Hàng trăm người dân tập trung khiếu nại dự án Ecopark

Gia Minh, biên tập viên RFA

Nhiều người dân tại ba xã bị thu hồi đất để làm dự án Ecopark tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, hôm nay tiếp tục đến cửa công để khiếu nại về kế hoạch đó.

clip_image001

Hàng trăm người dân thuộc ba xã thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, hôm nay 15 tháng 3 tập trung về trụ sở tiếp dân của Huyện Văn Giang khiếu nại dự án Ecopark. RFA screen capture/Blog xuongduong/congbangphapluat

Tuy nhiên phía chính quyền vẫn cho rằng triển khai dự án là cần thiết và đúng luật.

Quá trình thực hiện dự án không hợp lý

Mấy trăm người dân thuộc ba xã Xuân Quang, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, hôm nay 15 tháng 3 tập trung về trụ sở tiếp dân của Thanh tra Huyện Văn Giang từ lúc 9 giờ sáng. Mục đích khiếu nại với chính quyền đối với những điểm mà họ cho là không theo đúng luật pháp trong dự án Ecopark triển khai trên đất đai của họ.

Một người dân trong đoàn cho biết cơ quan chức năng huyện cử một người được với tên là Mười ra làm việc với người dân mà thôi; ngay cả họ của người này dân chúng cũng không nắm rõ:

Anh Mười là người bên UBND cử sang để tiếp dân thôi, không biết họ là gì.

Lý do của những người dân phải tiếp tục đến tại cơ quan chức năng của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong sáng ngày 15 tháng 3 cũng được người dân này cho biết:

Chúng tôi không chấp nhận những văn bản đó: một là tỉnh không được thu hồi 500 héc ta đất; thứ hai nữa Thủ tướng cũng không được ký thu hồi 500 héc ta đất mà phải thông qua Quốc hội. Thế mà Thủ tướng ký nên chúng tôi thấy chưa hợp lý.

Một người dân trong đoàn

Người ta chưa đồng tình với dự án. Quá trình thực hiện dự án chưa đúng; không đúng từ văn bản của chính phủ cũng như của tỉnh đưa về. Chúng tôi không chấp nhận những văn bản đó: một là tỉnh không được thu hồi 500 héc ta đất; thứ hai nữa Thủ tướng cũng không được ký thu hồi 500 héc ta đất mà phải thông qua Quốc hội. Thế mà Thủ tướng ký nên chúng tôi thấy chưa hợp lý.

Hiện họ mới xây dựng phân khu một Bắc Hưng Hải mấy chục héc ta, còn nằm im chưa làm gì.

Vấn đề được chúng tôi nêu ra với ông Bùi Huy Thành, Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên vào chiều ngày 15 tháng 3 và được ông này trả lời như sau:

clip_image002

Trụ sở tiếp dân của Thanh tra Huyện Văn Giang . RFA screen capture/congbangphapluat

Chỉ còn một số hộ thôi, chứ cơ bản người ta đồng thuận cao rồi. Chỉ còn một số hộ chưa nhất trí nên tỉnh đang tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục cho nhân dân hiểu lợi ích việc thực hiện quyết định của Thủ tướng chính phủ. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà không làm qui mô thì làm sao có đô thị đẹp được, phải làm lớn mới bài bản mới đẹp được chứ. Nếu mà cứ làm lắt nhắt thì làm sao có kết nối đồng bộ hạ tầng đẹp được.

Về việc chăm lo cuộc sống của người dân thì chưa có dự án nào được hỗ trợ để tạo điều kiện bảo đảm cuộc sống tốt như dự án này. Bởi vì ngoài chế độ, chính sách bồi thường theo qui định của Nhà nước ra, công ty này coi như còn hỗ trợ đảm bảo đời sống. Tức 40% diện tích thu hồi đó, người ta đảm bảo bằng giá trị sản xuất nông nghiệp, lo cho từ 5, 7 đến 10 năm...

Về việc chăm lo cuộc sống của người dân thì chưa có dự án nào được hỗ trợ để tạo điều kiện bảo đảm cuộc sống tốt như dự án này. Bởi vì ngoài chế độ, chính sách bồi thường theo qui định của Nhà nước ra, công ty này coi như còn hỗ trợ đảm bảo đời sống.

Chánh văn phòng/UBND Hưng Yên

Thứ hai nữa chính quyền địa phương cấp cho diện tích đất liền kề khu đô thị đó để làm dịch vụ...

Dùng thủ thuật để cưỡng chế đất?

Tuy nhiên theo một người dân bị cưỡng chế thu hồi đất thì chính quyền địa phương đã dùng thủ thuật nhằm có thể triển khai kế hoạch của họ:

Vừa rồi người ta ‘đánh tỉa’. Đợt trước cưỡng chế đường của cả ba xã, bây giờ người ta làm từng xã một chứ không làm đồng loạt nữa. Theo cách hiểu của chúng tôi cả bó đũa bẻ khó, còn bẻ dần dần thì bẻ được.

Ông Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên lập luận về việc triển khai dự án theo luật Đất đai của Việt Nam năm 1993 chứ không phải theo luật sửa đổi năm 2003.

clip_image003

Hàng trăm người dân tập trung trước trụ sở tiếp dân của Thanh tra Huyện Văn Giang từ lúc 9 giờ sáng hôm 15 tháng 3. 2012. RFA screen capture/congbangphapluat

Cái này áp dụng theo luật năm 1993, chứ không theo luật năm 2003. Nếu theo luật mới thì từ 500 héc ta phải báo cáo xin ý kiến thông qua Quốc hội, và sử dụng 200 héc ta đất lúa phải thông qua ý kiến Thủ tướng chính phủ. Nhưng dự án này theo luật cũ.

Vừa rồi người ta ‘đánh tỉa’. Đợt trước cưỡng chế đường của cả ba xã, bây giờ người ta làm từng xã một chứ không làm đồng loạt nữa. Theo cách hiểu của chúng tôi cả bó đũa bẻ khó, còn bẻ dần dần thì bẻ được.

Một người dân

Trước giải thích đó thì người dân có ý kiến:

Tất nhiên người ta bao giờ cũng nói tốt về người ta. Dự án khu trung tâm dịch vụ thương mại này là của tư nhân; mà của tư nhân thì phải thỏa thuận với dân. Đây không phải dự án quốc gia mới theo luật Nhà nước. Dự án tư nhân mà không họp dân, chỉ có văn bản này kia, giá này giá kia. Dân có sổ đỏ mà không được hưởng quyền gì cả.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên qua lời của ông Chánh văn phòng Bùi Huy Thành, cho rằng dự án Ecopark là một dự án mà chủ đầu tư có những bồi thường tốt nhất cho người dân khi lấy đất của họ, đồng thời cũng có kế hoạch bảo đảm cuộc sống cho họ thông qua biện pháp cấp đất để họ kinh doanh làm ăn phục vụ cho khu đô thị sinh thái Ecopark.

Người dân cũng không thuận với lối giải thích như thế:

Hiện nay dịch vụ giao đất liền kề như ở xã Xuân Quang là lấy đất nơi khác cho dịch vụ liền kề chứ không phải trong khu đô thị. Hiện nay người dân đang phản đối, và mất hai lần đất. Vấn đề dịch vụ liền kề cũng chưa có văn bản, giấy tờ gì. Nhân dân đòi hỏi phải có giấy tờ thì Chủ tịch xã nói ‘chúng tôi chỉ đọc cho nghe, chứ không đưa quyết định’.

Tất nhiên người ta bao giờ cũng nói tốt về người ta. Dự án khu trung tâm dịch vụ thương mại này là của tư nhân; mà của tư nhân thì phải thỏa thuận với dân. Đây không phải dự án quốc gia mới theo luật Nhà nước. Dự án tư nhân mà không họp dân, chỉ có văn bản này kia, giá này giá kia.

Ngay trong cuộc gặp giữa người đại diện của đơn vị tiếp dân Thanh tra huyện Văn Giang, cũng không rõ ràng như trình bày của người dân tham dự như sau:

Người ta cứ trả lời theo lệnh trên, theo chỉ đạo cấp trên. Bà con chỉ biết trình bày lấy đất quá lớn ảnh hưởng đến cuộc sống không còn đất để sản xuất. Giải quyết là từ phía họ, chứ dân biết làm gì được.

Qua trả lời của ông Chánh văn phòng Bùi Huy Thành của UBND tỉnh Hưng Yên và thực tế trên trang mạng Ecopark thì điều mà người dân cho rằng chính quyền đang dùng thủ thuật bẻ từng chiếc đũa là khá thuyết phục.

Dự án khu đô thị sinh thái Ecopark ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên không phải là một trường hợp riêng lẻ tại Việt Nam hiện nay. Một dự án khác cũng gây ra nhiều bức xúc cho người dân dẫn đến tình trạng tù tội, bỏ đi lánh nạn nơi khác… đó là dự án khu đô thị sinh thái Hòa Xuân ở Cồn Dầu, Đà Nẵng.

G. M.

Nguồn: rfa.org

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn