Tiếp tục thảo luận về sửa đổi Hiến pháp

Vũ Duy Phú

Để việc thảo luận tiếp về Hiến pháp có kết quả tốt hơn, tôi xin góp ý cho rõ một vấn đề cốt lõi. Ngay từ lời nói đầu các bản dự thảo Hiến pháp đã nói, Hiến pháp là sự “thể chế hoá Cương lĩnh của Đảng”. Như vậy có nghĩa Hiến pháp là bộ luật cao nhất của Đất nước, lại được soạn thảo căn cứ vào Cương lĩnh của Đảng (đã thay đổi qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng), là văn kiện chỉ do và chỉ của riêng mấy triệu đảng viên lập ra. Chúng ta đã biết, chưa có bản cương lĩnh nào của Đảng đã được đưa ra cho toàn dân bàn thảo góp ý và phê duyệt, tại sao lại yêu cầu toàn dân phải soạn thảo Hiến pháp tuân theo Cương lĩnh của Đảng? Như vậy có vi phạm đường lối “Dân làm chủ” hay không? Nếu Dân yêu cầu nước ta thay đổi đường lối từ “đấu tranh giai cấp” sang đại đoàn kết và hội nhập, không phân biệt “quốc doanh và tư doanh”… thì Đảng có thay đổi Cương lĩnh cũ cho phù hợp lòng Dân hay không?

Từ lòng tin đến kỳ vọng lòng tin

Đức Thành

Trong những ngày này, bài phát biểu kêu gọi xây dựng lòng tin của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn đối thoại thường niên Shangri-la (Singapore) được công luận thế giới cũng như trong nước rất quan tâm. Nhân dân, nhất là những người lạc quan tin tưởng vào Thủ tướng, có quyền kỳ vọng và mong muốn Thủ tướng có bài phát biểu về vấn đề xây dựng lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ mà Thủ tướng là người điều hành và chịu trách nhiệm chính, đối với Đảng Cộng sản mà Thủ tướng là một Ủy viên Bộ Chính trị, đối với Quốc hội mà Thủ tướng là một đại biểu được nhân dân bầu ra và đích thân Thủ tướng đứng đầu cơ quan chấp hành chịu trách nhiệm thừa hành những quốc sách của Quốc hội.

Ngược lại, số người hoài nghi vào bài phát biểu của Thủ tướng cũng không phải là ít bởi ít nhất người ta cũng quá hiểu về tài năng của Thủ tướng qua những nhiệm kỳ làm Phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng những năm vừa qua.

Đạo đức trong công việc*

Michael Bohm, The Moscow Times, số 5138, ngày 31 /5/ 2013

Nhất Phương (trích dịch)

Mọi thảo luận về đạo đức trong công việc tại Nga bây giờ cuối cùng lại trở về những câu chuyện xoay quanh thời Xô-viết, thời kỳ hủy họa thói quen làm việc hơn bất cứ thời nào trong lịch sử. Mặc dù đã khá hơn từ khi Liên Xô sụp đổ, người Nga vẫn chưa thể rũ bỏ được một số thói quen làm việc là di sản thời Xô-viết.

Sau đây là bảy thói xấu trong đạo đức công việc của thời Xô-viết.

1. Chủ nghĩa Mặc kệ (Pofigizm). Là sự kết hợp giữa thờ ơ và chủ nghĩa định mệnh, pofigizm có thể được hiểu là “cóc cần” hoặc “mặc kệ”. Quả vậy, pofigizm tồn tại như một hiện tượng mang tính quốc gia ngay cả trước thời Liên Xô. Lấy một ví dụ, nhân vật anh hùng trong truyện dân gian lâu đời của Nga là Yemelya hay Ilya Oblomov của thế kỷ 19. Cả hai là biểu tượng kết tinh tính dân tộc của thái độ “mặc kệ” bất cần. Tuy thế tác hại họ gây ra còn thua xa tình trạng đình đốn mang tính hệ thống về chính trị và kinh tế thời Liên Xô, đặc biệt thời kỳ Brezhnev, nếu muốn nói đến những yếu tố chính của nạn pofigizm – đó là sức ỳ, sự tuyệt vọng và vỡ mộng – tại mọi nơi làm việc.

Lòng tin chiến lược(*): Nhìn lại từ cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba

TS. Nguyễn Thành Sơn

Như chúng ta đã biết, khi đó, Mỹ đã bí mật triển khai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, sát với Liên Xô. Liên Xô đã kịch liệt phản đối, nhưng Mỹ coi như “việc đã rồi”. Vì vậy, Khơrúpxốp sau đó cũng quyết định bí mật triển khai tên lửa mang đầu đạt hạt nhân ở Cuba. Sau khi máy bay do thám Mỹ phát hiện việc Liên Xô đang xây dựng căn cứ tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ở Cuba, Mỹ đòi Liên Xô rút tên lửa ra khỏi Cuba. Liên Xô cũng yêu cầu Mỹ rút tên lửa ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Tranh cãi căng thẳng trên mọi diễn đàn. Còn trên thực tế, loài người khi đó đã đứng trước sự hủy diệt. Cả hai bên đều hiểu rằng, chỉ cần sử dụng 1/14 tiềm năng hạt nhân của Liên Xô và Mỹ cộng lại đã có thể tạo ra “mùa đông hạt nhân” trên toàn bộ hành tinh này của chúng ta. Chắc chắn, cả Mỹ và Liên Xô đều hiểu rằng, không có kẻ thắng, người thua, mà cả Mỹ và Liên Xô đều thua.

Xuất phát từ mục tiêu chiến lược “không thể thua” giống nhau này, hai bên đã chấp nhận giải pháp số 0 – cùng rút tên lửa. Nhưng Khơrúpxốp và Kenedy đã thỏa thuận ngầm với nhau: Liên Xô công khai rút tên lửa (mới) khỏi Cuba, còn Mỹ bí mật rút tên lửa (đã cũ) khỏi Thổ Nhĩ Kỳ (việc này thì nhiều người không biết).

Sao lại bắt người biểu tình yêu nước!

Nguyễn Trọng Vĩnh

Từ trước đến nay, Trung Quốc làm biết bao nhiêu việc bạo ngược xâm phạm chủ quyền của chúng ta. Gần đây trong tháng 5-2013, họ ngang nhiên đơn phương tuyên bố cấm đánh cá ở Biển Đông một cách phi pháp, đuổi tàu cá Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của mình, dùng tàu 264 đâm thẳng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam tại điểm chỉ cách Đà Nẵng 120 hải lý, gây hư hại mạn tàu và nguy hiểm cho ngư dân trên tàu. Ngày 24-5-2013, họ huy động lực lượng của cả ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải mở một cuộc tập trận cực lớn, bắn đạn thật ở Biển Đông, đe dọa Việt Nam chúng ta và các nước Đông Nam Á liên quan.

Trước những hành động ngang ngược ăn hiếp nước ta, cắt đường sinh sống của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ, mọi người Việt Nam yêu nước ai mà không phẫn nộ. Hôm 2-6-2013, những người phẫn nộ biểu tình phản đối Trung Quốc quanh Hồ Gươm lại bị công an bắt đi 20 người, những người biểu tình không có khẩu hiệu nào chống nhà nước, chống Chính phủ, họ chỉ nêu khẩu hiệu phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc thôi. Chính phủ cũng phản đối Trung Quốc về vụ đâm tàu cá của ngư dân Việt Nam kia mà. Sao lại cấm họ phản đối Trung Quốc?! Họ diễu hành hòa bình trật tự trên bờ Hồ, chỉ khi công an xông vào bắt người xô đẩy, lôi kéo mới rối trật tự.

Ra đi và trở về

Lê Thăng Long – Phong trào Con đường Việt Nam

Ra đi

Ngày 4/6/2009, không hiểu sao do một sự sắp đặt ngẫu nhiên nào mà một người bạn lại rủ tôi uống cà phê ở quán Rita đường Nguyễn Văn Cừ ngay đối diện xéo với khu Bộ Công an. Trong đó có trại tạm giam an ninh điều tra B34 của Bộ Công an, mà sau này tôi mới biết tên và đó cũng chính là trại giam của Phủ Đặc ủy trung ương tình báo chế độ Sài Gòn trước đây. Trong đó có người bạn thân, người đồng chí, người lãnh đạo hàng đầu của phong trào dân chủ, nhân quyền Việt Nam – Trần Huỳnh Duy Thức – đang bị giam giữ. Khi uống cà phê, chúng tôi nói nhiều về người bạn mình bị giam đâu đó trong kia, không biết bao giờ mới được thả.

Thức bị biệt giam trong 10 ngày

Trần Văn Huỳnh

Chủ nhật ngày 26/5/2013, gia đình tôi đến trại giam Xuân Lộc thăm Thức như định kỳ hàng tháng. Nhưng lên đến nơi, các quản trại cho biết gia đình không thể gặp Thức và hẹn 10 ngày sau mà không nói lý do, ngày hôm đó phải ra về.

Không yên tâm, gia đình tôi lại tiếp tục đi thăm Thức ngày 31/5/2013 và được biết, họ kỷ luật Thức là do đã phát hiện Thức sử dụng một chiếc điện thoại di động và cũng yêu cầu gia đình quay về và chỉ cho thăm gặp vào ngày 4/6/2013. Gia đình vô cùng ngỡ ngàng trước thông tin này, bởi trong tù thì Thức tìm đâu ra một chiếc điện thoại di động để mà dùng? Và nếu quả đúng như vậy, thì theo lẽ thông thường Thức sẽ liên lạc ngay về cho gia đình, nhưng đằng này gia đình đã không nhận được tin nhắn hay cuộc gọi nào. Các quản trại cho hay hình thức kỷ luật là biệt giam và kéo dài trong 10 ngày – bắt đầu từ ngày thứ Sáu 24/5 cho đến hết ngày 2/6/2013. Lo lắng về tình trạng Thức lúc đó, gia đình đã cố gắng tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân sự việc, cũng như hỏi thăm về điều kiện ăn uống, sinh hoạt khi biệt giam, nhưng các quản trại không cung cấp thông tin gì thêm và chỉ nói gia đình quay lại sau khi hết kỷ luật. Gia đình có yêu cầu họ lập biên bản ghi nhận việc gia đình không được gặp Thức do Thức đang chịu kỷ luật, tuy nhiên họ từ chối. Nhưng họ cho phép gia đình viết thư tay theo yêu cầu của gia đình để chuyển vào cho Thức và hứa rằng chắc chắn sẽ đưa đến tay Thức khi hết thời gian kỷ luật.

THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP của gia đình Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ (LETTER CALLING FOR URGENT HELP from the family of Dr Cu Huy Ha Vu)

Hà Nội, ngày 4/6/2013

THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP

Của gia đình Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Kính gửi: - Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước;

- Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước có lương tri;

- Các nhân sĩ, trí thức, các tín đồ, tôn giáo và mọi tầng lớp

nhân dân yêu chuộng Sự thật – Công lý – Hòa bình;

Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Thưa ông,

Trước sự việc ông Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực để phản đối hành vi vi phạm pháp luật của giám thị Lường Văn Tuyến, người quản lý trạm giam số 5 (Yên Định, Thanh Hóa) nơi ông Cù Huy Hà Vũ đang thi hành án, tôi – một người từng có chồng là tù nhân chính trị Côn Đảo trước 1975 – bất đắc dĩ phải gửi thư ngỏ này đến ông, người đang giữ trọng trách cao nhất của Bộ Công an trong một Chính phủ tự coi mình là do dân vì dân.

Những lý do người tù lương tâm Cù Huy Hà Vũ nêu ra, để phản đối hành vi vi phạm pháp luật của giám thị Lường Văn Tuyến, người đã cố tình ém nhẹm những đơn từ của Cù Huy Hà Vũ tố cáo đối với các hành vi tội ác của Lê Văn Chiến, cán bộ của trại giam này, theo tôi là hoàn toàn chính đáng.

Sự thử thách của niềm tin

Thưa Thủ tướng,

Tôi đặc biệt có ấn tượng với đoạn văn sau đây, trong bài diễn văn khai mạc của Ngài tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12:

Ngôn ngữ và cách thể hiện dù có khác nhau, nhưng chắc chúng ta đều đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ "mất lòng tin là mất tất cả". Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành.

Bản điều trần của John Sifton, Giám đốc Vận động, Ban Á Châu, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền

clip_image002Ủy ban Đối ngoại

Tiểu ban Châu Phi, Y tế Toàn cầu, Nhân quyền Toàn cầu và các Tổ chức Quốc tế

Buổi Điều trần ngày mồng 4 tháng Sáu năm 2013: Chính quyền Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp

Bản điều trần của John Sifton

Giám đốc Vận động, Ban Á Châu

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền

Lựa chọn sáng suốt trước “khúc quanh” lịch sử – Bản lĩnh Người lãnh đạo

Thường Dân

Lịch sử bao giờ cũng vậy: vào những thời khắc đặc biệt cần có những quyết định đột phá đó là lúc “khúc quanh” hay bước ngoặt lịch sử xuất hiện: lúc đó mâu thuẫn đã đến mức đòi hỏi Người lãnh đạo đội ngũ các cá nhân, hay tổ chức) phải có những quyết định đúng đắn, dứt khoát để cùng với cả tập thể – toàn dân tộc – vượt lên phía trước.

Vậy: “khúc quanh” của lịch sử là gì? Đó là khi mà Diễn biến của tình hình trở nên Đặc biệt: xuất hiện những sự kiện có tính đột phá, đột biến có tính đảo ngược hay thay đổi hướng đi của một con người, một cộng đồng, một dân tộc.

Trò đùa xa xỉ

Nguyễn Đình Ấm

Hôm 31/5/2013 thảo luận ở tổ bàn về luật tiếp công dân (TCD), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị không ban hành dự án luật này vì “không logíc, không thực tế”...

Những lý lẽ mà các đại biểu đưa ra để không ban hành dự luật là đúng nhưng điều đó chưa phải là nguyên nhân chính của sự việc. Riêng đại biểu Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh đề nghị loại dự án luật TCD và thay bằng luật biểu tình để khi cần dân gây sức ép buộc nhà cầm quyền (NCQ) phải giải quyết bức xúc của họ, là tiếp cận đến thực tế. Tuy nhiên, theo tôi – người đã đi kiện và đóng vai đi kiện nhiều năm len lỏi vào “ngang cùng, ngõ hẻm” nhận diện các cỡ NCQ – thì ý kiến của đại biểu Trần Thị Quốc Khánh là cực kỳ quý hiếm nhưng cũng chưa phải cốt lõi của vấn đề.

Tóm tắt phỏng vấn cụ Đặng Văn Việt của Đài SBTN (Mỹ) do Phạm Trần thực hiện

Câu1: Nguyên nhân nào làm cho ông thay đổi lập trường và không ủng hộ Đảng Cộng sản nữa?

Trả lời: Tôi tham gia cách mạng từ năm 1943, tham gia đảng từ năm 1948 (65 năm tuổi đảng, lão thành Cách mạng), qua nhiều lĩnh vực công tác: quân sự, chính trị, văn hoá, kinh tế... Đánh hàng trăm trận (thắng 116/120 trận), vào sinh ra tử hàng trăm lần, bị thương 5 lần, chết hụt 30 lần, vì sự nghiệp của đất nước, dân tộc và Đảng Cộng sản.

Lập trường của tôi trước sau như một, đó là lập trường của một cuộc đời cách mạng, phấn đấu cùng toàn dân giành lại độc lập thống nhất đất nước từ tay đế quốc, phong kiến; xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, văn minh, dân chủ, đoàn kết trong và ngoài nước. Đó là lập trường của một người làm cách mạng, tôi không có lập trường nào khác và cho đến nay, trước sau như một không bao giờ có thay đổi.

Myanmar

Quá trình hòa giải hòa hợp dân tộc

Phạm Hải Hồ

Hai năm qua, từ khi Ông Thein Sein nhậm chức Tổng thống đứng đầu chính quyền dân sự, Myanmar đã có những bước cải cách nhiều mặt khiến thế giới kinh ngạc.

Điều đó chắc hẳn được thúc đẩy bởi một quá trình hòa giải hòa hợp dân tộc, một quá trình hết sức khó khăn, phức tạp, nhất là do hậu quả của chế độ quân phiệt kéo dài gần nửa thế kỷ để lại.

clip_image001

Hình trên: Bà Aung San Suu Kyi và ông Thein Sein trong cuộc gặp gỡ ngày 19 tháng 8 năm 2011 tại dinh Tổng thống (chụp trước ảnh Aung San, anh hùng dân tộc Myanmar và cha của bà Suu Kyi).

Nhà cầm quyền Trung Quốc thực hiện chính sách “lấy thịt đè người”

Nguyễn Trọng Vĩnh

Lại phải nói lại là chưa bao giờ Trung Quốc đưa ra được cứ liệu lịch sử có giá trị và đúng pháp luật quốc tế về chủ quyền của họ đối với Biển Đông và các quần đảo trong đó. Họ chỉ bám lấy cái “lưỡi bò” mà chính phủ Quốc dân Đảng tự vẽ bất hợp pháp để to mồm tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với gần hết Biển Đông và các đảo trong cái “lưỡi bò” đó. Đúng là “không thể tranh cãi” vì các nước Đông Nam Á liên quan: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Singapore, Brunei đều là những nước nhỏ “thấp cổ bé miệng” làm sao tranh cãi lại được với nước lớn Trung Quốc mồm to hét ra lửa “cả vú lấp miệng em”!

Khác với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đều có đủ chứng cứ lịch sử và đúng với công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982:

Đối với Việt Nam: Vua Gia Long đã dựng mốc chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Vua Minh Mạng hàng năm đã tổ chức các đội công tác ra Hoàng Sa (gọi là Vạn lý Hoàng Lý Trường Sa) khai thác sản vật và hải sản; thời thực dân Pháp thống trị Việt Nam thì quân đội Pháp đóng giữ Hoàng Sa. Thời Việt Nam Cộng hòa thì quân đội Việt Nam Cộng hòa đồn trú. Năm 1974, Trung Quốc thừa cơ Việt Nam Cộng hòa suy yếu, đem lực lượng mạnh đánh bật quân Việt Nam Cộng hòa mà chiếm lấy. Sự việc ấy cả thế giới đều biết.

Ông Cao Ngọc Oánh: Xin đừng lỡ chuyến tàu lương tâm

Đăng Quang

Những lý do làm Người tù Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực cả tuần lễ nay và việc ông Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục VIII, trả lời về tình trạng sức khỏe của Ông Vũ rất không đúng với thực tế, làm tôi nhớ tới bài báo (không nhớ tên tác giả) đăng trên tờ Pháp luật TP (HCM) ngày 5-10-2007, để đặt tựa đề cho bài viết này

Mọi người quan tâm hẳn còn nhớ: Trước khi xảy ra vụ "bữa ăn" tại khách sạn Mê-li-a, để rồi sau đó, ông Cao Ngọc Oánh phải mang vạ, thì tướng Oánh đã được cơ cấu lên thứ trưởng, sẽ vào Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội X, Đảng Cộng sàn Việt Nam. Sau bữa cơm đắt giá đó, đường quan lộ của ông đang rộng mở, thì rẽ ngoặt vào cái ngõ hẹp. Bài báo đã dẫn trên, có câu nhận xét: Ông đã bị "lỡ chuyến tàu (TÔC HÀNH – tôi chua thêm) của cuộc đời".

Thú thật, tôi chẳng có "cửa" gì để quen ông, cũng chẳng có tầm để quen Ông Cù Huy Hà Vũ. Biết cả ông và Ông Vũ, là do qua thông tin nhiều chiều. Tôi khâm phục, kính trọng Ông Cù Huy Hà Vũ, và lấy làm tiếc cho ông, khi ông "lỡ chuyến tàu cuộc đời", là bởi tôi biết ông là người khá "sạch" với địa vị, giỏi về chuyên môn và đẹp với đồng đội, bạn hữu. Tuy vậy, với lon trung tướng công an và chức Tổng cục trưởng Tổng cục VIII, ông vẫn đang yên vị trên chuyến tàu CHỢ, tuy chậm và chất lượng kém hơn, nhưng vẫn là ước mơ của hàng vạn cán bộ trong ngành công an, phải vậy không, thưa ông?

Vì sao người biểu tình yêu nước phẫn nộ với công an tại cổng Trại Lộc Hà chiều tối 2 tháng 6 năm 2013?

Đào Tiến Thi

Chiều tối ngày 2 tháng sáu, một cảnh tượng chưa từng có đã diễn ra tại cổng Trại Phục hồi Nhân phẩm Lộc Hà (Trung tâm Lưu trú Lộc Hà): những người đi biểu tình chống cuộc xâm lăng của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Trung Cộng) bị giam giữ từ sáng, vừa được thả cùng với những người đi đón họ (từ đây gọi chung là người biểu tình) nằm ra đường để đấu tranh với công an.

Nhìn bề ngoài dễ lầm tưởng đây là hành vi quá khích của người dân với cơ quan nhà nước.

Nhưng những người trong cuộc (kể cả phía công an) và những người dân chứng kiến từ đầu thì hiểu rõ nguyên do. Tôi là một trong số người đi đón bạn, chứng kiến cảnh đó, xin kể qua diễn biến và suy nghĩ của mình như dưới đây.

Nguyên nhân sâu xa của cuộc đối đầu căng thẳng đó là vì những người đi biểu tình chống Trung Cộng sáng ngày 2-6-2013 bị bắt và bị giam một cách vô lý, trái pháp luật. Nhiều người còn bị đánh. Tệ hại hơn, trong khi bị giam giữ phía công an luôn bắt họ phải thừa nhận hành vi “gây rối trật tự công cộng”, trong khi ai cũng biết sự thật (những người công an càng biết rõ hơn): đây là những người yêu nước, đi biểu tình để phản đối những hành động vi phạm chủ quyền ngang ngược của Trung Cộng đối với Việt Nam, trực tiếp là hai vụ vừa qua – vụ bắn cháy ca bin một tàu cá và đâm hỏng một tàu cá khác của ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.

Nhớ lại chuyện Thiên An Môn

Ngô Nhân Dụng

Tháng Năm năm 1989, một người bạn Trung Hoa chia sẻ với tôi những giờ phút hồi hộp cùng theo dõi tin tức về cuộc biểu tình của giới sinh viên, trí thức, và các công nhân tại Bắc Kinh, đã kéo dài suốt mấy tuần lễ. Lúc đó, các báo, các đài, cả thế giới cũng loan báo các hình ảnh và tin tức mỗi ngày, mỗi giờ.

Anh bạn họ Hà, tên Khoa quê ở Bắc Kinh, là một sinh viên được chính phủ Canada cấp học bổng sang học Ph.D.. Hơn một chục sinh viên Trung Quốc cùng sang một đợt; anh chọn học về ngành quản trị (management) ở ngay trường tôi, cho nên quen nhau. Tôi chú ý đến anh khi biết gia đình anh là nạn nhân của cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông phát động; rồi trở thành bạn vì tính tình anh thành thật, cởi mở. Cha anh Khoa là một giáo sư, mẹ là một bác sĩ, cả hai anh đều bị đày từ Bắc Kinh về miền núi xa xôi trong thời gian Mao Trạch Đông huy động Vệ Binh Đỏ đi tiêu diệt các đối thủ trong Đảng Cộng sản như Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ. Anh không được đi học trong nhiều năm, cho tới khi gia đình được trở lại Bắc Kinh năm 1980. Anh tự học tiếng Anh bằng cách nghe các đài BBC và VOA, và sau khi tốt nghiệp cao học về kinh tế, anh xin được học bổng. Khoa hay thắc mắc, tìm hiểu về xã hội Canada, tiếp xúc với người Canada, khác với đa số sinh viên Trung Quốc khác, họ thường chỉ tụ tập với nhau, rất dè dặt khi phải gặp người địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian các cuộc biểu tình diễn ra tại Thiên An Môn thì các sinh viên Trung Quốc còn đối xử dè dặt giữa họ với nhau nữa.

Bài diễn văn vượt lên trên những điều đáng chê trách (Về bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La)

Hạ Đình Nguyên

Trong một bài viết ngắn, tác giả năm lần hoan hô Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ yếu là về đối ngoại. Nhưng cuối cùng, quay về nội trị, tác giả đặt thẳng vấn đề “xây dựng lòng tin chiến lược” đối với dân. Và thực tế cay đắng: “Hình như Thủ tướng đang điều hành một guồng máy “chính trị cường quyền”? Đã không có sự tiến bộ nào về dân chủ, cái mà Thủ tướng đã ca ngợi ở Myanmar. Tuyên ngôn nhân quyền mà Thủ tướng trân trọng lấy làm nền tảng cho ứng xử, lại bị ứng xử quá mức thô bạo ở đường phố. Chống cái quốc gia “đòi hỏi phi lý” thì bị đánh đập và bắt nhốt, và cho vào rọ “thế lực thù địch”. Chống tham nhũng thì bị bỏ tù. Và có bao nhiêu con voi tham nhũng bị đưa vào chuồng? Và quan trọng lúc này, xử lý ra sao các quan điểm đối chọi về sửa đổi Hiến pháp?”.

Cho nên, đó là sự ủng hộ một nhân tố dường như mới mẻ và có điều kiện: “Phải nên thật khách quan để xem ông Thủ tướng nói và làm, đặc biệt, lẽ nào ông chỉ “xây dựng lòng tin chiến lược” ở Shangri-La, mà không nghĩ tới việc “xây dựng lòng tin chiến lược” ở nhân dân? Riêng tôi thì sẵn sàng la ó, cũng sẵn sàng hoan hô.

Bauxite Việt Nam

Niềm tin chiến lược

Tô Văn Trường

Nhà báo Vũ Lương – Nguyễn Trung Thành và nhiều người nhắn tín, gọi điện cho tôi đề nghị bình luận bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Shangri-la vừa qua. Lướt nhanh trên mạng và qua trao đổi với một số bạn hữu, tôi nhận thấy có các luồng ý kiến sau đây.

Luồng ý kiến thứ nhất

Cần thấy một điều cơ bản là bài phát biểu của Thủ tướng thể hiện một sự hoàn thiện, chuẩn xác hơn về tư duy chiến lược nói chung, đối với vấn đề Biển Đông và ASEAN nói riêng. Ngoài ba điểm mà Thủ tướng đã trình bày, cần lưu ý thêm đến phần cuối nói về Việt Nam. Trong phần này, cần đặc biệt quan tâm đến câu đầu tiên: “Trong lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra.”. Đây là câu nói chủ yếu đối với Trung Quốc, Thủ tướng phát ngôn đúng với quan điểm chiến lược của Đảng. Cũng cần thấy rõ hơn mối quan hệ giữa bài phát biểu này với các hoạt động kỷ niệm cuộc chiến tại đảo Gạc Ma thì mới nhận thức được sâu sắc hơn sự chuyển biến và phát triển tư duy chiến lược của Ban Chấp hành Trung ương nói chung, của Bộ Chính trị nói riêng, về các lĩnh vực này.

Thư của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ

ngày 1 tháng 6 năm 2013

gửi từ Trại tù số 5 – Bộ Công an tại Yên Định, Thanh Hóa

Kính gửi Quý Báo,

Ngày 1 tháng 6 năm 2013, bị Tổng cục VIII từ chối cho giấy phép vào gặp TS Cù Huy Hà Vũ đang tiếp tục ngày tuyệt thực thứ sáu với tư cách là luật sư, tôi vẫn tìm cách đến Trại giam số 5 - BCA tại Thanh Hóa thăm chồng. Trong cuộc gặp 60 phút, TS Cù Huy Hà Vũ đã tranh thủ đọc lá thư dưới đây cho tôi ghi lại. Đứng xung quanh hai vợ chồng Dương Hà – Hà Vũ là bốn viên cán bộ trại giam giám sát, nghe từng lời đọc, thỉnh thoảng lại dọa dẫm hoặc nói lời chọc tức … mặc dù vậy lá thư vẫn được ghi lại, toàn văn như đính kèm.

Đề nghị Quý Báo cho đăng để những ai quan tâm được biết.

Trân trọng cảm ơn Quý Báo,

Nguyễn Thị Dương Hà

Letter from the lawyer Cù Huy Hà Vũ

Dated June the 1st of 2013

Sent from the prison No 5 – Ministry of Police, in Yên Định, Thanh Hóa

Dear Journal / Review,

On June the 1st 2013, even refused by the General-Department VIII the permit in quality of a lawyer to meet the prisoner Cù Huy Hà Vũ on his sixth day of hunger strike, I by all means tried to reach the Prison No 5 – Ministry of Police in Yên Định, Thanh Hóa to visit my husband. During the 60 minute meeting, although very weak, the lawyer Cù Huy Hà Vũ gave me a dictating text – the letter as I transcribed as follows. Surrounding us were four jailers controlling, scrutinizing every single word, and from time to time, sent us provocative insulting speech … even so the letter is entirely here for you, dear friends.

Please help us to widespread to all whom the content of this letter might be concerned.

Thank you very much,

Nguyễn Thị Dương Hà

Tại sao các nước đang phát triển tỏ ra đề kháng trước uy lực pháp quyền?

Barry R. Weingast[1]

Đỗ Kim Thêm dịch

Nguyên tác Anh ngữ của bản dịch là: "Why developing countries prove so resistant to the rule of law?" của Barry R. Weingast, Chương II trong sách của James J. Heckman, Robert L. Nelson, Lee Cabatingam (eds.), Global Perspectives on the Rule of Law, Routledge Cavendisch, 2010, 29–51. Barry R. Weingast hiện là Giáo sư Chính trị học, Đại Học Stanford, Hoa Kỳ.

Weingast lập luận là các nước đang mở mang chống lại uy lực pháp quyền khi chính giới giải quyết vấn đề động loạn xã hội bằng cách lo bảo đảm đặc quyền và đặc lợi. Ngay cả khi chấp nhận dân chủ và phân quyền, họ không thể tạo một nhà nước vĩnh cửu để có thể duy trì luật pháp trong một tiến trình dài. Các cải cách luật lệ và thể chế theo mô hình các nước phương Tây đều thất bại, vì không thể thay đổi cấu trúc cơ bản xã hội và gia tăng khích lệ tác động.

Để đạt được uy lực pháp quyền, các quốc gia này phải chuyển tiếp từ hệ thống tiếp cận giới hạn qua đến mở rộng, phải đạt được tình trạng cơ bản để trưỏng thành, rồi bắt đầu vào các bước chuẩn bị. Chỉ có các giai đoạn phát triển này tạo cho quốc gia có khả năng tổ chức về thể chế cho nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền cần có hai thay đổi: thể chế cung cấp luật lệ và kết ước khả tín nhằm bảo đảm cho thể chế này sống còn.

Đỗ Kim Thêm

Thủ tướng... và đĩ

GS Nguyễn Văn Tuấn

điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng

điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn

vật giá tăng

vì hạ giá linh hồn

Nhìn từ xa Tổ Quốc Nguyễn Duy

TL ngửa cổ lên trời mà cảm thán rằng: Bao giờ ở Việt Nam đuổi kịp Thái Lan về kinh tế? Bao nhiêu năm nữa thì có nền chính trị vui vẻ (lời GS Tuấn) như thế này? Chắc lúc đó các blogger có thể tự lấy phiếu thăm dò các chính trị gia mà không còn bị coi là "lợi dụng tự do dân chủ" như Trương Duy Nhất vừa bị bắt theo điều 258... Còn hiện tại, ở Việt Nam, đĩ điếm chân thành hơn vô vàn chính khách. Nếu so sánh như họa sỹ Chai về bà Thủ tướng Thái Lan thì e rằng xúc phạm chị em đang hành nghề bán thân nuôi miệng một cách chân chính... – Thùy Linh

Chung quanh câu chuyện đổi mới nhận thức lịch sử

Vương Trí Nhàn

Chủ nhật tuần trước, BVN đăng bài Đổi mới nhận thức lịch sử trong khoa học xã hội nói chung, trong nghiên cứu văn học nói riêng của GS Nguyễn Huệ Chi (http://www.boxitvn.net/bai/47115), rút từ công trình Văn học Cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật do NXB Giáo dục Việt Nam vừa cho ra mắt, nhưng vốn đã được đăng trên Tạp chí Văn học số 6-1990. Ngay sau khi bài viết in trên tờ tạp chí của Viện Văn học đến tay độc giả, nhiều bạn đọc đã có sự hưởng ứng tức thì đối với người viết, một trong số đó là nhà lý luận phê bình Vương Trí Nhàn. Bài tiểu luận dưới đây của Vương Trí Nhàn cũng được đăng trên Tạp chí Văn học sau bài trên 3 số.

Bauxite Việt Nam

Bưng bít và bóp méo thông tin chỉ càng chứng tỏ sự bất minh

Nhất Phương

Tờ Bangkok Post của Thái Lan, hôm 16/5, đưa tin hệ thống TV của Việt Nam cắt bỏ hai chương trình là đài BBC và CNN, trong khi các đài khác vẫn phát bình thường (như đài của Trung Quôc hay Nga, ...). Còn kênh K+ liên doanh với Canal+ (Pháp) thì nhanh nhảu cắt 21 chương trình nước ngoài.

Bangkok Post bình luận rằng “… chính phủ độc đảng của Việt Nam tăng cường đàn áp tự do phát biểu”. Và do vậy, “các kênh truyền thông nước ngoài đều bị phát chậm lại nửa giờ để nhà cầm quyền có đủ thời gian cắt những nội dung ‘nhạy cảm’”…

Đó là việc làm vô ích. Ở Việt Nam, các kênh bằng tiếng nước ngoài chủ yếu phát trên hệ thống TV trả tiền. Do vậy, chỉ ở các thành phố hoặc vùng phụ cận chứ không phải tất các các hộ gia đình ở đây đều có thể tiếp cận được. Tỷ lệ người xem VTVcab – mà người ta đùa là hãng “taxi VTV” – không cao. Trong số tỷ lệ thấp này, số người hiểu được tiếng nước ngoài lại càng không nhiều. Với những người theo dõi và hiểu các kênh bằng tiếng nước ngoài thì TV không phải là kênh thông tin duy nhất, không có CNN, BBC trên “taxi VTV”, người ta có muôn vàn cách xem nếu họ muốn. Còn đối với đại đa số, “taxi VTV” có trưng CNN ra miễn phí cũng bằng thừa. Việc bưng bít thông tin như thế là hoàn toàn vô ích.

Ủy ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế lên án vụ bắt ông Trương Duy Nhất

Hoài Hương-VOA

Tổ chức phi chính phủ bảo vệ quyền tự do báo chí trên thế giới hôm 30/5 đã lên án vụ bắt giữ cựu nhà báo Trương Duy Nhất và kêu gọi Hà Nội thả ông ngay lập tức.

Ông Nhất bị bắt hôm 26/5 và giới hữu trách nói ông ‘lạm dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều luật 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam’.

Trả lời Hoài Hương của VOA Việt Ngữ, ông Bob Dietz, Điều phối viên đặc trách khu vực châu Á của CPJ, nói rằng vụ bắt giữ ông Nhất là bằng chứng mới nhất cho thấy Việt Nam tiếp tục tìm cách đàn áp những tiếng nói chỉ trích.

Trái đắng cảng biển nước sâu FDI

Anh Minh

(baodautu.vn) Việc Cảng cửa ngõ quốc tế SSIT, một trong 3 cảng nước sâu có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại khu vực Cái Mép - Thị Vải, phải lên kế hoạch dừng hoạt động do không đủ nguồn hàng là tín iệu rất đáng quan ngại về quy hoạch cảng biển.

clip_image002

Cảng Cái Mép - Thị Vải hiện đã hoàn thành 100% khối lượng, nếu không tiến hành mở cảng, sẽ gây lãng phí lớn

Giảm phí hết cỡ vẫn vắng tàu

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn