LYBYA – tài nguyên đôi khi là GÁNH NẶNG

Đỗ Huỳnh Cung

image Để lý giải cho cách đặt vấn đề ở trên, ta tiếp cận Libya bằng cách đưa ra các câu hỏi :

1. Cái gì đã PHÁT SINH ở Libya.

2. Cái gì đã PHÁT KHÙNG ở Libya.

3. Cái gì đã PHÁT TRIỂN và không thể kiểm soát được …

Có thể trả lời ngay, tuy hơi vội vàng :

- Fathi Terbil – nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giữ đã làm PHÁT SINH.

- Hành vi TRẤN ÁP lại hành vi đã làm PHÁT KHÙNG.

- Không phải là PHÁT TRIỂN, mà là hành trình tìm lại ĐỨC TIN và TỰ DO của người Hồi giáo/

Để thấy được căn nguyên và cũng là để lý giải – hãy bắt đầu từ Gadhafi và mô hình của ông ta:

1. Là một Trung úy – ông ta cùng nhóm thân hữu làm binh biến và giành được quyền kiểm soát đất nước ; chắc chắn khẩu hiệu của ông ta đưa ra ngày ấy phải phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

2. Để tìm kiếm quyền lực cho riêng mình, ông ta đã thao túng nền Cộng hòa = mô hình nhà nước mới: “ĐẠI DÂN QUỐC NHÂN DÂN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”, mà thực chất là một nền ĐỘC TÀI có “trang điểm” và được đặt dưới cơ chế kiểm soát của ông.

3. Việc ông nhường lại “Chính phủ bề mặt”, và mình lùi lại phía sau cùng “Ban cách mạng” với quyền lực tuyệt đối – cho thấy về thực chất ông và các đồng chí của ông đã đánh tráo cả “khái niệm” và cả “giá trị” đối với nhân dân của ông. Ông đã khai thác một cách “ thông minh” Đức Tin của người Hồi giáo và Thượng đế – một giá trị tinh thần sang một giá trị cụ thể của tinh thần – là Ông. Ông muốn, ông phải được hiểu Ông là Thánh.

4. Biểu tượng của người Hồi giáo được thông qua hình ảnh là người phụ nữ trong trắng, và ông dùng biểu tượng này – “ Đội nữ bảo vệ “ với thông điệp “Người Hồi giáo hiện đại” sẵn sàng hy sinh để bảo vệ ông. Hy sinh vì ông là hy sinh vì Thượng đế.

5. Ông coi dầu mỏ là chiến lược – Đúng. Ông coi tài nguyên là sức mạnh của quốc gia – Không sai, nhưng chưa đủ. Thực tế cho thấy tài nguyên không chỉ là hiểm họa cho bản thân ông, mà rồi đây nó vẫn có thể là gánh nặng cho dân tộc ông.

Cái “Chính phủ bề mặt” mà ông nhường lại cho xã hội, về thực chất và cái tối đa nó có thể làm được là chỉ tạo nên một “Sự ổn định bề mặt”. Cái “Sự ổn định nằm im” và được ông “vuốt ve” ấy không có nghĩa là nó đã “chết”, mà nó chứa đựng tiềm ẩn của “Sự thức tỉnh bất ngờ” khó kiểm soát. Cái tự do có được trong “Sự ổn định bề mặt “ thật ra là rất “chật hẹp”, nó không có “Phong cách tự do” của con người nhân loại; và đó là nguyên nhân chính của mọi nguyên nhân.

Đến đây, chúng ta cũng nên dừng lại đôi chút để xem xét và liên hệ về mình với những câu hỏi:

- Hình ảnh, tín ngưỡng và Hệ tư tưởng nào – cho một dân tộc đậm chất “tâm linh”

- Chính sách tôn giáo nào – cho một đất nước đa sắc tộc mà còn thiếu luật Tôn giáo.

- Lựa chọn nào để ổn định và phát triển – cho một quốc gia giàu tài nguyên

Tiếp tục thêm về căn nguyên – chúng ta phải xem xét thêm cả về nền kinh tế và ảnh hưởng của nó – nền kinh tế của Libya là nền kinh tế chủ yếu xoay quanh trục dầu mỏ , cho nên cái đặc trưng cần phân tích của nó – là nền kinh tế tài nguyên. Tài nguyên là cái “có sẵn”, do vậy nền kinh tế đó có xu hướng đi theo cái “có sẵn” và cũng từ đó nó hình thành nên cái tâm lý của nền “kinh tế có sẵn” ( Nền kinh tế “có sẵn” có 2 dạng phổ biến : 1. Nền kinh tế được định hướng trên cơ sở “có sẵn” của tài nguyên; 2. Nền kinh tế được định hướng theo quan điểm “có sẵn” của con người)

- Ở góc độ khác, cái “có sẵn” và phát sinh từ cái “có sẵn” là tâm lý “hưởng thụ” và “Ban phát để hưởng thụ”. Cho nên nền kinh tế “có sẵn” nó có khuynh hướng tiến tới “Độc quyền”. Độc quyền để “hưởng thụ” và độc quyền “Ban phát để hưởng thụ”, và cũng vì thế nó làm “méo mó” tâm lý của toàn xã hội; con người vì thế cũng dần bị tha hóa đi bởi các “giá trị nhào nặn”. Cái độc quyền về kinh tế nó sẽ dẫn đến Độc tài, vì Độc tài chẳng qua chỉ là nhằm độc quyền toàn bộ, độc quyền cả về tư tưởng và chân lý, thậm chí độc quyền cả về lòng yêu nước và ban phát tự do .

Ở một nền “Độc tài” việc họ thường xuyên làm là “đè” dân chúng và các thành phần xã hội khác xuống để hạn chế “tầm nhìn” và “khả năng lựa chọn”, vì vậy xã hội thường “teo tóp” đi cái “nhu cầu người”, rơi rụng đi cái “phẩm chất người” và xuống cấp ở “trình độ người”. Với “thể trạng” như vậy, con người xã hội không bao giờ có đủ khả năng để gánh vác và hoàn thành trách nhiệm Công dân của mình mà xã hội giao cho họ. Mặt khác với “chất lượng” ấy con người “xã hội” không thể đảm bảo tốt cho các thể hệ mai sau. Họ và con cháu họ luôn ở trạng thái bị “đè nén” và “khiếp nhược”. Cái tâm lý luôn “khiếp nhược” làm cho họ và con cháu họ mất đi khả năng “sáng tạo” và lựa chọn “sáng suốt”, họ chỉ đi theo, làm theo, học theo và bắt chước một cách “mê muội” – điều đó làm chậm lại tiến trình đi lên của dân tộc. Nói “tài nguyên đôi khi là gánh nặng” là ở chỗ này – gánh nặng Bên Trong .

Tài nguyên là thế mạnh, nhưng đôi khi cũng là gánh nặng – điều này chứng minh được qua các cuộc xung đột, chiến tranh và nội chiến… Khi xem xét đằng sau những cái đó, ta luôn thấy ẩn hiện bóng dáng của dầu lửa và tài nguyên. Libya cung cấp 80% nhu cầu về dầu cho Euro, và điều đó cho thấy tại sao Euro luôn “gắn bó” với nhân dân Libya từ “đầu đến cuối”. Vấn đề của Libya được họ đặt lên bàn trong suốt cả thời gian này khi họ ngồi với nhau. Nhân dân Libya rồi đây có được “rảnh tay mà không bị” oder “từ người khác” – đó là gánh nặng từ Bên Ngoài.

Qua Libya và cuộc nội chiến của họ – Cái gì được cho là cần thiết rút ra ở đó – Một quốc gia giàu tài nguyên. Và hơn thế là cái tâm lý “tài nguyên thiên nhiên” ở cả các quốc gia tài nguyên khác – Cái tâm lý “có sẵn”, “hưởng thụ”, “được nuông chiều”, “phá phách” và không chịu học hỏi.

Từ nội chiến :

1. “ Hãy cảm nhận để chia sẻ với số đông về khát vọng tự do của họ,

và đừng để cho họ lao vào… cơn sốt về tự do”.

2. Hành vi chống lại hành vi, không phải là giải pháp của một tư duy đầy đủ.

Từ tài nguyên :

Đất nước – Không phải là Doanh nghiệp.

Tố quốc – Không phải để lĩnh lương .

9/2011

Đ.H.C.

Tác giả gri trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn