Quân tử và quân tử nói lại

Hồn Quê

Lời đầu

Khi tôi còn nhỏ, đến bữa ăn bố tôi vẫn thường xuyên nhắc “ăn một đọi, nói một lời”, và “lời nói đọi máu”, hoặc “chó ba khoanh mới nằm, người ba năm mới nói” (quê tôi gọi bát là đọi). Ông thường xuyên nhắc trong các bữa ăn, nên chúng tôi luôn tạo thành thói quen đến tận bây giờ, tôi hiểu đó là nhắc các con “phải sống như những người quân tử”. Có một lần anh họ ngoại tôi (học ở Nga về), đến bữa ăn anh ăn bát này rồi ăn bát khác, tôi thấy ông nhăn mặt khó chịu như “ấm ức” cả bữa ăn, nhưng vì cháu là khách xa mới về ông không tiện nhắc. Lại có anh bạn tôi vốn là lớp trưởng thời đại học, nay đã “thất thập” thỉnh thoảng anh em vẫn ngồi uống bia với nhau. Anh có đặc tính là luôn uống trong một cốc. Những lần như vậy tôi nói với anh và cả bọn cùng cười. Tôi biết chỉ có anh và tôi hiểu cái cười của nhau vì cái câu “ăn một đọi, nói một lời” đã thấm vào máu anh (anh người xứ Nghệ).

Quân tử

Quân tử theo cụ Phan Bội Châu: “Quân tử, hàm chỉ người tốt. Nguyên đời xưa rất chú trọng luân lý, ra gánh vác việc quốc gia, đúng tư cách một người vi quân; trong gia đình đúng tư cách của người vi tử. Thế là hạng người làm bậc trên cũng tốt mà làm việc dưới cũng tốt. Góp cả hai nghĩa ấy, nên gọi bằng quân tử, mà cũng là một người đúng tư cách làm người”.

Quân tử nói lại

Trong cuộc sống ta cũng thường nghe câu “Quân tử nhất ngôn là quân tử dại, quân tử nói lại là quân tử khôn”. Không cần giải thích thì ai cũng hiểu câu này muốn nói gì rồi. Cái khôn của quân tử nói lại là khôn ranh, “khôn trong cờ bạc”. Mà cái anh khôn ranh chính là “tổ phụ của cái ngu, thân sinh ra cái ác, bạn cùng trang lứa vơi kẻ tiểu nhân”.

Bỏ phiếu tín nhiệm

Trích Tuổi trẻ:

TTO - Theo nội dung đề án “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội”, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch Quốc hội và các chức danh khác do Quốc hội bầu sẽ chịu sự đánh giá tín nhiệm hằng năm.

Theo đó, kết quả bỏ phiếu được công bố công khai; người không đủ số phiếu tín nhiệm quá bán so với tổng số đại biểu Quốc hội hai lần liên tiếp sẽ được xem xét, trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc từ chức. Giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng quy chế quy định cụ thể quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định.

thuvienphapluat.vn.

Tại sao?

Cớ sao lại phải bỏ phiếu tín nhiệm đến hai lần? Giả sử có ai đó trong các chức danh cần bỏ phiếu tín nhiệm “cố tình bám ghế” thì trong khoảng thời gian một năm có ai dám chắc họ không “chạy án” không? Lúc đó ai trong những người bỏ phiếu “bị chạy án” lập tức trở thành “quân tử nói lại”.

Như vậy bỏ phiếu tín nhiệm hai lần ta tạo ra lỗ hổng “voi chui lọt” và biến những người quân tử (nếu có) thành kẻ tiểu nhân cho cả những người bỏ phiếu và người bị bỏ phiếu tín nhiêm.

Vậy nên, nếu bỏ phiếu tín nhiệm thì chỉ cần một lần là đủ.

H. Q.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn