Truyền thống phong trào sinh viên học sinh tranh đấu: Khôi phục tinh hoa phẩm chất

Tiêu Dao Bảo Cự

Trong chế độ hiện nay, phong trào sinh viên học sinh (SVHS) được hiểu là phong trào yêu nước, chống xâm lược, chống bất công áp bức trong SVHS từ thời chống Pháp cho đến chống Mỹ trước 1975. Những hoạt động của họ trong những thời kỳ trước đây được xem là truyền thống cho thế hệ trẻ, được tuyên truyền cổ vũ rầm rộ, nhưng sau 1975, việc kỷ niệm và phát huy truyền thống mỗi năm mỗi khác đi, hướng về các mục đích khác nhau và cho đến nay hầu như đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và nhà cầm quyền muốn triệt tiêu truyền thống này trong bối cảnh toàn dân đang dấy lên phong trào chống Trung Quốc xâm lược. Tại sao có hiện tượng này là một câu hỏi cần được giải đáp.

Thực chất, đặc điểm của phong trào SVHS là một hiện tượng cần được nghiên cứu dưới cái nhìn khách quan từ một độ lùi lịch sử. Tâm tình của những thành viên phong trào ở Miền Nam trước 1975 hiện còn sống và thái độ của họ hiện nay cũng là điều cần phân tích khi một số họ bắt đầu xuất hiện và lên tiếng, hành động trong những cuộc biểu tình ở Sài Gòn chống Trung Quốc xâm lược. Nghiên cứu những vấn đề này sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi trên đây.

HIẾN PHÁP CỦA AI VÀ AI NÊN BÀN?

Hà Đình Sơn

Hiến pháp của một nhà nước pháp quyền là một bản khế ước xã hội. Nó là kết quả phản ảnh mối tương quan thế lực giữa các lực lượng trong xã hội. Hiến pháp là kết quả của quá trình đấu tranh chính trị - xã hội chứ không phải là nguyên nhân hay cội nguồn sinh ra đấu tranh xã hội. Trong xã hội quyền lực nhà nước thuộc về ai thì kẻ đó là người làm ra luật chơi hay làm ra Hiến pháp.

Nếu quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì nhà nước là công cụ của nhân dân, Hiến pháp – ý chí nhân dân là tối thượng, tổ chức nhà nước và hoạt động nhà nước phải tuân theo hiến pháp và chỉ có nhân dân là người có quyền làm ra Hiến pháp và là người có quyền thay đổi Hiến pháp. Ngược lại khi nhà nước là công cụ của tầng lớp thống trị xã hội thì Hiến pháp chỉ là phương tiện của nhà nước.

Hiện nay, ở Việt Nam Hiến pháp là gì? Hiến pháp là của ai? Như quan điểm tôi nêu ở trên thì về mặt thực tế khách quan là khác với thừa nhận chủ quan. Lấy thước đo nào để đánh giá thì trong xã hội hiện nay không có một phương tiện khách quan nào được mọi người thừa nhận. Ở các nước trên thế giới việc xác định ý kiến đa số của người dân thì cũng ít khi người dân thực hiện được quyền biểu quyết trực tiếp mà thông thường biểu quyết gián tiếp thông qua cơ chế đại diện là các đại biểu nhân dân (nghị sĩ) hoặc thông qua các tổ chức chính trị, đảng phái. Ở Việt Nam chỉ có một đảng và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Quốc hội chịu sự lãnh đạo của Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam không phải là không biết ý nguyện của nhân dân.

Chứng minh thư và mã số thuế

Nguyễn Hồng Khoái

Cho dù người ta đã tạm dừng cấp chứng minh thư nhân dân (CMT) theo mẫu mới, nhưng người viết bài này vẫn băn khoăn về những hệ lụy do CMT mang lại cho xã hội đã xảy ra và nó sẽ tiếp tục xảy ra nếu không được chấn chỉnh.

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, theo nội dung bộ luật ta hãy chú ý đến người đại diện theo pháp luật mà căn cứ được ghi nhận là CMT, không quy định mỗi người chỉ đại diện cho một doanh nghiệp; hơn nữa giấy tờ tùy thân không riêng có CMT mà cả “Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” (điểm e điều 28 ). Chính vì thế mà đã có những hậu quả rất đáng tiếc sau đây:

Đừng gieo rắc tư tưởng đầu hàng!

Nguyễn Trọng Vĩnh

Tình cờ tôi đọc được bài thuyết giảng của ông Đại tá Trần Quang Thanh trước thầy trò một trường Đại học nào đó.

Tôi bỏ qua đoạn đầu ông nói về một số nước để khoe kiến thức của mình mà chỉ phân tích đoạn ông nói về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ông cũng biết là “Trung Quốc nung nấu tham vọng độc chiếm biển Đông, bản đồ 2 lần của nhà Thanh vẽ khẳng định Hải Nam là điểm biên giới cực Nam của Trung Quốc. Ông cũng nói được rằng biển Đông đối với ta là quan trọng và Trung Quốc phá hoại kinh tế của ta, hành động ngang ngược nếu ta sơ sẩy là nó cướp luôn”.

Ông cũng thừa nhận là Việt Nam có đầy đủ cứ liệu lịch sử và pháp lý đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý là thuộc chủ quyển Việt Nam, đến ngay một số nhà nghiên cứu và học giả Trung Quốc như Trương Kỷ Phạm, Lý Lệnh Hoa, Hà Quang Hộ, Trương Tự Quang, v.v. cũng nói rằng cái đường “lưỡi bò” 9 đoạn tự vẽ là không có tính pháp lý không được các nước Việt Nam, Phillipines, Malaysia, Brunei chấp nhận mà cũng không được quốc tế thừa nhận.

Thế nhưng ông Đại tá Thanh lại không muốn đưa những tư liệu trên ra công khai để đấu tranh lý lẽ, đấu tranh pháp lý, đấu tranh dư luận một cách hòa bình để quốc tế thấy chân lý thuộc về ta và ủng hộ ta. Ông chỉ muốn thương lượng song phương, giải quyết nội bộ như ý muốn của Trung Quốc. Thương lượng song phương ư? Không bao giờ giải quyết được gì. Phía ta muốn nói gì thì nói, phía Trung Quốc lúc nào cũng chỉ cù nhầy một câu: “Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) xưa nay thuộc chủ quyền của Trung Quốc không thể tranh cãi” là hết. Dù Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói với Hồ Cẩm Đào: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” thì ông Cẩm Đào cũng chỉ ầm ừ rồi cứ cho lấn tới: ngoài việc bắn chết ngư dân Việt Nam, đâm chìm tàu cá, bắt tàu cá, tịch thu tài sản, lập huyện Tam Sa, lập căn cứ quân sự, báo chí hò hét “thu hồi’ Nam Sa (Trường Sa của ta) đưa hàng nghìn tàu cá xuống vùng Trường Sa có tàu hải giám bảo hộ, 2 lần cắt cáp tàu Bình Minh, gọi thầu 9 lô trong lãnh hải và thềm lục địa Việt Nam, gần đây đòi khám xét tàu đi vào vùng mà họ tự cho là vùng biển của họ (vùng lưỡi bò).

Đầu năm, Huệ Chi rảnh rỗi cùng Phạm Toàn

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết cho blogger Nguyễn Xuân Diện: công việc của nhóm Cánh Buồm là một ví dụ cảm động về hoạt động của trí thức trẻ. Nhà thơ và nghệ sĩ họ cảm nhận được cái gì là đúng đắn và tốt đẹp. Hệt như Charlie Chaplin với Albert Einstein vậy.

clip_image002

Phạm Toàn với Huệ Chi ngày 3-8-2012

Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính làm xiếc?

Thái Bình

Dự thảo Thông tư thu Phí bảo trì đường bộ gặp phản đối quyết liệt từ người dân và doanh nghiệp. Người dân và doanh nghiệp cho rằng hai bộ này đã lập 56 trạm thu phí toàn quốc để thu phí sử dụng đường bộ, giờ dân phải đóng thêm Phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện, như vậy là phí chồng phí.

Quan chức của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính giải thích: khi thu Phí bảo trì đường bộ theo đầu phương tiện sẽ bỏ các trạm thu phí trên đường. Báo VNexpress ngày 15/03/2012 đưa tin: “Năm 2010, Bộ Giao thông Vận tải đã soạn thảo 2 phương án thu phí bảo trì đường bộ. Một là thu trực tiếp từ đầu phương tiện cơ giới với ôtô và xe máy, đồng thời giữ các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước hiện nay. Hai là thu gián tiếp qua xăng và xóa bỏ các trạm thu phí”.

Thuyền trưởng tàu Hoàng Sa kể chuyện bị tàu Trung Quốc đẩy, đuổi

Nam Cường

Đây là lời kể của một ngư dân,100% sự thực, không hề qua một nhãn quan chính trị nào hết. Tuy trải qua khổ ải và thấy buồn nhưng vẫn hăng hái chuẩn bị tàu đánh cá tiếp. Bài đăng trên báo Tiền phong. Nghĩa là hoàn toàn đủ tin cậy để các quý vị lãnh đạo đọc và rút ra kết luận.

Ngư dân đánh cá trên vùng biển truyền thống của mình từ 32 năm nay, nay bị tàu Trung quốc đuổi, đẩy. Tinh thần tự vệ của ngư dân rất cao, đã sẵn sàng giáo mác chiến đấu nhưng cuối cùng phải bỏ chạy vì tàu Trung quốc quá đông, lại có tàu quân sự hộ tống.

Vậy sao nhà nước ta không tổ chức và hỗ trợ để ngư dân có đoàn tàu mạnh và đông đảo hơn, tàu quân sự của họ hộ tống ngư dân họ, vậy tàu quân sự của ta chui rúc ở đâu, lại nói bừa rằng quân sự không có trách nhiệm về dân sự thì nghe có lọt tai không?

Trưởng tàu Lê Văn Ninh của ta cho biết ngư dân hai nước xưa nay rất thương yêu giúp đỡ nhau, không hiểu sao tình cảm cứ nhạt dần và gần đây “họ trở mặt 180 độ”.

Thực ra nhà cầm quyền Trung quốc đã sử dụng dân của họ vào mục đích xâm lăng, quân sự và dân sự kết thành một khối để thực hiện dã tâm, trong khi đó quân đội ta do nhân dân nuôi dưỡng thì láo xược tuyên bố là “quân đội là của Đảng, trước hết bảo vệ Đảng”? Tàu Trung quốc xâm phạm lãnh hải thì đội quân bảo vệ đất nước có trách nhiệm không?

Chuyện bảo vệ lãnh hải đã được dư luận đề cập rõ ràng từ lâu nhưng nhà nước ta cứ quanh co ngụy biện, trong khi phía Trung quốc cứ dùng hành động lấn tới hết đợt nọ đế đợt kia. Sách cổ có câu “quân tử kiến cơ nhi tác” nghĩa là người hiểu biết thì chỉ cần thấy nguy cơ báo trước là đã hành động rồi. Nay sự việc đã rành rành nghiêm trọng kéo dài bao năm nay hỏi còn chở đến khi nào nữa đây? Chính thuyền trưởng Ninh cũng phải nói “phải làm khẩn trương nếu không, tương lai gần, ngư dân Việt sẽ không còn ngư trường để đánh bắt”. Vấn đề chủ quyền biên cương lại càng thôi thúc hơn.

Người thuyền trưởng này đang dốc hết sức lực, tài sản toàn gia đình để cố đóng con tàu lớn hơn mong chống chọi, nhưng chống chọi sao nổi nếu sức mạnh của quốc gia hầu như đứng ngoài?

Nếu đảng và nhà nước có quyết tâm thì sáng kiến đâu có thiếu?

Trong nhân dân đã có ý nghĩ thế này: Quân đội ta không thể bảo vệ ngư dân ta, thì nên mời những người Việt đã có quốc tịch Hoa kỳ tham gia vào các đoàn tàu đánh cá, thì nhất định Hoa Kỳ sẽ có biện pháp (hòa bình) để bảo vệ dân “của họ” (!), ngư dân bản xứ mình được hưởng lây vậy! Không biết có thể để cho “kẻ thù cũ” được giúp chút việc ấy không hay cứ phải ưu tiên cho “kẻ thù truyền kiếp”được tự do hoành hành, tự do triệt hạ dân Việt mình nhỉ ?

Hà Sĩ Phu

Tướng Nguyễn Chí Vịnh nên tìm học tư tưởng của Mao và Đặng

Đoàn Hưng Quốc

Mao Trạch Đông thống nhất Hoa Lục, Đặng Tiểu Bình mở cánh cửa Đổi Mới đưa Trung Quốc tiến lên cường quốc hàng thứ nhì trên thế giới. Cả hai đều có công và tội – riêng họ Đặng đã quyết định đem quân tấn công Việt Nam vào năm 1979; nhưng đối với với nhiều người dân Trung Quốc, họ là những nhà lãnh đạo lỗi lạc, hiểu thời mẫn thế và dám có những quyết định vô cùng can đảm.

Điểm đáng nói là cả hai đều đặt quyền lợi của đất nước Trung Hoa lên trên hết: khi bị Liên bang Xô viết chèn ép thì họ không ngần ngại vất bỏ những ràng buộc ý thức hệ giữa hai đảng cộng sản láng giềng mà bắt tay với Hoa Kỳ, tạo ra thế chân vạc thoát khỏi gọng kềm của đàn anh phương Bắc.

Liệu Mao và Đặng có biết là Mỹ dụng tâm chia rẽ Nga - Trung để làm ngư ông hưởng lợi hay không? Chắc chắn là họ không ngây thơ! Liệu Bắc Kinh lúc đó có tự hào hống hách vì đã đẩy quân đội Đồng Minh lùi xuống vĩ tuyến 38 trong chiến tranh Triều Tiên mà không thắt chặt quan hệ với Mỹ hay không? Họ không thể để những tỵ hiềm nhỏ nhặt chi phối vào các quyết định quan trọng cho tương lai Trung Quốc.

Cảnh giác với tương đồng ý thức hệ

TS Nguyễn Ngọc Chu

Hãy đọc kinh đi

Đọc khi hoàng hôn

Đọc lúc tảng sáng:

Trăm chủ nghĩa bốn phương

Nghìn học thuyết tám hướng

Vào hồ lô người Tàu

Thành chủ nghĩa Đại Hán!

Cần thiết phải nhắc lại rằng, dưới thời lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và có 3 đảng cùng tồn tại.

Trong giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay vẫn còn một số người giáo điều, muốn duy trì độc đảng để xây dựng chủ nghĩa xã hội, một xã hội mà bản thân họ không hiểu về sự tồn tại của nó, nên phải miễn cưỡng nói là định hướng xã hội chủ nghĩa.

A Call for Concrete Implementation of Human Rights Stipulated in Vietnam’s Constitution (Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam” dịch sang tiếng Anh)

A call for Human Rights “recognized by the Constitution of Vietnam and the International Convention that Vietnam is a signatory” was made public on December 28, 2012. It asks the National Assembly to abolish Article 88 of the Penal Code that punishes “crimes of propaganda against the State” (numerous people have been imprisoned in the name of this Article) and also to strike out an unconstitutional decree that the government has invoked to prevent peaceful demonstrations (notably for condemning Chinese aggressive activities in the South-Eastern of Asia).

Within one week one thousand persons have signed the call initiated by well-known personalities that included: Hoang Tuy, a mathematician; Gen. Nguyen Trong Vinh, former ambassador to China; Profs. Chu Hảo, Nguyễn Huệ Chi, and Tương Lai; authors Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy, Phạm Xuân Nguyên; Bishop Paul Nguyễn Thái Hợp; and former activists in the urban movement of the South during the resistance against the American war such as Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Lê Hiếu Đằng and André Menras (aka Hồ Cương Quyết).

Individuals who wish to add their names to this call could send them in at the following electronic address loikeugoi2012@gmail.com, stating clearly family and given names, occupations, titles and addresses.

According to Diễn đàn

Mạt vận

Thùy Dương

Tôi dùng chữ Đảng viết hoa vì ở đất nước chúng ta chỉ có một đảng duy nhất vừa lãnh đạo vừa cầm quyền, các đảng khác bị cấm tiệt, thậm chí những đảng được Đảng dựng lên làm hoa lá cành trước kia như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội cũng đã được "làm xong vai trò lịch sử" và bị giải tán.

Trong những nước Đảng yêu thương nhất có anh Cuba và anh Triều Tiên, còn anh Tàu thì vừa giận vừa thương và vừa sợ. Chữ sợ được Tuyên giáo bôi son trát phấn, nhưng dù son phấn thế nào thì cả nước ai cũng biết, có lẽ chữ sợ cũng nên viết hoa luôn chăng.

Appel pour les droits de l’Homme au Vietnam ("Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam” dịch sang tiếng Pháp)

Un appel pour les Droits de l'Homme "reconnus par la Constitution vietnamienne et la Convention internationale dont le Vietnam est signataire" a été rendu public le 28 décembre 2012 dernier. Il demande à l'Assemblée Nationale d'abolir l'article 88 du Code pénal punissant les "crimes de propagande contre l'Etat" (de nombreuses personnes sont emprisonnées au nom de cet article) et un arrêté considéré comme anti-constitutionnel et que le gouvernement invoque pour interdire des manifestations pacifiques (notamment pour condamner l'agressivité chinoise en Mer de l'Asie du Sud-Est).

En une semaine, un millier de personnes ont signé cet appel initié par des personnalités bien connues : le mathématicien Hoàng Tụy, le général ancien ambassadeur en Chine Nguyễn Trọng Vĩnh, les professeurs Chu Hảo, Nguyễn Huệ Chi, Tương Lai, Phạm Duy Hiển... , les écrivains Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy, Phạm Xuân Nguyên..., l'évêque Paul Nguyễn Thái Hợp, les militants du mouvement des villes du Sud pendant la résistance anti-américaine Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Lê Hiếu Đằng, André Menras (alias Hồ Cương Quyết)...

Les signatures peuvent être envoyées à l'adresse électronique loikeugoi2012@gmail.com (en précisant nom et prénom, profession et/ou titre, adresse)

D'après Diễn đàn

Sống với Trung Quốc

(tiếp theo và hết)

Tạ Duy Anh

PHẦN III:

DỰ ĐOÁN HÀNH ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG LỰA CHỌN CỦA VIỆT NAM

Tuy nhiên, việc Trung Quốc nuôi ý đồ quyết chiếm đoạt Biển Đông là điều không còn gì phải nghi ngờ. Đừng ai ảo tưởng tin vào thiện chí của Trung Quốc, được quảng bá bằng đủ thứ lời lẽ ngoại giao hoa mỹ. Vấn đề cần quan tâm là họ có khả năng làm được điều đó hay không và phương pháp mà họ sẽ tiến hành.

Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra phỏng đoán, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ “doạ” là chính, tìm cách gây áp lực, mua chuộc, ve vãn, chèn ép… để các nước có liên quan đến Biển Đông lâm vào khó khăn phải tìm cách thoả thuận với Trung Quốc theo những điều kiện Trung Quốc đặt ra. Cách Trung Quốc làm vẫn sẽ là tạo ra những sự cố ồn ào rồi nhân đấy áp đặt quan điểm của họ hoặc nếu có thể thì gặm một miếng – như miếng Gạc-ma năm 1988 và miếng Vành khăn năm 1995, 1998. Khi các quốc gia kịp phản ứng thì việc đã ở vào chuyện đã rồi. Nói rõ ra thì Trung Quốc sẽ vẫn chỉ áp dụng biện pháp tằm ăn dâu, gặm từ từ, đánh lấn, quấy nhiễu, chủ động làm phức tạp hoá tình hình để can dự và gây áp lực. Cách làm này của Trung Quốc có lợi thế tuyệt đối với họ.

Quốc hội Việt Nam đang bị thao túng như thế nào?

Lê Anh Hùng

Ngày 11/12/2012, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIII khai mạc Phiên họp thứ 13 nhằm đánh giá kết quả Kỳ họp thứ 4 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị cho kỳ họp tới.

Theo Tờ trình về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5 thì trong kỳ họp tới, Quốc hội sẽ làm việc từ ngày 20/5 đến ngày 18/6/2013. Thông tin này hẳn khiến không ít người phải băn khoăn, bởi nếu vậy thì đây sẽ là kỳ họp Quốc hội với số ngày làm việc ít nhất suốt 12 năm qua (kể từ Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá X giữa năm 2001, không tính kỳ họp đầu tiên và kỳ họp cuối cùng của mỗi khoá vốn do tính chất đặc thù nên thường chỉ diễn ra trong ít ngày), trong khi tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước lại đang ngày càng xấu đi một cách đáng báo động. Tuy nhiên, nếu điểm lại các kỳ họp Quốc hội từ năm 2001 đến nay thì diễn tiến này lại không có gì đáng ngạc nhiên, mà ngược lại, nó phù hợp với một xu hướng đã xác lập từ hơn một thập niên qua – đó là số ngày Quốc hội họp ngày càng teo tóp, thể hiện qua Bảng 1 và Biểu đồ 1 dưới đây:

Vài sự kiện đáng ghi nhớ năm 2012

Nguyễn Trung Chính

Năm 2012 là một năm có nhiều sự kiện nổi bật trong đó có tham nhũng đất đai, nói trắng ra là ăn cướp đất của dân. Từ hai chục năm nay, dân oan kéo đi khiếu kiện từ địa phương đến các thành phố lớn, thủ đô. Oan ức kéo dài cho đến ngày 5/1/2012 gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng quá uất ức sau nhiều năm khiếu kiện đã liều chết chống lại lực lượng cưỡng chế. Ngòi pháo Đoàn Văn Vươn được báo chí loan tin rộng rãi làm cả nước quan tâm, buộc chính quyền Trung ương vào cuộc.

Sau đó đến việc người dân Văn Giang liên kết chống cưỡng chế kéo dài và làm bật ra việc tham nhũng trong đất đai do nhà nước quản lý từ trước đến nay.

Hai vụ trên đây vẫn chưa kết thúc, ngày 28/12/2012 anh em ông Đoàn Văn Vươn và các thành viên khác trong gia đình vừa bị cơ quan Cơ quan điều tra Công an TP Hải Phòng đề nghị truy tố về tội “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”. Cũng nên nhắc lại Cơ quan này dưới quyền Giám đốc Công an Đỗ Hữu Ca, người có tuyên bố rằng vụ cưỡng chế dân ở Tiên Lãng là “một hợp đồng tác chiến tuyệt đẹp, đáng để viết thành sách”. Nếu dư luận không được phát động để bảo vệ người liều chết tố cáo tham nhũng này thì bọn quan tham Hải Phòng sẽ trả thù gia đình họ tới cùng.

Chết dưới tay Trung Quốc, Chương VII: Chết dưới tay con Rồng thực dân: Thâu tóm tài nguyên – Thao túng thị trường thế giới

Peter NavarroGreg Autry

Nhóm Lê Minh Thịnh dịch

Kính thưa quý vị, chào các bạn,

Chúng tôi xin gửi đến quý vị Chương 7 của quyển sách Chết dưới tay Trung Quốc:

Trong chương này, khi nhắc đến quyển sách China Safari, tác giả có ghi lại:

Nơi đây người Trung Quốc khoan dầu và bơm vào các đường ống của Trung Quốc, được canh gác bởi Trung Quốc, đưa tới một bến cảng cũng được xây dựng bởi người Trung Quốc, và dầu sẽ được bơm lên những tàu chở dầu Trung Quốc để chở về Trung Quốc. Nhân công Trung Quốc xây dựng đường xá, cầu cống và một đập nước khổng lồ, giải tỏa các mảnh đất nhỏ của hàng chục ngàn tiểu nông địa phương; người Trung Quốc trồng trọt lương thực Trung Quốc cho nên những người Trung Quốc khác chỉ ăn rau cũng của Trung Quốc với lương thực, ngũ cốc, gia vị khác cũng nhập cảng từ Trung Quốc; người Trung Quốc vũ trang cho một chính quyền phạm tội ác chống loài người; và người Trung Quốc bảo vệ chính quyền đó và bênh vực nó tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Lần xuất bản tới, chắc hẳn tác giả phải cập nhật những sự kiện dưới đây:

"Trung Quốc Cộng sản cho Việt Nam Cộng sản mượn nhiều tiền, vũ khí và cố vấn quân sự để giúp Việt Nam Cộng sản "chống Mỹ cứu nước". Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, Trung Cộng đòi lại số nợ hàng ngàn lần bằng sự lệ thuộc, lãnh hải cũng như lãnh thổ, tài nguyên, kinh tế, và giúp Trung Cộng giải quyết nạn nhân mãn. Trung Cộng chiếm Ải Nam Quan, chiếm hai phần ba thác Bản Giốc, ngang nhiên hợp thức hoá quần đảo Hoàng Sa (đã cưỡng đoạt từ Việt Nam Cộng Hoà từ năm 1974) và chiếm một phần quần đảo Trường Sa, và còn tiếp tục thôn tính phần còn lại của Trường Sa cũng như vùng đất biên giới Việt - Trung qua những chính sách thuê đất trồng rừng trá hình, v.v. Ngoài ra, vào năm 2009, Trung Cộng đã cho Việt Nam mượn tiền trong lúc Việt Nam nợ nần chồng chất, kỹ thuật thô sơ, và gửi hàng ngàn nhân công, và quân đội trá hình vào Tây Nguyên – còn gọi là nóc nhà của Đông Dương – để khai thác bô-xít, phá huỷ văn hoá Tây Nguyên, mang sang cả bàn cầu làm tại Trung Cộng, mở quán ăn Trung Cộng, nghe nhạc Trung Cộng, treo cờ Trung Cộng tại Tây Nguyên và nhiều tỉnh huyện của Việt Nam".

Mối nguy Trung Quốc đã như gươm kề cổ, tuy nhiên, cũng còn nhiều người mang mộng hữu hảo với bá quyền, bởi vì:

"Họ đến, tay vẫy vẫy những cuốn ngân phiếu dày cộm, với những hứa hẹn và những khoản cho vay hào phóng với lãi suất ưu đãi hấp dẫn cho các dự án hạ tầng cả dân sự lẫn quân sự, từ những thứ hữu ích như đường xá, hải cảng, và xa lộ đến những thứ hoang phí như cung điện nguy nga dành cho những kẻ cai trị độc tài; hoặc những khẩu súng AK-47 dùng để bắt người dân phải chịu khuất phục dưới gót giày tàn bạo."

Kính thư,

Ts. Lê Minh Thịnh, Giám đốc Điều hành

phụ trách Ban Thông tin Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal

Tàu hải giám Trung Quốc tuần tra tại vùng Vịnh Bắc Bộ

Thanh Phương

Theo tin của Tân Hoa Xã, trích dẫn thông cáo của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc, một đội gồm 2 tàu hải giám của Trung Quốc, với sự yểm trợ của máy bay trinh sát, hôm qua, 01/01/2013, đã đi vào vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, để “tiến hành tuần tra định kỳ vùng sản xuất dầu trên biển của Trung Quốc”. Không rõ là các tàu hải giám và máy bay trinh sát nói trên có đã đi vào vùng hải phận và không phận của Việt Nam hay không.

clip_image001

Một chiếc tàu hải giám của Trung Quốc thả neo ở cảng Sanya (Reuters)

Sống với Trung Quốc

(tiếp theo)

Tạ Duy Anh

PHẦN II:

BIỂN ĐÔNG VÀ ĐIỀU CÓ THỂ XẢY RA

Trung Quốc luôn viện dẫn căn cứ vùng biển lịch sử để bào chữa cho lý do họ muốn chiếm trọn Biển Đông. Một trong những căn cứ mơ hồ đó là tên gọi lấy phương vị dựa theo lục địa Trung Quốc: Biển Nam Trung Hoa. Diễn nôm ra theo ý họ thì đó là vùng biển phía Nam của Trung Quốc. Đây là sự diễn dịch vô lối: từ phương diện thuận tiện cho hàng hải biến thành phương diện chủ quyền. Nó cũng là căn cứ mang màu sắc nước lớn bắt nạt thiên hạ. Trung Quốc chỉ nên lấy đó làm niềm tự hào dân tộc – trên phương diện địa lý, văn hoá, chủng tộc. Thực tế là từng có cả một đại dương mang tên nước Ấn Độ song điều đó không có nghĩa Ấn Độ có chủ quyền toàn bộ cái đại dương mênh mông đó. Mexico trong quan hệ chủ quyền với vịnh Mexico sẽ là ví dụ tiếp theo.

Nhưng mọi tranh cãi chỉ là vô ích và vô nghĩa khi chúng ta hiểu người Trung Quốc nghĩ gì và muốn gì.

Người Trung Quốc tự coi họ là trung tâm của thế giới. Đây vừa là sự phô trương văn hoá, niềm hãnh diện tinh thần của một dân tộc lớn, nhưng chính điều đó cũng bắt đầu cho một bi kịch Trung Hoa kéo dài hàng ngàn năm qua chưa tìm ra lối thoát. Các triều đại Trung Hoa, với vị thế của một nước trung tâm, là vua thiên hạ, đã cố công để cho tấm áo khoác ngoài xứng tầm với vóc dáng của họ. Nhưng chính vì sự cao ngạo dân tộc đó mà suốt hàng ngàn năm, nước Trung Quốc thấy tự đủ là một thế giới, không cần phải mở ra bên ngoài, nơi chỉ là phên dậu, man di của họ.

Mấy lời chất vấn gửi Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (nhân bài trả lời phỏng vấn đầu năm "Không ai quên lợi ích quốc gia, dân tộc")

Nguyễn Thanh Tùng

Tôi đồng tình với nhận định của ông về “tuyệt đại đa số nhân dân ta không ai có thể quên đi lợi ích quốc gia dân tộc, quên đi chủ quyền lãnh thổ” và “đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.”

Nhưng tôi không thể đồng ý với ông hai điểm sau:

1- Ông nói: “Có thể đất nước ta có tham nhũng, lãng phí, có tiêu cực, có thể một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức”.

Không thể nói là “có thể” mà phải khẳng định là chắc chắn ở đất nước ta có tham nhũng, lãng phí, có tiêu cực, có thể một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức. Điều này đã rõ như ban ngày và đã được khẳng định trong nghị quyết Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trong các nghị quyết của Quốc hội đã khẳng định Tham nhũng ngày nay đã trở thành quốc nạn rồi sao ông Thượng tướng vẫn mập mờ như vây? Ông không học tập nghị quyết của Đảng ư?

Giới trí thức Trung Quốc kêu gọi cải tổ chính trị để tránh cách mạng bạo động

Đức Tâm

Một nhóm học giả có tên tuổi tại Trung Quốc đã gửi thư ngỏ cảnh báo ban lãnh đạo đảng Cộng sản về nguy cơ đất nước rơi vào một cuộc “cách mạng bạo động”, nếu chính phủ không đáp ứng những đòi hỏi của người dân và không cho phép tiến hành các cải cách chính trị vốn đã bị trì hoãn từ lâu.

clip_image001

Người dân địa phương biểu tình chống dự án xây dựng một tuyến đường cao tốc mới nối Bắc Kinh đến Thẩm Dương, ngày 09/12/2012. REUTERS/Petar Kujundzic

Bản dịch tiếng Czech “Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam”

VÝZVA K PROSAZOVÁNÍ LIDSKÝCH PRÁV DLE ÚSTAVY VIETNAMU

My, níže podepsaní Vietnamci, vyzýváme vládu a všechen lid k prosazování lidských práv, která jsou zakotvena v Ústavě Vietnamské socialistické republiky a mezinárodních úmluvách, jejichž projednání se Vietnam účastnil a zavázal se k jejich plnění. Mezi těmito právy jsou právo svobody projevu, svobody tisku, právo na informace, právo na shromažďování, sdružování a demonstrace v souladu s článkem 69 Ústavy z roku 1992 (ve znění pozdějších předpisů a dodatků z roku 2001) a v souladu s články 21 a 22 občanských a politických práv v mezinárodních úmluvách, na které Vietnam přistoupil v roce 1982.

Sống với Trung Quốc

Tạ Duy Anh

Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông

(Nguyễn Trãi)

Lời tự bạch:

Cổ nhân có câu: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Người thất học còn phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của xã tắc, nữa là một kẻ ít nhiều có đọc qua vài trang sách Thánh hiền.

Tôi có ba tư cách để viết chuyên luận này: Tư cách con dân Việt, tư cách chiến binh Việt bẩm sinh và tư cách một kẻ sĩ Việt.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn