phải lần đầu tiên di sản bị xâm hại dù trước đó đã có cảnh báo và yêu cầu hợp tác.

Chỉ mới tháng 7 vừa rồi, Hội Khoa học lịch sử phải gửi kiến nghị lên Thủ tướng về việc các hố khảo cổ C, D của Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) ngập nước, tầng văn hóa bị xâm hại. Vậy mà giờ đây, Hội còn nhận thêm được văn bản về hiện trạng nguy hiểm của công trình tâm linh thời Lý quý giá mới xuất lộ. “Tôi đã nhận được văn bản của Viện Khảo cổ và đang xem xét nghiên cứu nên làm gì”, Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, nói.

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hà Nội, cũng vô cùng bức xúc. “Đã nói từ rất lâu rồi. Nói một cách lịch sự là người ta không thực hiện cam kết. Còn nói một cách rõ ràng là bội ước. Người ta cứ phá thì sẽ thế nào”, Giáo sư Ngọc nêu vấn đề. Ông Ngọc là người đã lên tiếng rất nhiều về việc các công trình tâm linh có nguy cơ hoặc đã bị xâm hại: cả ở đàn Xã Tắc, cả ở Hoàng thành Thăng Long.

Giáo sư Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản, nói: “Trước hết, phải thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Phải kiểm tra ngay việc thực hiện không đúng ý kiến chỉ đạo này. Thứ hai là, Viện Hàn lâm khoa học với tư cách được Thủ tướng giao chủ trì xây dựng các phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích đó phải có cuộc họp gấp với Bộ VH-TT-DL và cơ quan liên quan, với các nhà khoa học. Họp để đưa ra các giải pháp giải quyết rõ ràng, minh bạch phạm vi bảo vệ mà Thủ tướng đã chỉ đạo. Thủ tướng đã nói rất rõ, cái đó phải bảo tồn tại chỗ để tôn trọng di tích tâm linh thời Lý, lần đầu tiên phát hiện. Di tích đó là hiếm có từ trước đến nay mà thế giới cũng chưa có cái giống hệt. Cho nên phải làm rõ việc đó. Thậm chí cơ quan nào làm trái chỉ đạo của Thủ tướng phải kiểm điểm”.

T.N.

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141101/phai-kiem-tra-ngay-viec-xam-hai-cong-trinh-tam-linh-thoi-ly.aspx

Kết luận vụ Ba Sàm để 'rung cây dọa khỉ'

Trả tự do cho Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy

Bản kết luận điều tra về cái gọi là “Vụ án Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" đã được đại tá Lý Anh Dũng ký ngày 30-10-2014. Trong đó nhà cầm quyền đã coi việc anh Vinh lập trang Dân quyền của Diễn đàn Xã hội Dân sự ngày 20-9-2013 (cùng trang Chép sử Việt) là tội chính. Nói cách khác công an đã công khai chống Diễn đàn Xã hội Dân sự và Dân quyền

Trong quá trình điều tra, anh Nguyễn Hữu Vinh và chị Thúy đã kiên cường bác bỏ mọi cáo buộc nên đã khiến cơ quan điều tra đã phải giận dữ kết luận "Trong quá trình điều tra, bị can Nguyễn Hữu Vinh không khai nhận hành vi phạm tội của bản thân và đồng phạm", cho nên "cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật".

Phải nói ngay rằng Điều 258 của Bộ Luật Hình sự quy định tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" là vi hiến. Bản kết luận điều tra nói anh Vinh lập blog Dân quyền ngày 20-9-2013 cũng chẳng chính xác. Đó là trang Diễn đàn Xã hội Dân sự và chỉ sau này mới đổi tên thành Dân quyền

Tất cả những cáo buộc về các bài được Bản kết luận điều tra đưa ra để kết tội anh Vinh và chị Thúy đều vô hiệu. Anh Vinh và chị Thúy chỉ thực hiện các quyền hiến định của mình.

Dân quyền sẵn sàng tranh luận công khai với nhà chức trách về những cáo buộc ấy trên báo chí, kể cả trên Dân quyền.

Dân quyền kiên quyết bác bỏ những lời cáo buộc của nhà cầm quyền Việt Nam đối với anh Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy và đòi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay cho anh Vinh và chị Thúy.

Dân quyền cũng kêu gọi đồng bào trên khắp thế giới hãy lên tiếng mạnh mẽ đòi trả tự do cho anh Vinh và chị Thúy cũng như chống lại sự đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến và hủy bỏ Điều 258 của Bộ luật Hình sự.

Dân Quyền

Công bố kết luận điều tra liên quan vụ bắt blogger Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh chỉ thể hiện một chính sách 'rung cây dọa khỉ' của chính quyền Việt Nam, trong khi chính điều luật đưa ra để bắt blogger này, điều 258 của Bộ luật hình sự, thể hiện sự 'vi hiến' và 'vi phạm nhân quyền', theo một nhà vận động cho xã hội dân sự từ Hà Nội.

Trao đổi với BBC hôm 01/11/2014, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà đồn7g chủ trương Diễn đàn [xã hội] Dân sự Việt Nam nói:

"Chắc chắn bao giờ chính sách đàn áp của chính quyền này cũng là rung cây dọa khỉ, bắt một người để đe dọa hàng trăm, hàng nghìn người khác,

Thạc sĩ, Tiến sĩ dỏm tàn phá làm nghèo Đất Nước

(Bài 2)

Trần Bích Đăng

Mua bằng “Tiến sĩ Mỹ” giá 6.500 USD như thế nào? (http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/mua-bang-tien-si-my-gia-6500-usd-nhu-the-nao.html) Đó là một trong nhiều bài viết tìm thấy trên mạng về “quốc nạn bằng dỏm” với hai chỉ định từ “Tiến sĩ”, “Thạc sĩ” thứ đã tạo điều kiện cho người chủ của nó trèo lên các chức vụ cao trong chính quyền, leo lên vị trí người thầy ở các trường đại học nơi mà đất nước đang trông chờ đón những đứa con được đào tạo nên “người biết việc” để tham gia vào việc làm giàu cho Đất Nước và Dân Tộc. Chỉ trong đoạn viết này “Năm 1998 đến 2007, SCUPS ký hợp tác với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội liên kết đào tạo Tiến sĩ tại Việt Nam. Đến năm 2006, trường này đã “chuyển nhượng” cho một đơn vị khác nên đã chấm dứt việc liên kết tại Việt Nam”.

SCUPS là ai? Là Trường đại học Southern California for Professional Studies (SCUPS), địa chỉ 1850E, 17th Street, Suite#213, Santa Ana, CA. 92705 USA. – là một “đại học” dỏm không được công nhận ở Mỹ nơi mà ông Nguyễn Tấn Bình, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Văn hiến “Tiến sĩ Mỹ” giá 6.500 USD – Chỉ cần lên maps.google.com xem hình địa chỉ này thì “cơ ngơi” đại học của nó không bảng tên và chỉ đủ chỗ đậu 8 chiếc xe.

Lại nói về bảo hoàng hơn vua

Vũ Duy Phú

Ông Vũ Duy Phú gửi đến chúng tôi bài viết dưới đây, sau nhiều ngày trăn trở, mục đích đưa ra một số biện pháp nhằm làm cho cỗ máy xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang xộc xệch rệu rã có thể trở lại trơn tru. Đó là một ý tưởng không tồi. Tuy nhiên, đọc ông, không hiểu sao chúng tôi lại cứ liên tưởng đến câu thành ngữ phương Tây: “Địa ngục được lát bằng những ý định tốt” (L'enfer est pavé de bonnes intentions). Thành thực xin lỗi tác giả, và xin trân trọng đăng lên, với tinh thần tôn trọng mọi ý kiến khác biệt, để các nhà chấp chính cùng bạn đọc tham khảo.

Bauxite Việt Nam

Thêm 2 blogger Việt Nam bị đề nghị truy tố vì điều 258

Trà Mi-VOA

clip_image001

Ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang Anh Ba Sàm

Thêm hai blogger trong nước bị đề nghị truy tố về tội danh ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ bất chấp sự chỉ trích và phản đối mạnh mẽ đối với điều luật 258 Bộ luật Hình sự Việt Nam mà cộng đồng quốc tế cho là vi phạm các quyền tự do căn bản của công dân.

Tiền nhân đã dạy: "Khôn thì sống, mống thì chết"

Ngọc Quang

31/10/14

(GDVN) - Nếu chúng ta giao quyền, giao tài sản cho những người kém cỏi về năng lực và đạo đức, lại tham lam... thì làm sao tránh khỏi lệ thuộc, thậm chí là mất nước.

Sáng nay, Luật sư Trương Trọng Nghĩa - Đại biểu đoàn TP. HCM đã có một phát biểu làm nóng nghị trường khi đề cập thẳng tới quan hệ kinh tế với Trung Quốc và chuyện hàng nghìn lao động phổ thông Trung Quốc tràn vào Việt Nam.

Đại biểu Nghĩa dẫn ra phát biểu của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành "Kinh tế không thể bay cao vì đôi cánh của nó bị đeo quá nhiều gánh nặng": Xuất khẩu đứng trong top 10, top 5, thậm chí nhất nhì thế giới, nhưng suốt hai thập kỷ qua vẫn gia công với lao động giá rẻ, xuất khẩu tài nguyên, nhập khẩu đến 70-80% linh kiện, nguyên phụ liệu, nhập khẩu hàng tiêu dùng rẻ tiền, năng suất lao động thấp... tham nhũng tràn lan, nợ công, nợ xấu chồng chất.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn