Cải cách doanh nghiệp Nhà nước theo hướng nào?

Thái Bình

Hiện có nhiều điểm nóng tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra ở Thủ đô Hà Nội như tham nhũng, thất thoát tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước mà điển hình và nóng bỏng nhất là Vinashin, Vinalines, Tập đoàn Dầu khí...; điểm nóng tiếp theo là do Luật đất đai còn nhiều bất cập, đã liên tiếp xảy ra các vụ cưỡng chế gây xôn xao dư luận thời gian qua như Tiên Lãng (Hải Phòng) và Văn Giang (Hưng Yên)...

Phần nhiều các đại biểu Quốc hội cho rằng cần sửa đổi gấp Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành chống lãng phí và Luật đất đai thì sẽ khắc phục được những bất cập trên (xem Nguyên Thảo, Tập đoàn, đất đai, lãng phí và tham nhũng).

Cải tổ chính trị mới có thể cải tổ kinh tế

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Việt Nam chuẩn bị tái cơ cấu nền kinh tế với một đề án tổng thể trình quốc hội tham khảo. Việc thực hiện công cuộc đổi mới lớn lao này đang đặt ra nhiều câu hỏi và nhiều ý kiến phản biện.

clip_image001

Đại biểu quốc hội trong 1 kỳ họp (minh hoạ). AFP

Nóng: Văn giang tiếp tục nóng !

Ngày 5 tháng 6, bà con 3 xã Văn giang đã phải kéo nhau ra cánh đồng để giữ đất.

Chủ đầu tư đã thuê một đám côn đồ, xã hội đen đứng đầu là Vĩnh sẹo (em trai của ông Tranh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên) đến để cùng nhà thầu cho thuê máy thi công. Đám này đứng dưới tư cách pháp nhân là công ty V&T (V&T là viết tắt tên của Vĩnh Tranh)  có trụ sở tại thôn Như Lân, xã Long Hưng huyện Văn Giang. Chúng đã mang gần hai chục máy xúc, máy ủi phá ruộng, phá hoa màu của bà con.

Chủ công ty này tên là Nguyễn Văn Vĩnh, số điện thoại: 0912420138, xe Toyota như ảnh dưới đây:

clip_image002

Người Mỹ gốc Việt có sẽ vận động cho Công ước về Luật Biển tại Quốc hội Mỹ?

Đoàn Hưng Quốc

Ngoại trưởng Hillary Clinton cùng Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã ra điều trần ngày 23 tháng 5-2012 kêu gọi Thượng viện phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Việc thông qua Công ước này sẽ tăng cường thế chính trị của Hoa Kỳ khi can thiệp vào các tranh chấp tại Biển Đông. Từ năm 1994 đến nay, chính quyền Mỹ qua các đời Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush đã nhiều lần đề nghị Quốc hội phê chuẩn, nhưng đều thất bại do sự chống đối của một số Thượng nghị sĩ bảo thủ của Đảng Cộng hòa.

Câu hỏi đặt ra nơi đây là người Mỹ gốc Việt có nhân kỳ bầu cử tháng 11 tới đây để vận động cho Công ước này hay không? Thí dụ như hai nhân vật chống đối hàng đầu là Thượng nghị sĩ John Cornyn thuộc tiểu bang Texas, và Thượng nghị sĩ Orrin Hatch thuộc tiểu bang Utah đều phải ra tái ứng cử năm 2012, và riêng ông Hatch thì chiếc ghế đang lung lay nên rất cần lá phiếu của từng cử tri.

Quan hệ Việt – Mỹ: Thả con săn sắt bắt con cá rô

(Nhân đọc báo cáo quốc hội Mỹ về quan hệ Mỹ – Việt)

Hoàng Dũng Nhân

clip_image002

Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000, cựu Tổng thống Bill Clinton giúp cho Dan và David Evert, đi phía sau ông, tìm hài cốt của cha họ, một phi công. Chính ông Clinton là người mở đầu cho kỷ nguyên quan hệ Việt – Mỹ.

 

SGTT.VN - Vấn đề không phải là bỏ qua lùm xùm để thu về món lợi lớn hơn. Với tư cách là một trong những chìa khoá để cân bằng lực lượng ở khu vực, Việt Nam trước sau nhất định sẽ vô hiệu hoá những cái bẫy đang cản trở sự thăng hoa trong quan hệ Việt – Mỹ.

Nhưng liệu những thông điệp ông Panetta mang đến Hà Nội lần này đã được đón nhận một cách thuận lợi, để nâng cấp hơn nữa mối quan hệ quan trọng không chỉ đối với hai nước?

Chuyến thăm còn hơn cả một biểu tượng

Bộ trưởng Panetta đã khẳng định với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chính phủ Mỹ coi trọng quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, và mong muốn quan hệ hai nước tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Ông Panetta bày tỏ hài lòng về hợp tác quốc phòng Việt Nam – Mỹ thời gian qua, mong muốn hai nước tiếp tục tích cực triển khai thực hiện bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng được hai bộ Quốc phòng ký năm 2011.

Trung Quốc – Việt Nam: Những cảnh báo về quan hệ thương mại bất đối xứng

Vũ Thành Công

SGTT.Vn - Buôn bán với Trung Quốc chiếm khoảng 18,4% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, trong khi Việt Nam chỉ chiếm 0,98% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc.

Trung Quốc đang sử dụng kết hợp cả sức mạnh quân sự và kinh tế để chèn ép các nước mà Trung Quốc đang tranh chấp ở Biển Đông. Nạn nhân đầu tiên từ đòn trừng phạt kinh tế của Trung Quốc là Philippines. Mặc dù xuất khẩu trái cây và ngành du lịch đang chịu thiệt hại nặng nề, nhưng Manila vẫn phải xuống nước khi đối thoại với Bắc Kinh, cũng như bác bỏ các ý kiến của một số quan chức chính phủ nước này đòi trừng phạt trả đũa Trung Quốc. Sự yếu thế của Philippines là do tính bất đối xứng trong thương mại giữa hai nước. Vậy nếu Trung Quốc sử dụng cách này đối với Việt Nam thì sẽ có những hệ quả gì, đặc biệt từ góc nhìn về tính bất đối xứng trong thương mại Việt – Trung?

Phỏng vấn GS Phạm Duy Hiển về điện hạt nhân

clip_image001

GS Phạm Duy Hiển

(Trái hay Phải)- Hai giả thiết dự báo Việt Nam sẽ cần 420 tỷ kWh và sẽ thiếu 115 tỷ kWh vào năm 2020 của Bộ Công thương đến nay đã không còn đúng. Vậy đâu còn lý do để phải làm điện hạt nhân? – Phản biện của GS Phạm Duy Hiển, chuyên gia hàng đầu về điện hạt nhân ở Việt Nam hiện nay.

Đâu còn lý do để phải làm điện hạt nhân?

PV:- Mới đây, GS có nêu ý kiến rằng, dự báo thiếu điện mà Bộ Công thương trình Quốc hội tháng 11/2009 để luận cứ cho dự án điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận là không đúng. Liệu ông có thể nói rõ hơn?

Từ Lý Sơn, nắm lấy lại la bàn

André Menras – Hồ Cương Quyết

clip_image002

Với một số bà vợ goá đã mất chồng tại Hoàng Sa

Tôi viết bài này từ Lý Sơn, nơi tôi có mặt từ ngày 1 tháng Sáu.

Với tư cách là chủ tịch của ADEP Pháp Việt và đại diện cho hàng trăm người bạn thuộc quốc tịch Pháp hay Việt kiều ở Pháp, Đức, Séc, Ba Lan, cũng như những người bạn Việt Nam trong “phong trào” chống chiến tranh xâm lược của Mỹ, tôi đã trao cho 37 gia đình ở Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) và 40 gia đình ngư dân ở Lý Sơn số tiền 322 triệu đồng. Phần lớn số tiền này được quyên góp trong hành trình của tôi qua các nước châu Âu để chiếu bộ phim Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát.

Viết gì cho ngày 5 tháng Sáu?

Blogger Mẹ Nấm

Rất nhiều bạn bè tôi, đặc biệt là những đứa em thân quen ở Sài Gòn, có nhiều kỷ niệm đẹp trong ngày 5 tháng Sáu năm 2011 – ngày cả nước xuống đường biểu tình phản đối sự xâm lược của Trung Quốc trên biển Đông nhân sự kiện tàu hải giám nước này cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh (Việt Nam) vào ngày 2/05/2011.

Tôi không có may mắn đó, bởi từ trưa ngày 4, tôi đã bị tạm giữ tại đồn Công an phường Tân Thới Nhất, quận 12, với lý do: “bị  tình nghi vì đi xe gian”.

Không được tham gia biểu tình cùng mọi người nên suy nghĩ và cảm xúc của tôi về ngày này năm ngoái có lẽ cũng khác hẳn.

Những gì biết về vụ cụ Lê Hiền Đức tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội

Nguyễn Tường Thụy.

Sau vụ cụ Lê Hiền Đức (LHĐ) bị xúc phạm thân thể và bị giữ tại Sở Thông tin và truyền thông (TTTT) Hà Nội, báo An Ninh thủ đô và Kinh tế & Đô thị đã đưa tin. Ông Nguyễn Văn Minh, chánh thanh tra sở TTTT cũng đã trả lời BBC.

Nội dung trả lời phỏng vấn của ông Minh, nội dung bài viết của 2 tờ báo nói trên theo hướng chối tội và đổ cho cụ LHĐ với âm mưu nhằm triệt hạ uy tín của cụ.

Trang Youtobe khi đưa chương trình truyền hình của HTV có đặt tên cho cái clip ấy là “Bà Lê Hiền Đức tại Sở Thông Tin & Truyền Thông HN – Một nửa của sự thật!”

Quả đấm bông thay vì quả đấm thép

Nguyên Tấn thực hiện

(TBKTSG) - Câu chuyện đổ bể của Vinashin và Vinalines cho thấy chiến lược tạo ra những “quả đấm thép” trong công nghiệp hóa ở Việt Nam không thể không được nhìn nhận lại một cách nghiêm túc. TBKTSG đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với TS. Nguyễn Tú Anh, Phó trưởng ban Nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

TBKTSG: Theo ông, với tình hình đã và đang diễn ra với các “quả đấm thép”, liệu chiến lược công nghiệp hóa sẽ đi về đâu?

- Ông Nguyễn Tú Anh: Nếu vẫn tiếp tục như thế mà không thay đổi thì chiến lược công nghiệp hóa chắc chắn sẽ phải thất bại.

Vụ Vinalines: “Nên mổ xẻ đến nơi đến chốn”

Thúy Hằng

clip_image002  

“Tôi cho là trong công việc ai cũng có thể có lúc mắc sai lầm, nhưng khi đã sai lầm thì cần thẳng thắn thừa nhận để rút kinh nghiệm”.

 

Trao đổi với VnEconomy sau giải trình của các cơ quan liên quan về việc ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải rồi bỏ trốn ngay trước khi cơ quan công an công bố lệnh khởi tố, bắt tạm giam, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng, các nội dung giải trình đã bộc lộ nhiều khuyết điểm “chết người” trong công tác cán bộ.

GS. Nguyễn Minh Thuyết phân tích:

- Thứ nhất, trong vụ việc này, hầu hết các việc liên quan đến công tác tổ chức cán bộ đều được tiến hành một cách hình thức, hời hợt. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cầm đầu một đoàn từ Bộ xuống làm việc với Đảng bộ của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), mà không phát hiện ra bất cứ sai lầm nào của doanh nghiệp cũng như của ông Dũng.

Những trăn trở tháng Năm: Có khuynh hướng xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh

Nguyễn Khắc Mai

Gần đây theo dõi một sự kiện chính trị lớn của nước ta là Hội nghị TW 5, người ta không khỏi băn khoăn và lo lắng đặt câu hỏi: Có phải đã có khuynh hướng xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh không? Có bốn vấn đề thiết cốt, rất cơ bản, rất chiến lược của Đất nước. Nhưng hàm lượng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cả bốn vấn đề ấy đều phải suy nghĩ, phải bàn.

1. Vấn đề số một là sửa đổi Hiến pháp

Tất cả những người có chút ít hiểu biết, được trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quá trình nghiên cứu để sửa đồi Hiến pháp 1992 và năm 2011, đều có chung nhận định, tinh thần và triết lý của Hiến pháp 1946 rất tiến bộ, vẫn còn phù hợp với hoàn cảnh Đất nước hiện nay và đều có lời khuyên nên tiếp nhận tinh thần tiến bộ ấy.

Mùa hè đỏ lửa: Người ta cố tình làm dân đau đớn?

Hà Văn Thịnh

Công việc cuối năm học ngập đầu – chỉ riêng việc đọc, sửa, phản biện, chấm khóa luận tốt nghiệp, mấy tuần liền, mỗi ngày đã mất đến 10 giờ đồng hồ, chưa kể chuyện ra đề, làm đáp án, chấm thi… Thế nhưng, chịu đựng đến mức tột cùng, bức bối đến phát khóc (và có thể là sắp bị điên), khiến tôi không thể đặng đừng, phải cắn răng lại mà viết bài này. Trước hết, xin các quan chức lượng thứ vì có thể tôi suy luận sai (có thể thôi, cũng là cách nói để đỡ “đạn” – bởi sáng nay đến trụ sở Vinaphone Huế, đường Hai Bà Trung, mua card khuyến mại, thấy một vị AN đang đọc cả danh sách dài dằng dặc cho nhân viên bưu điện cắt điện thoại, chẳng biết vì lý do gì nhưng ông ta đọc ông ổng cho cả làng nghe, như cách để làm le, để dọa nạt).

Dường như các bậc cha mẹ dân đang cố tình làm cho dân đau – hoặc giả, sự suy đồi của nhận thức, sự thiển cận của cách nhìn đã đến mức vô phương cứu chữa nên những sự kiện bức bối, gây phẫn uất cho hàng triệu người dân cứ thi nhau dồn đến, ngày một chất chồng và đau đớn hơn?

Vụ người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh: Phát hiện từ năm 2009, năm 2012 mới... kiểm tra

Lê Anh (bài và ảnh)

Lo rằng nước đã đến chân!

Thêm một bài báo của SGTT  báo động về tình hình người Trung Quốc nuôi cá ở vùng biển trọng yếu Cam Ranh!

Bài báo viết: “các thương lái Trung Quốc chỗ nào cũng đi, thành phần nào họ cũng tiếp xúc. Họ đi lại rồi có kết hợp làm chuyện gì hay không mình chưa dám nói, nhưng nếu trong đó có những đối tượng có ý đồ xấu lợi dụng những việc này để hoạt động việc khác thì chúng ta tính thế nào đây?”

Cùng với việc người Trung Quốc thuê đất ở khắp nơi, việc đưa người khai thác bô-xít không được kiểm soát, việc “nuôi cá, thả cá ” vào những nơi trọng yếu khiến cho mối lo Trung Quốc đã “rải quân” khắp chiến trường Việt Nam thành câu hỏi cần được xem xét nghiêm túc.

Có ý kiến quy trách nhiệm cho các bộ máy chính quyền địa phương, điều đó đúng một phần, và khi vụ việc đã được phát hiện như thế này thì Chính phủ cần chỉ đạo và phối hợp với địa phương để giải quyết dứt điểm, không thể trần trừ.

Nhưng để xảy ra sự mất cảnh giác, ngây thơ, hám lợi, vô trách nhiệm xảy ra ở khắp nơi như vậy thử hỏi những cấp lãnh đạo cao nhất có trách nhiệm gì không? Nếu toàn đảng, toàn dân, toàn quân được “quán triệt” và có ý thức cảnh giác cao về nguy cơ xâm lược cụ thể từ Trung Quốc thì những việc có hại cho an ninh như thế này chắc khó xảy ra. Tiếc thay  những “16 chữ vàng và quan hệ 4 tốt” đã giáo dục điều ngược lại!

Trong quan hệ tranh chấp thì nước càng nhỏ yếu càng phải lo xa, lo trước, ngược lại ta đã lo quá muộn, bây giờ phải coi là “nước đã đến chân”! Bảo vệ Tổ quốc phải từ những việc cụ thể như thế này, hơn là những hoạt động phô trương hình thức!

Hà Sĩ Phu

Khốn nạn thân các anh, đéo mẹ cha chúng nó.

Phương Bích

Hôm 1/6, trong lúc chờ đợi bà Lê Hiền Đức ở trước cửa Sở Thông tin và Truyền thông (Sở 4T), tôi bỗng nhớ đến một câu trong bài tế viên quan Pháp, người bị giết trong khi diệt quân Cờ Đen từ ngày xửa ngày xưa của cụ Nguyễn Khuyến:

- “Khốn nạn thân ông, đéo mẹ cha nó”

Xin lỗi bà con, là tôi muốn mượn cụ một tý, để nói rằng thì là:

- Khốn nạn thân các anh, đéo mẹ cha chúng nó.

Không thể kéo dài thất thoát

clip_image001

 

Vinalines mua hàng chục con tàu cũ với số tiền hàng ngàn tỉ đồng, thế nhưng hiện nhiều tàu đang phải “nằm bờ”. Trong ảnh: tàu Sông Gianh đang nằm bờ ở huyện Nhà Bè, TP.HCM - Ảnh: ĐÌNH DÂN

 

TT - Trước những vụ việc thua lỗ, thất thoát lớn tại DNNN, TS Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế VN, cho rằng cần xem xét thu gọn chức năng và quy mô DNNN để nền kinh tế linh động, hiệu quả hơn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Thiên nói:

- Thời bao cấp chúng ta chỉ có DNNN nên nó được coi là chủ đạo, không thể thiếu. Nay đổi mới đã gần 30 năm, nhưng tư duy về DNNN vẫn chưa thay đổi mấy. Ta vẫn coi trọng quá mức DNNN, giao nhiệm vụ và chức năng quá mức trong khi năng lực cạnh tranh, quản lý không phát triển kịp. Vì vậy, những vụ kiểu như Vinashin, Vinalines, từng được dự báo, đang xảy ra trên thực tế, với tần số và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Giờ đây đã đến lúc phải sửa từ gốc: xác lập lại chức năng của DNNN, thu hẹp phạm vi hoạt động, từ đó xây dựng cơ chế và hệ thống quản trị phù hợp.

Chuyện người và chuột

Alan Phan

clip_image001Một bạn BCA từ Pháp gởi một bài báo về chuyện chính phủ Đan Mạch ngừng 3 dự án viện trợ ODA cho Việt Nam vì nghi ngờ tham nhũng và lãng phí. Đây là chuyện bình thường nếu bạn sống ở Việt Nam một thời gian, thuộc loại tin ít người để ý. Tin một cô người mẫu gì đó bán dâm chắc chắn được theo dõi gấp trăm lần. Vả lại các dự án này thuộc loại tép riu nếu so với các xì căng đan khác như Vinashin, Vinalines, Vina…bananas… Các cách tham nhũng như thổi giá máy móc, dụng cụ, hợp đồng thuê ngoài, nhân viên ma, kế toán bịp bợm, gởi con đi du học bằng tiền viện trợ… thì quả là cũ như trái đất, ai mà chẳng biết.

Tuy nhiên, kỳ này, công ty kiểm toán KPMG hạch toán lại tất cả nhũng lạm rất chi tiết, bài bản và cho thấy tổng số tiền… cuốn theo chiều gió lên đến 23% (lặp lại: hai mươi ba phần trăm).

Bắc Kinh tránh né Đối thoại Shangri-La

(Việc Trung Quốc không tham dự một hội nghị thượng đỉnh quốc phòng trong khu vực chỉ tạo một khe hở có lợi cho Mỹ)

John Lee

Trần Ngọc Cư dịch

Tin quan trọng nhất phát đi từ Đối thoại Shangri-La – một hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước châu Á hằng năm tại nơi đây – vào cuối tuần này là lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, rằng Washington sẽ chuyển dịch lực lượng hải quân Mỹ để tạo sự quân bình theo tỉ lệ 60% và 40% giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Nhưng để hiểu lý do tại sao điều này đã gây tác động lên các thành viên tham dự, người ta cần phải xét đến một thông tin liên quan: Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc (TQ) dứt khoát không tham dự hội nghị.

Thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ muốn gửi một thông điệp đến Trung Quốc

Đức Tâm

clip_image001  

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói chuyện với các thành viên thủy thủ đoàn, khi đi thăm tàu Richard E. Byrd tại vịnh Cam Ranh, 03/06/2012. REUTERS/Jim Watson/Pool

 

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã khai thác chuyến công du Việt Nam để đưa ra một thông điệp rõ ràng là Washington có ý định hỗ trợ các đồng minh trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương phát triển và bảo vệ quyền tự do thông thương hàng hải ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc khẳng định một cách quyết đoán là có chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng biển này.

Tới thăm cảng Cam Ranh, ngày hôm qua 03/06/2012 và nói chuyện với các thủy thủ và nhà báo trên tàu vận tải USNS Richard E.Byrd đang thả neo tại đây, ông Panetta nhấn mạnh, chiến lược mới mà Washington triển khai bao gồm một số yếu tố chính sẽ được thử nghiệm tại vùng châu Á -Thái Bình Dương. Theo hướng này, việc các tàu của Mỹ có thể tiếp cận quân cảng Cam Ranh là một yếu tố chủ chốt trong mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Panetta còn tuyên bố: Căn cứ này “sẽ đặc biệt quan trọng để có thể làm việc với các đối tác như Việt Nam, để có thể sử dụng các cảng như cảng này, vào lúc chúng ta đang tái triển khai các tàu chiến ở các cảng phía tây, trong vùng Thái Bình Dương”.

Mỹ kêu gọi Bắc Kinh thả hết những người bị giam vì tham gia phong trào 1989

Thanh Hà

clip_image001  

Tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn cách đây 23 năm: mô phỏng lại cảnh các sinh viên bị bắn giết, New York, 03/06/2012. REUTERS/ Andrew Kelly

 

Liên quan đến sự kiện Thiên An Môn, Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho tất cả tù nhân tham gia phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh cách nay 23 năm. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án Mỹ “can thiệp vào nội bộ của Trung Quốc”.

Ngày 03/06/2012 phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mark Toner tuyên bố Washington kêu gọi Bắc Kinh nâng cao các biện pháp nhằm bảo vệ nhân quyền cho các công dân Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ cùng với cộng đồng quốc tế “tưởng niệm những nạn nhân vô tội” thiệt mạng trong phong trào dân chủ năm 1989. Bộ Ngoại giao Mỹ “khuyến khích chính quyền Trung Quốc trả tự do cho tất cả những người đã tham gia phong trào dân chủ nói trên, công bố đầy đủ thông tin về số nạn nhân bị thiệt mạng, về những thành phần còn bị giam giữ hoặc bị mất tích, đồng thời chấm dứt các hành vi sách nhiễu đối với gia đình những người từng tham gia” phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh.

Nước Pháp vinh danh nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận

Trọng Nghĩa

clip_image002  

Giáo sư vật lý thiên văn học Trịnh Xuân Thuận (DR)

 

Ngày 06/06/2012, tại Paris, Học viện Pháp Quốc Institut de France tổ chức lễ trao các giải thưởng lớn thường niên của mình, trong các lãnh vực y tế, khoa học, văn hóa, khảo cổ… Đặc biệt năm nay, một trong những giải này mang tên Prix mondial Cino del Duca – Giải thưởng Thế giới của Fondation Simone et Cino del Duca – lần đầu tiên được trao tặng cho một người Việt: Giáo sư vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận – Đại học Virginia Hoa Kỳ. Điểm độc đáo là Giáo sư Thuận được vinh danh trong hai tư cách nhà khoa học và nhà văn.

Trong bản thông báo của mình, Institut de France nói rõ là mục tiêu của Giải Thế giới Cino del Duca – trị giá 300.000 euro – là nhằm khen thưởng “một tác giả Pháp hoặc ngoại quốc mà công trình, dù thuộc lãnh vực văn học hay khoa học, hàm chứa một thông điệp của tinh thần nhân văn hiện đại”.

TUYÊN BỐ VỀ VIỆC CƯỠNG CHẾ GIẢI TỎA ĐẤT ĐAI VĂN GIANG BẰNG VŨ LỰC

Nếu đồng ý với Tuyên bố này, xin gửi e-mail về địa chỉ:
BauxiteVN_Petition@yahoo.com 

Trong thư, xin cho biết họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp. Khi công bố, Bauxite Việt Nam chỉ ghi tỉnh (đối với người trong nước) hay nước (đối với người ở hải ngoại).

Bauxite Việt Nam

Thư gửi Ngài Jerril Galban Santos, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Philippines tại Việt Nam

Bản tiếng Việt:

Kính gửi Ngài Jerril Galban Santos,
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Philippines tại Việt Nam,
27B Trần Hưng Đạo, Hà Nội


Kính thưa Ngài Jerril Galban Santos,

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho bản thân và cho ý kiến của nhiều công dân Việt Nam khác, theo dõi với mối quan tâm chặt chẽ các sự kiện đang xảy ra tại Panatag Shoal (Scarborough Shoal) trên Biển Tây Philippines (theo cách gọi của Philippines)/Biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam), và bày tỏ ý kiến của mình như sau:

Người Trung Quốc nuôi cá ở Vũng Rô

Đức Huy

Vừa mới nghe tin người Trung Quốc nuôi cá ở Cam Ranh, bây giờ lại được biết người Trung Quốc còn nuôi cá ở Vũng Rô và cả Côn Đảo. Sực nhớ một chuyện “nuôi cá” khác: người ta cho Trung Quốc và Đài Loan thuê đến 50 năm những vùng rừng núi hiểm yếu, tổng diện tích còn lớn hơn tỉnh Tây Ninh! Đáng chú ý là tất cả đều không do một cơ quan chức năng nào phát hiện. Hay là người Trung Quốc “nuôi cá” ngay ở cả các cơ quan chức năng? Biết đâu đấy!

Bauxite Việt Nam

Đâu là “ngành chức năng”?

Trần Đăng

Một vịnh biển “nhạy cảm” về chiến lược quân sự như vịnh Cam Ranh nhưng suốt 10 năm qua, người Trung Quốc đã đặt chân đến và cắm rễ luôn ở đó, họ đã thuộc đến từng thước vuông mặt biển trong vịnh này nhưng các cấp chính quyền địa phương mà trực tiếp là TP.Cam Ranh vẫn “không biết” hoặc có biết nhưng vẫn để tồn tại.

Một mỏ thiếc không giấy phép khai thác nhưng đã tồn tại giữa lòng TP.Đà Lạt cũng ngót 7 năm nay, những hệ lụy mà nó mang lại cho người dân quanh vùng thì thật ghê gớm nhưng chính quyền TP cũng không có động thái dứt khoát. Đến khi dư luận lên tiếng phản đối thì không phải “thiếc tặc” lúng lúng mà là... chính quyền, vì không biết ai sẽ là người đứng ra giải quyết vụ việc.

Vì sao Mỹ 'chuyển hướng' sang châu Á?

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói nước này đang có kế hoạch điều chuyển phần lớn các chiến hạm của mình tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2020.

clip_image001

Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta khẳng định điều chuyển cán cân hạm đội Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương

Bà Lê Hiền Đức nói về sự cố ở Hà Nội

Bà Lê Hiền Đức, người bị chính quyền Hà Nội cáo buộc đã 'đập phá' và 'tự gây thương tích', nói Truyền hình Hà Nội và Sở Thông tin Truyền thông thành phố đã 'nói láo'.

clip_image001

Bà Lê Hiền Đức nói bà bị chảy máu rất lâu trước khi được cấp cứu

Miến Điện: các viện thăm dò dư luận hoạt động trở lại

Tú Anh

clip_image001  

Nhà đối lập Aung San Suu Kyi trở lại chính trường, là một trong các dấu hiệu thay đổi chính trị quan trọng tại Miến Điện. REUTERS/Sukree Sukplang

 

Thêm một dấu hiệu của thời cởi mở: thăm dò ý kiến đã tái xuất hiện tại Miến Điện và người dân hăng hái phát biểu. Tuy nhiên sau 50 năm chế độ độc tài quân sự, công việc của người làm công tác đặt câu hỏi không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì vẫn còn những chướng ngại ngoài dự tính. Dù vậy, nỗ lực này sẽ giúp chính quyền biết rõ hơn nguyện vọng dân chúng và «củng cố dân chủ» theo nghĩa thật.

Theo AFP ngày hôm nay 03/06/2012, những cơ quan thăm dò ý kiến như Myanmar Affairs hay EcoDev bắt đầu tiếp xúc trực tiếp với người dân Miến Điện. Giám đốc Win Myo Thu của Myanmar Affairs cho biết là, không có đề tài nào là nhạy cảm: từ những oan khiên trưng thu đất đai, dịch vụ y tế cho đến hiệu quả của chính sách chống tham nhũng do Tổng thống Thein Sein ban hành.

Thoạt đầu thì viện thăm dò này đặt câu hỏi qua điện thoại. Khi thấy dân chúng tỏ ý lo sợ bị «gài bẫy» và không dám trả lời thật lòng, nhân viên của viện đã tiếp xúc thẳng với dân chúng và nhờ đó đã giảm bớt được tỷ lệ sai lầm.

Công an Trung Quốc đàn áp cuộc biểu tình tưởng niệm Thiên An Môn

Thụy My

clip_image001  

Thanh niên Hồng Kông tập hợp tưởng niệm phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989, với bức ảnh khổ lớn mô phỏng lại cuộc đấu tranh của sinh viên. Hồng Kông, ngày 03/06/2012. REUTERS/Tyrone Siu

 

Hãng tin Pháp AFP dẫn nguồn tin từ các nhà đấu tranh cho nhân quyền cho biết, hôm nay 03/06/2012 công an Trung Quốc đã đàn áp thô bạo và bắt giam những người biểu tình nhằm tưởng niệm 23 năm vụ thảm sát Thiên An Môn.

Vợ của một nhà đấu tranh, từ Phúc Châu, thủ phủ tỉnh Phúc Kiến, cho AFP biết qua điện thoại: «Sáng nay khoảng hai chục người đã bị công an bắt và đánh đập tại quảng trường 1/5. Công an nói sẽ đánh họ cho đến chết, và bắt đem đi khoảng tám người, trong đó có chồng tôi. Tôi sợ rằng chồng tôi bị đánh đập thô bạo».

Công an Phúc Châu, khi được hãng tin Pháp liên lạc, đã bác bỏ thông tin kể trên và nói rằng không có ai bị bắt giữ.

Còn tại Bắc Kinh, hôm qua công an đã bắt ít nhất ba mươi người từ tỉnh Chiết Giang đến tại một nhà ga xe lửa ở Bắc Kinh, và buộc họ phải lên xe buýt quay về nguyên quán là thành phố Vô Tích.

Một nhà sư Tây Tạng chết trong tù vì bị công an Trung Quốc tra tấn

Thụy My

clip_image001  

Biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul phản đối chính sách của Bắc Kinh tại Tây Tạng, ngày 01/02/2012. REUTERS/Kim Hong-Ji

 

Bản tin của AsiaNews từ Lhassa hôm qua 02/06/2012, dẫn nguồn tin từ tổ chức Free Tibet cho biết, một nhà sư Tây Tạng đã chết trong tù tại miền đông, sau nhiều tháng bị công an Trung Quốc tra tấn. Chính quyền từ chối trao trả xác của nhà sư này cho gia đình.

Nhà sư Tsering Gyaltsen, 40 tuổi, thuộc tu viện Drango ở châu tự trị Cam Tư, đã bị công an bắt ngày 9/2 trong một cuộc biểu tình chống sự chiếm đóng của Trung Quốc. Trước đó nhà sư Tsering cũng đã tham gia cuộc biểu tình quy mô nhất do các tu sĩ ở Drango tổ chức ngày 23/1, bị công an dùng bạo lực để giải tán làm cho hai người chết, 34 người bị thương và trên 100 người bị bắt.

Cuối tháng Năm vừa rồi, một sĩ quan công an đã đến tu viện để báo tin về cái chết của nhà sư Tsering Gyaltsen. Tuy nhiên công an từ chối giao trả xác, có lẽ do sợ phát hiện các dấu vết tra tấn. Hôm 1/6 gia đình nhà sư đã tổ chức tang lễ tượng trưng với cộng đồng Drango.

Từ chuyện xây dựng tiêu chí “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” nghĩ về một nền văn hóa bị cưỡng bức

Lê Anh Hùng

Thật sai lầm khi lại mường tượng rằng quá trình tiến hoá biểu thị một xu hướng liên tục nhằm tới sự hoàn hảo. Quá trình đó chắc chắn là liên quan đến sự thay hình đổi dạng liên tục của sinh vật nhằm thích ứng với điều kiện mới, song tuỳ thuộc vào bản chất của những điều kiện như thế mà chiều hướng của những đổi thay này sẽ đi lên hay đi xuống.

T. H. Huxley, The Struggle for Existence in Human Society, 1888

Dù đã hơn một năm trôi qua song hẳn không ít người vẫn chưa hết băn khoăn, ngờ vực trước thông tin UBND Tp Hà Nội đề ra mục tiêu xây dựng tiêu chí “người Hà Nội thanh lịch, văn minh” hầu “nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho người dân Thủ đô” [1].

Văn hoá là một khái niệm rộng và có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Ngay từ năm 1952, Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã tập hợp được 164 định nghĩa về văn hoá trong cuốn Culture: A Critical Review of Concepts and Definitions. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hoá (tạm dịch): “Văn hoá cần được coi như một tập hợp bao gồm những đặc trưng về tinh thần, vật chất, tri thức và cảm xúc của một xã hội hay một nhóm xã hội, mà bên cạnh văn học và nghệ thuật, nó còn bao hàm lối sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và niềm tin” [2].

Nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng: “Tôi đang ở giai đoạn tích lũy”

Kim Anh thực hiện

Báo Lao Động Cuối Tuần số ra ngày 1-3/6/2012 có bài “Gặp gỡ cuối tuần” của phóng viên Kim Anh với nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng dưới tiêu đề: “… Chưa đến mức là không làm thơ được nữa…”. Nhà thơ Hoàng Hưng có cho Bauxite Việt Nam biết ông chưa kịp đọc lại thì bài đã được đưa lên, nên có vài chi tiết phóng viên nêu chưa chính xác. Ông nhờ Bauxite Việt Nam công bố bài này sau khi đã chỉnh sửa cho đúng. Bauxite Việt Nam xin gửi tới bạn đọc bài do nhà thơ Hoàng Hưng cung cấp.

Bauxite Việt Nam

Chế độ kiểm duyệt báo chí tại Miến Điện: Ngày tàn được dự báo

Trọng Nghĩa

Phải chăng giới kiểm duyệt báo chí tại Miến Điện sắp phải “về vườn”? Với tình hình tự do báo chí ngày càng được cải thiện ở Miến Điện trong một vài tháng gần đây, câu hỏi trên đây càng lúc càng được đặt ra. Trong những tháng gần đây, chính quyền Miến Điện đã giảm kiểm soát các phương tiện truyền thông, song song với đà cải tổ chính trị.

clip_image001

Quầy bán báo trên đường phố Rangoon (Reuters)

Bắc Kinh phản ứng gay gắt trước khả năng Mỹ tăng cường lực lượng hải quân ở Thái Bình Dương

Trọng Nghĩa

Ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ loan báo tại Singapore về quyết định triển khai 60% hạm đội Hoa Kỳ tại vùng Thái Bình Dương, hôm nay Trung Quốc đã lập tức có phản ứng gay gắt và nêu đích danh vấn đề Biển Đông. Trong một bài xã luận, Tân Hoa xã đã khuyến cáo Mỹ là "Không nên làm Biển Đông dậy sóng".

clip_image001

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (AFP)

Mỹ sẽ chuyển phần lớn lực lượng hải quân qua vùng Thái Bình Dương

Trọng Nghĩa

Từ tỷ lệ đồng đều - một nửa cho Thái Bình Dương và một nửa cho Đại Tây Dương - như hiện nay, trong thời gian từ giờ cho đến năm 2020, 60% hạm đội Mỹ sẽ được bố trí tại vùng Thái Bình Dương. Trên đây là nội dung tuyên bố vào hôm nay, 02/06/2012, của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, trong bài phát biểu tại cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore, diễn đàn an ninh và quốc phòng thường niên của vùng châu Á - Thái Bình Dương.

clip_image001

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore (Reuters)

Thế nào là người hạnh phúc?

Phạm Toàn

Đôi lời gửi bạn Cù Huy Hà Vũ

Định nghĩa về hạnh phúc bao giờ cũng khó.

Tại sao khó? Đó là vì “hạnh phúc” là một phạm trù luôn luôn gắn với những thực tại biến động.

Nhiều khi biến động nhanh tới mức cái phúc sát sạt cái họa, cái an lành sát sạt cái bất an.

Còn gì nhanh hơn cậu Kadhafi, vừa mới hôm nào leo lẻo “nhân dân yêu tôi”, thì dăm bảy bữa sau đã lọ mọ chui vào rồi chui ra từ một ống cống, và rủi thay mới chui ra tới cửa ống cống thì đã thành người thiên cổ.

Hồ sơ Biển Đông nổi bật trong chương trình nghị sự Đối thoại Shangri-La Singapore

Trọng Nghĩa

clip_image001

 

Đối thoại Shangri-La lần thứ 10, 03-05/06/2011, tại Singapore (Ảnh:www.IISS.org)

 

Kể từ hôm nay, 01/06/2012, diễn đàn hiếm hoi về an ninh và quốc phòng khu vực châu Á – Thái Bình Dương - tên chính thức là Đối thoại Shangri-La - khai mạc tại Singapore, tập hợp quan chức quân sự, quốc phòng cao cấp của khoảng 30 nước. Hồ sơ an ninh ở Biển Đông sẽ nổi bật trong chương trình thảo luận, bên cạnh chính sách tái cân bằng lực lượng của Mỹ qua vùng châu Á, một chủ trương không hề được Trung Quốc nhìn với con mắt thiện cảm.

Mở ra trong ba ngày, Đối thoại Shangri-La là một diễn đàn thường niên do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS tại Luân Đôn tổ chức. Tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 11 năm nay có đại diện cấp cao của nhiều quốc gia, trong đó 16 nước cử Bộ trưởng Quốc phòng, như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc, cho đến Thái Lan, Miến Điện, Philippines, Việt Nam…

Trung Quốc 'né tránh' đối thoại an ninh vùng?

Hồng Nga

BBCVietnamese.com, Singapore

Những ai theo dõi diễn đàn an ninh khu vực mang tên Đối thoại Shangri-La (theo tên của khách sạn ở Singapore, nơi tổ chức hội nghị) nhiều năm liên tục chắc không khỏi thắc mắc khi biết tin Trung Quốc đột ngột 'giáng cấp' thành phần tham dự.

clip_image001

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không đến diễn đàn an ninh năm nay, khác lần trước (trong ảnh)

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện 'bị điều tra'

clip_image001  

Chính quyền không hài lòng về blog của ông Nguyễn Xuân Diện

 

Trang blog của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đóng chiều nay 1/6 còn ông vẫn đang bị Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội điều tra.

Theo giấy hẹn, vị tiến sĩ công tác ở Viện Hán Nôm, nhưng được biết nhiều qua blog với chủ đề chính trị - xã hội, đã đến văn phòng Thanh tra Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội lúc 13h30 hôm nay.

Cùng đi với ông Diện có bà Lê Hiền Đức và luật sư Hà Huy Sơn.

Kể lại với BBC tối nay giờ Hà Nội, luật sư Sơn cho hay tại văn phòng có Chánh thanh tra Nguyễn Văn Minh, và cả một số nhân viên an ninh.

Khởi động lò hạt nhân hay không, Thủ tướng Nhật bị dồn vào chân tường

Đức Tâm

«Với tư cách là Thủ tướng, tôi sẽ chịu trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng». Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã tuyên bố như trên trong bối cảnh ông có thể cho phép tái khởi động hai tổ điện hạt nhân và công luận xứ hoa anh đào vẫn chia rẽ về hồ sơ này.

clip_image001

Nhà máy điện hạt nhân Kansai Electric Ohi ở Fukui, Nhật Bản (ảnh chụp tháng Giêng 2012).

Reuters/Issei Kato

Cả nước vì ngư dân!

Tống Văn Công

Ngày 28-5-2012, văn phòng UBND Quảng Ngãi trình lãnh đạo tỉnh chính sách hỗ trợ tàu QNg 66101 TS của chủ tàu Lê Vinh bị Trung Quốc bắt từ tháng 3-2012. Tổng số tiền hỗ trợ là 555 triệu đồng, trong đó 380 triệu từ UBND tỉnh, 175 triệu của Quỹ hỗ trợ ngư dân cho vay với lãi suất 0,65% / tháng. Sau đó, tỉnh sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ tàu QNg 55003TS của chủ tàu Trần Phương bị Trung Quốc bắt ngày 16-5-2012. Đó là những cố gắng rất đáng khích lệ của chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi. Tuy nhiên cố gắng đó không đủ  bù đắp thiệt hại vô cùng to lớn của ngư dân Quảng Ngãi trong tình trạng Trung Quốc tung chiêu mới gia tăng cướp tàu, ngư cụ và hải sản.  Chỉ riêng một xã Bình Châu, đã có hơn chục tàu thuyền bị chúng bắt giữ, đòi tiền chuộc. Hai ngư dân Đỗ Ngọc Thọ, Tiêu Viết Là nhiều lần nộp tiền chuộc, lâm nợ nần, đành phải  bỏ biển! Trước đây, năm 2010, ngư dân Mai Phụng Lưu ở Lý Sơn từng được tỉnh tặng bằng khen “nhiều năm kiên trì bám biển”, vậy mà, sau bốn lần bị Trung Quốc cướp tàu, cũng đành rơi nước mắt bỏ biển!

Lỗi hệ thống

Nam Nguyên, Phóng viên RFA

Vụ sụp đổ Vinashin rồi bê bối thua lỗ ở Vinalines cùng nhiều tập đoàn tổng công ty nhà nước đã phơi bầy sự hư hỏng lớn, kèm theo mối quan ngại sâu xa cho khu vực xương sống nền kinh tế.

clip_image001

Một trong những con tàu của Vinalines. Photo courtesy of vinalines.com

Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam nợ nần chồng chất và làm ăn thua lỗ

Thanh Hà

clip_image001

REUTERS

Ngày 30/05/2012, Bộ Tài chính công bố thống kê về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Theo đó, với mức nợ là 450.000 tỷ đồng và thua lỗ trên 216.000 tỷ, nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả. Bộ Tài chính đề nghị giám sát tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

Thống kê cung cấp thông tin về mức nợ của doanh nghiệp nhà nước cho biết : tính đến tháng 9/2011 các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện còn nợ ngân hàng 415.347 tỷ đồng. Trong số đó, 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước nợ 218.738 tỷ đồng, tương đương với 8,76% tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước. Đứng đầu trong số các tập đoàn vay nợ nhiều nhất gồm có tập đoàn tập đoàn Dầu khí Petro Vietnam (với 72.300 tỷ đồng), tập đoàn Điện lực (với 62.800 tỷ đồng) và tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản TKV (với 20.500 tỷ đồng).

'Việt Nam cần nghiêm túc về nhân quyền'

Thượng nghị sỹ John McCain của Hoa Kỳ lên tiếng thúc giục Việt Nam 'nghiêm túc hơn nữa' trong vấn đề nhân quyền để có thể kết thân thêm với Hoa Kỳ.

clip_image001

Ông McCain nói quan hệ Việt Mỹ có thể gần gũi hơn nếu Hà Nội cải thiện nhân quyền

Câu chuyện của luật sư Trần Quang Thành

Hòa Ái, Phóng viên RFA

Trong hơn một tháng qua, dư luận thế giới đặc biệt quan tâm đến số phận của luật sư bất đồng chính kiến khiếm thị Trần Quang Thành ở Sơn Đông, Trung Quốc.

clip_image001

Luật sư khiếm thị Trần Quang Thành cùng vợ đến New York hôm 19/5/2012. AFP photo

Thêm một phụ nữ Tây Tạng tự thiêu ở Tứ Xuyên

Trọng Thành

Theo AFP, ngày hôm qua 30/05/2012, một phụ nữ Tây Tạng đã chết sau khi tự thiêu tại tỉnh Tứ Xuyên. Theo Free Tibet, một tổ chức đấu tranh cho tự do của người Tây Tạng, nạn nhân trạc 35 tuổi, có 3 con, đã biến mình thành đuốc sống trước cửa một tu viện Phật giáo thuộc vùng tự trị A Bá, nằm ở phía tây tỉnh Tứ Xuyên. Chính quyền địa phương từ chối trả lời AFP về vấn đề này.

clip_image001

Một tu sĩ Tây Tạng tại tỉnh Tứ Xuyên. Ảnh chụp ngày 22/02/2012. Reuters/Carlos Barria

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn