Thư ngỏ của nhà khoa học Thái Văn Cầu gửi PGS TS Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam

Thưa Giáo sư,

Trước hết chúng tôi xin cám ơn Giáo sư đã trình bày quan điểm về quá trình đàm phán và phân giới cắm mốc Việt-Trung, qua cuộc trò chuyện với TuanVietnam.net, lên mạng ngày 30/12/2010 vừa qua.1

Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định của Giáo sư rằng "[...] biên giới là vấn đề thiêng liêng của mọi quốc gia, dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam thì vấn đề chủ quyền lãnh thổ lại càng thiêng liêng cao cả. Dân tộc ta từ nghìn xưa đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và khát khao mong muốn được sống trong hòa bình, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng... Lịch sử chỉ xảy ra có một lần, nhưng viết về lịch sử thì nhiều lần, bởi nhiều người để đi đến có cái hiểu thống nhất về lịch sử."

Vừa qua, khi tiếp các thành viên Ban Chấp hành Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng nói: "Lịch sử là phải đúng sự thật, trung thực và chính xác [...]".2

Thư của blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh kêu gọi Đài Á Châu Tự Do (RFA) và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA)

Kính gửi bác Huệ Chi cùng Ban Quản trị trang mạng Bauxite Việt Nam,
Cháu có xem các văn bản mà Bauxite Việt Nam đăng tải về việc anh Hà Vũ kêu gọi đài VOA và RFA tham gia tố tụng.

Cá nhân cháu là một người quý mến và ngưỡng mộ những gì anh Hà Vũ làm, và cũng đã từng tham gia trả lời phóng vấn hai đài nói trên, vì vậy cháu đã làm một lá thư kêu gọi VOA và RFA xem xét lời đề nghị của anh Hà Vũ để sắp xếp tham gia tố tụng.

Cháu xin chịu trách nhiệm bảo mật toàn bộ thông tin của người gửi tên.

Cháu chỉ muốn góp thêm một phần vào việc đòi công bằng cho anh Hà Vũ.

Mến chúc bác và mọi người một năm mới an lành, may mắn và bình an.

Như Quỳnh

Nếu Việt Nam còn xem quần đảo Hoàng Sa là của mình

Nguyễn Hữu Quý

clip_image002

 

"Sói biển" Mai Phụng Lưu - khí phách can trường của người Việt, dân tộc Việt
đưa anh trở lại biển là tiếng gọi của hôm nay, của thời đại...

(SGTT: Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu (áo sọc, giữa) trong ngày trở về đất liền (26.10.2010) sau 44 ngày đêm bị Trung Quốc bắt giữ và bị kẹt trên đảo vì gió bão. Ảnh: Minh Đức)

 

Báo SGTT Media ngày 05/01/2011 đưa tin Khi thuyền trưởng Mai Phụng Lưu bỏ biển. Đây là một bài báo ngắn, chỉ riêng nhan đề của bài, tôi tin rằng sẽ làm cho nhiều người Việt Nam đang nặng lòng với Tổ quốc, với chủ quyền đất nước không khỏi trăn trở và suy tư, thậm chí là xót xa, cay đắng!

Đây là bài báo ngắn, có thể trích lại nguyên nhân anh phải bỏ biển như sau:

“Mai Phụng Lưu phải giao chiếc tàu cho đầu nậu vì ông mắc nợ đến 600 triệu đồng. Đó là chưa kể những khoản nợ sau ba lần bị Trung Quốc phạt tiền trước đó, mỗi lần 7 vạn nhân dân tệ, đã đẩy Mai Phụng Lưu vào con đường cùng kiệt. Đời người đi biển, con thuyền còn quan trọng hơn nhà vì còn thuyền thì có thể làm ra nhà. Mai Phụng Lưu không có thuyền đi biển, giống như người mất chân”.

Nói về tài nghệ của “sói biển” Mai Phụng Lưu, bài báo cho biết:

“Ngư dân Nguyễn Đảng, gần 70 tuổi, là một trong chín thuyền viên đi trên tàu của Mai Phụng Lưu, trách: “Thằng cha Lưu đi biển thuộc từng hòn đảo, từng rặng san hô ngầm. Lái thuyền lượn quanh các đảo như người ta đi xe máy tránh ổ gà trên những đoạn đường quen gần nhà. Anh em đi với nó rất khoái. Nhưng cũng không có thằng cha nào can đảm như cha này, bị Trung Quốc bắt nhiều lần mà vẫn không ngán, vẫn ra khơi”.

Mai Phụng Lưu giờ ở tuổi 44, có thâm niên 30 năm sóng gió biển khơi, nhưng giờ như chim gãy cánh, khi ba tháng nay, không dám ra khỏi nhà”. 

Kinh tế Việt Nam - Một năm nhìn lại

Nguyễn Hà

Năm 2010 đã kết thúc, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang phải vượt qua khó khăn của dư âm khủng hoảng kinh tế; Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm phục hồi và duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm trước. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,32%, đến năm 2010 đạt 6,78%, vượt mục tiêu tăng trưởng 6,5% của Quốc hội đề ra. Cả 3 khu vực kinh tế: khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực Công nghiệp và Xây dựng, khu vực Dịch vụ đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2009. Đây là kết quả của sự cố gắng vượt bậc trong việc thực hiện các biện pháp và giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế của nước ta. Giá trị sản xuất Công nghiệp năm 2010 tăng 14% so với năm 2009 (trong đó công nghiệp Nhà nước tăng 7,4%, công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 14,7%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,2%); giá trị sản xuất Nông nghiệp tăng 4,7%, giá trị sản xuất Lâm nghiệp tăng 4,6%; giá trị sản xuất Thủy sản tăng 6,1%; tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng (giá thực tế) tăng 24,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5%, kim ngạch nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1%; nhập siêu giảm 5,2% so với nhập siêu năm 2009; số lượt khách du lích đến Việt Nam tăng 34,8%.

Mua bán lúa gạo năm 2010: nông dân đang làm tôi mọi cho doanh nghiệp, nông dân đang bị bóc lột thậm tệ

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

imageNăm 2010 này, mua bán lúa gạo có hai kỷ lục:

1) Tổng công ty Lương thực miền Nam đạt lợi nhuận kỷ lục từ mua bán lúa gạo: lợi nhuận vượt kế hoạch 68%, tăng 63% so với cùng kỳ. (1)

2) Nông dân bán lúa đông xuân với giá rẻ kỷ lục.

VFA MUA LÚA CỦA NÔNG DÂN NĂM 2010 VỚI GIÁ TỐI ĐA 4.000 ĐỒNG/ KG.

Khi nông dân bắt đầu thu hoạch vụ đông xuân, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết trên Thời Báo Kinh tế Sài Gòn: "Từ tháng 3, giá lúa thu mua có thể tăng lên chứ không giảm giá liên tục như thời gian qua. Hiện tại, giá lúa (độ ẩm 16%) mà VFA mua tại kho là 4.300-4.400 đồng/kg.”. (2)

Như vậy giá mua lúa đông xuân của VFA khoảng 4.400 đồng/kg. Đây là giá lúa đông xuân thấp nhất kể từ năm 2008.

“Thách thức nằm trong nội tại nền kinh tế”

Đức Quân

clip_image001

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan.

Bốn năm sau khi Việt Nam gia nhậpTổ chức Thương mại Thế giới (WTO), những hồ hởi và kỳ vọng ban đầu nay đã phần nào nhường chỗ cho những lo ngại.

Nhìn nhận về những điều được, mất, hồi tưởng lại quan điểm lúc đàm phán và nhìn nhận tại thời điểm hiện nay, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ:

- Có thể thấy tình hình đất nước sau khi gia nhập WTO đã có những biểu hiện tích cực. Biểu hiện thứ nhất là xuất khẩu của chúng ta tiếp tục tăng với tốc độ trên 20%/năm, với thị trường ngày càng được mở rộng. Cái thứ hai cũng có thể cảm nhận một cách đặc biệt rõ nét là đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam bùng nổ các năm 2007 và nhất là 2008, với tốc độ chúng tôi cũng không ngờ tới.

Điều đó nói lên sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam càng mạnh hơn nữa sau khi Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới. Từ đó, các dòng tiền ngoại đổ vào Việt Nam, kể cả qua đầu tư, xuất khẩu, rồi kiều hối, lao động… Tất cả những cái đó làm cho dự trữ ngoại tệ của chúng ta tăng lên đáng kể.

Luật sư Trịnh Minh Tân kiến nghị xem xét lại bản án hình sự phúc thẩm cho ông Trần Văn Thanh

Xung quanh vụ án thiếu tướng Trần Văn Thanh, nguyên Chánh thanh tra Bộ Công an, báo chí đã tốn nhiều bút mực. Mới đây nhất, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có kháng nghị giám đốc thẩm, theo hướng thiếu tướng Trần Văn Thanh không phạm tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Đây là vụ án điển hình về việc chính toà án có dấu hiệu đi ngược lại quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và trái với nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật hình sự, khi toà để kết án, lại viện dẫn hai văn bản, một của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng và một của Thanh tra Chính phủ, chứ không phải của các cơ quan tố tụng theo luật định. Như thế, nguyên tắc độc lập của toà án đã bị vi phạm. Bauxite Việt Nam thường không đăng những bài nêu vấn đề quá cá biệt. Lần này, chúng tôi đăng tải hai văn bản về kiến nghị của Luật sư Trịnh Minh Tân, người bào chữa cho Thiếu tướng Trần Văn Thanh, do Luật sư trực tiếp gửi cho Bauxite Việt Nam, là vì đồng tình với nhận định của Luật sư, rằng việc làm trái luật như trên “sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm” cho nền tư pháp nước nhà.

Bauxite Việt Nam

“Miệng nhà quan có gang có thép”

Trần Anh Tuấn

Câu nói này ám chỉ cái sức mạnh gần như tuyệt đối của tầng lớp nắm quyền lực thống trị những kẻ “vô quyền lực”, tức dân đen. Suy rộng ra, ý quan là ý trời, mà đã là trời thì mỗi quyết định của ngài đều phải được coi là chân lý.

Vì trời cũng có con nên người ta mới gọi Thiên tử (con trời), chỉ vua. Và vua thì luôn lấy tôn chỉ “Thế thiên hành đạo” để trị vì thiên hạ. Trong thời đại mới, ngôn ngữ cũng được hiện đại hóa nên cái câu sặc mùi duy tâm ấy có vẻ được khoác một cái áo mềm mại, mỹ miều hơn chăng: Dân chủ?

“Chủ” đi tù còn “đầy tớ” (không phải là chủ) thì ở nhà vui thú điền viên

Các tập đoàn Việt Nam gặp khó khăn hơn khi vay nợ nước ngoài do vụ Vinashin

Thụy My

clip_image001  

Ngân hàng Crédit Suisse, chủ nợ của tập đoàn Vinashin (DR)

 

Nhật báo tài chính Anh Financial Times hôm nay cho biết, sau vụ tập đoàn Vinashin hoãn chi trả đợt đầu món nợ đáo hạn, nhiều công ty khác của Việt Nam đang gặp khó khăn khi đi vay nợ trên thị trường quốc tế. Trả lời phỏng vấn RFI, chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho biết là theo ngân hàng Crédit Suisse, việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn.

Tờ báo trích lời ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, nói rằng công ty của ông đang chuẩn bị phát hành cổ phiếu để huy động 200 triệu đô la trên thị trường Singapore, nhưng có lẽ phải trả lãi đắt hơn so với các công ty của những nước đang phát triển khác tại châu Á.

Cũng theo Financial Times, ông Đoàn Nguyên Đức cho biết Hoàng Anh Gia Lai đang đợi cổ phiếu công ty mình được đánh giá, nhưng nhìn chung các công ty Việt Nam dự định bán cổ phiếu ra thị trường quốc tế có lẽ phải chấp nhận trả cổ tức khoảng 9% hoặc hơn nữa, so với trước đây chỉ là 7%.

Trước khi xảy ra vụ Vinashin, trái phiếu thời hạn 10 năm của Việt Nam trước đây lãi cao nhất chỉ có 6,9%. Giá cả tiêu dùng hiện tăng 11,75% so với cùng kỳ năm ngoái, và lãi suất trong những tháng gần đây đã tăng ở mức kỷ lục, khiến nhiều công ty trong nước phải trả lãi suất vay bằng tiền đồng đến 20% một năm.

'Dứt khoát phải làm đường sắt cao tốc'

clip_image002  

Việt Nam muốn xây đường sắt cao tốc theo mô hình của Nhật

 

Bộ trưởng Giao thông Vận tải khẳng định sẽ làm lại để trình Quốc hội báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt cao tốc vốn bị bác hồi năm ngoái.

Hồi tháng Sáu, Quốc hội Việt Nam đã bác đề xuất cho dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh trị giá 56 tỷ đôla.

Nay bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nói trong một cuộc họp báo ở Hà Nội rằng một "đơn vị tư vấn" của Nhật Bản đang chuẩn bị ký hợp đồng nghiên cứu khả thi dự án tàu cao tốc với Việt Nam để thúc đẩy dự án này.

Nội dung hợp tác được ông Dũng cho biết là "làm lại báo cáo tiền khả thi trước đó đã trình Quốc hội, bổ sung một số vấn đề cho rõ thêm".

Ông bộ trưởng cũng được báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn lời nói sẽ có hai dự án khả thi cho hai tuyến Hà Nội – Vinh và Nha Trang – Sài Gòn, để "trên cơ sở đó lên quy hoạch chi tiết cắm mốc giới tuyến nhằm giữ đất về lâu dài".

Công ty Trung Quốc trúng thầu xây dựng nhà máy điện ở Việt Nam

Công ty Điện lực Kaidi Vũ Hán có trụ sở ở Trung Quốc đã ký một hợp đồng trị giá 645 triệu đôla với công ty cổ phần nhiệt điện Việt Nam Thăng Long để xây dựng một nhà máy nhiệt điện ở miền bắc Việt Nam.

Bản tin hôm thứ Hai trên Steel Guru cho hay theo hợp đồng này nhà máy sẽ được đặt tại tỉnh Quảng Ninh sẽ được hoàn tất trong vòng 45 tháng và sẽ có công suất 600 megawatt.

Công ty Điện lực Kaidi Vũ Hán là công ty chuyên về cung cấp than thô, hợp đồng xây dựng các trạm phát điện, cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp. 

Theo dự báo của chính phủ Việt Nam, nhu cầu điện trong nước sẽ tăng với tỉ lệ 16% mỗi năm cho tới năm 2015, trong khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng khiến cho mức cung không theo kịp mức cầu.

Ngoài việc xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện và thủy điện, Việt Nam cũng đã loan báo kế hoạch xây dựng 8 nhà máy điện hạt nhân trước năm 2030.

Theo kế hoạch, 8 nhà máy hạt nhân sẽ được xây ở các tỉnh miền trung, mỗi nhà máy có ít nhất 4 lò phản ứng, và sẽ có tổng công suất từ 15 đến 16 ngàn megawatt.

Hồi tháng 6 năm 2010, Việt Nam đã lựa chọn tập đoàn nhà nước của Nga, Rosatom, cho dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam.

(Theo China Knowledge, Steel Guru)

Nguồn: VOA

Than, dầu thô VN sẽ ‘cạn kiệt’ năm 2025

clip_image001  

Than và dầu thô cạn kiệt ảnh hưởng lớn đến công suất phát điện của Việt Nam.

 

Việt Nam đối diện với nguy cơ thiếu trầm trọng nhiên liệu thô dùng cho phát điện trong 15 năm tới, một chuyên gia về quản lý năng lượng cảnh báo.

Ông Nguyễn Bá Vinh, điều phối viên Dự án dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VN dự đoán tài nguyên than đá, dầu khí của VN sớm cạn kiệt, một khi ''phong trào'' xây nhiệt điện vẫn tiếp tục.

Sau 5 năm thực hiện, dự án tiết kiệm điện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa kết thúc năm 2010, với tài trợ từ Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Than đá, dầu DO là nhiên liệu chính của hệ thống nhiệt điện tại Việt Nam.

Theo ông Vinh, khả năng thiếu hụt điện trong tương lai là khá lớn nếu Việt Nam không có chính sách tiết kiệm và phát triển năng lượng bền vững.

“Việt Nam khi ấy sẽ đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng ngày càng lớn, phải phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu ngày một tăng,” vị quản đốc chương trình tiết kiệm năng lượng nói.

Hai bài báo về khai thác đất hiếm

Chạy đua sản xuất đất hiếm

Chi Giao (theo Kitco)

Để hạn chế việc Trung Quốc “làm giá” do nước này chiếm hơn 90% lượng cung nguồn đất hiếm, nhiều công ty trên thế giới đang tăng cường chạy đua sản xuất đất hiếm.

17 nguyên tố trong đất hiếm và ứng dụng:

Scandium: Hợp kim nhôm dùng trong ngành hàng không vũ trụ

Yttrium: Phốt pho, gốm, laze

Lanthanum: Pin sạc

Cerium: Pin, chất xúc tác, làm bóng kính

Praseodymium: Nam châm, thuốc nhuộm kính

Neodymium: Nam châm, laze, kính

Promethium: Pin hạt nhân

Samarium: Nam châm, laze, đèn

Europium: TV màu, phốt pho đỏ

Gadolinium: Chất siêu dẫn, nam châm

Terbium: phốt pho xanh, đèn huỳnh quang

Dysprosium: Nam châm, laze

Holmium: Laze

Erbium: Laze, Thép Vanadi

Thulium: Nguồn x-ray, gốm

Yterrbium: Laze hồng ngoại, kính phản chiếu cao

Lutetium: Chất xúc tác, máy chụp cắt lớp PET

 
Dự báo, năm 2014 – 2015, sản lượng đất hiếm sẽ dồi dào hơn, giá cả ổn định hơn.

Trung Quốc vẫn chi phối

Theo AP, sự thống trị của Trung Quốc đối với thị trường đất hiếm vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2011. Tuy nhiên, trong những năm tới, các quốc gia khác cũng sẽ bắt đầu khai thác nguồn tài nguyên đất hiếm của họ nhằm hạn chế sự  chi phối của Trung Quốc đối với thị trường này.

Ông Charle Malan, nhà phân tích khai thác mỏ và kim loại cao cấp thuộc công ty đầu tư Mỹ Van Eck Global cho rằng Trung Quốc có khả năng điều khiển thị trường nếu họ muốn và trong 5 năm tới, sản lượng đất hiếm sẽ tăng trưởng mỗi năm khoảng 9% tương đương 225.000 tấn. Hiện tại, đất hiếm được cung cấp với sản lượng khoảng 125.000 tấn , trong đó Trung Quốc đã chiếm tới 120.000 tấn.

Các nhà nhập khẩu chính lệ thuộc Trung Quốc do giá “hợp lý”.  Theo nhà địa chất Mickey Fulp, Trung Quốc phát triển khả năng sản xuất khoáng chất này theo cách khiến nguồn cung khác bị tụt lại phía sau nhanh chóng, chứ không phải vì đất hiếm thật sự hiếm.

Hối hả chạy đua sản xuất

“Trong năm 2012, sẽ có thêm 20.000 tấn đất hiếm từ Molycorp” – Marino G. Pieterse, nhà xuất bản và biên tập viên của ấn bản Thư vàng Quốc tế, Thư Uranium Quốc tế và Những nguyên tố đất hiếm Quốc tế cho hay.

Molycorp không phải là công ty đất hiếm duy nhất bắt đầu sản xuất đất hiếm trong vài năm tới.

“Trong năm 2013, sẽ có 3 công ty bắt đầu sản xuất đất hiếm”, Pieterse nói “Công ty đất hiếm Frontier sẽ sản xuất từ 10.000 – 20.000 tấn, Công ty TNHH Đất và khoáng sản Greenland cung cấp 40.000 tấn và Công ty TNHH Tài nguyên Đất hiếm sẽ là 20.000 tấn”.

Tập đoàn Lynas của Australia cũng bắt đầu sản xuất đất hiếm, hứa hẹn sản lượng hơn 20.000 tấn.

Những nhà phân tích cho rằng việc hướng về nền sản xuất rộng hơn có thể mang lại sản lượng đất hiếm dồi dào vào thời điểm 2014-2015, giúp ổn định giá cả.

Người Trung Quốc ở Lào

Thiên Triều

clip_image001

Những thay đổi nhân sự cấp cao gần đây ở Lào có thể là những điều chỉnh cho những chính sách đã qua, có thể thấy như dưới đây.

Tân Hoa xã 22/12/2010 loan báo: “Đầu tư của Trung Quốc vào Lào đã gia tăng đáng kể trong hai năm qua, từ 247 triệu USD năm 2009 lên 556 triệu USD năm 2010”. Các số liệu này do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Lào – Sinlavong Khouthphaythoune – công bố tại một hội thảo hôm thứ ba tuần trước do chính phủ Lào và sứ quán Trung Quốc cùng tổ chức ở thủ đô Vientiane. Tân Hoa xã cho biết chính phủ Lào thực hiện chính sách mở cửa tiếp nhận đầu tư trong hai thập niên qua vào 13 lĩnh vực đã thu hút 39 quốc gia,

Thật ra, cách đưa số liệu trên của Tân Hoa Xã không phản ánh chính xác tình hình là đang có một cuộc đua tay ba giữa Việt Nam, tạm đứng thứ nhất với 2,77 tỷ USD qua 252 dự án, sát sau đó là Trung Quốc với 2,71 tỷ USD qua 397 dự án, Thái Lan với 2,6 tỷ USD qua 269 dự án. Từ đó, có thể hiểu tại sao Tân Hoa Xã chua thêm rằng cuộc hội thảo này là “để tìm kiếm cùng với giới doanh nhân Trung Quốc các giải pháp cho môi trường đầu tư ở Lào”. Bộ trưởng Sinlavong cho biết chính phủ Lào sẽ quan tâm cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư hơn nữa, cải thiện công cụ pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi”. Có thể thấy rõ vấn đề đặt ra ở hội thảo Lào-Trung này là: tạo điều kiện thuận lợi đến đâu hơn nữa cho nhà đầu tư Trung Quốc chứ không phải tạo điều kiện thuận lợi “chung chung cho mọi người”?

Chìa khóa thành công khi làm việc ở Trung Quốc

(Diễn văn nhận chức Giáo sư danh dự tại đại học Y khoa Hà Nội 12/13/2010)

Thạch Nguyễn MD FACC FSCAI

Thưa quí Thầy, quí Giáo sư và các bạn,

Năm nay đánh dấu 19 năm làm việc của tôi ở Á châu, chủ yếu ở Trung Quốc, Hàn quốc và Việt Nam. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn GS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, GS Phạm Gia Khải, nguyên Viện trưởng Viện Tim Quốc gia Việt Nam và GS Nguyễn Lân Việt, đương kim Viện trưởng Viện Tim Quốc gia Việt Nam về lòng hiếu khách nồng hậu và mối quan hệ làm việc tốt đẹp trong những chuyến đi Việt Nam của tôi.

Hai bài báo về máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc

(1) Trung Quốc tiếp tục phát huy sức mạnh quân sự

Đoàn Hưng Quốc

clip_image002Bản tin trên tuần san hàng đầu về hàng không không gian Aviation Week ngày 30-12-2010 cho đăng hình chụp của một máy bay tàng hình (stealth) đang thử máy trên sân bay của Trung Quốc

Phi cơ này mang tên J-20 thuộc cùng thế hệ nhưng lớn hơn so với hai kiểu máy bay hiện đại nhất của Mỹ là F-22 và F-35, nên các nhà quan sát Tây Phương nhận xét đây sẽ là loại chiến đấu – oanh tạc cơ (fighter-bomber) tầm xa. Các chuyên gia cũng đánh giá rằng không quân Trung Quốc sẽ được trang bị loại máy bay này trước năm 2020 nghĩa là sớm hơn dự kiến trước đây của Bộ Quốc phòng Mỹ, và sẽ có tầm ảnh hưởng lớn đến cán cân quân sự tại vùng biển Hoa Đông, Đài Loan và khu vực Biển Đông.

Như vậy Bắc Kinh đang canh tân quốc phòng song song trên nhiều mũi nhọn chiến lược:

Kinh tế, đối nội và đối ngoại 2010

Vũ Thành Tự Anh

(TBKTSG) - Về phương diện kinh tế, năm 2010 khép lại với tốc độ tăng trưởng cao hơn một chút so với kỳ vọng, song với những cái giá phải trả rất đắt: lạm phát so với cùng kỳ năm trước lên tới 11,75%, lãi suất cho vay tăng vọt lên 15-18%, chênh lệch tỷ giá trong và ngoài ngân hàng lên tới trên 10%, nhập siêu (không kể vàng) xấp xỉ 15 tỉ đô la, dự trữ ngoại hối đã giảm xuống mức thấp, thâm hụt ngân sách vẫn nằm ngoài ngưỡng an toàn…

Rõ ràng là ổn định vĩ mô cho đến nay vẫn chỉ dừng lại ở ước muốn chứ chưa đi vào đời sống kinh tế. Nguyên nhân chính là do việc quá ham chạy theo tăng trưởng ngắn hạn trong một nền kinh tế kém hiệu quả, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp nhà nước. Không những thế, chính sách tiền tệ và tài khóa thiếu phối hợp, thậm chí mâu thuẫn nhau, khiến cho môi trường vĩ mô vốn đã bất ổn càng trở nên bất định và ẩn chứa nhiều bất trắc.

"Ông chủ" tương lai - Liệu có bị suy nhược?

Sáu Nghệ

clip_image001

 

Bữa ăn đạm bạc của một gia đình công nhân (ảnh Internet)

 

(Tamnhin.net) - Dư luận cả nước bàng hoàng về hành vi của một bà gọi là bảo mẫu dùng chân tắm cho cháu bé ba tuổi như tắm con vật. Video clip quay tại một cơ sở giữ trẻ tư nhân ở tỉnh Bình Phước. Quá nhiều câu hỏi đặt ra cũng như có quá nhiều nỗi đau nhói lên trong lòng mỗi con người bình thường. Trong đó, có một câu hỏi bình thường mà thật khó trả lời, câu hỏi về nơi học của con cái công nhân.

Công nhân ở đây là những người đang ngày đêm vất vả trong các khu công nghiệp để làm nên những con số tăng trưởng kinh tế hào hứng đọc ở các diễn đàn. Câu hỏi có vẻ bất ngờ bởi khắp nơi đã và đang vang lên những tuyên bố “trẻ con được cả xã hội quan tâm chăm sóc”. Hơn cả trẻ con nói chung, con cái của giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong lãnh đạo ở nước ta, luôn được khẳng định là “thế hệ kế thừa vừa hồng vừa chuyên”.

Còn thực tế ở các khu công nghiệp hiện nay, hầu hết không có trường học mầm non. Thậm chí, hệ thống nhà trẻ công lập không nhận trẻ dưới 18 tháng. Hàng năm, ngành GD-ĐT báo cáo thành tích huy động trẻ ra lớp rất cao, nhưng đã trừ lứa tuổi mầm non này ra. Người công nhân chỉ được nghỉ đẻ bốn tháng để chăm sóc con, sau đó muốn đi làm chỉ có thể gửi con vào các cơ sở giữ trẻ tư nhân. Mà các cơ sở giữ trẻ tư nhân, ngành GD-ĐT cho rằng, do chính quyền địa phương quản lý, còn chính quyền địa phương lại nói không có người để quản lý.

Cán bộ là gì của dân?

Trần Huy Thuận

clip_image001

(Tamnhin.net) - Phải chăng lâu nay vì chúng ta chỉ nhấn mạnh cái vế phục vụ (“nô bộc, đầy tớ”), mà xảy ra tình trạng, một bộ phận cán bộ đã biến chất thành những tên – vẫn là "đầy tớ" đấy, nhưng là thứ đầy tớ lưu manh, ăn hiếp, ăn cắp, thậm chí ăn cướp của "chủ" - dân!

Chúng ta thường nói: “Cán bộ là đầy tớ” của nhân dân!  Đạo Khổng, đạo Nho dạy: Quan là công (nô) bộc [1] của dân. Suốt mấy nghìn năm lịch sử, không biết bao nhiêu triều đình phong kiến Á Đông đã tuân theo điều răn dạy ấy!

Nhưng không chỉ có một vế nô bộc, triều đình phong kiến còn định nghĩa: Quan là phụ mẫu của dân! Như vậy quan vừa phải là người tận tụy làm việc cho dân (như một nô bộc); vừa phải đàng hoàng, gương mẫu trước dân (như cha mẹ của dân)!

Ông Lưu Hiểu Ba không cô đơn

Quỳnh Chi, phóng viên RFA

Một trong trong những sự kiện nổi bật trong năm 2010 là sự kiện giải Nobel Hòa bình được trao cho ông Lưu Hiểu Ba.

HONG KONG-CHINA-NOBEL-PEACE-PROTEST  

Một hàng rào cảnh sát ngăn chặn người biểu tình đòi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba hôm 25/12/2010 tại Trung Quốc. AFP photo

 

Nhà bất đồng chính kiến này cũng là người Trung Quốc đầu tiên được nhận giải thưởng cao quý ấy. Ông không được tận hưởng niềm vui trọn vẹn vì phải thọ án trong chốn lao tù lạnh lẽo. Thế nhưng, ông Lưu Hiểu Ba không hề cô đơn.

Biểu tượng dân chủ

Cái tên Lưu Hiểu Ba đã không còn xa lạ với thế giới. Người đàn ông với gương mặt cương nghị ấy đối với một số người là một tội phạm, nhưng là biểu tượng dân chủ đối với rất nhiều người.

Từ năm 1991, ông đã bị cấm diễn thuyết và viết sách trên quê hương của mình. Vậy mà ông vẫn chưa bao giờ từ bỏ ý định cất lên tiếng nói. Năm 2006, trong một cuộc phỏng vấn với PEN center Trung Quốc, do ông làm chủ tịch. Ông nói:

“Chúng tôi sẽ không sợ sệt áp lực nào ngăn cấm tự do viết lách, bất kể áp lực tự đó từ phía chính phủ hay từ các nguồn khác”.

Rắc rối

Đông A

imageÔng Cù Huy Hà Vũ quả là người có thể tạo ra những rắc rối bất ngờ. Mới đây, tôi thấy trên mạng, thư của ông gửi cho ông Nguyễn Minh Triết và đài VOA đề nghị tham gia quá trình tố tụng. Chuyện đề nghị ông Nguyễn Minh Triết tham gia tố tụng quá tầm phào và dễ giải quyết, bởi vì Viện Kiểm sát đã có thể là một đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước Việt Nam. Nhưng chuyện đề nghị đài VOA tham gia tố tụng là một chuyện hấp dẫn và chưa từng có tiền lệ, theo như sự hiểu biết của tôi.

Tôi chưa được đọc văn bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nên không rõ trong đấy viết cụ thể như thế nào. Nhưng theo thư đề nghị của ông Cù Huy Hà Vũ, trong cáo trạng có đưa ra hai bài đài VOA phỏng vấn ông Cù Huy Hà Vũ, và như vậy đài VOA là cơ quan có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Luận điểm này không phải không có cơ sở. Chẳng hạn báo Tuổi trẻThanh niên từng là cơ quan có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khi phóng viên của họ bị truy tố trong vụ PMU. Điểm khác biệt ở đây chỉ là đài VOA là một cơ quan truyền thông của nước ngoài.

Cạnh Trung Quốc: Cơ hội hay thách thức tùy ở Việt Nam

Kính gửi Giáo sư Gegina,

“Thách thức” và “cơ hội” là hai danh từ chỉ hai vị thế nhưng bao hàm khá nhiều biến thế. Một cách ngắn gọn, trong tinh thần tích cực, thách thức hàm chứa cơ hội tốt hơn như một cuộc thi tuyển cần nhiều cố gắng vì thành quả là những tưởng thưởng, những thu hoạch. Ngược lại, dưới viễn tượng tiêu cực, thách thức lại mang ý nghĩa chống đối và cơ hội là những tai ương tàn phá hủy diệt.

Bà là một giáo sư kinh tế, tất nhiên cách suy nghĩ và hành động có lẽ đang xoay quanh mấy chữ cạnh tranh, hợp tác thương mại, và có lẽ cũng đã quên rằng Việt Nam đã từng bị Trung Quốc đô hộ, cũng đã từng “thách thức” những đạo quân đến từ phương Bắc và cũng đã từng “hợp tác” qua những tên Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, và có lẽ bà cũng không biết rằng cha ông chúng tôi tuy nhiều lần đánh bại phương Bắc nhưng cũng đã cố gắng triều cống để được “cơ hội” cho dân tộc được yên thân.

Vì sao chúng tôi khi đọc hai từ thách thứccơ hội lại không có cái cảm giác yên tâm kiểu cùng làm ăn thành đạt theo công thức “win-win” cho dù cái phần “win” về phía chúng tôi có ít hơn đi nữa (con số mấy mươi tỷ đô la nhập siêu). Không cần phải đi sâu giải thích, giáo sư có lẽ cũng đã biết (nhưng không có những cảm nhận, đánh giá như chúng tôi là người trong cuộc) chuyện gì đã, đang và sẽ xảy ra ở Biển Đông, chiến tranh biên giới Việt-Hoa năm 1979 và hàng chục năm tiếp theo, chỉ vì Việt Nam không nắm cơ hội hợp tác với Trung Quốc ủng hộ Khmer Đỏ diệt chủng và “cáp duồn” dân Việt dọc biên giới với Campuchia… Chưa nói đến việc Trung Quốc xây hàng chục đập thủy điện lớn trên thượng nguồn sông Mekong gây tác hại cho các nước ở hạ nguồn. Đâu? Mấy chữ “hợp tác” kia đâu? Trung Quốc còn chưa chịu đưa những thông tin thủy văn để bước đầu “hợp tác” với các nước Việt, Campuchia, Lào, Thái Lan nhằm giảm thiểu tác động xấu của những con đập nói trên chứ đừng nói đến chuyện gì khác… Chính Trung Quốc đã tung lên mạng những hình ảnh quay lại cảnh bắn giết 64 chiến sĩ Việt Nam trong vụ chiếm đảo Gạc Ma năm 1988. Viết tới đây mới thấm hai chữ thách thức, nó tàn bạo như thế nào.

Hai chữ cơ hội nếu hiểu như bà thì đường lưỡi bò Biển Đông sẽ tức khắc là đường biên giới biển của Trung Quốc cướp trắng vùng Biển Đông, biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc, cắt đứt con đường sinh lộ của Việt Nam đã bao đời sinh sống với Hoàng Sa, Trường Sa…

Thưa giáo sư Gegina,

Tôi nghĩ dân tộc Việt Nam chúng tôi quá hiểu thế nào là tàn phá mất mát thương đau của chiến tranh và chỉ mong hoà bình. Có thể nói từ 1975 đến nay, chỉ có 25 năm là thời gian hoà bình lâu nhất mà chúng tôi hưởng được với Trung Quốc, mười năm kia là chiến tranh biên giới 1979 và lai rai 10 năm sau đó. Điều đó chúng tôi, người Việt Nam, hơn ai hết rất không mong thách thức Trung Quốc một chút nào hết, chỉ mong hợp tác trên tinh thần kiểu “partnership” hai bên cùng có lợi và nhất là không “đánh phe” với ai để “thách thức” người khác, nhưng nếu bị ép thì đúng là Trung Quốc đang đẩy Việt Nam vào thế phải chống đỡ, bất hợp tác, đánh phe để tồn tại.

Rất mong bà để hai chữ thách thứchợp tác vào cái khung (context) lịch sử Việt Nam và Trung Quốc, nhất là cái ý nguyện hoà bình của lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam dĩ nhiên cũng như bao dân tộc hoà bình khác là không muốn chiến tranh, nhưng có lẽ bà đã biết, dân tộc Việt Nam qua lịch sử mấy ngàn năm hoàn toàn không sợ chiến tranh nếu khi Tổ Quốc bị lâm nguy, bị xâm lăng. Có lẽ điều này cũng là chân lý cho bất cứ dân tộc nào kể cả Trung Quốc. Trong thế giới mở rộng và hội nhập ngày nay, chỉ có hợp tác theo kiểu chia sẻ, “win-win”, “anh sống tôi sống” thì nhân loại mới hưởng thái bình hạnh phúc, chiến tranh nếu có thì chỉ là thứ chiến tranh với đói, nghèo, thất học, bệnh tật mà thôi.

Kính chào bà.

Trần Bích Đăng

Ngày tàn của mô hình chính trị hiện nay tại Trung Quốc

Trọng Thành

clip_image001  

Một góc trên quảng trường Thiên An Môn. REUTERS/Jason Lee

 

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm mọi thứ để chống lại tất cả những tác động từ bên ngoài, mọi cạnh tranh, mọi thách thức. Mà không có đối trọng, không có trách nhiệm trước ai khác, bộ máy của đảng và chính quyền chỉ có thể trở thành nơi hoành hành của tham nhũng. Bất chấp lời cảnh báo liên tiếp từ quyền lực trung ương về căn bệnh ung thư của tham nhũng, tham nhũng vẫn xâm nhập vào khắp các ngõ ngách của cơ thể Nhà nước. Vấn đề chủ yếu đặt ra, theo nhà chính trị David Sambaugh, không phải là xem xem đảng Cộng sản có thể kiểm soát được xã hội nữa hay không, mà là đảng Cộng sản có thể tự kiểm soát nổi chính mình hay không.

Tuần báo le Nouvel Obervateur số ra cuối năm dành một phần lớn số báo cho hồ sơ gồm khoảng 20 bài viết về Trung Quốc, từ giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba đến thị trường nghệ thuật đương đại. Sau một cái nhìn toàn cảnh về những mục tiêu đầy tham vọng của Trung Quốc, là các bài viết về các lĩnh vực chính trị, quan hệ quốc tế, kinh tế, xã hội, văn hóa và du lịch của đất nước hơn một tỷ dân này.

Vào thời điểm cách đây hai mươi năm, ngay cả khi Bắc Kinh dìm trong biển máu cuộc biểu tình phản kháng của sinh viên, trong bối cảnh các chế độ độc tài tại Đông Âu lần lượt sụp đổ, phần lớn các chuyên gia đều cho rằng chế độ cộng sản Trung Quốc không thể tồn tại lâu được. Hai mươi năm sau, trong lúc các nền dân chủ tự do đang gặp khó khăn phải tự hỏi về tương lại của mình, thì dường như Bắc Kinh vẫn tiếp tục kiên định đi theo con đường đã chọn và ngạo nghễ nhìn sự khốn khổ của thế giới.

Sẽ trình lại dự án đường sắt cao tốc

imageNăm nay, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu báo cáo khả thi dự án đường sắt cao tốc (ĐSCT). Hiện nay, đơn vị tư vấn của Nhật Bản đang tiến hành các thủ tục cần thiết để ký hợp đồng nghiên cứu khả thi dự án với phía Việt Nam. Nhân dịp năm mới, Bộ trưởng Bộ GT-VT Hồ Nghĩa Dũng đã dành cho báo chí một cuộc trò chuyện về vấn đề này. Bộ trưởng cho biết, hiện nay Việt Nam và Nhật Bản đã ký biên bản ghi nhớ giữa hai bên, đầu năm 2011 sẽ triển khai nghiên cứu.

- PV: Thưa bộ trưởng, cụ thể kế hoạch nghiên cứu ra sao?

Bộ trưởng HỒ NGHĨA DŨNG: Đề cương nghiên cứu nhiều nội dung lắm. Bây giờ sẽ làm lại báo cáo tiền khả thi trước đó đã trình Quốc hội, bổ sung một số vấn đề cho rõ thêm; đồng thời lập 2 dự án khả thi tuyến Hà Nội - Vinh và Nha Trang - Sài Gòn. Trên cơ sở đó lên quy hoạch chi tiết để cắm mốc giới tuyến nhằm giữ đất về lâu dài.

Nhân vật năm 2010: Tướng Nguyên và những trăn trở thời cuộc

Thu Hà

clip_image001

Tướng Đồng Sỹ Nguyên. Ảnh: Thu Hà

“Ngoài chuyện nhà đầu tư chặt rừng đầu nguồn gây lũ lụt, tôi còn băn khoăn ở chỗ nhiều địa điểm cho thuê có vị trí chiến lược và địa chính trị trọng yếu. Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải có thể làm lại được, còn mất đất là mất hẳn.” Tướng Đồng Sĩ Nguyên cảnh báo.

Năm ngoái, một bài viết sâu sắc mang tựa đề "Nghĩ về sức mạnh cộng hưởng của dân tộc" đăng trên VietNamNet đã gây xúc động cho nhiều người. Đọc toàn bài người ta cảm nhận được nỗi trăn trở của người viết quanh dự án khai thác tài nguyên tại Tây Nguyên- địa chính trị, địa kinh tế nhạy cảm của Việt Nam.

Tác giả của bài viết này là Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, vừa bước sang tuổi 88, từng là tư lệnh binh đoàn Trường Sơn trong thời gian lâu nhất (1967-1975). Sau khi đất nước thống nhất, ông được giao trọng trách thứ trưởng Quốc phòng, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giao thông vận tải, bộ trưởng xây dựng và là uỷ viên bộ chính trị trước khi nghỉ hưu năm 1988.

Năm văn bản về việc bảo lãnh cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ được tại ngoại

Kính gửi: Bauxite Việt Nam
Tôi, Cù Thị Xuân Bích, em gái Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và chị Nguyễn Thị Dương Hà vừa gửi tới Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội Đơn xin bảo lĩnh cho anh Cù Huy Hà Vũ được tại ngoại vì anh Vũ bị đau tim. Tôi trân trọng đề nghị Bauxite Việt Nam cho đăng để những ai quan tâm đến vụ án được biết.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bauxite Việt Nam.
Cù Thị Xuân Bích

clip_image002

Thư ngỏ gửi Tuần Việt Nam - VietNamNet và PGS-TS Nguyễn Hồng Thao

imageNgày 30-12-2010, trên Tuần Việt Nam - VietNamNet đăng bài của ông Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, kể lại công lao của các ông trong việc đàm phán biên giới với Trung Quốc, tiếp đó trang mạng mời “Thảo luận”. Tôi đã gửi hai ý nhỏ nhưng chỉ được nhắn là chờ phê duyệt rồi mất hút. Những ý nhỏ ấy của tôi có sá gì đâu, chẳng khó trả lời, hẳn là chẳng bõ cho các vị để ý đến chăng? Hay là bị thất lạc! Do vậy, tôi xin ghé một chút vào diễn đàn này để được nêu lên công khai.

+Ông Thao nói công phu đàm phán để giữ từng tấc đất cho Tổ quốc làm nhớ đến một trong những khó khăn mà ông Vũ Khoan, hồi đang làm Thứ trưởng Ngoại giao, cho biết trong một cuộc nói chuyện: Phía Trung Quốc khăng khăng rằng hiệp ước biên giới Pháp-Thanh mà hai bên đồng ý lấy làm căn cứ để thương lượng, là bất công đối với họ vì thời ấy Pháp là cường quốc còn nhà Thanh đang suy, nên đòi phía ta phải nhân nhượng.

Ô nhiễm vùng mỏ Sin Quyền

Văn Hoàng

ThienNhien.Net – Từ khi phân xưởng tuyển quặng đồng thuộc Công ty mỏ - tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai (Tổng Công ty khoáng sản – TKV) được đưa vào hoạt động, cũng là lúc người dân xung quanh khu mỏ phải sống chung với môi trường ô nhiễm.

Công ty mỏ - tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai chính thức đi vào hoạt động sản xuất ngày 20/05/2006. Nằm trên địa bàn 2 xã Cốc Mỳ và Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Công ty mỏ - tuyển đồng Sin Quyền có tiền thân là Xí nghiệp liên doanh đồng Lào Cai, sau đó là Xí nghiệp mỏ tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai..
Được biết, diện tích đất mà Công ty thu hồi phục vụ cho khai trương khu mỏ là 800ha, hàng năm khai thác 1 triệu tấn quặng thô. Hồi đầu tháng 9/2010 qua thăm do địa chất, khu mỏ đã phát hiện thêm 50 triệu tấn quặng đồng, trở thành mỏ đồng đứng đầu Đông Nam Á về trữ lượng.

Nghĩ đến con cháu…

Hà Văn Thịnh

Sau một cơn say dài của tiệc tất niên, 1h sáng ngày 1.1.11, tôi thức dậy, mở Vietnamnet, đọc bài viết về chuyện Thủ tướng nói với cán bộ lãnh đạo 13 tỉnh thành sáng 31.12 (Vietnamnet, 6:00 = GMT+7, 31.12.2010). Thấy câu nói “chúng ta nghèo phải bán khoáng sản thô nhưng phải nghĩ đến con cháu” mà tỉnh cả người! Tỉnh rụi, tỉnh ngay giống như là cái sự “tỉnh” tưng bừng sau cả một giấc ngủ dài suốt năm 2010 (!).

Điều đầu tiên phải bàn là cứ vừa nghĩ đến con cháu vừa tiếp tục bán khoáng sản thô là can cớ sao đây? Đã nghĩ đến thì chưa làm, không nên làm khi nếu thế hệ cha ông gắng sức thêm một chút vẫn có thể sống thoát được khỏi khó khăn và, cháu con vẫn còn đó của để dành. Còn nếu cứ thở dài lo cho mai sau nhưng khoáng sản thô cứ thay nhau đội nón ra đi, vừa đi vừa giẫm những bước chân thô ráp và nhoe nhoét bùn đỏ của nó lên bờ xôi, ruộng mật; vung vãi lên trời khói bụi ô nhiễm, gây hệ lụy đến muôn thứ trong môi trường sống thì giải quyết sao đây?

Phải kiên quyết bảo vệ kinh tế thị trường

Vương Tắc Kha (Trung Quốc)

Lời người dịch: Những năm gần đây giới trí thức Trung Quốc đã nhiều lần cảnh bảo về hiểm họa nghiêm trọng của sự phát triển chủ nghĩa tư bản thân quen ở nước này: một số ít người lợi dụng quan hệ thân quen với chính quyền để độc quyền thao túng nền kinh tế, làm thiệt hại quyền lợi của đa số nhân dân; các doanh nghiệp nhà nước độc quyền là công cụ để thực hiện sự thao túng đó. Tình trạng liên kết quyền thế với tiền bạc (tức chính quyền với giới tư bản) đang làm mất bản chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước Trung Quốc. Dưới đây xin giới thiệu một bài viết của nhà kinh tế nổi tiếng Vương Tắc Kha [1] đăng trên “Đông phương Tảo báo” Trung Quốc số ra ngày 28/10/2010. Mong rằng bài này có thể giúp làm sáng tỏ một số vấn đề trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Hải Hoành (lược dịch)

Kinh tế Việt Nam và những vấn đề cần giải quyết

Vũ Quang Việt

imageNăm 2010 sắp khép lại. Có lẽ cũng là lúc nên có vài suy nghĩ về nền kinh tế Việt Nam. Năm 2010 khá đặc biệt vì nó là năm bản lề, khép lại thời gian hoạt động của chính phủ cũ và mở màn cho một chính phủ mới. Đây là thời gian khởi đầu từ năm 2006, sau khi Việt Nam đã hoàn toàn hoà nhập với nền kinh tế giới, với tất cả các rào cản mà các nước dựng lên che chắn, hoặc tự mình dựng lên che chắn đã được xoá bỏ. Từ mốc 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên bình thường của tất cả các định chế quốc tế quan trọng, từ IMF, World Bank, cho tới WTO và cũng là thành viên của các tổ chức mang nhiều tính chính trị hơn như ASEAN, APEC, kể cả việc được bầu làm thành viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cũng như đảm nhiệm các vai trò quan trọng như là nước chủ nhà tổ chức hội nghị APEC và chủ tịch ASEAN.

Sự nổi lên về mặt chính trị quốc tế như thế lại không đi kèm với sự nổi lên về mặt kinh tế. Đáng thất vọng là việc trở thành thành viên tổ chức WTO, sau hàng chục năm vật lộn với đòi hỏi cải cách của tổ chức này, khơi dậy được sự tin tưởng của cộng đồng giới làm ăn trên thế giới rằng một con rồng mới sẽ xuất hiện, kéo theo được dòng đầu tư khá ồ ạt từ nước ngoài đổ vào Việt Nam, thì ngọn lửa hy vọng bùng lên từ đó hình như đang heo hắt và lịm dần. Ngay cả sự tin tưởng của người dân trong nước vào sự vận hành trơn tru của nền kinh tế cũng đang mất dần. Điển hình là các hành động găm giữ vàng và ngoại tệ của doanh nghiệp và người dân vào cuối năm 2010 để bảo vệ tài sản do lạm phát gây ra, đang lập lại tình trạng lạm phát phi mã của năm 2008.

Người Trung Quốc định “chơi trèo” à?

Bút Chẳng Tà

Giải thưởng Nobel hoà bình là một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của Giải Nobel, được trao “cho người đã có những đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hay hạn chế các lực luợng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hoà bình”. Giải Nobel hoà bình đựoc trao hàng năm vào ngày 10 tháng 12, ngày mất của Alfred Nobel tại Oslo, thủ đô Na Uy. Nobel chưa bao giờ giải thích lý do tại sao ông lại chọn Na Uy là nuớc chịu trách nhiệm xét Giải Nobel Hoà bình chứ không phải là Thuỵ Điển; nhiều nguời cho rằng có lẽ Nobel muốn loại trừ việc chính phủ nuớc ngoài có thể thao túng Giải Nobel Hoà Bình nên mới chọn Na Uy vì quốc hội nuớc này vốn không chịu trách nhiệm về quan hệ đối ngoại.

Đại hội XI ĐCSVN: “Cẫn như vũ”?

Hồ Cương Quyết (André Menras)

Bạn Hồ Cương Quyết (André Menras) là ai, tù tội ra sao vì chống chiến tranh và ủng hộ Việt Nam, cớ sao lại mang tên Việt họ Hồ... hẳn bạn đọc Việt Nam đều biết cả.
Đọc bài viết sau đây của anh, ta còn thấy rõ tấm lòng của anh với số phận tương lai của một dân tộc được anh yêu thương và xin nhận họ.
Đọc bài viết sau đây của anh, ta còn thấy một tầm nhìn sâu sắc khi phân tích mối nguy ảnh hưởng to lớn khó cưỡng và tác động trơ trẽn của anh bạn láng giềng khiến cái ảnh hưởng kia dường như thành định mệnh đối với người Việt.
Làm gì? Làm thế nào? Đó là câu hỏi lớn đang đặt ra cho những ai đang bận túi bụi bàn thảo trả lời chính câu hỏi ấy: Làm gì? Làm thế nào?

Hồ Cương Quyết gợi ý rồi đó: Làm gì cũng được, miễn là làm với tinh thần trách nhiệm, không đạo đức giả, và làm thế nào cũng được, miễn là huy động được trí tuệ thực sự của dân tộc thay cho cái trí tuệ chỉ mang tính phe phái. 

Bauxite Việt Nam

Thử bàn về qui trình công việc

Bình Tâm

Qui trình công việc – tiêu chí tổng hợp thể hiện năng lực hành động

Trình tự công việc là sự sắp xếp lần lượt, thứ tự trước sau một cách hợp lý của các thao tác, các công đoạn, nhằm đảm bảo cho công việc được hoàn thành một cách tốt nhất và nhanh nhất.

Phàm làm việc gì cũng phải có đầu có đuôi, tức phải có bắt đầu, có triển khai và có kết thúc. Đó là tính trình tự của công việc.

Nói cách khác:

- Trình tự công việc là thứ tự cần thiết phải làm khi tiến hành công việc.

- Qui trình là trình tự cần phải được tuân thủ trong quá trình tiến hành công việc.

Trình tự và qui trình công việc là kinh nghiệm được đúc kết, là tri thức được tích tụ qua quá trình lao động lâu dài của con người.

Báo chí Nhật Bản: Trung Quốc đã chuẩn bị kế hoạch đánh chiếm Biển Đông

Trọng Nghĩa

clip_image001

Quân đội Trung Quốc. REUTERS

Ngay từ năm 2009, quân đội Trung Quốc đã hoàn tất chiến thuật đánh chiếm các hòn đảo do nước khác nắm giữ tại vùng Biển Đông và đã huấn luyện lực lượng theo phương án đó. Cho dù trước mắt ít có khả năng chiến lược thôn tính Biển Đông được thực hiện, nhưng chủ trương này cho phép Bắc Kinh giành ưu thế trong các cuộc đàm phán.

Trên đây là tiết lộ của tờ báo Nhật Bản Asahi Shinbum trong số ra ngày hôm nay 31/12/2010.

Một nguồn tin từ quân khu Quảng Châu của Trung Quốc, đặc trách vùng Biển Đông đã cho tờ báo Nhật Bản biết là kế hoạch đánh chiếm đã được soạn thảo từ đầu năm 2009. Chiến thuật này dựa trên hai trụ cột chính : Sử dụng oanh tạc cơ dội bom ồ ạt để làm suy yếu hệ thống phòng thủ của hòn đảo được chọn làm mục tiêu tấn công, và tiếp theo đó dùng tàu đổ bộ tung quân lên đánh chiếm.

Một cách cụ thể, theo chiến thuật tạm gọi là tiền pháo hậu xung này, không quân Trung Quốc, phối hợp với các đơn vị không chiến của hải quân, sẽ bất ngờ mở những đợt không kích vào các cảng quân sự và tàu thuyền đặt căn cứ tại đảo được chọn làm mục tiêu.

Phản biện lập luận của nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa về lãnh vực sử địa cổ có liên quan đến Biển Ðông được đề cập trong tác phẩm Ngã Quốc Nam Hải Chư Ðảo Sử Liệu Hối Biên 我國南海諸島史料滙编

Hồ Bạch Thảo

Người đọc sách luôn luôn kính trọng các nhà biên khảo đã ra công tham khảo nhiều thư tịch, cung cấp tài liệu chính xác, dựa vào chính luận để hướng dẫn độc giả thấy được sự thực. Ngoài ra cũng có những tác giả với ý đồ xấu, cũng tham khảo nhiều tư liệu, nhưng nhằm mục đích tung lên trái hỏa mù, lập luận giả thực lẫn lộn; nhắm lôi kéo độc giả hiểu theo điều mình muốn, những người này bị các nhà Nho xưa chê là “đa thư loạn tâm.” 

Giữa hai con đường nghiên cứu nêu trên, chúng ta tự hỏi nhà biên khảo Trung Quốc Hàn Chấn Hoa cùng các cộng sự viên, tác giả cuốn sách đồ sộ đến 60 vạn chữ, mang tên NGÃ QUỐC NAM HẢI CHƯ ÐẢO SỬ LIỆU HỐI BIÊN 我國 南海諸 島史料滙编 [viết tắt: NQNHCÐSLHB], được hàng mấy chục cơ quan văn hóa tại Trung Quốc như thư viện, viện bảo tàng, trường đại học cung cấp tài liệu, sử dụng hành trăm thư tịch tham khảo, đã đi theo con đường nào để nghiên cứu?

Vài góc nhìn về lễ lớn 1000 năm Thăng Long

Lê Văn Tâm

imageTôi đã tham dự lễ lớn 1000 năm Thăng Long trong hai ngày 9 và 10 tháng 10. Dưới đây xin ghi vài hàng về lễ lớn này.
Đôi điều cảm kích

Tôi đến thăm di tích Hoàng thành Thăng Long một mình chiều ngày 9 tháng 10. Taxi không đến gần được. Phải đi bộ một khoảng khá dài. Người và người. Vào nơi trưng bày di tích được khai quật và được công nhận là Di sản Thế giới, thấy rất đông người xem và thấy thái độ của mọi người đàng hoàng, mang vẻ mặt vui tươi, tự hào về tổ tiên của mình. Chắc không ít người vì tò mò hay vì không khí đông vui mà đến đấy, nhưng dù sao qua không khí trong ngày hôm ấy, tôi cảm nhận được niềm tin của đồng bào mình vào bản thân dân tộc, vào sức sống mạnh mẽ của dân tộc mình.

Sáng ngày 9 tháng 10 chúng tôi đi thăm lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đoàn chúng tôi tụ tập ở khu văn phòng bên trái lăng rồi được bảo là sắp hàng để vào lăng. Gần đến cổng vào thì được biết là phải nhường cho một đoàn khác vào trước. Rồi đoàn ấy đến rất đông, có thể đến khoảng một nghìn người. Những giây phút cảm động. Trong họ có nhiều người già phải có y tá dìu đi hay có bác sĩ đi theo, có người còn khỏe mạnh, ngực đeo đầy huy chương, gương mặt đầy tự hào. Họ là những người đã kinh qua bao nhiêu gian khổ trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc. Bỗng nghe có tiếng “hoan hô các bà mẹ Việt Nam anh hùng” của vài chị nào đó từ trong đoàn chúng tôi. Rồi nhiều người trong đoàn người Việt Nam ở nước ngoài ra nắm tay các bà mẹ, các cô bác cựu chiến binh từ các tỉnh về, chào và hỏi chuyện. Đoàn của các mẹ, các bác bị đứt đoạn, phải có người nhắc nên tiếp tục bước đi. Ở đâu đó, tôi nghe văng vẳng bên tai “phải đồng lòng thương nước thì đánh được giặc, bất cứ giặc nào”.

Con tàu khổng lồ Vinashin đang bị ngập nước

Mai Vân

clip_image001

Nhìn lại những sự kiện đánh dấu 2010, nhật báo Pháp Le Monde chú ý đến một sự kiện ở Việt Nam, trên bình diện kinh tế: "Tập đoàn Vinashin, con tàu khổng lồ đang bị ngập nước", tít bài báo dài gần cả trang báo bên trong. Bên trên dòng tựa, Le Monde giải thích ngắn gọn nguyên nhân khiến Vinashin bị nạn: tham ô, thâm lạm công quỹ, quản lý kém cỏi đã tác hại đến tập đoàn đóng tàu nhà nước, một biểu tượng phát triển kinh tế của Việt Nam.

Mở đầu bài báo, đặc phái viên Le Monde, Bruno Philip, cho là Vinashin, là 3 âm tiết mà có lẽ là giới lãnh đạo Việt Nam đọc lên một cách chua chát, trong khi mà tình trạng phá sản của tập đoàn làm giới tài chính quốc tế và giới đầu tư lo ngại hậu quả đối với kinh tế của một trong những ‘con rồng’ năng động nhất Đông Nam Á.

Theo Le Monde, gọi Vinashin là một trong những "soái hạm" của Việt Nam, thì không có từ ngữ nào thích hợp hơn đối với tập đoàn đã từng là hiện thân của mô hình phát triển mà ban lãnh đạo đảng Cộng sản hiện nay đã chọn lựa.

Nhà máy năng lượng mặt trời hoạt động theo mẫu hình cây xanh

Neil Bowdler, phóng viên khoa học, đài BBC

Theo thiển ý, đây là lời cháo đón năm mới 2011 đẹp nhất của con người: một nhà máy năng lượng mặt trời mô phỏng hoạt động của cây xanh.

Đây là một cách chào đẹp nhất, vì nó không là những cổng chào giấy bồi và cót ép bắt người người cúi đầu chui qua. Cũng chẳng chào bằng ánh điện nhấp nháy chỉ đủ để soi rõ những đống rác mô phỏng miêu tả của Nguyễn Công Hoan. Dĩ nhiên càng không chào bằng lối mòn tư duy truyền-nối kiểu “Un-in Ủn-ỉn” & Liên quốc Sâm Nhung Đại Công ty.

Đây là lời chào năm mới đẹp nhất vì nó cho thấy hình như cái ý tưởng về động cơ vĩnh cửu từng bị coi là điên rồ bất khả thi nay lại có cơ trở thành hiện thực. Dĩ nhiên là với điều kiện thay đổi cách tư duy khi giải bài toán, tư duy bionic thay cho tư duy mechanic.

Kẻ học trò này vui vẻ và trân trọng gửi bạn một lời chào năm mới 2011 với bản dịch sau đây.

Phạm Toàn

Bốn văn bản về việc đề nghị Đài Á châu tự do và bà Trâm Oanh, phóng viên Báo Không biên giới tham gia tố tụng Vụ án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Kính gửi: Bauxite Việt Nam

Tôi, Cù Thị Xuân Bích, em gái Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, được chị Nguyễn Thị Dương Hà chuyển cho hai cái đơn Đề nghị tham gia tố tụng gửi tới Đài Á Châu Tự do và gửi cho bà Trâm Oanh, phóng viên Báo Không biên giới. Tôi kính nhờ Bauxite Việt Nam cho đăng lại để những ai quan tâm đến Vụ án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ được biết.

Chân thành cảm ơn Bauxite Việt Nam.

Cù Thị Xuân Bích

clip_image001

Ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị Chủ tịch Việt Nam bảo vệ quyền lợi của nguyên cáo

Trọng Thành

clip_image001

Luật sư Cù Hà Huy Vũ (DR)

Hôm nay (30/12/2010), một số trang mạng tiếng Việt đã đăng tải đề nghị của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ gửi Chủ tịch nước Việt Nam. Tờ đơn này được luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ và là người bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ, nhận từ tay thân chủ tại trụ sở B14 của Bộ Công An (Hà Nội) sáng ngày 27/12/2010.

Trong lá đơn này, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã chính thức đề nghị Chủ tịch Việt Nam tham gia tố tụng với tư cách là người thay mặt Nhà nước Việt Nam “để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp” của bên nguyên. Bởi vì, ông Cù Huy Hà Vũ bị truy tố vì tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam. Như vậy, đối tượng bị hại trong vụ án này là Nhà nước Việt Nam, mà căn cứ theo Hiến pháp Việt Nam, Chủ tịch Nước, người đứng đầu Nhà nước, là người thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại.

Cũng trong phần biên bản ghi lời khai của thân chủ của luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, ngoài phần đề nghị gửi Chủ tịch Việt Nam, còn có thư ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) tham gia vào vụ án với tư cách là “bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan”. Lý do được đưa ra là vì hai bài phỏng vấn ông Cù Huy Hà Vũ của Đài tiếng nói Hoa Kỳ, “Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 dưới mắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ” và “Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp”, nằm trong số 10 tài liệu mà bản cáo trạng đã dùng để buộc tội.

Trí thức “Phò Sino”

Lẩm Cẩm Lão Gia

Với người Việt Nam đương đại thì mọi người không lạ gì với cụm từ “Trí thức phò Chính thống”! Nhưng hôm nay, người Việt Nam có thể biết thêm một loại trí thức khác. Đó là “Trí thức Phò Sino”!

Đọc bài “Giáo sư Nguyễn Huy Quý có phải là nhà Trung Quốc học?” của tác giả Đinh Kim Phúc đăng trên mạng http://www.boxitvn.net/bai/15446 Lẩm Cẩm Lão Gia tôi bàng hoàng. Bàng hoàng bởi sự thiển cận và ấu trĩ của vị “học giả” Giáo sư Nguyễn Huy Quý này.

[….Unlike other ASEAN countries, Vietnam and China have the same cultural origins. China has 56 ethnic groups, Vietnam has 54. And there are 10 to 20 cross-nation ethnic groups along the borders. What is more, both countries are led by a Communist Party.

These commonalities are very important. It is like the special relationship the US has with the UK, different from other European countries. It is not just that the US and the UK are politically close, they share ethnic roots.

Likewise, Vietnam and China enjoy a special relationship. Historically, there has been some discord, but that does not invalidate the special relationship…]

Biên giới Việt - Trung và sức ép công tội người đàm phán

Phương Loan

Cho đến nay vấn đề đàm phán và phân giới Việt – Trung chưa bao giờ được chính thức báo cáo trước Quốc hội, chưa bao giờ người dân Việt Nam được biết cụ thể biên giới xê dịch như thế nào so với trước. Người ta cứ kêu gọi đồng thuận, nhưng có gì làm mất đồng thuận hơn là không minh bạch thông tin về một vấn đề hệ trọng và thiêng liêng như vậy đối với mọi người dân Việt Nam, trong cũng như ngoài nước. Đến nỗi một trọng thần như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, trong một bài báo gần đây đăng trên Bauxite Việt Nam, cũng công khai nhận định: “Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất.”

Có cần nhắc ở đây không chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông nhắn nhủ sứ thần Việt Nam đàm phán với Trung Quốc: "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại có thể vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di." (Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ thực lục, Kỷ Nhà Lê).

Giải trình chuyện biên giới là một viên chức cấp thấp cỡ PGS. TS Nguyễn Hồng Thao, lại lồng vào một cuộc phỏng vấn trên báo, liệu có thể làm cho dư luận yên lòng hay không?

Ngày nào Chính phủ chưa chính thức báo cáo Quốc hội về vấn đề biên giới Việt – Trung, ngày nào bản đồ phân giới Việt – Trung chưa chính thức công bố, ngày ấy người dân Việt Nam còn ngờ vực Chính phủ.

Bauxite Việt Nam

Về hai cuốn sách mới xuất bản ở Trung Quốc trong thời gian gần đây: Việt Nam thông sử và Việt Nam văn học sử

Trần Nghĩa

Tạp chí Hán Nôm số 2 (63) năm 2004, trang 63-68.

clip_image001

GS. Trần Nghĩa (trái) và Nguyễn Xuân Diện

Trong năm 2001, nhằm giúp bạn đọc Trung Quốc hiểu thêm về Việt Nam, đồng thời cũng là để góp phần đẩy mạnh giao lưu văn hóa Trung - Việt, ở Trung Quốc đã xuất bản hai cuốn sách: cuốn Việt Nam thông sử do Quách Chấn Đạc - Trương Tiếu Mai đồng chủ biên (1) và cuốn Việt Nam văn học sử do Vu Tại Chiếu biên soạn (2). Đây là những việc làm rất đáng hoan nghênh. Về phương diện khoa học kỹ thuật, các tác giả đã kế thừa những thành tựu của người đi trước, đồng thời trên nhiều vấn đề, cũng đã có những kiến giải riêng.

Tuy vậy, bên cạnh mặt mạnh dễ thấy của hai công trình biên soạn, vẫn còn một số điểm cần thảo luận thêm. Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn trao đổi một vài ý kiến về phần lịch sử và văn học Việt Nam thời Bắc thuộc được trình bày trong 2 cuốn sách.

Ở cuốn đầu, Việt Nam thông sử, các tác giả đã dành trọn 4 chương để giới thiệu về lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc:

Việt Nam sẽ mất bạn?

Quỳnh Chi, phóng viên RFA
LAOS-MEKONG-SUMMIT-CHINA  

AFP photo

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (giữa) được giới thiệu như một đối tác của Thủ tướng Lào Buasone Bouphavanh (P) và Thủ tướng Campuchia Hun Sen (T) tại Hội nghị Bộ trưởng GMS tại Viêng Chăn vào ngày 31 tháng 3 năm 2008.

 

Tháng 9 năm nay, thủ tướng Lào Buasone Bouphavanh đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân kỷ niệm 48 năm quan hệ ngoại giao 2 nước.

Tại cuộc gặp gỡ này, cả hai phía Việt Nam và Lào đều khẳng định sẽ tiếp tục phát triển bền vững mối quan hệ keo sơn đã có từ trước. Thế nhưng mối keo sơn đó có còn bền chặt không khi Trung Quốc đang gia tăng  ảnh hưởng lên xứ Triệu Voi này?

"Mối quan hệ đặc biệt"

“Việt – Lào hai nước chúng ta,
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”

Đó là những câu thơ từ xa xôi của lãnh tụ Hồ Chí Minh mà mỗi lần các cán bộ cấp cao hai nước có dịp tiếp xúc, người ta lại mang ra nhắc lại.
Trong 3 nước Đông Dương, mối quan hệ Việt - Lào không chỉ đơn thuần ở cách người ta nói về mối bang giao giữa hai quốc gia bởi vì Việt Nam ngoài thân thiết, còn có ảnh hưởng rất lớn lên người bạn láng giềng này. Cụm từ “mối quan hệ đặc biệt” cũng ra đời cách đây 30 năm từ lý do ấy.
Giáo sư Hà Văn Thịnh, giảng viên Lịch sử trường ĐH Huế cho biết:

“Bởi vì giữa Việt Nam và Lào thì vấn đề biên giới và vấn đề mâu thuẫn không nặng nề như Campuchia. Campuchia có những bất đồng lớn khác trong vấn đề lãnh thỗ. Những “hiểu lầm” chưa giải quyết được trong vấn đề Nam Bộ”.

Ta chúc gì nhau trong mùa bất an

Nam Dao

Thần linh bỏ cuộc

đền thờ hoang

bầy ngôn sứ nay câm

Còn đâu, con người?

Còn đâu? đám ngư dân nổ máy

cắm đầu bỏ chạy

chẳng phải sợ quá ngày dúm cá đánh lên ươn

biển nay cũng vạch đầy biên giới

tàu tuần tra lạ hoắc đón đường

Còn đâu? cạnh những mỏ kim cương

đất đá đào lên lổn nhổn

đám đánh thuê bản xứ súng ngoại gầm gừ

canh cho những ông chủ

đang đợi mở sâm-banh

hân hoan kết thu một năm lợi nhuận

Còn đâu? bọn như tôi như anh

hàng hàng lớp lớp

chen nhau ngày boxing day *

mắt dán vào những mặt hàng

bán tháo

Lời và lẽ, bát nháo

bầy ngôn sứ nay câm

thế giới lửng lơ

hải hạm khoe răng nanh

pháo phòng không chĩa lên mặt trời

cánh chim thép sà vào lòng biển

Trong khi bán đảo bên này

đã lắp giàn tên lửa tầm xa

Trong khi bán đảo bên kia

tiềm thủy đĩnh gắn đạn đầu nguyên tử

Trong khi tôi luồn vô em

Nhưng không cương cứng nổi

Còn đâu, con người?

Thế thì cho tôi hỏi

Ta chúc gì nhau trong mùa bất an?

N. D.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn