Tăng trưởng một, lạm phát gấp đôi

clip_image001

Chỉ số CPI tăng mạnh

VIT - Trong những ngày này, đi đâu người ta cũng nhắc đến hai từ “lạm phát”. Giá xăng tăng, điện tăng, các mặt hàng tiêu dùng cũng thi nhau nhảy giá. Người dân đang phải oằn mình hứng chịu hậu quả của lạm phát leo thang.

Lạm phát vượt dự đoán

Theo thống kê mới nhất, đầu năm 2011 chỉ só giá tiêu dùng CPI đã tăng vượt xa mọi dự đoán. CPI tháng 1 tăng 1,74% so với tháng 12/2010 là mức tăng cao hơn so với nhiều năm (tháng 1 các năm 2004, 2005, 2006, 2007 tăng 1,1-1,2%, năm 2009 tăng 0,3%, 2010 tăng 1,36%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2011 đã tăng 2,09% so với tháng 1.

clip_image002

Mức tăng của CPI tháng 2 những năm gần đây (đơn vị: %).

Điểm lại các nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng chính, CPI tháng 2 có sự đóng góp lớn của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống khi nhóm này tăng tới 3,65%. Trong con số này, CPI lương thực tăng 1,51%; thực phẩm tăng mạnh 4,53%; ăn uống ngoài gia đình tăng 3,31%.

Lạm phát cao làm các thành tựu kinh tế giảm đi rất nhiều ý nghĩa. Hệ lụy gây thiệt hại nhất cho những người làm công ăn lương, đè nặng lên vai người nghèo.

Đằng sau tăng trưởng

Sự thật của tăng trưởng phần lớn do tăng giá. Nhìn vào con số tăng trưởng, thu chi, mới chỉ thấy về lượng. Xét về chất, về sự thật của mức tăng trưởng, ngoài yếu tố sản xuất kinh doanh tạo ra thì phần lớn lại nằm ở tăng giá, đồng tiền mất giá. Nếu chỉ nhìn vào con số thì rất dễ thỏa mãn. Người dân vẫn hỏi là năm nào tăng trưởng cũng cao, con số đẹp nhưng đời sống không tăng kịp so với con số đó.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên thẳng thắn nói: “Mức tăng giá cao gần gấp đôi mức tăng trưởng kinh tế – đây là vấn đề rất đáng phê bình”.

Để việc tăng giá mất kiểm soát, theo ông Kiên là do lỗi điều hành. Phó Chủ tịch QH phân tích: “9 tháng đầu năm 2010 công tác điều hành rất tích cực nhưng cuối quý 3, sang quý 4 lại hơi buông lỏng và hơi thỏa mãn với những gì đạt được, cộng với nhiều yếu tố khó lường dồn vào cuối năm nên dẫn tới “sảy chân”.

clip_image003

Diễn biến CPI các tháng trong hai năm 2009 - 2010

Một nền kinh tế tích cực, chất lượng đời sống người dân được nâng lên thì lạm phát phải thấp hơn tăng trưởng. Tuy nhiên, thực trạng ở Việt Nam rất đáng báo động khi lạm phát tăng gấp đôi tăng trưởng. Chúng ta hãy nhìn sang Trung Quốc. Năm 2010, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt hơn 10% mà tăng giá tiêu dùng chỉ 5%. Trong khi đó Việt Nam tăng trưởng được 6,78% thì tăng giá tới 11,75%.

Lạm phát đang ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng hơn khi giá xăng lại rục rịch tăng, giá điện sẽ tăng 18% từ ngày 1/3, giá than, giá gas cũng lên tiếp leo thang.

Việt Nam có kiềm chế được lạm phát?

Trước tình hình giá cả tăng cao, nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay của các Bộ, ngành và địa phương là tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Vừa qua, việc tăng giá điện, giá xăng khiến nhiều người lo ngại, nhưng đây là việc không thể không làm.

Quốc hội hiện đặt mục tiêu lạm phát cho 2011là  không quá 7%. Tuy nhiên, theo ngân hàng ANZ, vấn đề lạm phát là rủi ro đối với ổn định kinh tế của Việt Nam và chắc chắn sẽ vượt mức mục tiêu 7% cho năm 2011 của chính phủ Việt Nam.

Ông Paul Gruenwald, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng ANZ khu vực châu Á, trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với phóng viên Bloomberg, nói: “Lạm phát năm 2011 tại Việt Nam sẽ chạm mức 10% hoặc hơn thế nữa. Nếu thiếu động thái chính sách đủ mạnh, lạm phát chắc chắn vượt mục tiêu của chính phủ.”

Theo Công ty quản lý quỹ VinaCapital (VinaCapital Investment Management), nguyên nhân chính khiến lạm phát tại Việt Nam năm 2010 tăng mạnh chính là việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm và sẽ sớm có chính sách kiềm chế lạm phát.

Còn theo website của Công ty quản lý quỹ Việt Nam (Vietnam Holding Asset Management), chính sách tiền tệ của Việt Nam trong những năm gần đây có phần không phù hợp. Hãng này nhận xét: “Lạm phát không có dấu hiệu dịu bớt. Chính phủ đã tập trung quá nhiều vào tăng trưởng kinh tế.”

Lạm phát hai con số sẽ làm tiêu tan mọi nỗ lực của tăng trưởng, đặt nền kinh tế đặt trong nguy cơ bất ổn. Bài toán về lạm phát tại Việt Nam vẫn là một thách thức lớn cho chính phủ trong thời điểm hiện tại.

TN

Tin tổng hợp

Nguồn: Vitinfo.vn

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn