KIẾN NGHỊ TRẢ TỰ DO CHO CÔNG DÂN CÙ HUY HÀ VŨ

KIẾN NGHỊ TRẢ TỰ DO CHO CÔNG DÂN CÙ HUY HÀ VŨ
Kính gửi:
- Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Ông Chánh án Tòa án Tối cao
- Ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Đồng kính gửi:
- Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
- Ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Ngày 4/4/2011 vừa qua, phiên tòa sơ thẩm Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã xét xử công dân Cù Huy Hà Vũ tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” và kết án ông bảy năm tù giam cộng với ba năm quản chế. Phiên tòa đã gây ra một làn sóng phê phán và phản đối mạnh mẽ trong nước và trên thế giới, vì cách thức điều hành của Thẩm phán đã vi phạm luật tố tụng hình sự, không đảm bảo quyền được bào chữa của bị cáo, không có tranh tụng trước khi nghị án; vì cách thức các lực lượng an ninh ngăn cấm thô bạo người dân tham dự hoặc theo dõi phiên tòa, vô hình trung xóa bỏ tính công khai của phiên tòa như đã được Chủ tọa phiên tòa tuyên bố; và cuối cùng, vì bản án quá nặng nề được tuyên một cách vội vã khiến dư luận nghĩ rằng nó đã được quyết định từ trước khi xét xử.
Phiên tòa xử công dân Cù Huy Hà Vũ là khâu cuối cùng của một vụ án khởi sự từ tháng 11 năm 2010, mà quá trình tiến hành cũng vi phạm luật tố tụng hình sự ngay từ đầu, với việc bắt giữ ông Vũ trái luật định và công bố những tội danh ngụy tạo mang tính làm nhục đương sự, đã gây ra ngay lúc đó những phản ứng không đồng tình của công luận.
Tiếp đó, việc truy tố công dân Cù Huy Hà Vũ về tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” căn cứ vào những phát biểu và bài viết công khai thể hiện quan điểm chính trị của ông trên nhiều cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế, trong đó có không ít luận điểm được sự đồng tình của nhiều người thuộc mọi tầng lớp xã hội, kể cả các tướng lĩnh lão thành cách mạng, đã tạo nên sự quan ngại sâu sắc cho những người bảo vệ quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam thừa nhận.
Không thể không tính đến thực tế là những ý kiến của ông Cù Huy Hà Vũ dù đúng hay chưa đúng, đều thể hiện thiện chí của một công dân muốn góp phần xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, phát triển, bảo vệ được độc lập và chủ quyền, là những ý kiến nên được xem xét, thảo luận hơn là dập tắt hay trừng trị.
Bởi những lẽ đó, trong thời gian ông Cù Huy Hà Vũ bị giam cứu, từ trong, ngoài nước đã có những tiếng nói cất lên thỉnh nguyện Nhà nước Việt Nam đình chỉ điều tra, trả tự do cho ông. Nếu thỉnh nguyện trên được chấp nhận, uy tín của Nhà nước chắc chắn đã lên cao một mức trong lòng người dân Việt Nam, người Việt hải ngoại và trong con mắt bạn bè quốc tế.
Rất đáng tiếc việc này đã không xảy ra. Thay vì thế, vụ án được sự quan tâm rộng rãi chưa từng có lại đưa đến phiên xử án hết sức vụng về ngày 4 tháng 4 năm 2011 bị dư luận chê trách nặng nề, bôi xấu hình ảnh của một nền tư pháp, của một nhà nước đang xây dựng nền pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Đất nước đang ở trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Kinh tế gặp nhiều thử thách nghiêm trọng, bão giá đang ập vào từng bếp ăn khốn khó của người dân, giáo dục đạo đức suy thoái, bất công và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, độc lập quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa hàng ngày. Tăng cường sự đoàn kết và đảm bảo mối đồng thuận toàn dân là điều kiện tiên quyết để đưa đất nước vượt qua thử thách và tiến lên vững chắc. Đồng thời chúng ta cũng cần có sự kính trọng của bạn bè quốc tế cả hai phía nhà nước và người dân, để họ sẵn sàng hậu thuẫn Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Mà điều ấy chỉ có thể thực hiện khi Nhà nước tỏ thiện chí lắng nghe và đối thoại với những tiếng nói khác biệt, tôn trọng các cam kết với nhân dân và bạn bè quốc tế. Vụ án Cù Huy Hà Vũ không những không phục vụ cho mục tiêu cao cả ấy, mà ngược lại, khiến lòng người bất an, và do đó hết sức bất lợi cho lợi ích lâu dài của dân tộc.
Vì những lẽ trên, chúng tôi ký tên dưới đây, kiến nghị Nhà nước CHXNCN Việt Nam, đặc biệt các vị đứng đầu cơ quan lập pháp, tư pháp và những tổ chức có đầy đủ thẩm quyền giám sát công việc tòa án của đất nước, hãy sớm ban hành quyết định xóa bỏ kết quả của phiên tòa sơ thẩm xử công dân Cù Huy Hà Vũ ngày 4/4/2011, xóa bỏ vụ án Cù Huy Hà Vũ và trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ.
Xin gửi tới các ông lời chào trân trọng.
Ngày 9 tháng 4 năm 2011
Ghi chú:
1. Do thời gian gấp gáp, người đăng ký có khi lại nhiệt tình gửi thư đến nhiều lần, nên bộ phận biên tập kỹ thuật không tránh khỏi sơ suất khiến bảng danh sách công bố ở trên có thể bị trùng lặp hoặc thiếu sót. Nếu quý vị nào phát hiện một tên người được ghi hai, ba lần, ngược lại một người khác đã gửi bản đăng ký đến mà chưa thấy tên trên bảng, xin vui lòng báo ngay cho chúng tôi biết để kịp thời bổ sung chỉnh sửa. Và cũng để bớt đi phần lầm lẫn, mong quý vị khi ghi tên đăng ký cần ghi đủ dấu thanh trong tiếng Việt, mặt khác thống nhất gửi đăng ký của mình đến địa chỉ sau đây, tiện cho việc quy về một mối trong khi lập danh sách: bauxitevn@gmail.com
2. Để bảo đảm giữ được lòng tín của những người đã tình nguyện ký vào bản Kiến nghị và cả của công chúng độc giả, BVN trân trọng yêu cầu các tổ chức, cá nhân, hoặc các chủ trang mạng, trang blog khác, khi công bố những bản kiến nghị khác của mình về TS Cù Huy Hà Vũ, không tùy tiện sao chép lại danh sách 456 người mà chúng tôi đã công bố trong đợt 1 cũng như số người sẽ công bố trong các đợt tiếp theo, nếu quý vị chưa trực tiếp xin phép chính người có tên trong danh sách.

Trở lại chuyện cái chết bất thường của anh Nguyễn Công Nhựt

Có thể nói, gần đây những hiện tượng vi phạm về đạo đức, nguyên tắc nghề nghiệp và cả vi phạm pháp luật trong ngành công an, cảnh sát có mật độ ngày càng dày hơn và mức độ cũng nghiêm trọng hơn; đã có một số trường hợp người dân bị thiệt mạng vì những vi phạm này” (Nguyễn Huy Cường). Cách khái quát của nhà báo, theo chúng tôi, còn quá nương nhẹ đấy. Hiện tượng người dân vô tội chết dưới tay công an đã không còn hiếm hoi nữa trên khắp đất nước, và dây thần kinh của mọi người từ lâu rồi đã trở nên căng thẳng vượt quá sức chịu đựng. Người có nhân phẩm cảm thấy đang sống trong một không khí “bị khủng bố” chứ không bình thường. Nên nhớ dưới thời thực dân Pháp cai trị, theo lời cố GS Đinh Gia Khánh, thanh niên học sinh đi chơi đêm đến hai ba giờ sáng ở giữa Hà Nội vẫn hết sức thoải mái yên tâm vì tính mạng hoàn toàn được bảo đảm và lính cu lít là lực lượng chịu trách nhiệm trước nhà cầm quyền sự yên ổn về mặt tinh thần ấy của người dân. Cực kỳ hiếm hoi mới xảy ra một vụ án mạng, mà khi có một vụ như thế thì là chuyện tày đình, khắp Nam cùng Bắc đều xốn xang, ghê sợ. Đó mới là một xã hội thanh bình, trong đó cái quyền được sống của mọi con người được cơ quan an ninh Nhà nước coi là mục tiêu quan trọng. Bây giờ thì sao? Người bảo vệ tính mạng cho dân lại là nguyên nhân gieo chết chóc kinh hoàng cho dân, thế thì kỷ cương còn đâu nữa? Ai được lợi trong việc này? Người dân lành hẳn có quyền thắc mắc: Có chủ trương từ đâu hay không mà tràn lan như vậy?

Bauxite Việt Nam

Hiện tượng nứt đất ở Di Linh có làm cho các vị cầm quyền tính trước những hiểm họa?

Cần nhớ rằng Di Linh nằm sát với Bảo Lâm, một huyện mới, có Tân Rai là nơi đặt hồ chứa bùn đỏ của dự án khai thác bauxite. Theo ý kiến của TS Lĩnh về hiện tượng nứt đất hàng loạt trên diện rộng trên địa bàn Di Linh, tuy không gây ra động đất nhưng nứt đất loại này tạo năng lượng cực lớn, có thể cắt qua và gây sụp vỡ bất kỳ kết cấu nào dù là tự nhiên hay nhân tạo. Các nhà khoa học thống nhất rằng hiện tượng nứt đất ở Di Linh cho thấy vùng đất núi lửa Tây Nguyên vẫn đang "cựa quậy".

Không biết các chuyên gia TKV đã tính đến phương án dự phòng cho hồ chứa bùn đỏ về một khả năng nứt đất kiểu này chưa? Xin nhắc lại, lời TS Lĩnh: nứt đất như ở Di Linh là có thể gây sụp vỡ BẤT KỲ một kết cấu nào dù là tự nhiên hay nhân tạo.

Nếu không sớm lo tính, dân đen chúng tôi đành khẩn thiết xin TKV chỉ định cho một người hay một nhóm người sẽ đứng ra chịu trách nhiệm (có thể con cháu họ cũng được, vì bây giờ hiện tượng cha thôi chức con thế vào là thường lắm rồi, có xấu hổ gì nữa, thì trường hợp “cha ăn ăn ốc con đổ vỏ” cũng phải coi là hợp lẽ chứ) để chúng tôi còn biết đàng mà lần trong trường hợp có xảy ra chuyện gì đấy, chứ nói mạnh mồm lúc sự cố chưa đến thì ai mà chả nói được. Kẻo khi các vị đã “hạ cánh an toàn rồi” chúng tôi còn biết bấu víu vào đâu?

Bauxite Việt Nam

Lạ lùng: “Tiến sĩ 6 tháng” lên làm... Thứ trường

Bằng giả ư? Ngày xưa dưới thời phong kiến tội này nhẹ nhất cũng khép vào giảo giam hậu (bị thắt cổ nhưng còn giam lại chờ cứu xét sau), vì người được giao chức trách “trị dân” phải có sở học thật căn bản, mà tìm cách chạy bằng giả thì tức là kẻ thiếu học, hay nặng lời hơn một chút thì thường mắng nhau là vô học. Dem cái vô học ra trị dân đương nhiên sẽ làm dân chết ngắc. Ông vua được gọi là anh minh tất thông hiểu đạo lý “dĩ dân vi bản”, nên không thể không nghiêm trị kẻ thiếu/vô học ấy, đã thiếu mà lại còn dám qua mặt nhà vua. Nhưng bây giờ Đảng không trị tội chắc bởi thấy sở học chẳng cần thiết cho công tác đảng, chỉ cần nắm được lập trường quan diểm là đủ. Thế thì ông Ngọc lên chức rõ là do lập trường quan điểm vững chứ đâu phải nhờ có cái bằng dỏm. Thôi thì hãy bỏ qua cho ông để ông về treo bằng lên tường cho vui cửa vui nhà.

Bauxite Việt Nam

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 12

Ngọc Thu dịch

1. Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Trần Nghị và Nguyễn Duy Trinh

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

18-12-1965

Mô tả: Chu Ân Lai và Trần Nghị đưa ra chiến thuật đàm phán với Hoa Kỳ.

Chu Ân Lai: Tôi không biết lập trường của Hoa Kỳ về các vấn đề khác. Nhưng đối với các cuộc đàm phán về vấn đề Việt Nam hay Trung Quốc, thậm chí họ sẽ đến Hà Nội hoặc Bắc Kinh nếu chúng ta đề nghị [điều đó]. Tương tự như vậy, nếu chúng ta chỉ gợi ý chúng ta muốn nói chuyện với Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan, họ sẽ đến ngay lập tức.

Tìm hiểu những cuộc cách mạng 2011

(Chỗ yếu kém và sức bật của các chế độ độc tài Trung Đông)

Jack A. Goldstone, Foreign Affairs, số tháng Năm/tháng Sáu, 2011

Trần Ngọc Cư dịch

Cứ cho là việc điều hành quốc gia của các thủ lĩnh độc tài tại Trung Đông là khác hẳn với các chế độ “dân chủ ngàn lần hơn”. Nhưng những vấn đề kinh tế - xã hội mà họ đang đối phó sao lại thấy quen quen: vật giá leo thang phi mã, khoảng cách giàu nghèo mở rộng hoang hoác, nạn tham nhũng hoành hành thô bạo, số người trẻ thất nghiệp rất lớn, nền kinh tế không tạo đủ công ăn việc làm cho hàng hàng lớp lớp sinh viên tốt nghiệp đại học… Bài tiểu luận sau đây nêu bật những vấn đề này như là một thứ nhiên liệu nhen nhúm các cuộc cách mạng tại Trung Đông, đã và đang diễn ra. Nhưng tác giả, Giáo sư Jack A. Goldstone, đã thận trọng cảnh báo rằng các phản ứng cực đoan từ các cuộc cách mạng có thể làm tổn thương tiến trình dân chủ hoặc có thể đưa đến chiến tranh.

Thiết tưởng, những nỗ lực nhằm từng bước xây dựng một xã hội dân sự vững chắc là con đường dẫn đến dân chủ an toàn hơn.

Bauxite Việt Nam

Thư bạn đọc – Chuyện buồn và “buồn cười”

Không chỉ bạn Nguyễn Thanh Linh thấy chuyện này là buồn và “buồn cười” mà chúng tôi, những người khởi thảo Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ và trực tiếp thu thập danh sách từ mọi nơi gửi về cũng thấy rất buồn, lại cũng rất “buồn cười”. Nghĩ ra hai cái bao cao su, nghĩ ra cách ngăn đường, vây bắt người ngay đến tham dự một phiên tòa xử công khai, nghĩ ra những cái cớ vô cớ để đuổi Luật sư biện hộ cho bị cáo ra ngoài mà lại ngang nhiên không tuân theo điều 214... chừng ấy chưa đủ cho bàn dân chú ý đến vụ án hay sao mà bây giờ còn nghĩ thêm cách cho nhân viên đến tận nhà gần 2.000 con người để hỏi một cách lịch sự: Có ai “giới thiệu” ông, bà, bác, chú, cô, anh, chị, em, cháu ký vào bản Kiến nghị của BVN hay không?

Nhưng cũng phải nói ai nghĩ ra việc này thật là đáng nể, bởi lục lạo cho hết mọi ngõ ngách của đất nước để tìm bằng hết những tên người chỉ ghi địa chỉ cư trú là tỉnh hoặc huyện thôi thì tốn kém tiền của sức lực biết ngần nào. Rồi lại còn phải mua vé máy bay bay đi khắp thế giới để điều tra nữa, bởi đôi chân tinh khôn của người Việt kể từ sau 1975 đã biết tìm đến đủ mọi xứ sở tự do hạnh phúc trên hoàn cầu này rồi. Mà hầu như nước nào cũng rải rác dăm ba người có tên trong bản Kiến nghị cả đấy.

Bauxite Việt Nam

Thư bạn đọc – Công ty khai thác khoáng sản nước ngoài thuê người Việt làm Giám đốc để làm gì?

Chào Các anh,

imageEm là Tuân, ở TP Hồ Chí Minh, là độc giả thường xuyên của Bauxite Việt Nam. Cách đây mấy ngày, em có đọc mục gì không nhớ nữa nhưng có liên quan đến các Cty khai thác khoáng sản VN (“Dân Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đấu tranh chống khai thác titan” 27-4-2011? - BVN). Nhân chuyện này, em phát hiện ra một điều, song không biết trang mạng mình có thể có biện pháp nào khai thác thông tin chi tiết được không?

Về cuộc bạo động ở Mường Nhé

Năm 1976 dân số Tây Nguyên là 1.202.500 người; 13 năm sau, 1989, con số đó là 2.490.178 người – tức là tăng gấp đôi. Tất nhiên, bước nhảy vọt đó chủ yếu là do di dân ồ ạt, không có kế hoạch. (Xin xem Viện Tư vấn Phát triển – CODE 2010, Khai thác bauxit & phát triển bền vững Tây Nguyên, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr. 100-102). Và như một hệ quả, rừng bị tàn phá dữ dội, với tốc độ ngày càng nhanh. Người dân tộc thiểu số vốn sống nhờ rừng, là nạn nhân đầu tiên: cuộc sống của họ bị đảo lộn, bị bần cùng. Trong điều kiện đó, dễ hiểu là một số không nhỏ mất niềm tin vào thiết chế xã hội hiện tại, đi tìm một niềm tin mới. Hơn mười năm trước, một số nhà khoa học đã báo động: “Sẽ không là quá sớm khi đưa ra lời cảnh báo rằng nếu không kịp thời có giải pháp khắc phục những khiếm khuyết của quá trình khai thác và sử dụng đất đai thì “Vấn đề dân tộc” sẽ rất có thể phát sinh trong thực tế nay mai ở Tây Nguyên, chí ít là mất ổn định, nghiêm trọng là máu lại đổ […]” (Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng 2000, Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 173). Lời tiên tri đó của các nhà khoa học không được ai lắng nghe. Chỉ 4 năm sau khi công trình này được xuất bản, một cuộc bạo động lớn quả nhiên đã xảy ra ở Tây Nguyên.

Chỉ cần thay “Tây Nguyên” bằng hai chữ “Mường Nhé” là ta có một tình hình y hệt. Trong vòng 10 năm, dân số tăng gấp đôi do dân cư ở các nơi khác đổ dồn đến. Rừng bị khai thác cạn kiệt. Dân bản địa nghèo đi. “Đạo Vàng Chứ” phát triển rất nhanh. Và bạo động.

Chúng ta đã học được bài học cay đắng ở Tây Nguyên chưa?

Bauxite Việt Nam

Thủ tướng: 'Việt Nam vẫn là nước nghèo'

Song Linh

imageVâng, đất nước có gì đang đào lên bán sạch, và bao nhiêu tài sản thiên nhiên quý giá khác được tạo hóa ban cho như hồ Ba Bể, rừng nguyên sinh rộng lớn và phong phú bậc nhất ở Tây Tây Bắc, rừng thông bạt ngàn Đà Lạt, môi trường sinh thái đặc thù Tây Nguyên, những bãi biển đẹp như mơ ở miền Trung... cứ thế theo nhau biến mất. Không nghèo thì còn là gì nữa. Phải vay thôi, mà muốn vay được rẻ thì danh hiệu “thoát nghèo” lại đâm bất lợi, dân đen cũng chả ai muốn nhận cái danh không thật ấy cho mình. Nhưng vay để mà tiếp tục đeo đuổi những chuyện như đường sắt cao tốc, hoặc để cấp cho các tập đoàn làm ăn thua lỗ như EVN đang sắp thả nổi giá điện làm dân điêu đứng thì ôi thôi... cái vòng luẩn quẩn đó sẽ khiến cho đất nước không biết đến bao giờ mới thật là thoát nghèo.

Bauxite Việt Nam

Văn hóa... dùi cui!

Văn Công Hùng

imageDạo này nhiều người mang tai ách vì... dùi cui quá, thậm chí có kẻ thối mồm còn nói chúng ta có nền văn hóa... dùi cui.

Mình phản đối lối nhìn ẩm ướt này, nhưng quả là không thể không giật mình vì hiện trạng dùi cui đang lên ngôi giữa thời đại thanh bình tươi sáng của chúng ta hôm nay.

Ra đường không đội mũ, dùi cui gãy cổ, đi ăn, dùi cui, lên máy bay cũng dùi cui... Chao ơi, sao mà dùi cui đắc dụng thế không biết!

Hiện lại đang có vụ một công an gọi điện gạ tình vợ một nạn nhân bị chết trong trụ sở công an huyện. Nghe đồn là anh này tự tử bằng một sợi dây sạc điện thoại. Có lần mình đã thử dùng tay kéo mạnh một phát, sợi dây giãn ra rồi đứt, thế mà một anh công nhân treo cổ chết được, đại tài. Nghiêm trọng hơn là một ngài Thiếu tá liên tục gọi điện thoại cho vợ nạn nhân xui bán đất chạy cho chồng và... vào khách sạn xin cái mà em không muốn cho. Giờ chàng này chối, bảo nói giỡn, hơ hơ, giỡn kiểu...

Lục lại tài liệu về chiến tranh Việt Nam Phần 11

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Trần Nghị

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

19-12-1965

Mô tả: Chu Ân Lai đề nghị bốn điểm cần thiết để nâng cao lợi thế của Việt Nam và Trung Quốc trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ.

Chu Ân Lai: (1) Chúng tôi không chống lại ý tưởng khi chiến tranh đạt đến một điểm nhất định, cần có các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, vấn đề là thời gian chưa chín muồi.

Thông báo

BVN xin công bố Danh sách số người đăng ký đợt 3, cũng là đợt cuối cùng, vào bản Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ do BVN phát đi từ ngày 9-4-2011. Tính đến hết ngày 30-4-2011, số lượng chúng tôi thu thập được là 1847 người. Tuy vậy, trong khi soát lại số thư bạn đọc gửi tới để lên danh sách, có thể bộ phận biên tập không tránh được ít nhiều sai sót. Vì vậy kính mong quý vị nếu phát hiện trường hợp nào bị trùng lặp cũng như trường hợp nào đã gửi thư tới ghi danh mà chưa có tên trong cả ba bảng danh sách thì xin thông báo sớm đến chúng tôi để kịp thời điều chỉnh.

Trân trọng cám ơn.

Bauxite Việt Nam

Không dám đưa tin... bắt tàu Trung Quốc

Mai Thanh Hải

clip_image001

 

Kiểm tra vũ khí, thiết bị trước khi tuần tra biển

 

Mới bảnh mắt buổi sáng, cậu phóng viên của một tờ báo Đảng rất lớn, nằm thường trú tại khu vực miền Trung đã gọi điện cho mình rầu rĩ kể chuyện "Bộ đội Biên phòng cung cấp tin bắt giữ tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển Việt Nam. Mấy anh em thường trú vội vã tìm hiểu, làm tin, viết bài phản ánh, nhưng gần một tuần nay, tin tức bặt tăm, không báo nào dám đăng", và thắc mắc "Bộ đội Biên phòng gọi thẳng đó là tàu Trung Quốc chứ không phải tàu quen, tàu lạ như trước. Bộ đội mình thì mạnh mẽ, cương quyết thế. Sao báo chí mình lại cứ sợ, cứ hèn anh hè?"...

Câu chuyện của người đồng nghiệp trẻ khiến mình nhớ lại kỷ niệm hồi làm ở báo Đại đoàn kết: Trong chuyến công tác Yên Bái, mình gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" (được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên) trò chuyện, tìm hiểu và viết một bài ghi chép rất tâm đắc về hoàn cảnh ra đời của bài thơ trong những tháng đầu, năm đầu chống quân Trung Quốc xâm lược. Biết chắc nếu viết đúng như sự thật, theo suy nghĩ của thằng làm báo, chắc chắn bài sẽ được liệt vào dạng "nhạy cảm", nên mình đã phải cắn răng sửa lại cho đúng "định hướng", ví như: quân Trung Quốc xâm lược thì phải viết trong bài là "đối phương" (Hèn thế chứ! Nhưng vì miếng cơm manh áo nên phải cắn răng nhẫn nhục... Hu! Hu!).

Sẽ bán gì?

Nghịch Nhĩ

imageHồi trẻ trai, rất thích đọc Đông Chu liệt quốcTam quốc diễn nghĩa, từng nhớ vanh vách mấy trăm tên người, mấy chục tên nước cùng bao nhiêu là sự kiện ở những thời, những xứ đâu đâu. Giờ lão lai tài tận, trí nhớ suy giảm thì ưa đọc Đại Vệ chí dị bởi nó chỉ nói chuyện một nước, trong một thời, xoay quanh dăm nhân vật, lâu lâu mới ra một đôi trang quen mà lạ, lạ mà quen, lại vẫn đủ mùi phấn sáp, binh đao, thum thủm… Câu chuyện dưới đây là ví dụ:

Nước Vệ triều nhà Sản, năm thứ 66, mùa xuân năm Tân Mão.

Thiên hạ thái bình, dân tình no ấm, hoan ca khắp nơi.

Nhờ ơn đức triều đình thấm nhuần bốn cõi, khắp nơi đều phẳng lặng.

Ngân khố đầy ắp, trù phú, thật là một nước cường thịnh đang đi lên, vị thế bang giao lớn mạnh. Thật là mấy mươi năm chưa lúc nào nước Vệ oai hùng thực sự đến vậy.

Bấy giờ nhân lúc thiên hạ thái bình, các quan trong triều nhàn tản mới mở tiệc trong cung luận đàm cách trông coi việc nước. Nước Vệ thường hay có lệ luận đàm, trước là đúc kết kinh nghiệm, sau là vạch ra đường lối, thể thức để cứ thế mà làm.

Tản mạn về Ông tòa – Tòa án

Trịnh Khả Nguyên

imageCó một ông “tòa” nổi tiếng về tài xử án, các bản án “ly kỳ” do ông xử từ lâu đã thành giai thoại mà người ta từng dựng thành phim, đem chiếu trên TV. Ông là Bao Thanh Thiên. Có người, đôi khi gọi đùa ông là Bao Ny Lông. Nhưng không ai dám gọi là Bao Cao Su, vì dầu sao, bao ny lông vẫn sạch sẽ, thẩm mỹ hơn bao cao su. Xem ra, như vậy dù có tinh nghịch, đùa cợt chút xíu, song người ta vẫn kính trọng những người đáng kính, có đức độ, có công tâm luôn đứng về phía lẽ phải (không phải lề phải đâu nha). Ông Bao Thanh Thiên có đủ đức tính của một quan tòa là không xử án theo lệnh trên, dù là lệnh của “hoàng thượng”, nói kiểu bây giờ là giữ tư pháp độc lập với hành pháp. Trong khi xử, ông theo đúng trình tự tố tụng: cho các bên đối chất công khai. Ông đưa ra những nhân chứng, vật chứng có thực trước khi tuyên án, cho nên người bị xử phải tâm phục khẩu phục, “cúi đầu nhận tội”.

Nguy cơ biến mất hồ Ba Bể - Bắc Kạn

P. Thanh thực hiện

 

GS TS Đặng Hùng Võ (đứng giữa) cùng đoàn khảo sát đi thực tế tại khu vực hồ Ba Bể. Ảnh: Doãn Hoàng

(Dân trí) - “Người ta đang đánh đổi những gì quý báu nhất để có được những thứ “vớ vẩn”. Thực tế đã chứng minh: hôm nay ta ăn quỵt của môi trường 1 đồng, mai kia con cháu chúng ta sẽ phải gánh trả gấp 1.000 lần…”.

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 10

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Kháng Sinh, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

13-04-1966

Mô tả: Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam, trong khi chỉ ra [những điểm] có vẻ ngờ vực từ phía Việt Nam; Việt Nam dựa vào sự hỗ trợ của Trung Quốc.

Đặng Tiểu Bình: Các ông đã nói về sự thật cũng như đề cập đến sự công bằng. Vậy các ông vẫn còn sợ cái gì? Tại sao các ông lại sợ không làm vừa lòng Liên Xô, vậy còn Trung Quốc thì sao? Tôi muốn nói thẳng với các ông những điều hiện tại tôi cảm nhận: các đồng chí Việt Nam có những suy nghĩ khác về phương pháp giúp đỡ của chúng tôi, nhưng mà các ông chưa nói với chúng tôi.

NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY...

Nguyễn Trọng Vĩnh

Luật pháp ban ra cũng khá nhiều

Xem ra hiệu lực chẳng bao nhiêu

Bởi chưng luật bị “kim ngân” đánh

Bất lực, đôi lần luật cũng queo.

Luật cũng bị queo trước cực quyền

Điều “hai mười bốn”(1) gạt sang bên

Luật sư phản đối rời phòng xử

“Ý đã định rồi”, án cứ tuyên.

Phiên xử chưa từng được thấy qua

Công an chặn các ngả đến Tòa

Luật sư cũng bị công an bắt

Thế giới chê cười, xấu hổ chưa!

Than ôi! Thời thế đổi thay rồi

Thất đức, chuyên quyền diễn khắp nơi

Quyền thế, kim tiền là mạnh nhất

Khó nghèo, thấp cổ... phải thua thôi.

N. T.V

(1) “Luật hai mười bốn” : 214.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Mắc lỗi trong việc đánh giá người học người dạy?

Phùng Hi

1. Đánh giá người học

imageSuốt quãng đời đi học, học sinh ở Việt Nam được đánh giá ở hai mặt: học lực và hạnh kiểm.

Về đánh giá học lực, xin bàn ở cấp trung học phổ thông. Học sinh cấp học này ở độ tuổi mười lăm, độ tuổi ham quan sát, tìm hiểu, học tập, nhận xét mọi sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh. Nói như thầy Khổng: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học” (Ta mười lăm tuổi là có chí về học). Chữ “học” ở đây không chỉ gói gọn trong các môn học mà ngành giáo dục xếp đơn thuần năm bậc: giỏi, khá, trung bình, yếu và kém. Đánh giá việc học như vậy tưởng chừng chặt chẽ, sát sao nhưng xét bề rộng thì chưa đủ mà bề sâu thì chưa tới. Vì bề rộng chưa đủ nên hiện nay chúng ta “chữa cháy” bằng những buổi học kỹ năng sống, hướng nghiệp, sức khỏe sinh sản v.v ... và gọi bằng cái tên thô thiển “Tiết học ngoài giờ lên lớp”, kèm theo đó người dạy rất lôm côm trong lĩnh vực mình đang trình bày trước học sinh.

Đừng hoảng loạn vì lạm phát cao?

Nguyễn Quang A

“Nguyên nhân chính của sự đột biến CPI tháng 4 là sự điều chỉnh cấp tập, giật cục của Chính phủ trong vài tháng vừa qua đối với quá nhiều thứ. Ngày 11-2-2011 phá giá đồng nội tệ 9,3% khiến cho tác động của giá thế giới đến CPI được khuếch đại lên; ngày 24-2-2011 tăng giá xăng 17,7% rồi đến ngày 29-3-2011 lại tăng tiếp thêm 10,4% nữa; từ ngày 1-3-2011 tăng giá điện trung bình 15,32%. Tất cả những điều chỉnh cấp tập này đã là nguyên nhân chính của sự tăng CPI bất thường trong tháng 4-2011”.

Mất mùa là tại thiên tai,

Lạm phát là tại nước ngoài giá tăng

Bauxite Việt Nam

Việt Nam hạ mức tăng trưởng

clip_image001  

Ông Phúc nói mục tiêu tăng trưởng không còn thích hợp

 

Việt Nam đánh giá tốc độ tăng GDP cả năm sẽ chỉ ở mức 6,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 7-7,5% đặt ra cho năm 2011.

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao về kinh doanh tại Việt Nam, một sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 (3-6/5), Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc hôm nay công bố một số mục tiêu vĩ mô quan trọng.

Ông Phúc nói vấn đề chống lạm phát sẽ tiếp tục là chính sách hàng đầu của Chính phủ trong những tháng cuối năm.

''Ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát. Chúng tôi không còn ưu tiên hóa mức tăng trưởng GDP. Chúng tôi muốn giữ GDP ở mức hợp lý, có thể chấp nhận được trong tình hình lạm phát như hiện nay'', Reuters trích dẫn lời của ông Phúc.

Tuy nhiên, kiềm chế lạm phát ở mức một con số thực sự là một thách thức.

Xung quanh cái chết của Osama bin Laden

Cái chết của một trùm khủng bố khét tiếng làm nhân loại hả hê mừng rỡ xen với cả sự tò mò. Dưới đây là 7 bài viết mà BVN lọc ra và đăng lại, nhằm cung cấp một ít phác họa cú đánh dứt điểm của biệt kích Mỹ, và về quang cảnh chung của thế giới mấy hôm nay, như dứt được một nỗi lo hữu hình, dù rằng nỗi lo vô hình thì vẫn còn nguyên trong tâm trí.

Bauxite Việt Nam

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 9

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Nguyễn Văn Hiếu và Nguyễn Thị Bình

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

16-05-1965

Mô tả: Chu Ân Lai nói chuyện với Nguyễn Văn Hiếu và Nguyễn Thị Bình liên quan đến các bước nên thực hiện nếu Mỹ leo thang chiến tranh ở Việt Nam và mở rộng vào Trung Quốc, so sánh Việt Nam với Triều Tiên.

Gửi một người con đất Việt

Ái Ngô Hà

imageSáng nay, một sáng đầu tháng Năm đẹp quá! Buổi sớm ngủ dậy còn nằm trên giường và nghe tiếng chim líu ríu bên ngoài thấy lòng mình bao nhiêu bình yên, thanh thản. Trời lại mát và êm dịu vô cùng, cái mát của những ngày mới chớm sang hạ.

Bây giờ đã gần 9 giờ sáng, trời đã hơi nóng nhưng bên ngoài nắng vẫn nhẹ, gió vẫn thoảng và trời xanh lắm. Một ngày như hôm nay mà dạo một vòng trong công viên Bách Thảo hay đi bách bộ trên phố Phan Đình Phùng, đường Thanh Niên, tạt ra bờ Hồ Tây hóng gió, để cho nắng nhẹ mơn man da thịt thì thật tuyệt. Lòng phơi phới nhịp với bước chân rộn ràng sải những bước dài vô tư và bình yên...

Nhưng không. Tôi ngồi ở nhà, ngắm trời xanh ngăn ngắt qua khung cửa sổ với những mắt lưới dằng dịt, lòng tôi ngậm ngùi nghĩ đến anh. Vâng, chính anh, anh Hà Vũ. Tôi là thanh niên trong lớp trẻ hôm nay. Tôi kém anh có đến gần 30 tuổi, nhưng cho tôi gọi là anh vì tôi thấy anh cũng gần gũi với chúng tôi lắm, bởi vì anh cũng yêu đời tha thiết như chúng tôi và muốn được sống cái đời giá trị của một thanh niên.

Vài điều băn khoăn sau khi đọc một bài viết hay

Nguyễn Đình Khoa

Ngày 01 tháng 05, mạng BVN đã đăng tải bài viết Về ngày “Ủy ban Khởi nghĩa Thuận hóa mời Phạm Quỳnh ra làm việc” để rồi “đi không bao giờ trở lại” (1) của ông Đại tá, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Khoan. Đây là một bài viết có giá trị, liên quan đến một giai đoạn quan trọng của lịch sử nước nhà. Một giai đoạn lịch sử mà đến nay có lẽ vẫn còn nhiều điều chưa được biết dù cho đã hơn nửa thế kỷ trôi qua. Lý do gì đã khiến giai đoạn lịch sử này vẫn còn là một bí mật? Không quá khó hiểu bởi vì chúng ta thiếu những nhà viết sử đúng nghĩa – đó là “Trung Thực, Chính Xác, và Không Thiên Vị” – tự mình can đảm khổ công tìm tòi và bạch hóa khối tài liệu chắc chắn là rất nhiều còn ẩn kín đâu đó ở trong bóng tối, bởi chưa được “trình diện” ra ánh sáng.

Ám sát Giáo sư Nguyễn Văn Bông: Chuyện cũ, ý nghĩa mới

Nguyễn Văn Tuấn

“Đặt trong bối cảnh ngày nay khi Việt Nam đang chống khủng bố, câu chuyện này thật là … khó nuốt (hay nói theo tiếng Anh là distasteful). Khó hiểu nổi tại sao báo chí Việt Nam có vẻ thích ca ngợi những chuyện bạo động như thế này”“Ở nước ta có một nghịch lí: những sự kiện đáng được bạch hóa nhưng lại không được; ngược lại có những sự kiện không cần bạch hóa (vì rất dễ làm đau lòng nhiều người) nhưng lại được bạch hóa như là một cách xưng tụng! Có những điều nên để cho đi vào quên lãng chứ không nên nhắc đi nhắc lại như là một kì tích”. Nói thêm. Nhiều báo bữa qua đã đăng lại bài trên Dân Việt, nhưng sau khi bị độc giả phản ứng mạnh, có báo mạng (như VNN) đã rút bài xuống. Theo quan điểm của BS, vẫn có thể kể lại sự kiện này, cũng như những vụ ám sát trước đó trong 2 cuộc chiến tranh VN, vì tất cả đều là bằng chứng, tư liệu lịch sử, cần được tôn trọng. Chỉ có điều, khi kể lại phải có thái độ rõ ràng của con người sống trong xã hội văn minh hiện tại, với những vấn đề nóng bỏng đang bị lên án, trong đó có nạn khủng bố, để nhìn lại một thời chiến tranh tang tóc nồi da xáo thịt, với những chiến thuật mà kẻ yếu chống mạnh thường dùng và hệ lụy khó tránh khỏi.

Anh Ba Sàm

Phải chăng khi thế giới còn bất công thì triệt tiêu cái ác đến tận gốc chỉ là một ảo tưởng?

Cả nước Mỹ cũng như nhiều nơi trên thế giới đang hân hoan reo mừng trước tin quân đội Mỹ đã hạ sát được trùm khủng bố Osama Bin Laden. Nhưng một nguồn tin khác cũng vừa cho biết một Bin Laden mới còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần lại đã xuất hiện, là mối lo ngay ngáy của nước Mỹ và cả nhân loại vốn bao giờ cũng ghê sợ sự chết chóc và yêu cuộc sống thanh bình. Một câu hỏi đặt ra: Cái ác trên đời này có triệt được tận gốc hay không khi khắp nơi bất công còn đầy dẫy?

Là những người đã từng sống hơn 60 năm trên một xứ sở vốn một thời say mê theo đuổi cái lý tưởng tận diệt bất công cho con người ai cũng được ấm no, sung sướng, nó khiến cho nhiều lúc cả một khối người cùng say men bạo lực mà cứ tưởng là đang làm điều thánh thiện, và giờ đây có dễ đã thấm thía hết hậu quả của những cuồng vọng của mình, chúng tôi rất hiểu, xóa bỏ bất công chỉ là giấc mơ không có thật, và khi bất công vẫn còn sờ sờ thì làm sao mà tiêu trừ bạo lực cho được, chính người cầm quyền cũng phải dùng nó để "răn đe dân chúng" kia mà. Bởi thế từ bao đời nay chúng ta vẫn tự ôm lấy một ảo tưởng kép ở trong đầu mà không dứt được ra.  

Cái ác và cái thiện là hai mặt tương sinh tương khắc, từ trong nhau mà nảy sinh, chứ không ở ngoài nhau, chân lý ấy bao giờ cũng đúng. Ngẫm nghĩ cho kỹ, muốn cho những Bin Laden không còn đất sống thì phải hỏi các ngài tài phiệt Mỹ có thể nới tay cho các nguồn dầu mỏ ở Trung Á không chảy hết vào túi họ hay không? Dân oan mất hết đất đai và phương tiện sinh sống trên khắp nước Việt hiện nay hình như cũng đang có những câu hỏi tương tự.

Xin đăng cùng lúc hai nguồn tin, một mừng một lo dưới đây, để bạn đọc xa gần tham khảo.

Bauxite Việt Nam

Yên Thành: Người chống tiêu cực đang bị “khủng bố”

Hôm qua, chúng tôi dưa một bài của Bút Lông nhan đề “Lề phải lãnh đạn vì ca ngợi vô lối” nói về việc ông Nguyễn Quế Văn đăng bài trên Công an Nghệ An đánh giá sai về độ an toàn ở mỏ đá Lèn Cờ khiến Công ty khai thác đá chủ quan, dẫn đến sập mỏ đá làm bao nhiêu người bị thương và thiệt mạng, và tờ báo đăng bài cũng như người viết bài sau đó phải gánh chịu hậu quả của sự vô trách nhiệm. Tuy nhiên, vẫn không thể bỏ qua được một điều băn khoăn: Vậy người viết bài báo oan nghiệt kia là người thế nào? Tìm lại trên Internet thì thấy có bài này đã đăng trên trang mạng Người Yên Thành từ ngày 14 Tháng 4 năm 2009. Xin trân trọng gửi tới bạn đọc để cùng suy ngẫm.

Bauxite Việt Nam

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 8

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Phạm Văn Đồng và Hoàng Tùng

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

23-08-1966

Mô tả: Chu Ân Lai đề nghị gửi thêm quân nhân vào Việt Nam, ông ta cũng chỉ trích báo chí Việt Nam viết về các cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc trong lịch sử.

Hàng không mẫu hạm Trung Quốc: Dụng ý đe dọa?

David Case

Đan Thanh dịch

Lịch sử vẫn vang tiếng ở châu Á. Tiến lên, Đài Loan!

clip_image001BOSTON — Quân đội Trung Hoa đang hoàn tất những khâu cuối cùng trên chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ, chuẩn bị cất cánh trong nửa cuối năm 2011.

Nhiệm vụ đầu tiên của nó sẽ là gì? Giới chức Trung Quốc không cho biết. Nhưng các nước láng giềng thì lo sợ rằng cái tên mà người ta vẫn dùng để gọi nó có thể mang hàm ý không chỉ là một cái tên.

Nghe đồn con tàu sân bay này sẽ được gọi là Thi Lang (Shi Lang), theo tên một đô đốc hải quân thời nhà Thanh, người mà năm 1681 đã chinh phục Vương quốc Đông Ninh (The Kingdom of Tungning) – lãnh thổ ngày nay được biết đến với tên gọi Đài Loan.

Nếu hàng không mẫu hạm mang tên như thế thì hàm ý chính trị của nó đã quá “rõ ràng” – ông Tsai Der-sheng, người đứng đầu Phòng An ninh Quốc gia thuộc chính quyền Đài Loan, nhận định.

Nhân ngày 30/4, đọc lại vài dữ liệu cũ

Nguyễn Văn Tuấn

clip_image002Cuộc sống văn hóa và tinh thần thì có thể nói thời trước [ở miền Nam] có hai mặt của nó. Một mặt là sự hiện diện của quân đội Mỹ và quân đội đồng minh để lại những ảnh hưởng rất xấu trong xã hội. Đó là tệ nạn đĩ điếm, ma cô, chạy theo đồng đô la một cách khá trắng trợn. Chính người dân miền Nam thời đó cũng phản ứng rất gay gắt. Nhưng mặt khác, cuộc sống xã hội và tinh thần trong nội bộ xã hội Việt Nam, trong trường học, trong công sở, trong các gia đình, xóm giềng, bạn hữu... lại là quan hệ có nề nếp, có văn hóa. Học trò lễ phép với thầy, vợ chồng, cha con, mẹ con thương yêu gắn bó với nhau. Thời đó học trò ra đường không hỗn láo như bây giờ. Không có hiện tượng chửi thề, các quan chức cũng có chơi bời nhưng không tệ hại tới mức như một số quan chức hiện nay. Công an thời đó ít có hiện tượng chặn đường để ăn tiền mãi lộ một cách phổ biến như ngày nay. Xin giấy tờ ở cấp này cấp kia cũng không phải đút lót một cách phổ biến, đặc biệt là trong trường học thì tình trạng chạy điểm, mua điểm, ném phao, quay cóp gần như không có. Có thể nói, so với xã hội trước đây thì trên một số khía cạnh nào đó, cuộc sống văn hóa và tinh thần hôm nay đã xuống cấp nghiêm trọng... Những trí thức trước đây, công chức trong công sở là những người có tư cách, đàng hoàng, cả nói năng và hành xử rất có văn hóa. Còn bây giờ, một tỉ lệ đáng kể công chức và cả một số trí thức cũng không có được một phong độ văn hóa như trước đây.

Đặng Phong

Một sinh viên VN yêu cầu được truy tố

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

Bản án TS luật Cù Huy Hà Vũ tiếp tục được hâm nóng khi sinh viên Nguyễn Anh Tuấn gửi tới Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội bức thư yêu cầu bắt anh vì đã tàng trữ những tài liệu của TS Cù Huy Hà Vũ.

clip_image001

Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn. Photo courtesy of anhhaisg.blogspot.com

Truyền thông lịch sử: không thể cứ “dạy chay” và “đóng hộp”

Hồ Quang Lợi

clip_image002

Ông Hồ Quang Lợi.

 

LTS. Là nhà báo kỳ cựu (Phó tổng biên tập báo Quân đội nhân dân, Tổng biên tập Hà Nội mới), ông Hồ Quang Lợi hiện trên vai trò trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến truyền thông lịch sử, văn hóa trong bối cảnh thông tin trên mạng tràn lan, nhiều khi lấn át thông tin chính thống… Nhân kỷ niệm 36 năm ngày thống nhất đất nước, ông đã bày tỏ một số băn khoăn về nhận thức lịch sử của thế hệ trẻ và nhấn mạnh “bản thân các em không có lỗi”.

Không thông tin một chiều, áp đặt

Đất nước ta đang ở giai đoạn hội nhập mạnh mẽ, trong ngoài đều có nhiều làn sóng thông tin tác động mạnh. Các giá trị văn hóa, lịch sử luôn đứng trước sự xô đẩy nhiều chiều của những cơn bão thông tin, những con sóng ngoại lai. Trong chừng mực nào đó, nếu một đất nước, một dân tộc không biết gìn giữ, bảo vệ đúng cách và hiệu quả, những con sóng thông tin nguy hiểm và không chính thống vẫn có thể làm chao đảo con thuyền chuyên chở những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn đời tưởng như bất biến. Chúng ta không thể không thấy rằng, thường thì đối tượng chịu tác động nhất ở đây chính là những người trẻ – những công dân của thời đại công nghệ thông tin và đại dương hội nhập mà những sự biến xảy ra gần đây ở Bắc Phi, Trung Đông là ví dụ nhãn tiền!

Với cung cách giáo dục truyền thống, truyền thông lịch sử, văn hóa như chúng ta đang làm, có những cái tốt, nhưng cũng bắt đầu bộc lộ một số bất cập. Lịch sử, văn hóa dân tộc sẽ không còn hấp dẫn ở mức cần thiết với lớp trẻ, khi những thông tin không chính thống bên ngoài lấn át vì chúng có vẻ “hấp dẫn hơn”, “hay hơn”, thậm chí là những thông tin được thêu dệt có mục đích, nửa hư nửa thực, không cần đúng sai miễn là gây được tò mò!

“Lề phải” lãnh đạn vì ca ngợi vô lối

Bút Lông

Cơ khổ, Cái thế “trên đe dưới búa” này biết làm sao mà tránh được? Cơ chế nói dối đã hình thành từ lâu, lâu lắm, mang tính quốc tế mất rồi, mà vụ Chernobyl như một bài BVN đưa lên gần đây là minh chứng rõ rệt nhất. Việc cố tình bưng bít trong vụ đó đưa đến cái chết cho bao nhiêu dân chúng còn hé lộ thêm một thực tế là cơ chế nói dối này lại còn coi rẻ tính mạng con người, chẳng “vì dân, do dân” như mình vẫn luôn luôn lớn tiếng. Làm cách nào xóa bỏ được cơ chế ấy để cho những ai sản sinh trong “khuôn” của nó không bị tha hóa? Thật vô kế khả thi. Nếu người ta dám nói thật, dám cảnh báo những điều mình biết thì vụ Vinashin có đến nước tóe loe ra khi đã lụn bại thê thảm như đã thấy hay không? Chết nỗi, ai mà không gờm những con báo mắt láo liên ngồi chồm chỗm trên ngọn cây, sẵn sàng cắn xé mình ngay nếu mình dám “hở mồm nói ngược”? Cho nên, thật tình mà nói, bạn phóng viên trẻ về thực tập ở Đài huyện Yên Thành dám can đảm lên tiếng về nguy cơ sập lò mỏ đá Lèn Cờ là một hiện tượng hiếm có, do chỗ là “ma mới” chưa húc đầu vào đá nên còn hăng hái hết mình vì sự thật đấy thôi. Ấy là còn giữ được tính trời. Chỉ sau dăm ba kinh nghiệm cay đắng, bạn ấy sẽ dẫm đúng vào cái vết của Nguyễn Quế Văn cho mà coi. Cứ nhìn đó nhìn đây mọi việc đang diễn ra khắp nơi rồi ngẫm nghĩ khắc tìm ra đáp số.

Bauxite Việt Nam

Gien sợ

Blogger Nguyễn Thanh Tiến

imageNgày nay, với việc giải mã bộ gien, con người có thể dễ dàng phân biệt người này với người khác, dân tộc này với dân tộc khác, bởi mỗi người, mỗi dân tộc đều có những gien đặc trưng riêng của mình mà không thể nào lẫn được với người khác, dân tộc khác. Là một người Việt Nam, tôi tự hỏi, thế gien nào là đặc thù của người Việt chúng ta?

Vì không có trình độ về sinh học nên tôi không thể phân tích gien để chỉ ra đâu là gen đặc trưng của người Việt. Tôi chọn một phương pháp khác, phương pháp sử dụng thuyết tiến hóa. Ta biết rằng tiến hóa là sự đấu tranh giữa tồn tại và không tồn tại, vì vậy để đi tìm gien đặc trưng của một dân tộc thì phải tìm ra gien nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ hội tồn tại của những con người trong dân tộc đấy.

Sau khi xem xét nhiều ứng cử viên, cuối cùng tôi khá chắc chắn khi cho rằng gien đặc trưng nhất của người Việt chúng ta đấy chính là "gien sợ". Có thể nói hiếm có một dân tộc nào mà việc biết sợ có ảnh hưởng sự sống còn như dân tộc Việt Nam.

Cảnh giác trước nguy cơ động đất tại Điện Biên, Sơn La

Thanh Tùng

clip_image001

Vị trí trận động đất ngày 28/4.

7 vùng trọng điểm có nguy cơ phát sinh động đất là thành phố Điện Biên, thị xã Sơn La, thị trấn Mường La, thị trấn Mường Lay, thị trấn Tuần Giáo, thị xã Lai Châu (cũ) và thị trấn Tam Đường - thủ phủ của tỉnh Lai Châu mới hiện nay.

PGS TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết nước ta nằm ở phần Đông Nam của mảng lục địa Âu, Á, giữa mảng Ấn Độ và mảng Philippin. Đặc biệt, ở miền Bắc tồn tại hệ thống đứt gãy đã và đang hoạt động rất phức tạp là đứt gãy Lai Châu - Điện Biên, đứt gãy Sơn La, đới đứt gãy sông Hồng, đới đứt gãy sông Cả, đứt gãy kinh tuyến 109-110 độ... nên có thể xảy ra động đất mạnh lên tới 7 độ rích te.

Các nhà khoa học Việt Nam đã hoàn thành nghiên cứu phân vùng dự báo chi tiết động đất tại vùng Tây Bắc, vùng có nguy cơ xảy ra động đất mạnh nhất Việt Nam. Viện Vật lý Địa cầu cũng đã thiết lập được bản đồ dự báo các vùng có nguy cơ phát sinh động đất. Theo đó, 7 vùng trọng điểm có nguy cơ phát sinh động đất là thành phố Điện Biên, thị xã Sơn La, thị trấn Mường La, thị trấn Mường Lay, thị trấn Tuần Giáo, thị xã Lai Châu (cũ) và thị trấn Tam Đường - thủ phủ của tỉnh Lai Châu mới hiện nay.

Nghĩa vụ làm bồi thẩm ai ơi!

Trịnh Thanh Thủy

Tôi sắp đi nghỉ hè bỗng dưng nhận được giấy gọi đi làm Bồi thẩm viên, mà ngày phải trình diện chỉ trước đó hai tuần. Thật không gì phiền phức hơn, nỗi bực dọc như đá đeo ngàn cân canh cánh bên lòng. Nhân lúc trò chuyện cùng một nhóm bạn bè trên mạng, thế là tôi tuôn ra dòng tâm sự. Không ngờ bạn bè ào ào phản hồi lại rôm rả còn hơn pháo nổ ngày tết. Người này chỉ cách giả vờ không nói tiếng Anh thạo để xin miễn trừ. Người kia chỉ cách cáo bệnh với giấy Bác sĩ để khỏi phải đi.  Người nọ bảo, nên xin trì hoãn rồi sẽ đi sau vì ấy là nghĩa vụ. Người thú thật, “Gặp em, em cứ quăng vào thùng rác, nếu họ bắt thì nói là không nhận được. Em làm 5, 6 năm nay rồi có sao đâu, họ tưởng là em không còn ở địa chỉ đó. Máy tính nó lựa mà chị, chị không đi nó bắt người khác đi, còn biết bao người. Vả lại nếu Tòa án muốn bắt đi, nó phải cho cảnh sát đem trát Tòa tới tận nhà, nó không rảnh làm chuyện đó đâu”. Điện thư cứ bay tới bay lui rối mù cả lên.

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 6 – 7

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Lưu Thiếu Kỳ và Lê Duẩn

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

08-04-1965

Mô tả: Trung Quốc cung cấp dịch vụ quân sự cho Việt Nam với điều kiện Việt Nam mời họ trước. Việt Nam chấp nhận.

Lê Duẩn: Chúng tôi muốn có một số phi công tình nguyện, lính tình nguyện... và các tình nguyện viên khác, gồm cả các đơn vị kỹ thuật cầu đường.

Mỹ kiến nghị tăng cường quan hệ với Việt Nam

clip_image001

 

Bà Michèle Flournoy, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ.

 

Lãnh đạo BQP Mỹ cho rằng cần xây dựng quan hệ đối tác với Việt Nam. Đây là một trọng tâm trong xây dựng mối quan hệ chiến lược tại khu vực châu Á.

Ý kiến trên được bà Michèle Flournoy, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, phụ trách các chính sách khu vực Châu Á, phát biểu trong một sự kiện tổ chức tại Arlington, bang Virginia, ngày 28/4.

Bên cạnh đó, bà còn nhắc tới việc một số thế lực ở châu Á đang cũng cố và kiểm soát khu vực, điều này làm suy yếu hình ảnh về khu vực Đông Á hòa bình và thịnh vượng. Do đó, Mỹ cần tăng cường sự hiện diện lâu lài tại châu Á, xây dựng các liên minh không truyền thống, răn đe và đối phó hiệu quả với các mối đe dọa tiềm năng, củng cố khả năng đối phó với mọi kịch bản có thể xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.

“Chúng tôi đang làm mọi việc có thể để hiện đại hóa mối quan hệ của liên minh để đạt được mối quan hệ đối tác trên toàn cầu theo một cách tự nhiên nhất”, bà Michèle Flournoy nói.

Về ngày “Ủy ban Khởi nghĩa Thuận Hóa mời Phạm Quỳnh ra làm việc” để rồi “đi không bao giờ trở lại”

Đại tá, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Khoan

Chúng tôi đã đăng bài Góp phần tìm hiểu và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bất tất nhiên” của Đại tá Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Khoan, ký bút danh Sông Hương, và được đông đảo bạn đọc ở trong nước và cả ngoài nước nữa hoan nghênh, khen ngợi, truyền cho nhau đọc…

Kỳ này chúng tôi lại may mắn được Đại tá Tiến sĩ ưu ái gửi cho một bài mới, kết quả của quá trình làm việc nghiêm túc, đúng phong cách của nhà sử học chân chính, nhưng vẫn với bút pháp rất độc đáo của ông, lật đi lật lại vấn đề nhiều lần, dưới nhiều góc nhìn khác nhau, thể hiện sự tin tưởng vào lương tri và trình độ hiểu biết của bạn đọc.

Xin mời các bạn cùng thưởng thức để có thêm những suy nghĩ mới về một vấn đề xảy ra cách nay đã hơn 60 năm.

Phạm Tôn

Năm 1992 tôi là Trưởng ban Ban văn học Cổ cận đại Viện Văn học, đồng thời đang đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện. Vào khoảng tháng Hai năm ấy, vừa sau Tết âm lịch, tôi tính ra biết sắp đến 75 năm ngày ra đời Nam phong tạp chí (1-7 -1917 – 1-7-1992), bèn bàn với Viện trưởng Viện Văn học lúc bấy giờ là Phong Lê tổ chức một Hội thảo Khoa học trong phạm vi hẹp ở Ban văn học Cổ cận đại, mời các chuyên gia văn học Cận đại và những học giả có hiểu biết về Phạm Quỳnh và về Tạp chí Nam phong đến trao đổi với nhau một cách thực sự cầu thị về chỗ được và chỗ không được của tờ tạp chí này cùng những đóng góp của ông Chủ bút Phạm Quỳnh, giới hạn ở góc độ một nhà văn hóa. Phong Lê tán thành đề nghị của tôi.

Một mặt chúng tôi gửi thư mời đến nhiều học giả, được các anh Nguyễn Đình Chú, Trần Quốc Vượng, Vương Trí Nhàn, Phạm Xuân Nguyên... và các cụ Hoàng Đạo Thúy, Vương Hồng Sển... nhiệt tình hưởng ứng, ai cũng nhận lời viết bài cho hội thảo; mặt khác tôi đích thân đến gặp ông Hoàng Tùng, bấy giờ đã hưu trí, để xin ông tư vấn thêm. Ông Hoàng Tùng nghe có hội thảo Nam phong thì tỏ ý rất vui, ông nói với tôi: “Bác Hồ không bao giờ tán thành giết Phạm Quỳnh. Khi nhận được báo cáo đã giết cụ Phạm, Bác ngạc nhiên lặng đi, rồi giơ tay làm hai vạch chữ thập trên tờ báo cáo, tỏ ý không chấp nhận việc làm xốc nổi tả khuynh ấy”.

Tôi còn viết thư cho ông Nguyễn Văn Trung ở TP Hồ Chí Minh mời ông viết bài, có nói rõ: quan điểm đánh giá như thế nào là tùy ông chứ không áp đặt. Một thời gian ngắn sau tôi nhận được cuốn sách Trường hợp Phạm Quỳnh do ông gửi tặng, kèm theo lá thư của ông, báo tin không tham gia Hội thảo được vì quá bận.

Tôi và Phong Lê lại rủ nhau đến gặp gia đình Phạm Quỳnh là nhạc sĩ Phạm Tuyên và GS Bác sĩ Phạm Khuê trình bày mục đích yêu cầu của hội thảo và mời hai ông tham dự. Vợ chồng nhạc sĩ Phạm Tuyên hết sức hoan hỷ, nhận lời sẽ cho vẽ một pa-nô làm phông cho hội thảo, còn BS Phạm Khuê lúc đầu có hơi ngần ngại vì sợ sẽ không đến đâu cả, nhưng sau khi nghe tôi nói rõ đây là hội thảo về Nam phong tạp chí, mời những tiếng nói nhiều chiều tranh luận với nhau, cốt tìm ra chân lý, chứ không phải nhằm kỷ niệm học giả Phạm Quỳnh, bởi chưa đến lúc, mặc dầu thế nào cũng có ngày ấy, ông bèn đổi ngại làm vui và nhận lời đến nghe với tư cách con cháu trong gia đình.

Trong tháng Sáu, công việc chuẩn bị của chúng tôi đã tạm xong. Các tham luận gửi về đã tương đối phong phú. Anh chị em xếp đặt chương trình bài nào trước bài nào sau, chủ trương trong vòng một ngày mỗi người chỉ đọc chừng 20 phút, còn 20 phút nữa là dành cho trao đối ý kiến như các Hội thảo mà tôi thường tổ chức. Giấy mời cũng đã in.Tôi bèn đến nhà nhạc sĩ Phạm Tuyên xem lại tấm pa-nô, thấy kẻ chữ rất công phu, tiêu đề lớn ghi rõ: Hội thảo 75 năm Tạp chí Nam phong và học giả Phạm Quỳnh, ở dưới đề thêm Ban Văn học Cổ cận đại Viện Văn học chủ trì, thế là có thể yên tâm.

Vào khoảng giữa tháng Sáu, Viện Văn học có tổ chức một hội nghị mà đến nay tôi không còn nhớ là hội nghị gì nhưng có nhiều vị khách quan trọng được mời, trong đó có ông Tố Hữu. Tôi biết lúc này ông Tố Hữu đã thôi giữ chức Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng và Bí thư Trung ương Đảng lâu rồi, tuy vậy vẫn là một nhân vật danh dự trong nhiều cuộc họp, và mỗi lần nghe ông phát biểu – tuy khá hiếm hoi chứ không nhiều như trước – người ta vẫn nể xen với e dè. Có một nữ Giáo sư ở Khoa Văn Trường đại học Sư phạm cũng đến dự hội nghị, nhân nhìn thấy ông Tố Hữu và cũng nhân có tôi đang ngồi cạnh chị, chị bèn bảo: “Này, có ông Tố Hữu ở đây, anh tiếc gì mà không đến nói với ông ấy một tiếng cho phải phép; chả ông trước là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thuận Hóa, chuyện cái chết của Phạm Quỳnh chắc ông ấy phải rõ chứ!” Tôi nghe bùi tai bèn đi thẳng đến chỗ ông Tố Hữu đang ngồi ở bàn trên xin tranh thủ gặp ông vài phút, rồi khi ông vừa quay lại gật đầu là tôi nói ngay vào đề, rằng Ban văn học Cổ cận đại của Viện sẽ tổ chức một hội thảo hẹp nhân 75 năm Tạp chí Nam phong vào ngày 1-7 tới, nhân thể có lời mời ông đến dự cho vui. Ông vừa nghe, hai mắt nhướng lên, mặt vẫn không đổi sắc nhưng có vẻ trắng hơn, sau đâu chừng vài phút im lặng như ngẫm nghĩ, bèn nói, giọng vẫn chầm chậm rỉ rả: “À... à... Tạp chí Nam phong à? Chuyện này... theo mình thì có lẽ còn hơi vội...” Ông im một lát rồi nói tiếp: “Để chừng hai ba năm nữa hãy làm... sẽ thuận hơn”. Ông chỉ nói có thế và nhìn xoáy vào mắt tôi, nhắc rõ từng tiếng “E còn hơi vội đấy... để chừng vài năm nữa...” đến lần thứ hai. Tôi cũng nhìn lại ông như bày tỏ một sự ngạc nhiên nhưng không đáp lại, sau đó gật đầu chào ông rồi rút lui.

Sau buổi họp, tôi có trao đổi lại với Phong Lê. Chúng tôi cân nhắc, cho rằng mấy lời của ông Tố Hữu chỉ là một ý kiến để tham khảo. Vả chăng, cuộc hội thảo đã thu lại trong phạm vi một ban chuyên môn thì chỉ là thảo luận học thuật thông thường, như các buổi thảo luận khác mà Ban thường làm, chứ không phải là hội thảo khoa học nhằm truyền thông rộng rãi, bởi vậy ta cứ tiến hành. Tôi bèn cho phát giấy mời và báo cho nhạc sĩ Phạm Tuyên đúng sáng 1-7 đưa pa nô đến thật sớm.

Tối hôm 30 tháng Sáu, khác với thường lệ, tôi không về nhà mà nằm lại ở phòng làm việc tại tầng một cuối ngôi nhà lớn của Viện (chúng tôi đã được chia nhà từ mấy năm trước nhưng vẫn có thói quen nằm lại phòng làm việc mỗi khi có chuyện gì khẩn), để đọc lại bản Đề dẫn và soát lại các bài tham luận của mọi người gửi tới. Rất khuya, bỗng nghe từ phía Phòng Hành chính gần ngoài cổng Viện có tiếng reo của chuông điện thoại. Trong không khí yên tĩnh, tiếng chuông tuy xa nhưng nghe rất rõ. Như có linh tính, tôi bỏ giấy xuống và chạy vội ra hành lang. Khi đến nơi thì một người nào đó không hiểu vì sao có khóa đã kịp mở cửa vào Phòng Hành chính cầm ống nghe và báo lại với tôi: “Trên Tuyên giáo Trung ương báo xuống ngày mai hãy dừng hội thảo Nam phong lại đã”. Tôi chỉ biết đứng sững người. Một cái lệnh đến vào giữa khuya không sao kịp xoay trở. Tính toán giỏi quá chừng!

Hôm sau anh chị em trong Ban đến rất sớm, không cần nói người nào cũng hiểu ngay cơ sự trước bộ mặt ủ ê của tôi. Chúng tôi lại phải chầu chực trước cửa Viện tìm những lời khéo léo xin lỗi quý khách để mọi người thông cảm và yên tâm ra về.

Nguyễn Huệ Chi

Chiếc mỏ neo giá bạc tỷ trên sông Hồng

Kiên Trung

clip_image002

 

Ông chủ quán bia Quách Văn Địch bên chiếc mỏ neo mà ông đã "tầm nã" được. Ảnh: Kiên Trung

 

Câu chuyện tưởng như sẽ khép lại khi một ông chủ quán chuyên quan tâm đến bia bọt bỗng dưng lạc bước đến bờ sông Hồng, nơi có “khúc củi” của lão thuyền chài Nguyễn Văn Mười để ở đó, nhưng...

Cuộc tầm nã và đánh vật của ông chủ quán bia

Ông Quách Văn Địch – chủ một quán bia ở Hà Nội, là người nhanh nhẹn, quyết đoán. Có thể vì thế nên việc ông gặp và rất nhanh sau đó đã quyết định “khênh” khúc củi mục đó về, để trong quán bia, sau này quán bia dẹp, ông khuân nó về theo những lần chuyển nhà. Bẵng đi, hơn chục năm trời ông là người chung sống với cổ vật sông Hồng.

Đó là một buổi sáng mùa hè năm 1999, sau khi lão thuyền chài Nguyễn Văn Mười vớt được chiếc mỏ neo khổng lồ được ngót một tháng. Ông Địch có bà con họ hàng ở mạn Hàm Tử Quan nên nhấp nhổm đến thăm. Đến bãi sông, ông nhìn thấy chiếc mỏ neo và dựng tóc gáy vì sửng sốt.

TS. Nguyễn Lân Cường: Không tin kho xương đã 2.100 tuổi

Phạm Ngọc Dương

clip_image001

 

TS Nguyễn Lân Cường không tin hài cốt trong lòng núi Sài Sơn là của nghĩa quân Lữ Gia.

 

(VTC News) - Hiện Thần Quang Động vẫn chưa được chính quyền quan tâm đúng mức, chưa được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu. Người dân cả nước vẫn mong chờ những lời giải đáp rõ ràng về hàng ngàn bộ xương của những người chết thảm trong lòng núi.

Nhà khoa học duy nhất để tâm đến những bộ xương trong lòng núi Sài Sơn là PGS TS Nguyễn Lân Cường. Ông Cường bảo rằng, ông đã từng có thời gian tìm hiểu về bể xương trong hang Cắc Cớ cách nay chừng 20 năm và ông thu được 2 luồng ý kiến của người dân quanh vùng. Phần lớn ý kiến cho rằng, xương cốt của nghĩa quân Lữ Gia, song cũng có một số ý kiến cho rằng đó là xương của quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc.

Thời kỳ đó, TS Nguyễn Lân Cường cũng có ý nguyện muốn khai quật, nghiên cứu những bộ xương này, song nhà chùa không ủng hộ, nên ông không tiếp tục tìm hiểu.

NGÔ THÌ SĨ – NGƯỜI MỞ ĐẦU “CÁI TÔI” MANG MÀU SẮC CẬN ĐẠI (*)

Trần Thị Băng Thanh

Ngô Thì Sĩ (1726-1780), quê ở làng Tó, tên chữ là Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội, là cha của năm tác gia họ Ngô Thì: Ngô Thì Nhậm (1746-1803), Ngô Thì Chí (1753-1788), Ngô Thì Trí (1766-?), Ngô Thì Hoàng (1768-1814), Ngô Thì Hương (tên khác là Thì Vị (1774-1821). Ông đỗ Hương tiến 1743, đỗ Hoàng giáp 1766, được phủ chúa tin dùng giao cho nhiều chức vị: Văn thị nội, Tùy giảng cho Thế tử Trịnh Sâm, Đốc đồng Thái Nguyên... rồi Tham chính Nghệ An. Năm 1771, do học trò Nghệ An kiện, ông bị Trịnh Sâm cách hết chức tước, giáng làm dân. 1775, được khởi phục(1), giữ chức Thiêm đô ngự sử, sau đó lại được giao biên soạn quốc sử. 1777, ông làm Đốc trấn Lạng Sơn. Sau chuyến công cán ở Nam Quan trở về ông lâm bệnh và mất tại nhiệm sở ngày 22 tháng X năm 1780. Ngô Thì Sĩ là tác gia lớn, người thực sự mở đầu Ngô gia văn phái. Trước tác của ông khá đồ sộ: Anh ngôn thi tập, Anh ngôn phú tập, Ngọ Phong văn tập, Khuê ai lục, Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Việt sử ký tục biên (đồng tác giả với Ninh Tốn, Nguyễn Sá, Phạm Nguyễn Du), Nam quốc vũ cống. Phụ thân ông là Ngô Thì Ức (1690-1736) - một người thực sự có tâm hồn nghệ sĩ, đã từng lều chõng đi thi Hội nhưng khoa bảng không có duyên với ông nên sau lần thi duy nhất đó, ông đã quay về với cuộc sống ẩn dật. Ngôi nhà nhỏ ở làng Tó đã trở thành “xa-lông văn học” trong vùng và những vần thơ tiêu dao của ông đã đưa người đọc đương thời như trở về với một thuở Đào Nguyên:

Hòa thượng Nhất Hạnh trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng tâm linh nhất thế giới

Trí Tánh Đỗ Hữu Tài

Năm 1994, lần đầu có dịp đặt chân đến nước Pháp, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được tin gọi điện mời tôi xuống vãng cảnh làng Mai – cũng gọi là làng Hồng – ở vùng Dordongne cách Paris về phía Nam chừng 600 km, nhờ đó tôi có dịp cùng tăng sinh làng Mai tu tập Thiền học theo phép tu Tiếp Hiện của Sư ông hai phen, trong khoảng 15 ngày. Bấy giờ chỉ mới có xóm Thượng và xóm Hạ thôi nhưng trong tâm trí tôi, đây đã là một không gian mênh mông và thật sự tĩnh lặng, trong đó con người mặc sức phơi bày diện mục chân thực của mình và có đủ mọi điều kiện thực hiện chánh niệm, chánh tư duy, để gạt bỏ đi bao nhiêu phiền muộn mà cuộc sống văn minh ồ ạt của thời buổi hôm nay luôn luôn úp chụp lên mình, làm cho ta lúc nào cũng cảm thấy ngột ngạt.

15 ngày tôi hình như đã được sống trở lại một thế giới trong quá vãng đâu từ xa lắm - cái thế giới Thiền vô cùng khoáng đạt của thơ ca sách vở đời Trần. Trước ngày chia tay, vào một buổi sáng, Thiền sinh bốn phương đủ Âu Phi, Mỹ, Á... họp mặt đông đảo tại Thiền viện xóm Thượng, tôi đã có bài thơ tặng làng Mai, cũng là tặng Sư Ông:

重 到 梅 禪 院 感 作

梅 鄊 上 下有 林 泉

屋 結 森 差 蔭 樹 邊

黃 白 黑 深 同 向 佛

越 英 法 德 一 言 禪

師 行 徒 集 如 雲 霧

鍾 叩 飱 停 似了 緣

夜 冷 梅 堆 波 月 朗

瓊 林 復 活 在 西 天

Phiên âm:

TRÙNG ĐÁO MAI HƯƠNG THIỀN VIỆN CẢM TÁC

Mai hương thượng hạ hữu lâm tuyền,

Ốc kết sâm si ấm thụ biên.

Hoàng, bạch, hắc, thâm đồng hướng Phật,

Việt, Anh, Pháp, Đức nhất ngôn Thiền.

Sư hành đồ tập như vân vụ,

Chung khấu xan đình tự liễu duyên.

Dạ lãnh Mai đôi ba nguyệt lãng,

Quỳnh Lâm phục hoạt tại Tây thiên.

Dịch thơ:

TRỞ LẠI THIỀN VIỆN LÀNG MAI CẢM TÁC

Làng Hồng hai xóm, suối rừng vây,

Lều bạt nhấp nhô dưới bóng cây.

Tu Bụt: đen, vàng, nâu, trắng đủ,

Lời Thiền: Việt, Pháp, Đức, Anh đầy.

Trò theo thầy bước như mây nổi,

Chuông nhắc người ăn lắng phút giây.

Đêm lạnh vườn mai lay sóng nguyệt,

Quỳnh Lâm sống lại dưới trời Tây.

Làng Mai đêm 4 tháng 9 năm 1994

Kính tặng Tăng Thiền làng Mai trước ngày giã từ

Nguyễn Huệ Chi

阮 惠 之

Năm 2001 lần đầu tôi có dịp đặt chân tới nước Mỹ và ở luôn trong 9 tháng. Ngày 11-9, tại San Jose tôi được chứng kiến qua màn hình vụ khủng bố Tòa tháp Đôi ở New York, với hình ảnh lửa khói ngún lên rồi hai tòa tháp theo nhau đổ sụp, cả màn hình chỉ còn là lửa và những chấm đen bay tung mịt mù. Và rồi sau đó là tình cảm đau thương phẫn uất của các cộng đồng cư dân Hoa Kỳ, nhất là người da trắng mà tôi được tận mắt thấy họ bỏ cả ăn chơi mua sắm, tự động đi cắm những lá cờ Mỹ nhỏ xíu trước mọi ngôi nhà, đến tụ tập tại những địa điểm đã định để nghe từng hồi chuông đổ rền, người thì cúi đầu mặc niệm, người ôm nhau khóc như mưa như gió, tưởng chừng một nước Mỹ thanh bình, yên ổn đã mất đi. Nhưng tôi sửng sốt biết bao khi trên tờ New York Times đăng tin Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có mặt chỉ ngay sau cái ngày khủng khiếp đó một tuần thôi - ông đến rất gần nơi hai tòa tháp đổ sụp ở New York để thuyết giảng về lẽ sống chánh niệm nhằm thức tỉnh lương tri người Mỹ, mong con dân nước Mỹ hãy nhìn sâu vào tâm thức của mình, đừng vội có những hành vi không tỉnh táo. Còn đáng ngạc nhiên hơn nữa là giữa không khí hờn căm đang sôi sục, những buổi thuyết giảng như thế lại lôi cuốn được hàng chục ngàn người Mỹ đến dự, đến nỗi một chiếc vé vào cửa cũng không còn.

Thật may mắn, đầu năm 2005, tôi có dịp gặp lại con người mình ngưỡng mộ trên chính đất nước của mình. Tôi lại có được niềm vui cùng bạn bè trong giới những người thầy dạy học đến nghe Sư Ông pháp thoại, và được bày tỏ một vài cảm tưởng về mấy lần gặp gỡ Sư Ông.

clip_image006

Sư Ông và Nguyễn Huệ Chi trùng phùng tại chùa Bồ Đề, Gia Lâm ngày 21-1-2005

Giờ đây, nhe tin Sư Ông là người được xếp thứ tư trong số 100 người có ảnh hưởng tâm linh nhất trên thế giới, tôi không chút ngạc nhiên. Sư ông là người cả cuộc đời chỉ làm mỗi một thiên chức đem đến cho con người sự thanh thản trong tâm hồn, giải thoát con người khỏi những đớn đau do hệ lụy của đời sống vật chất hiện đại mang lại, giúp con người buông xả mọi ám ảnh bạo lực mà bất kỳ nơi đâu còn bất công thì vẫn còn có nó. Sư Ông là hiện thân của đức tin vào con người như một sinh thể có quyền tự thực hiện sự tự do và bình đẳng vốn là cái hạnh phúc lớn lao nhất mà Tạo hóa ban cho họ. Trong tầm vóc ấy, Sư Ông đúng là một biểu tượng đối lập với bạo quyền, với các thế lực toàn trị, nhưng đối lập bằng thái độ bất bạo động, bằng sức mạnh lan tỏa của chính lòng lành. Sự truyền bá lòng lành từ phương cách tu tập thảnh thơi nhàn nhã, “tiệm ngộ” xoắn quyện với “đốn ngộ”của Sư Ông, đã làm cho một phần thế giới khổ đau trở nên có hạnh phúc. Đó chính là phần thưởng không gì sánh được, là cơ duyên kỳ diệu mà cuộc đời này dành cho Sư Ông.

Nguyễn Huệ Chi

Câu chuyện giấy khai sinh của ông Obama

Nguyễn Văn Tuấn

clip_image002

Báo Tuổi trẻ chạy một bản tin ngằn về việc Nhà Trắng công bố giấy khai sinh của ông Obama.  Câu chuyện bên Mĩ tưởng chừng như chẳng có dính dáng gì đến Việt Nam, nhưng nghĩ kĩ thì có ...

Ngay từ trong thời gian tranh cử, giới báo chí đã đề cập đến nghi vấn ông Obama không phải sinh ra ở Mĩ. Nếu điều này đúng thì theo luật pháp Mĩ, ông không đủ tư cách để ứng cử và làm Tổng thống Mĩ. Đến khi ông Obama đắc cử và làm Tổng thống mà dư luận vẫn còn râm ran về nơi sinh của ông.

Theo truyền thống minh bạch, ông Obama nhờ Luật sư cá nhân của ông là bà Judith Corley đi Hawaii để sưu lục lại giấy khai sinh và đem về Nhà Trắng cho ông.  Ngày hôm kia, Nhà Trắng cho công bố giấy khai sinh.  Giấy khai sinh cho thấy ông sinh ngày 4/8/1961 tại đảo Oahu, Honolulu.  Giấy khai sinh còn ghi rõ cha ông lúc đó 25 tuổi là sinh viên ở Hawaii, và mẹ là Ann Stanley Dunham.

Thư giãn Chủ nhật - Lẩm cẩm thiên hạ sự hay là “Kế hoạch xóa bỏ chế độ Đa đảng ở Mỹ”

Lẩm Cẩm Lão Gia

clip_image001

 

Cựu giám đốc cơ quan kiểm soát không lưu Mỹ Hank Krakowski. Ảnh: AP

 

Sau chuỗi sự cố liên quan đến an toàn hàng không bởi nhân viên kiểm soát không lưu ngủ gật đã khiến người đứng đầu cơ quan không lưu của nước Mỹ phải từ chức (1) - Ông Hank Krakowski hôm qua đã đệ đơn từ chức, sau vụ các nhân viên của ông liên tục mắc lỗi ngủ gật khi đang làm nhiệm vụ.

Để tránh những sự cố “ngủ gật” chết người này trong tương lai, người đứng đầu cơ quan quản trị hàng không của Mỹ (FAA), ông Babbitt đã “cam kết sẽ có một cuộc rà soát từ gốc đến ngọn đối với hệ thống kiểm soát không lưu tại Mỹ. Đồng thời, FAA sẽ bố trí thêm một nhân viên kiểm soát trong các ca trực đêm tại 27 trạm kiểm soát trên toàn nước Mỹ”.

Thế nhưng, cũng theo bản tin trên thì “những người làm công việc kiểm soát không lưu tại Mỹ chia sẻ rằng họ có những khó khăn đặc thù. Lịch làm việc dày đặc và việc phải ngồi trong một căn phòng tối vào ban đêm để chờ liên lạc với các phi công, khiến việc ngủ gật là rất dễ xảy ra”.

Ngoài những lý do đầy khách quan trên đây, những người làm công việc kiểm soát không lưu còn có một lý do chính đáng để biện minh cho việc “ngủ gật” của mình. Vâng. Đó là “từ chức hết thì lấy người đâu làm việc”. Nước Mỹ có hơn 300 triệu dân cũng như có một nguồn nhân lực được đào tạo bài bản tương đối dồi dào trong nhiều lãnh vực, nhưng những người đã qua khóa học đào tạo “cán bộ mặt dày” và “tinh thần yêu ghế” thì rất ít.

Trên bàn nhậu tuần qua- số 10

Blog Quê Choa

clip_image001

1. Trên bàn nhậu tuần qua toàn là  tin tức về những cái chết dễ sợ. Đầu tiên là cái chết của một cái hồ: Hồ Ba Bể đợi ngày… biến mất là cái chết được báo trước của ”hòn ngọc thiên nhiên”, được quốc tế công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Do khai thác quặng, xây dựng bừa bãi, chặt phá rừng gây xói lở, chỉ trong vòng 30 năm, những cái hồ khổng lồ giờ đã bị biến mất thay vào đó là cột điện, ruộng cấy bản làng và đường đi. GS Đặng Hùng Võ nói: “Tôi có cảm giác toàn bộ hệ thống quản lý ở đây đều vô thức, vô cảm, vô trách nhiệm. Chúng ta “ăn quỵt” của thiên nhiên một, chúng ta sẽ bị thiên nhiên đòi lại gấp nghìn lần. Rõ ràng ở một cấp nào đó đã có lỗi và phải chịu trách nhiệm”. Cấp nào vậy ta? Hay là tất cả các cấp, nghĩa là không có cấp nào, hu hu.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn