Gia đình 17 thanh niên công giáo bị bắt về Hà Nội đòi tự do cho con em

Tú Anh

Sau một năm khiếu kiện không hiệu quả, 30 thân nhân của 17 thanh niên sinh viên công giáo từ Vinh kéo lên Hà Nội phản đối. Họ đi tuần hành và tập họp trước Văn phòng Chính phủ, đối diện với công viên Mai Xuân Thưởng vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày 27/08/2012.

clip_image001

Tuần hành đòi công lý tại Hà Nội ngày 27/08/2012. DR

Đoàn biểu tình đòi tự do cho con em đã bị công an đàn áp và «khiêng» lên xe chở đến Văn phòng Quốc hội. Tại đây những người dân quê mùa lại gặp những nhiêu khê khác. Công an bảo vệ Cơ quan đại biểu nhân dân chặn trước cổng và đòi dân phải có giấy giới thiệu.

RFI đặt câu hỏi với một người trong đoàn thân nhân đang chờ trước cổng Văn phòng Quốc hội, ông Chu Văn Nghiêm, thân phụ của sinh viên Chu Mạnh Sơn:

Ông Chu Văn Nghiêm - Hà Nội

27/08/2012

Nghe (03:09)

Đến 5 giờ chiều  ngày 27/082012,  mọi người phải ra về. Văn phòng Quốc hội từ chối nhận đơn kiện với lý do «khó có thể giải quyết đơn kiện tập thể».

T.A.

Nguồn: Viet.rfi.fr

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Thân nhân của 17 thanh niên Công Giáo có mặt ở Hà Nội

Blogger Người Buôn Gió

Thân nhân của 17 thanh niên Công Giáo bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt từ mùa thu năm ngoái đã có mặt tại Hà Nội. Gia đình đi xa nhất là gia đình của tù nhân Trần Minh Nhật từ Lâm Đồng, đa phần số còn lại ở Vinh. Gia đình gần nhất là gia đình Paul Lê Sơn từ Thanh Hóa.

Các gia đình này trên đường ra Hà Nội đã ghé đan viện Châu Sơn xin nghỉ một đêm. Ở đây họ được Đức Tổng Ngô Quang Kiệt tiếp đón ân cần. Hôm sau họ đến giáo xứ Thái Hà tĩnh tâm và giáo xứ Thái Hà đã tổ chức một buổi lễ có thắp nếp cầu nguyện cho bình an, công bằng của những người đang bị giam cầm.

clip_image004

Sáng nay thứ hai 27/8/2012 thân nhân của 17 người bị bắt đã đến Văn phòng Chính phủ tại đường Hùng Vương - Ba Đình - Hà Nội để kêu oan cho con em họ. Tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng không phải chỉ có đoàn giáo dân này, mà còn có những đoàn dân oan khác từ mọi miền đất nước kéo về kêu oan. Họ ăn chực , nằm chờ, màn trời chiếu đất ở vườn hoa này hết ngày này sang ngày khác.

clip_image005

Hỏi thăm công an giao thông đường đến Văn phòng Chính phủ.

clip_image006

Trên đường đi tìm công lý

clip_image007

clip_image008

clip_image009

Lực lượng vũ trang đông đảo nhiều sắc phục khác nhau, kể cả thường phục dân sự của nhà cầm quyền đã cưỡng ép họ lên xe ô tô chở về Văn phòng tiếp dân của Chính phủ tại Ngô Thì Nhậm - Hà Đông – một nơi rất xa trung tâm Hà Nội.

clip_image010

Tại Ngô Thì Nhậm - Hà Đông không một bóng cán bộ, công chức vì họ đang nghỉ ngơi trong phòng điều hoà tránh cái nóng bức, oi ả giữa trưa. Chỉ còn những bà con thân nhân của những người bị bắt mệt mỏi đợi chờ ngoài hành lang nhà tiếp dân.

clip_image011

Biểu tình chống Trung Quốc thì đưa đi trại phục hồi nhân phẩm ở Lộc Hà. Dân oan khiếu nại thì đưa vào tiếp dân trong Hà Đông, khiếu nại nhiều lần quá thành lang thang vô gia cư, gây rối sẽ lại được đưa đi trại Lộc Hà. Người dân Hà Nội quá quen thuộc với những hình ảnh khiếu kiện của người dân, cũng như những cuộc biểu tình lên án quân Trung Quốc xâm lược. Họ cũng quá nhàm với những luận điệu của báo đài về dân oan, dân biểu tình. Cuộc đưa đơn sáng nay của thân nhân 17 thanh niên Công Giáo cũng như muôn vàn cuộc đưa đơn khiếu nại của hằng hà vô số đoàn dân oan trước đó và sẽ còn có nhiều sau này.

Biểu tình, tuần hành, khiếu nại đông người, tập trung kiện cáo, kêu oan… còn dài dài và rải khắp nơi tại Hà Nội từ trụ sở Quốc hội ở Lý Thường Kiệt, Văn phòng Chính phủ ở Hùng Vương - Mai Xuân Thưởng. Bộ TN-MT, EVN, tượng đài Lý Thái Tổ, Mặt trận Tổ quốc ở phố Tràng Thi, Văn phòng tiếp dân Ngô Thì Nhậm... hiếm ngày nào mà không thấy bóng người đi kêu oan, khiếu kiện tại Hà Nội.

Thời mà Thạch Sanh đã ít rồi, Bao Xanh Thiên càng ít. Chỉ có Lý Thông và Bao to to là nhiều. Nên dân oan mới nhiều thêm chả thấy vơi đi.

Cuộc tuần hành đi khiếu nại của thân nhân 17 người bị bắt cũng tương tự như nhiều cuộc tuần hành kêu oan khác nếu nhìn từ bên ngoài. Nhưng bên trong mỗi cuộc tuần hành, khiếu nại có những tính chất khác nhau.

Sở dĩ có cuộc tuần hành này là bởi những người bị bắt đã tròn một năm trời, chưa biết xét xử thế nào. Việc kéo dài lâu quá khiến thân nhân của họ lo lắng là điều tất nhiên. Nếu chúng ta đặt mình có con em là những sinh viên trẻ tuổi còn đang trên ghế nhà trường. Bỗng nhiên bị Bộ Công an bắt đột ngột đáng sợ với một tội to tày trời là âm mưu lật đổ nhà cầm quyền. Rồi bẵng đi một năm in lìm không động tĩnh, chúng ta sẽ hiểu người thân hoang mang đến nhường nào.

Có lẽ những người chủ trương trong vụ án những thanh niên Công Giáo này khi tiến hành, đã đánh giá đây là một chiến công cực kỳ rung động, cực kỳ vinh quang. Họ nghĩ rằng sau thời gian ngắn điều tra sẽ phát hiện ra thêm những tổ chức, đường dây, cương lĩnh, sách lược hay thủ lãnh (gọi nôm na là con cá to) hoặc là kho vũ khí, bom, mìn... thế nhưng sau nhiều ngày tháng điều tra, sự việc không đem lại kết quả như đánh giá ban đầu. Chả lẽ một âm mưu lật đổ chính quyền mà lại không có súng ống, quân lực, đường lối, cương lĩnh. Bất quá chỉ là những khoá học trời ơi, đất hỡi ở đâu đâu, và nếu chỉ lấy đó làm căn cứ để kết tội lật đổ chính quyền e rằng hơi thiếu thuyết phục. Bởi từ học đến thực hành là điều khác nhau rất xa. Chẳng phải ở ngay tại Việt Nam, hàng nghìn sinh viên ra trường chẳng làm đúng chuyên môn mình được dạy là điều bình thường.

Cuộc tuần hành của thân nhân 17 thanh niên Công Giáo bị bắt có lẽ khiến những người chủ trương cái gọi là vụ án '' âm mưu lật đổ chính quyền '' này  có những động thái cân nhắc sớm khi mà sự việc đã được khởi đầu đến hơn 1 năm rồi mà chưa báo hiệu ngày kết thúc.

N.B.G.

Nguồn: nguoibuongio1972.multiply.com

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

'Hoa Kỳ không nên đổi chác nhân quyền tại Việt Nam'

Trà Mi-VOA

clip_image012

Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Trường Luật Đại học Stanford (Hoa Kỳ), Giáo sư Allen Weiner

Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Trường Luật Đại học Stanford kêu gọi Mỹ nên nỗ lực cụ thể hơn nữa ngoài những lời lẽ bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.

Trong bài xã luận đăng trên báo Washington Post ngày 26/8, Giáo sư Allen Weiner của Trường Luật Đại học Stanford trình bày thực trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam với các vụ bắt bớ những nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến và cho rằng Hoa Kỳ không nên phát triển các mối quan hệ thương mại sâu hơn với Việt Nam mà không cùng lúc thúc đẩy Hà Nội phải tôn trọng các cam kết của họ với quốc tế về tôn trọng nhân quyền.

clip_image013

17 nhà hoạt động Công giáo trẻ có liên hệ với Dòng Chúa Cứu Thế bị bắt vì bị tố cáo vi phạm các điều luật như ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và ‘tuyên truyền chống nhà nước’

Giáo sư Weiner đề nghị các giới chức Mỹ nên yêu cầu Việt Nam bắt đầu bằng việc phóng thích 17 nhà hoạt động Công giáo trẻ bị bắt giữ từ năm ngoái và những nhà tranh đấu nhân quyền khác bị giam cầm chỉ vì đã tìm một tiếng nói cho tương lai của đất nước.

Trong cuộc phỏng vấn với đài VOA Giáo sư Weiner nhấn mạnh:

“Tôi là một người am hiểu về luật quốc tế. Tôi nghiên cứu và làm việc về luật quốc tế. Tôi cống hiến cả đời mình tìm hiểu về luật quốc tế. Tôi nhìn vào các trường hợp bị bắt giữ này tại Việt Nam và rõ ràng rằng đây là những vi phạm nhân quyền, vi phạm luật quốc tế. Những người như tôi, giảng dạy và nghiên cứu về luật quốc tế cũng phải có nghĩa vụ tìm cách đánh động sự lưu tâm của các chính phủ và tổ chức quốc tế đối với các trường hợp vi phạm những cam kết với quốc tế như Chính phủ Việt Nam đang làm. Tôi cho rằng các luật lệ mà Việt Nam dựa vào để buộc tội những người thực thi các quyền này như điều 79 hay 88 ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ hay ‘tuyên truyền chống nhà nước’ là các điều luật vô hạn, với câu chữ mơ hồ, không phù hợp với một nhà nước pháp quyền. Những gì mà chính quyền Việt Nam đang làm cho thấy chỉ vì không thích các quan điểm chỉ trích các chính sách của nhà nước, và thay vì giải quyết vấn đề, đáp ứng yêu cầu của người dân đòi được dân chủ hơn, thì nhà nước lại dùng quyền lực để bắt bớ họ. Luật quốc tế không cho phép làm như thế”.

Những gì mà chính quyền Việt Nam đang làm cho thấy chỉ vì không thích các quan điểm chỉ trích các chính sách của nhà nước, và thay vì giải quyết vấn đề thì nhà nước lại dùng quyền lực để bắt bớ họ. Luật quốc tế không cho phép làm như thế...

Giáo sư Allen Weiner.

Giáo sư Weiner nói Hoa Kỳ không nên tưởng thưởng cho chính quyền Hà Nội bằng cách đồng ý để cho Việt Nam vào Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trong khi mà Hà Nội vẫn tiếp tục sử dụng các luật lệ mơ hồ của họ để bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng và  vi phạm nhân quyền của công dân.

Mới đây, Giáo sư Weiner vừa đại diện cho 17 nhà hoạt động trẻ đang bị giam cầm tại Việt Nam gửi thỉnh nguyện thư lên Ủy ban Điều tra về Giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc (UNWGAD) trình bày về việc Hà Nội bắt giữ bất hợp pháp, giam giữ kéo dài các nhà hoạt động này và đề nghị cơ quan của Liên hiệp quốc kêu gọi Việt Nam phải phóng thích họ ngay lập tức.

17 người trẻ này bị bắt từ tháng 7 năm 2011, bị cáo buộc vi phạm các điều luật hình sự về ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’và ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau khi họ tham gia các hoạt động cổ võ cho nhân quyền, công lý, chống lại những sự đàn áp, bất công.

T.M.

Nguồn: voatiengviet.com

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn