Vài hình ảnh lễ viếng thầy giáo yêu nước Đinh Đăng Định

photo-1

Chủ nhật 6/4/2014, nhiều tổ chức, tập thể và cá nhân đến viếng thầy giáo yêu nước Đinh Đăng Định tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế đường Kỳ Đồng TPHCM. Rất nhiều vòng hoa lớn mang băng kính viếng của các tổ chức xã hội dân sự như Bauxite Việt Nam, Diễn đàn Xã hội Dân sự, Hội Cựu tù nhân chính trị, Hội Dân oan, Hội Phụ nữ Nhân quyền, Phong trào Con đường Việt Nam… các cơ quan như Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, tập thể Giáo viên học sinh trường THPT Lê Quý Đôn Daknông nơi thầy Định dạy học…

Khác với đám tang luật gia yêu nước Lê Hiếu Đằng bị an ninh xông vào cướp băng tang, ở đây bọn lưu manh côn đồ, an ninh các loại chưa dám có hành động khiêu khích phá đám. Có lẽ uy thế của cộng đồng giáo dân có mặt trong khuôn viên Nhà thờ khiến chúng không thể không chùn tay, hoặc cũng có thể lời kêu gọi từ bi của Thầy công khai trên bảng cáo phó đã toả ánh sáng của Đức Nhân không thể không lay chuyển những trái tim sói: “Không được giữ lòng thù hận… Chúng ta không phải là kẻ thù của nhau”. Ainsi soit-il! Cầu cho được như thế!

Thực trạng đê bao, bờ bao, đường sá… ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)

Đào Văn Tùng (Thiện Tùng)

Sau khi đọc các bài viết của Doãn Mạnh Dũng, Đảng Xanh, Tô văn Trường, Lê Phú Khải trên trang Anh Ba Sàm nói về lũ và đê bao… ở ĐBSCL, là người được sinh ra và sống ở ĐBSCL hơn 70 năm, tôi tôn trọng việc khen chê cùa 4 tác giả vừa kể, chỉ ghi lại “trình làng” những gì tai nghe mắt thấy theo cảm nghĩ chủ quan của mình.

Thiên nhiên đãi đất cho mọi người, ưu tiên đãi phù sa cho dân ĐBSCL. Sẽ là một thiếu sót khi nói về ĐBSCL mà không đề cập đến lũ và phù sa.

Năm 1962 trở về trước, người nông dân ở ĐBSCL canh tác ruộng vườn chủ yếu dựa vào thiên nhiên, chỉ dùng phân chuồng bón vườn, còn ruộng thì dựa hẳn vào phù sa do lũ chu kỳ hàng năm mang đến, mỗi năm chỉ làm 1 vụ lúa mùa vượt nước; không có và không hề dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu. Nếu tôi nhớ không lầm, từ năm 1962 xuất hiện đầu tiên là giống lúa Thần Nông 8 – gọi là lúa 3 trăng (3 tháng), xuất xứ đâu từ Philippines. Cũng từ ấy mới có việc tăng vụ và dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu.Việc nầy có lẽ giáo sư nông học Võ Tòng Xuân rõ hơn ai hết.

Đấu thầu đường bay để cứu lấy Hàng không Việt!

TS Trần Đình Bá

Đi trên lối mòn khai phá của tiền nhân thì khó có thể bứt phá vươn lên . Sau hai thế kỷ lịch sử mà hàng không VN đang loay hoay trong “Ao nhà - Vườn nhà”, sợ sệt chưa dám hòa mình vào biển lớn. Dự án “Thuế tài nguyên không gian và đấu thầu đường bay” … nhằm hưởng ứng Thông điệp 2014 của Thủ tướng về “Cải cách thể chế -phá thế độc quyền để tăng trưởng bền vững” cho hàng không Việt.

Hàng không (HK) của mỗi quốc gia là biểu tượng cho vị thế chính trị-tiềm lực kinh tế-tiến bộ khoa học công nghệ-sức mạng quốc phòng an ninh. Bay lên từ “bệ phóng” của một cường quốc không quân từng đánh thắng siêu cường, từng có phi công trở thành toán học gia vạch và tính được được quỹ đạo cho tàu Con Thoi lên cung trăng, trở thành phi hành gia châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ, nhiều phi công anh hùng giỏi giang quả cảm … Vậy mà hiện nay HK VN đang tụt hậu thê thảm xếp thứ 6 (gần cuối bảng) trong 10 nước ASEAN, về đối nội xếp cuối bảng trong 5 loại hình vận tải, thị phần ít ỏi chỉ bằng 1/10 đường sông và chỉ bằng 1/2 đường sắt .

Quyết định thu hồi đất thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân hay Chủ tịch Ủy ban nhân dân?

Luật sư Hà Huy Sơn

Thu hồi đất đai ảnh hưởng sống còn đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Nên việc quyết định thu hồi đất cần thiết phải là quyết định của tập thể để hạn chế những hành vi tư lợi, tham nhũng, tùy tiện. Nhưng chỉ riêng từ khi Luật đất đai 1993 có hiệu lực cho đến nay đã không ít các địa phương Chủ tịch Ủy ban nhân dân đã lạm quyền Ủy ban nhân dân để ra các quyết định cá nhân thu hồi đất đai. Cùng với nó là tình trạng thiếu minh bạch, trì hoãn trách nhiệm giải quyết khiếu nại về đất đai đã gây nên những bức xúc và xung đột nghiêm trọng trọng xã hội hiện nay. Vậy theo quy định của pháp luật quyết định thu hồi đất thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân hay Chủ tịch Ủy ban nhân dân?

Điều 32 của Luật đất đai 1993 quy định “Ủy ban nhân dân” cùng cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất thì có quyền quyết định thu hồi. Luật đất đai 1993, không có một từ nào nói đến “Chủ tịch Ủy ban nhân dân”. Nguyên tắc chung là: Nhà nước, công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

Viết khi nhận giấy mời của công an

Phạm Đình Trọng

clip_image00221 giờ khuya ngày 2.4.2014, ông công an khu vực đến nhà đưa cho tôi Giấy Mời: 8 giờ 30 ngày 4.4.2014 đến trụ sở công an để “trao đổi liên quan đến một số bài viết”. Giấy mời có hai liên. Tôi nhận liên 2 và kí vào liên 1 để người chuyển Giấy mời mang về trình. Trước khi kí, tôi ghi: Tôi đã nhận. Công an có việc cần trao đổi xin mời đến nhà tôi. Tôi không có việc cần gặp công an.

KHÔNG THỂ HÌNH SỰ HÓA ĐỜI SỐNG DÂN SỰ

1. Nhà nước của dân, do dân, vì dân là nhà nước phục vụ. Người dân là chủ trả lương, trao quyền hạn và nghĩa vụ cho công chức nhà nước để phục vụ người dân. Nhà nước của dân, do dân, vì dân không phải là nhà nước cai trị coi người dân chỉ là bề tôi, là thần dân, là đám đông bầy đàn, và quan chức nhà nước hưởng lương lậu, bổng lộc từ tiền thuế của dân cứ mặc sức dùng chức trách, quyền uy của dân trao để xách nhiễu dân.

Người dân đóng thuế nuôi bộ máy nhà nước là nuôi công bộc để phục vụ dân. Nhưng người dân có việc đến cơ quan nhà nước thì bị công bộc của dân mặt lạnh như kem, khinh khỉnh ra uy hành hạ dân đủ điều, làm khó trăm bề để vòi phong bao. Còn công bộc có việc cần gặp dân thì viết giấy sai người đưa xuống triệu dân lên. Quan chức nhà nước vẫn coi mình như “phụ mẫu chi dân”, như cha mẹ dân của thời quân chủ phong kiến mới hành xử với dân như vậy. Không thể cứ bình thản duy trì mãi một nhà nước xấu xí như một định mệnh bất hạnh của người dân Việt Nam khốn khổ.

Tin đám tang thầy giáo Đinh Đăng Định

- 14:00 thứ sáu, ngày 04.04.2014 nghi thức tẩm liệm và nhập quan tại tư gia: Đăk Nông (Số nhà 214 đường Nơ Trang Long, Khối 4, thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R'Lấp, tỉnh Đăk Nông).

- 13:00 thứ bảy, ngày 05.04.2014 di quan về Sài Gòn và quàn tại Nhà nguyện Đức Mẹ Thăm Viếng (đường Hoàng Sa, đoạn gần giao với đường Rạch Bùng Binh và Trương Định-P.9, Q.3), thuộc giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Dự kiến sẽ về đến lúc 19:00 cùng ngày. [Đã có thay đổi, xem bên dưới]

- 6:30 thứ hai, ngày 07.04.2014 di quan ra Nhà thờ ĐMHCG Sài Gòn: 38 Kỳ Đồng, Q.3

- 7:00 Thánh lễ an táng. Sau đó hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

THAY ĐỔI GIỜ CHÓT NƠI QUÀN LINH CỮU THẦY PHÊRÔ ĐINH ĐĂNG ĐỊNH

Để tránh sự phá rối của an ninh cs (đã có dấu hiệu lên kế hoạch) chúng tôi xin thông báo NƠI QUÀN LINH CỮU NHÀ GIÁO PHÊRÔ ĐINH ĐĂNG ĐỊNH SẼ DỜI VỀ PHÒNG A.06 (cuối hành lang Văn phòng Công lý Hòa bình), bên trong khuôn viên Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn: 38 Kỳ Đồng, P.9 Q.3.

Chiều nay, gần 10 công an có lẫn không có sắc phục đã đến tư gia ông trùm quản lý Nhà nguyện Đức Mẹ Thăm Viếng ép ông ký vào "giấy cam kết không làm mất an ninh trật tự". Dẫu biết rằng tờ giấy lộn đó không có giá trị pháp lý gì, nhưng sẽ là cớ để an ninh đến phá rối đám tang rồi đổ vấy tội cho ông trùm, nên chúng tôi quyết định di chuyển vào khuôn viên giáo xứ, chấp nhận một chút phiền hà cho sinh hoạt của Giáo xứ ngày Chúa Nhật.

clip_image002

Nguồn: Facebook Linh mục Đinh Hữu Thoại

Lợi ích công hay lợi ích toàn dân? Mối quan hệ giữa Nhà nước và Xã hội dân sự trong vấn đề thu hồi đất đai qua góc nhìn kinh tế luật

(tiếp theo)

Phạm Hải Vũ

I.4 Lợi ích công và sở hữu đất đai tại Việt Nam

Hệ thống luật của Việt Nam được xây dựng trên truyền thống Châu Âu lục địa[1] giống như Pháp, và công nhận quyền sở hữu tư nhân. Tuy nhiên Việt Nam không công nhận quyền sở hữu tư nhân đất đai. Hiến pháp – văn bản luật có giá trị cao nhất - quy định tại điều 57 đất là tài sản chung của toàn dân, do Nhà nước thay mặt quản lý. Luật đất đai mới năm 2013 ghi tại điều 4 «Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật (này)». Nếu so sánh với luật của các quốc gia phương Tây - lấy hai ví dụ điển hình được trình bày ở trên là Pháp và Mỹ - thì sự khác biệt là ở Việt Nam là người dân không làm chủ sở hữu tuyệt đối đất. Người dân chỉ được Nhà nước trao quyền sử dụng. Tuy nhiên điểm khác biệt này thật ra sẽ không ảnh hưởng đến đời sống người dân nếu Nhà nước thiết lập các quyền sử dụng có tính ổn định lâu dài, cho phép người nắm quyền sử dụng hiệu quả đất của mình.

Hiệp định Mekong 1995 đang tan vỡ MRC CEO, Hans Guttman nên từ chức

Phạm Phan Long*

Hiện Hội đồng sông Mekong đang họp thượng đỉnh lần thứ 2 tại TP HCM từ ngày 2 đến ngày 5 tháng tư, 2014. Mười chín năm trước, vào ngày 5 tháng 4, 1995, đại diện bốn nước Lào PDR, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam ký kết Hiệp định sông Mekong và Mekong River Commission (MRC) ra đời. Dân cư lưu vực kỳ vọng Hiệp định quốc tế này sẽ tạo phương tiện để các nước cùng phát triển tiềm năng sông Mekong một cách bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích cao cả các nước đã long trọng ký kết trong Hiệp định là:

“To protect the environment, natural resources, aquatic life and conditions, and ecological balance of the Mekong River Basin from pollution or other harmful effects resulting from any development plans and uses of water and related resources in the Basin.” [Article 3]

“Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, ngư sinh và tình trạng cân bằng sinh thái cho lưu vực sông Mekong tránh khỏi hậu quả tai hại từ bất cứ một dự án sử dụng nước và tài nguyên nào trong lưu vực.”

Philippines đưa Trung Quốc ra tòa, nhưng chính công luận thế giới sẽ phán quyết

T. Dean Reed, Huffingtonpost.com, ngày 3-4-2014

Trần Ngọc Cư dịch

Trong khi một chiếc tàu Philippines tránh được các pháo hạm Trung Quốc để đi vào vùng biển an toàn và tiếp tế lương thực cho quân trú đóng, thì chính phủ Philippines, cậu bé Đa-vít can trường của châu Á, đã qua mặt tên khổng lồ Gô-li-át Trung Quốc bằng cách một lúc ra hai tòa án để đòi lại lãnh thổ và lãnh hải bị chiếm của mình.

Một là tòa án quốc tế La Hay tại Hà Lan, nơi đây một tòa án có 5 vị thẩm phán sẽ xác định liệu Trung Quốc có vi phạm luật quốc tế bằng cách liên tục đẩy mạnh các nỗ lực nhằm chiếm đoạt biển Nam Trung Hoa [biển Đông] hay không.

Hai là Tòa án Công luận Thế giới, và Philippines đang trông cậy vào một suối nguồn hậu thuẫn phong phú nếu Trung Quốc bị tòa án La Hay kết tội mà vẫn không chịu tuân theo lệnh của tòa án này.

Ý nghĩa của vụ Phi kiện Trung Quốc trong tranh chấp biển

Vũ Quang Việt

Chính phủ Philippines đúng ngày cuối cùng của tháng ba năm 2014 đã gửi hồ sơ chi tiết với nội dung yêu cầu Tòa án Hòa giải Luật Biển LHQ (Arbitral Tribunal) phán quyết. Nội dung cùng với chứng cớ lên tới 4000 trang và 40 bản đồ. Việc làm này là theo đúng trình tự đã được Luật Biển LHQ (UNCLOS) định sẵn theo Phụ lục VII, bao gồm:

1. Nước muốn kiện thông báo (notification) cho Tòa về ý định của mình với các lập luận dựa theo Luật Biển. Điều này Phi làm vào 22 tháng giêng năm 2013

2. Tòa báo cho nước bị kiện để lấy phản ứng. Bên bị là Trung Quốc đã từ chối tham gia. Tuy nhiên theo điều 9 của Phụ lục VII, “[n]ếu một bên trong vụ tranh chấp không có mặt tại tòa hoặc không biện hộ, bên kia có thể yêu cầu tòa tiếp tục tiến hành và tuyên. Việc không có mặt hay không biện hộ không thể làm dừng phiên tòa.

Hai vụ xử song song bộc lộ bản chất tư pháp Việt Nam

Chưa lúc nào việc xử án “không giống ai” của Tòa án Việt Nam được ngay báo chí chính thống phản ứng rõ rệt như trong tuần qua: Vụ 5 công an “dùng nhục hình” (đúng ra phải là “cố ý gây thương tích” thậm chí “giết người”) và vụ “kỳ án trộm dê”.

Thực tế xét xử ở hai vụ trên cho thấy những điều thuộc bản chất của tư pháp Việt Nam được coi là “độc lập” nhưng không “phân lập” với các ngành hành pháp, lập pháp, mà thống nhất trong một quyền lực tập trung của Nhà nước.

“Quyền tư pháp là quyền xét xử được giao cho Tòa án nhân dân. Nguyên tắc xét xử xuyên suốt trong tổ chức thực hiện quyền này là độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, mọi cơ quan, tổ chức, các nhân không được phép can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án, nghiêm cấm mọi hành vi cản trở Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ. Nguyên tắc này đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự… “khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

Thư giãn cuối tuần: Gừng càng già càng cay

Thiện Tùng

Đọc chính luận, nghị luận, bình luận… về thế sự riết căng cái đầu quá, tôi đọc truyện ngắn của nhà văn Trang Thế Hy xả bớt. Quả như người ta nhận xét, Trang Thế Hy là nhà văn chi tiết, ông viết văn không phải bằng bút lông mà bằng bút thép. Nói theo thuật ngữ bóng đá, từ trung lộ, với động tác giả, ông dẫn bóng vượt qua hàng hậu vệ đối phương, vào vùng cấm địa, sút ghi bàn. Đọc một số tác phẩm của ông, đọng lại trong tôi 4 chi tiết, kể lại hầu đọc giả “giải nhiệt” cuối tuần :

1/- … Đạo diễn Hải cho người phụ nữ khoảng 30 tuổi bán giải khát trước cửa nhà mình. Liên cư với nhà Hải là nhà của gã ma cô, ông này sở hữu một cô gái có ngoại hình ăn khách nhưng lại câm điếc. Hàng ngày, người bán giải khát phải chứng kiến cái điệp khúc: bữa nào cô gái tiếp khách được tiền, gã ma cô vui, cô gái cười và ca hát ú ớ theo nhạc điệu một hai bài hát nhứt định nào đó; bữa nào ế khách thì gã cằn nhằn, đánh đập, cô gái khóc nức nở.

Lợi ích công hay lợi ích toàn dân? Mối quan hệ giữa Nhà nước và Xã hội dân sự trong vấn đề thu hồi đất đai qua góc nhìn kinh tế luật

 

Phạm Hải Vũ

I. Giới thiệu

Bài viết này sử dụng góc nhìn kinh tế luật để phân tích một mâu thuẫn lớn trong xã hội Việt Nam đương đại : mâu thuẫn giữa Nhà nước và bên dân sự liên quan đến thu hồi cưỡng chế đất đai.

Theo quan điểm trình bày, các tranh chấp thu hồi đất đai phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa Nhà nước và xã hội dân sự tại Việt Nam. Các tranh chấp liên quan một phần đến thể chế sở hữu được áp dụng, nhưng phần lớn ở việc Nhà nước có thể can thiệp thay đổi quyền sở hữu mà không cần giải trình quyết định của mình. Khái niệm lợi ích công là cơ sở cho việc can thiệp cũng không được định nghĩa rõ ràng. Bản chất sâu xa của hiện tượng là do các chủ thể kinh tế, trong đó có Nhà nước, tranh đoạt các quyền sử dụng (chứ không phải sở hữu) tài nguyên đất đai.

Tranh chấp Hoa Kỳ-Liên Âu với Nga ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam?

· Tại sao Hoa Kỳ và EU chủ trương tự kiềm chế?

· Bắc Kinh đóng vai „tọa sơn quan hổ đấu“!

· Tại sao Hà nội theo đuôi Bắc Kinh bỏ phiếu trắng?

· Cơ hội tốt cho những người dân chủ !

Âu Dương Thệ

Lợi dụng cuộc khủng hoảng nội bộ trầm trọng và kéo dài của Ukraine, nên vào giữa tháng 3 Tổng thống Nga Putin đã dùng nhiều thủ đoạn ra tay chiếm đoạt bán đảo Krim của Ukraine. Đây là hành động vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên hiệp quốc và các Công ước quốc tế đối xử giữa các nước, qui định khi có những tranh chấp phải giải quyết theo đường lối hòa bình. Đặc biệt hành động của Putin đã cố tình coi thường Hiệp ước về An ninh và Hợp tác ở Âu châu 1975, cũng như Hiệp ước 1994 Nga kí với Hoa Kỳ-Anh nhìn nhận độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Vụ công an dùng nhục hình: Bản án bị phản đối toàn diện

Hồng Ánh

Gia đình bị hại phản đối các mức án; người nhà bị cáo nói sẽ kháng cáo; luật sư bào chữa cho bị hại chỉ trích tòa “đạp lên dư luận”; luật sư bào chữa cho bị cáo khẳng định vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội mà tòa vẫn xử, vẫn tuyên...

Chiều 3-4, TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã tuyên án vụ 5 sĩ quan công an dùng nhục hình dẫn đến chết người xảy ra tại Công an TP Tuy Hòa.

Trưởng ban chuyên án tạm thoát

HĐXX tuyên phạt: 5 năm tù giam đối với bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, cán bộ điều tra - Công an TP Tuy Hòa); 2 năm tù giam đối với bị cáo Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá thuộc Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Công an tỉnh Phú Yên); 1 năm 6 tháng tù giam đối với bị cáo Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy thuộc Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Công an TP Tuy Hòa); phạt từ 1 năm đến 1 năm 3 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đối với bị cáo Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, đội phó Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội) và Đỗ Như Huy (nguyên trung úy thuộc Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, cùng của Công an tỉnh Phú Yên).

Những tờ di chúc kỳ lạ từ Dương Nội, Việt Nam

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

clip_image002

Trước khi bị bắt, hai ông Trần Văn Miên sinh và Trần Văn Sang đều có giấy ủy quyền lại cho 356 hộ dân mất đất. Nội dung giấy ủy quyền khẳng định trước khi bị bắt, các ông đều khỏe mạnh, không có thương tích gì, đầu óc tỉnh táo và không có ý định tự tử.

Thư giãn cuối tuần: Các nhà triết học Mác-Xít đi đâu hết cả rồi?

Chú Cuội

Chú Cuội được ngồi gốc cây đa mãi cũng buồn, lọ mọ vào mạng đọc chơi. Ấy thể đọc được khối bài viết về … cái gì… câu chuyện luận văn của Nhã Thuyên. Các bài viết đều rất cao siêu về mặt học thuật. Vốn là Chú Cuội, tôi chẳng có tài viết nghiêm chỉnh như các bậc văn nhân chí sĩ, mà chỉ tếu táo chút chơi, để gọi là thêm tí gia vị.

Các bậc văn nhân chí sĩ thảo luận rối mù về tự do…, dân chủ… nghe cứ giống… rặt như giọng điệu của “thế lực thù địch”, mà tôi thì, tuy hay nói nhăng nói cuội, nhưng không muốn bị mang tiếng mắc mưu các… “thế lực” đấy. Tôi cố lên gân nói theo giọng các ông tổ của phe ta.

Tôi nhớ thời bắt đầu tập tễnh bước chân vào ngưỡng cửa đại học được học triết học Mác-Xít. Thầy dạy triết của tôi thời đó là thầy Hoàng Vĩ Nam, sau làm viện trưởng một viện về khoa học xã hội. Tôi phải thắp nén nhang xin phép vong linh của thầy được dẫn trích ngang lời thầy ra đây để chứng minh rằng thầy giảng cho chúng tôi những bài giảng đúng lập trường quan điểm, thầy không hề nói giọng điệu của các thế lực thù địch đâu nhá! ... Chẳng lẽ thầy triết học Mác-Xít lại truyền bá giọng điệu của thế lực thù địch sao!

Vĩnh biệt người thầy giáo yêu nước Đinh Đăng Định

clip_image002Vào 21 giờ 30 ngày 03/04/2014, tại nhà riêng ở thị xã Dak Nông, Thầy giáo Đinh Đăng Định đã ra đi vì chứng bệnh ung thư dạ dày, sau những năm tháng đọa đầy trong nhà tù Cộng sản, không được trị bệnh đúng theo những đạo lý căn bản của xã hội loài người.

Người thầy giáo hiền lành, đức độ đã vì lòng thiết tha yêu nước, và rất cụ thể là yêu mảnh đất, yêu con người Tây Nguyên nơi mình sinh sống và dạy học, mà dấn thân vào những hoạt động phản biện, đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, đặc biệt là đấu tranh bảo vệ sự sống còn của Tây Nguyên chống lại dự án khai thác bauxite, dự án cho đến nay đã bộc lộ rõ sai lầm nghiêm trọng không còn thể nào chối cãi, biện minh.

Người thầy giáo yêu nước khiêm nhường đã lặng lẽ tự mình vận động lấy chữ ký của hàng ngàn người dân Tây Nguyên đóng góp vào danh sách hàng vạn chữ ký của Kiến nghị ngưng dự án hại dân hại nước, bản kiến nghị đã khiến nhà nước phải tạm thời dừng tay, mở ra khả năng cứu đất nước thoát khỏi hiểm hoạ mang tên “Bauxite”.

Bộc bạch tâm tư cùng mạng bô-xít…

Tô Hải

Kính gửi các bạn thương yêu, cảm phục của tôi!

Trước hết tôi xin phép bày tỏ lòng xúc động, niềm phấn khởi chân thành của tôi khi:

- Lần thứ hai, được một trang web mà tôi tín nhiệm hàng đầu (không phải là “trong những… hàng đầu” đâu) đã có bình luận đầy ưu ái về một entry tôi đã viết và “xin thưa” lại về những điểm tôi viết chưa được nhiều người ưng ý.

- Được nghe những khi ý kiến “không đồng thuận” để tôi tự nhìn lại mình nghiêm khắc hơn, khi còn kịp.

Tôi hoàn toàn mong được mọi người góp ý, phản biện một cách thân tình, không ném đá, chụp mũ, bôi xấu, vu cáo, thành kiến những ai đã có những nhận thức, những phương pháp, tác phong đấu tranh khác mình với kiểu tư duy lỗi thời “nói ngược, làm ngược với mình, thậm chí đối lập với mình là…” cho người đó về “phía bên kia” ngay tút xuỵt!

Rắn, cua, ếch – Sự tam quyền của tự nhiên

Đức Thành

Đối với sự sống trên trái đất, nếu chỉ nhìn theo một lăng kính nào đó ta sẽ thấy thiên nhiên, trời đất thật không công bằng. Vùng đất nơi này được ưu ái đầy hoa thơm cỏ lạ thì nơi ở kia lại khắc nghiệt khô cằn hoang lạnh vô cùng.

Thực ra sự sống tự nhiên luôn công bằng và sòng phẳng, chỉ có điều con người chúng ta nhìn nhận những sự việc hiện tượng đó theo lăng kính nào. Bỏ qua mọi cảm xúc thiên lệch mà nhìn nhận cuộc sống theo nghĩa tự nhiên nhất, chúng ta sẽ thấy sự sống vốn dĩ rất công bằng, thậm chí còn ở mức công bằng đến mức vi diệu là đằng khác.

Riêng chuyện khắc chế lẫn nhau của ba loài “Rắn- Cua- Ếch” trong tự nhiên rất gần gũi với người Việt mình lại là minh chứng sinh động nhất về sự khắc chế trong cộng đồng để cùng tồn tại và phát triển trong tự nhiên. Nó hoàn toàn mang tính cân bằng để cùng tồn tại và phát triển giống nòi của chúng và giữa chúng với nhau.

Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM Vũ Phi Long: Công an đánh chết nghi can là giết người

Trong quá trình điều tra, điều tra viên hoặc cán bộ điều tra có hành vi trực tiếp xâm hại, gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng người khác thì sẽ bị xử tội giết người hoặc cố ý gây thương tích chứ không phải tội dùng nhục hình.

LTS: Theo dự kiến, ngày mai (3-4), TAND TP Tuy Hòa (Phú Yên) sẽ tuyên án vụ năm công an đánh chết nghi can. Dư luận cho rằng năm bị cáo công an này đánh chết người nhưng chỉ bị xử tội dùng nhục hình là không thỏa đáng. Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của Thẩm phán Vũ Phi Long, Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM, nhằm soi rọi thêm vụ án đang gây bức xúc dư luận này.

Phóng viên: Thưa ông, có phải nếu bắt giữ người đúng quy định pháp luật thì hành vi đánh người đến chết sau đó sẽ bị khép vào tội dùng nhục hình; còn bắt giữ người không đúng quy định thì việc đánh người đến chết sẽ bị xử loại tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người?

Không còn sức phản kháng tức là đã chết lâm sàng

Phuong Dang Bich

Ban đầu tôi nghĩ, các cấp chính quyền ở trung ương bao giờ cũng văn minh hơn chính quyền địa phương. Văn minh ở đây không chỉ là cách hành xử, mà là cả cách suy nghĩ. Nhưng có lẽ tôi nhầm. Chỉ là một đằng thì gián tiếp (sạch tay), còn một đằng trực tiếp, chứ man rợ chả kém gì nhau. Tỷ dụ trong một vụ án, người ở trên thản nhiên ký cái roẹt, tống một con người vào tù. Kẻ ở dưới dùng nhục hình đày đọa, đẩy người tù sớm đến cái chết hơn, hỏi ai tàn bạo hơn ai? Như nhau cả thôi.

Cái tên Đinh Đăng Định và Bauxite Tây Nguyên tôi nghe thấy từ lâu, nhưng nó giống như một viên sỏi, ném vào dòng thác sự kiện của một xã hội, mà tôi nghĩ là đang ở hồi hỗn loạn. Đến thư của cụ Võ Nguyên Giáp và các cảnh báo của các nhà kinh tế và khoa học còn chả ăn ai, nữa là một thầy giáo ở một tỉnh miền núi xa lắc. Trong khi các sự kiện cứ nối tiếp nhau cuốn đi, cuộc sống của những người tù gần như bị quên lãng trong sự đày đọa về thể xác và khủng bố về tinh thần. Người ta có nhắc đến cũng chỉ biết chép miệng, hay buông lời cảm thán là xong. Chỉ khi tin về thầy giáo Đinh Đăng Định bị ung thư, người ta bắt buộc phải đưa ông đi mổ mà vẫn còng ông, thì dư luận mới chú ý đến ông nhiều hơn.

Nói thêm về “Vụ Nhã Thuyên” – Học Thế Nào

Sau khi Học Thế Nào đăng bài Kỳ án Nhã Thuyên, một số bạn đọc mà họ là những nhân vật chứng kiến ít nhiều một số sự kiện liên quan gửi thư tới nhóm biên tập với mong muốn nói lại, nói thêm hoặc bổ sung một số chi tiết mà bài viết đề cập. Học Thế Nào tổng hợp các ý kiến này thành bài viết ngắn dưới đây:

Về sự kiện ngày 27/7/2013

Sau loạt bài phê phán trên báo chính thống, lãnh đạo trường chỉ đạo Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn triệu tập họp hội đồng khoa học khoa (mở rộng) chứ không phải hội thảo khoa học như được gọi tên trong bài viết “Kỳ án Nhã Thuyên”. Học Thế Nào xin đính chính lại chi tiết này.

Thành phần mở rộng là các giáo sư đã nghỉ hưu, thêm PGS TS Lê Quang Hưng, Chủ nhiệm Khoa Việt Nam học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tham gia với tư cách phản biện. Không ai ở hội đồng chấm luận văn Nhã Thuyên năm 2010 được mời. PGS TS Nguyễn Thị Bình được mời với tư cách là thành viên hội đồng khoa học của khoa. Tất cả bốn vị Ban Giám hiệu Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có mặt.

Tuyên bố Sinaia về tự do học thuật và tự chủ đại học (Romania 1992)

Vụ luận văn Nhã Thuyên đang đặt ra cho giới đại học nhiều vấn đề cần suy nghĩ, trong đó có vấn đề tự do học thuật của các giảng viên và tự chủ của các trường đại học. Trong bối cảnh đó, đồng thời trước những yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, xin gửi đến mọi người bản dịch của tôi cho bản Tuyên bố Sinaia về tự do học thuật và tự chủ đại học tại Romania năm 1992, cách đây đã hơn hai thập niên.

Vũ Thị Phương Anh

-----------

Nguồn: unesco.org

Sư phạm Đại học, Ngữ Văn Khoa tạp phú

Hà Nhân

Khách có kẻ:

Giương buồm giong gió văn chương

Lướt bể chơi trăng thi phú

Sớm tìm hiểu chừ tích truyện người xưa

Chiều lần thăm chừ thơ ca hiện đại

Thơ loạn, thơ Điên, cùng là Sáng tạo

Xuân thu, Dạ đài, sánh với cách tân

Nơi có người đi

Đâu mà chẳng biết.

Hội CTNLT VN hoan nghênh Nghị quyết của Hội Đồng Nhân quyền LHQ về Cổ xúy và Bảo vệ Nhân quyền khi Biểu tình Ôn hòa

clip_image002

Với 31 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 7 phiếu trắng, ngày 28/3/2014 HĐ Nhân quyền LHQ đã thông qua cuộc bầu phiếu phê chuẩn Nghị quyết Cổ xúy và Bảo vệ Nhân quyền liên quan đến Biểu tình Ôn hòa. Biểu tình ôn hòa là một trong các hình thức thể hiện một xã hội có dân chủ, gắn liền với quyền tự do bày tỏ và quyền tụ họp ôn hòa.

Nguy cơ về mặt an ninh-quốc phòng của 3 nước Đông Dương khi Lào xây đập Don Sahong

Hoàng Mai

Ngày 31.3.2014, báo RFI, trong bài viết có tựa đề “Việt Nam cần nỗ lực chống đập Don Sahong tại Lào”(1), ở phần nhấn mạnh, bài báo viết: Chính phủ Lào đã phớt lờ phản đối của Việt Nam và Cam Bốt để đẩy mạnh dự án xây dựng đập thủy điện thứ hai trên dòng chính sông Mêkông: Đập Don Sahong, gần biên giới Cam Bốt. Công trình có khả năng được khởi động ngay vào tháng 12/2014. Một khi được xây xong, con đập này sẽ tác hại nghiêm trọng đến sinh kế của người dân, đặc biệt là tại Cam Bốt và Việt Nam. Giới bảo vệ môi trường cho rằng hai quốc gia này cần nỗ lực nhiều hơn để ngăn cản dự án Don Sahong”.

Trong quá trình tìm hiểu để viết bài, được biết phản đối dự án xây đập Don Sahong của Lào đã có nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng. Riêng với người Việt, ngay từ cuối năm 2013, tổ chức Viet Ecology Foundation (VEF), một tổ chức dân sự (NGO) tại California, Hoa Kỳ, do Ks Phạm Phan Long, một người Việt làm chủ tịch, đã gửi thư ngỏ đến Thủ tướng Lào, ông Thongsing THAMMAVONG, với nội dung “Yêu cầu ngừng xây Đập Don Sahong”.

Nhật Ký Biển Đông: Căng thẳng leo thang và lan qua Úc Châu

Đào Văn Bình

Khi tình hình Ukraine trở nên sôi động và Tổng thống Yanukovytch thân Nga  bị phe đối lập lẫn quốc gia cực đoan lật đổ ngày 22/2/2014 với sự hỗ trợ của Mỹ và NATO… khiến Nga đem quân vào Crimea thì Ukraine trở thành điểm nóng của chính trị thế giới, khiến cuộc khủng hoảng ở Biển Đông trở nên mờ nhạt, nhất là đối với Mỹ. Đã có lúc các chiến lược gia Hoa Kỳ báo động về sự phục hồi của thời kỳ Chiến tranh lạnh và hối thúc Ô. Obama lại phải “Xoay trục” tức dồn hết lực lượng về Âu Châu để đối phó với Liên bang Nga – căng thẳng và nguy hiểm không  kém gì thời Mỹ và Liên bang Xô-viết. Trong khi cả thế giới ngơ ngác không biết phải theo “Ông Kẹ” nào, Nga hay Mỹ – thì nhức đầu nhất phải kể Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

1) Ấn Độ tuy hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ đề đối đầu với Hoa Lục nhưng lại nương tựa vào Nga để xây dựng sức mạnh quân sự, cho nên đã thẳng thắn bác bỏ các biện pháp cấm vận của Mỹ đối với Nga. Điều này chắc chắn khiến Washington buồn lòng. Nhưng có lẽ Washington cũng phải làm ngơ cho êm chuyện.

Trẻ em Việt Nam đang phát triển “lệch” chuẩn?

Bích Hường

Có tới 50% trẻ em Việt Nam ở độ tuổi học đường có khẩu phần ăn không đủ năng lượng, dẫn đến tình trạng thấp còi

Đây là một thực trạng khiến nhiều nhà dinh dưỡng băn khoăn. Song song đó thì tỉ lệ thừa cân, béo phì gia tăng ở các thành phố lớn, lên đến 10%-15%. Đâu là nguyên nhân và giải pháp thực tiễn cho thực trạng này?

Báo động thực trạng dinh dưỡng trẻ em: “Kẻ thiếu, người thừa”

Học sinh tiểu học (độ tuổi từ 6-12) là những đối tượng đặc biệt đối với những người làm công tác dinh dưỡng. Đây là lứa tuổi cơ thể và tâm lý trẻ bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới, cần được ưu tiên về dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều trẻ trong độ tuổi này đang bị “đói” năng lượng và không ít trẻ cận kề với nguy cơ suy dinh dưỡng. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, trên 50% trẻ em ở độ tuổi học đường có khẩu phần ăn không đủ mức năng lượng dẫn tới tình trạng thấp còi; có khoảng 40%-60% trẻ bị thiếu các vi chất cần thiết, giúp cho phát triển tối ưu về thể chất lẫn tinh thần.

Nhà nước đang chữa lửa bằng xăng dầu.

DÂN OAN THỦ THIÊM

Người dân đang sống ổn định bỗng nhiên bị mất đất, mất nhà, mất công ăn việc làm… trở thành dân oan với tấm lòng đầy trĩu uất hận và căm tức, đó là một thực trạng không thể phủ nhận trong xã hội Việt Nam ngày nay.

Xin trích lại phần dẫn nhập loạt bài có tựa đề: Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh Vùng đất vàng bỏ hoang 17 năm xảy ra nhiều tiêu cực, đăng liên tục trên 7 số báo Người cao tuổi từ ngày 2-10-2013, như sau:

Trên 14.500 hộ dân đang sinh sống ổn định, đành ngậm ngùi bỏ xứ ra đi để giao nhà, giao đất xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, một dự án lớn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 367/TTg ngày 4/6/1996. Sau 17 năm, khu đất vàng nầy bị bỏ hoang, quy hoạch bị xé nát do UBND thành phố “cấp phát” đất cho 64 doanh nghiệp. Tiêu cực xảy ra quá nhiều, gần 3.000 nhà dân nằm ngoài ranh quy hoạch bị cưỡng chế, nhà cửa bị đập phá tan tành. Hơn 11.000 đơn khiếu kiện kéo dài, một số người chết oan do hành vi cưỡng chế trái phép. Với 38.000 tỉ đồng tiền hỗ trợ di dời đã được giải ngân, Nhà nước phải mất 150 tỉ đồng tiền lãi/tháng. Nguyên nhân dẫn tới nhiều nỗi đau cho hàng chục nghìn hộ dân là do hành vi làm trái quyết định của Thủ tướng Chính phủ!...”

Từ câu chuyện một luận văn

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Giải văn hóa Phan Châu Trinh lần 7, năm 2014 vừa được trao tối 24.3.2014 tại Sài Gòn. Hạng mục Giải giáo dục năm nay gây chú ý đặc biệt khi chủ nhân là một nhà giáo dục người Mỹ có tư tưởng cấp tiến, một tên tuổi không xa lạ gì với những ai quan tâm đến Chương trình Fulbright, ông Thomas J. Vallely.

Năm 1994, ông Thomas J. Vallely với sự giúp đỡ của nhiều bạn bè đồng nghiệp Việt Nam, đã tham gia thành lập chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Hiệu quả của chương trình giáo dục trên đóng góp vào nguồn nhân sự trí thức trẻ, nhân lực quản trị kinh tế theo xu hướng tiến bộ của Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy. 20 năm sau, ông được mời tham gia trong một nỗ lực chung của Việt Nam và Mỹ ở dự án xây dựng Đại học có tên Fulbright Việt Nam.

Ông Thomas cho biết, dự án thú vị trên được truyền cảm hứng từ chính tư tưởng cải cách giáo dục, canh tân văn hóa của cụ Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX. Qua việc phân tích, cắt nghĩa về tính thời sự của tư tưởng Phan Châu Trinh trong việc chọn cải cách giáo dục làm trọng tâm canh tân, quyết định quỹ đạo phát triển đất nước, ông Thomas J. Vallely chỉ ra rằng, rào cản lớn nhất của giáo dục Việt Nam trong tiến trình hội nhập đó là tự tách mình ra khỏi mối tương quan với giáo dục hiện đại của thế giới phát triển bên ngoài. Ông gọi đó là một “cạm bẫy tinh thần”, một sự tự cô lập trong cái gọi là “ngoại lệ Việt Nam”.

Tự hào tàu ngầm Trường Sa và nỗi nhục “thế kỷ” của Hàng không Việt!

Tiến sỹ Trần Đình Bá – Hội Khoa học kinh tế VN

Khác với dự án chế tạo Tàu ngầm Hoàng Sa, Yết Kiêu hay Máy bay trực thăng tự phát của những tư nhân đam mê sáng tạo …, dự án chế tạo Máy bay “Made in Vietnam” được Thủ tướng giao nhiệm vụ từ những năm 2003. Vậy mà đất của ta, biển của ta, trời của ta mà máy bay VAM – 2 sơn cờ đỏ sao vàng do các Viện sỹ giáo sư tiến sỹ - chuyên gia hàng không nghiên cứu sản xuất thành công lại không được phép bay. Quả là một nghịch lý đến mức ngang với quyền tự quyết của một quốc gia bị xâm phạm .

Có một “bộ Hàng không” dở hơi đến như thế !

Dự án “chào Thiên niên kỷ mới” có từ những năm “mở màn” của “Thiên niên kỷ” thứ 3 và thế kỷ XXI. Tự tay Thủ tướng Phan Văn Khải lúc đó đã ký công văn số 55/TB-VPCP–18/4/2003 giao cho GS.TS -Viện sỹ hàn lâm quốc tế Nguyễn Văn Đạo – chủ tịch hội Cơ học Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chế tạo máy bay cánh quạt loại nhỏ 2 chỗ ngồi để ngành hàng không VN được bay lên từ đôi cánh của chính mình mang “màu cờ sắc áo”. GS TS Nguyễn Thiện Nhân lúc đó là phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao dự án và cam kết thành phố sẽ hỗ trợ tối đa, huy động các nguồn lực để tham gia đề án này, sẵn sàng ứng trước một phần chi phí trong giai đoạn ban đầu.

Vài lời cùng bác Tô Hải

Thưa Nhạc sĩ Tô Hải,

Đọc những lời của bác trong bài viết “Nhìn về phương Bắc vừa mừng vừa lo...”, hẳn không ai không cảm thấy như có dòng nước mát chảy vào gan ruột. Thực trạng tồi tệ của một thứ “đàn em” làm cái đuôi cho đàn anh cường quốc nhân danh cùng chung ý thức hệ, chỉ có một chức năng là phe phẩy cái đuôi thôi mà cũng chẳng xong, thì nhiều người con dân nước Việt đã thấu tỏ từ lâu lắm. Nhưng sự phân tích so sánh cụ thể của bác với tất cả căm phẫn và yêu thương dâng trào đầu ngọn bút, mới làm cho nhận thức đi vào bề sâu, trở thành cảm xúc sống thực, được đối chứng cụ thể và hiện ra lớp lang, hệ thống hơn. Bác đã không uổng phí khi cất công theo dõi từng chủ trương hành động của người Tàu trong cái công cuộc gọi là “đánh từ ruồi đến hổ”, trong những cải cách giảm phiền hà cho dân, đưa ra nhiều bằng chứng đáng tin là họ đang làm thật và làm có hiệu quả, để từ đấy lột mặt nạ những kẻ bắt chước dỏm, một lũ “ăn hại đái nát” nói thì khuếch khoác mà làm là một chút phẩy tay, chỉ học theo mặt trái của đàn anh là nhanh và giỏi, khiến dân chúng càng muôn phần cực nhục, đau thương. Bác đã dám nói thẳng, nói mạnh, nói trúng đích, đám hậu sinh chúng tôi xin bái phục. Xin nhường bác cái danh hiệu “nhát sĩ ương bướng”, dám phát ngôn, dám đương đầu. Chúng tôi vẫn còn sợ lắm, e dè trước nhiều thứ cạm bẫy của cuộc đời này, thưa bác.

Luật sư trong vụ 5 công an đánh chết người: “Tôi không sợ vì mình làm đúng”

Tấn Lộc thực hiện

Tại phiên tòa xử năm công an ở Phú Yên đánh chết người, Luật sư Võ An Đôn (người bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại) liên tục đưa ra đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa.

Ngay sau khi phiên tòa tạm dừng để nghị án, phóng viên PLO có cuộc trao đổi với luật sư Đôn.

Tôi không sợ vì mình làm đúng

. Phóng viên: Vì sao luật sư nhận bảo vệ cho gia đình bị hại trong vụ này?

+ Luật sư Võ An Đôn: Sau khi anh Ngô Thanh Kiều chết, vợ anh Kiều đang mang thai sắp sinh bế theo cháu nhỏ đến trình bày với tôi. Tôi hướng dẫn gia đình anh Kiều cách chụp ảnh khi khám nghiệm tử thi để tìm hiểu sự việc, sau đó giúp gia đình anh Kiều làm đơn khiếu nại, yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ.

Thư ngỏ gửi Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Vũ Thị Phương Anh

Kính thưa ông Hiệu trưởng,

Trước hết, tôi xin lỗi đã đường đột gửi thư đến ông và xin phép được tự giới thiệu. Tôi là Vũ Thị Phương Anh, hiện là một người nghiên cứu tự do về giáo dục đại học, trước đó đã có 28 năm làm việc trong các trường đại học công lập, trong đó có 20 năm làm việc tại trường ĐH KHXH-NV tại TP HCM với chức vụ cao nhất là Phó Khoa Ngữ Văn Anh, sau đó là 8 năm làm việc tại Đại học Quốc gia TP HCM với chức vụ cao nhất là Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo. Tôi rất tiếc là đã phải dùng cách thức thô thiển này để gửi ý kiến của tôi đến ông, do tôi không biết làm cách nào để thông tin có thể đến với ông một cách nhanh chóng hơn. Vì tôi tin rằng sự việc đã đến lúc rất cần có ý kiến chính thức của ông.

Thân phận Phú Quốc

Phạm Đình Trọng

Đầu tháng một, 1979, được lệnh đi với hải quân trong chiến dịch phản kích đánh Khmer Đỏ giải phóng Campuchia khỏi họa diệt chủng, tôi ngồi máy bay quân sự AN26 từ Hà Nội vào Sài Gòn. Trong đêm tôi lăn lóc say sóng trên chiếc tàu chiến nhỏ xíu của vùng 5 hải quân đi từ bến Bạch Đằng, Sài Gòn ra Phú Quốc thì trận địa pháo 130 nòng dài từ bắc đảo Phú Quốc đã dội lửa xuống căn cứ Khmer Đỏ ở Kampong Som mở màn chiến dịch của hải quân Việt Nam đánh chiếm cảng Sihanoukville. Nhưng cuộc đổ quân của hai lữ đoàn lính thủy đánh bộ hải quân Việt Nam lên chân núi Bokor, thuộc Kampong Som, phía tây Sihanoukville, không trót lọt, bị thương vong nặng nề và đang bế tắc. Lực lượng hải quân tham chiến đang bị hút vào đó. Tôi phải đợi hai ngày ở Phú Quốc mới có tàu sang Sihanoukville. (Diễn biến trận đánh tốn nhiều máu của Hải quân Việt Nam giải phóng cảng Sihanoukville tôi đã viết trong Vơi Đầy Với Campuchia đăng trên nhiều trang mạng, khoảng tháng bảy, 2012)

Để đảm bảo Hội thẩm nhân dân độc lập chỉ tuân theo pháp luật cần thay đổi chế định hiện nay

Luật sư Hà Huy Sơn

Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với các Toà án nhân dân địa phương. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán và chỉ tuân theo pháp luật. Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

Điều kiện để trở thành Hội thẩm nhân dân: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì có thể được bầu hoặc cử làm Hội thẩm.

Nói lại cho rõ về đê bao – bờ bao

Tô Văn Trường

Tôi đọc bài viết “Đê bao đồng bằng sông Cửu Long không sai lầm vĩ đại như tác giả đảng xanh đã phán” của nhà báo Lê Phú Khải. Ông là nhà báo, nhà văn lăn lộn nhiều năm với thực tế, có nguồn tư liệu rất phong phú để viết những cuốn sách và bài báo về con người và cuộc sống của người dân Nam bộ.

Tôi cũng đã đọc nhiều ý kiến phản biện, tôn trọng lắng nghe ý kiến đa chiều, xin nói rõ thêm, những vấn đề sau đây:

Tháng 10 năm 1996, sau gần chục năm làm việc ở nước ngoài, tôi về nước làm việc, được Bộ NN & PTNT giao cho làm chủ nhiệm dự án kiểm soát lũ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Việc đầu tiên, tôi tập trung nghiên cứu Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/2/1996. Đây là chủ trương đúng đắn được sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành và nguyện vọng của người dân. Để cập nhật các thông tin tư liệu, đi sâu tiến công vào vùng lũ, cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung các tác động từ phía thượng lưu và ảnh hưởng của xâm nhập mặn trong dự án Quy hoạch kiểm soát lũ đồng bằng sông Cửu Long.  

Lan man cảm nghĩ công an ''làm chết người''

Năm 1994 tôi ở buồng 6D bên chẵn của trại giam Hà Nội. Lúc ấy anh Kỳ là trưởng buồng. Anh Kỳ năm đó khoảng 46 tuổi, người cao, trắng trẻo, nhanh nhẹn. Anh là công an xã, bị can tội giết người, anh bị xử 17 năm.

Buồng 6D nằm tít góc bên trong cùng của dãy buồng giam, thành phần toàn cán bộ hay dây mơ rễ má cán bộ trại. Có ông buôn lậu, có ông tham ô, có ông làm giấy tờ cho người đi nước ngoài, có cả thằng học sinh 16 tuổi cầm dao gọt hoa quả giết bạn. Thằng đó bị tù 6 năm, nó ca hát suốt ngày.

Tôi nằm cạnh anh Kỳ, ngay hôm đầu tiên vào buồng. Quản giáo dẫn tôi vào chỉ chỗ nằm ở đó, lúc bỡ ngỡ tôi không hiểu là chỗ nằm tức là vị trí. Có nghĩa tôi sẽ là buồng phó.

Kỳ án Nhã Thuyên

Thư Hiên

Mấy tuần qua, dư luận cộng đồng mạng rúng động bởi “kỳ án” Nhã Thuyên. Diễn biến gần đây nhất là sự kiện ngày 27/3, cô Đỗ Thị Thoan bị Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mời đến để nhận các quyết định thu hồi bằng và hủy luận văn thạc sĩ nhưng cô từ chối không nhận các quyết định này. Trước đó thì PGS TS Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn Nhã Thuyên làm luận văn này không được kéo dài thời gian làm việc dù luật định cho phép.

Câu chuyện được bắt đầu từ mùa hè năm 2013 và khá rùm beng trên nhiều báo chính thống vào thời điểm đó. Nhưng hiện nay, ngay cả những báo chính thống đã từng “đánh” Nhã Thuyên cũng không đăng tải dòng nào về các quyết định trên. “Bí mật” được tiết lộ qua một tờ báo vẫn bị dư luận xem là “lá cải”, Kinh doanh và Pháp luật. Tờ này đăng tải đơn kêu cứu của PGS TS Nguyễn Thị Bình về việc bà Bình bị Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho nghỉ hưu sớm 5 năm mà không có lý do xác đáng. Tuy nhiên, gần như ngay lập tức bài viết đã bị gỡ xuống, nhưng sự hiện hữu ngắn ngủi của nó vẫn kịp để nhiều trang mạng và báo “lề trái” chộp được.

Làm quan lớn ở Việt Nam oai ghê!

Tô Văn Trường

Sau khi viết bài "Toàn cảnh bức tranh màu xám của ngành nông nghiệp" tôi nhận được gần trăm tin nhắn, email, điện thoại bình luận chia sẻ, đồng tình của bạn đọc cả trong và ngoài ngành.

Tôi mới nhận được thông tin, sau khi bộ trưởng Cao Đức Phát bằng mọi cách đưa bằng được giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Lê Mạnh Hùng sang làm Tổng cục phó Tổng cục Thủy lợi thì đúng 10 ngày sau, ông chỉ đạo Vụ tổ chức và lãnh đạo mới của Viện đề bạt vợ mình (chị Tuyết) lên chức phó giám đốc trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế của Viện Khoa học Thủy lợi VN.

Trước đây, anh Phát đưa vợ là giáo viên trường cao đẳng nhạc họa Hà Nội về Viện Khoa học Thủy lợi VN đã là chuyện bôi bác, tréo cẳng ngỗng, nhưng nay lại đưa lên cán bộ lãnh đạo thì đúng là làm quan lớn ở VN "oai" thật! Thô thiển đến thế là cùng.

T. V. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn