Chỉ động đất mới vỡ được hồ bùn đỏ Tây Nguyên

"Dù mấy chả có xây dựng kiểu gì thì hố bùn đỏ cứ ngày càng lớn. Rồi một ngày nào đó tất yếu sẽ đến. Có thể do thiên tai, có thể cái thằng khùng mắc dịch nào đó nó phá thì bà con mình chắc chắn là tiêu. Các tỉnh miền Đông Nam Bộ đều ăn nước dòng Đồng Nai thì lấy đường nào mà sống! -  KS Doãn Mạnh Dũng.

Thằng "mắc dịch" là thằng nào? Có thể là thằng Khùng, cũng có thể là thằng Xâm lược đang ngầm giấu mưu mô thâm độc cho nửa thế kỷ sau hủy diệt dân tộc này, xâm chiếm đất nước này một cách nhanh chóng nhất và ... RẺ NHẤT.

Đặng Thị

clip_image002

Ông Nguyễn Thanh Liêm

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng ban nhôm - bô xít, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) khẳng định như vậy với VnExpress.net hôm qua, sau khi TKV tiến hành khảo sát lại các dự án bô xít Tây Nguyên.

- Xin ông cho biết, tình hình rà soát thiết kế, điều chỉnh quy hoạch các hồ chứa bùn đỏ tại dự án bô xít Tây Nguyên triển khai ra sao sau hiện tượng tràn khoang bùn đỏ ở Hungary?

- Ban chỉ đạo dự án bô xít của TKV đã nhanh chóng rà soát lại toàn bộ thiết kế với các nhà thầu Trung Quốc và đưa ra những ý kiến góp ý về quy hoạch. Nhìn chung, các giải pháp thiết kế quản lý an toàn của hồ bùn đỏ đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn và quy phạm của Việt Nam và Trung Quốc.
Hai hồ chứa bùn đỏ tại Dự án Tổ hợp bô xít – nhôm Lâm Đồng đủ đảm bảo dung tích chứa trong 36 năm. Diện tích chứa bùn đỏ số 1 là 110 héc ta, dung tích 8.350.000 m3, đảm bảo dung tích chứa cho 15 năm. Hồ số 2 có diện tích 209 héc ta, 11.420.000 m3, sử dụng tron 15 năm.
Bùn đỏ được thải theo công nghệ ướt với khối lượng bùn thải khoảng 1,42 triệu tấn mỗi năm và tỷ lệ rắn/lỏng là 1,15 độ pH của bùn đỏ thải ra khoảng 11 đến 13 (Bùn đỏ có tính kiềm cao). Hồ được thiết kế chống thấm ở đáy hồ và xung quanh bờ hồ. Trên lớp chống thấm có lớp thu dung dịch chưa nước xút với độ pH cao từ 11 đến 13 pH sẽ được dẫn về trạm bơm thu hồi để bơm về bể tập trung và tuần hoàn tái sử dụng trong dây chuyền công nghệ alumina.

clip_image003

Xây dựng hồ bùn đỏ ở thung lung "chết" sẽ giảm nguy cơ tràn bùn.

- Nhưng công nghệ thải bùn đỏ của Hungary cũng giống như thiết kế của các nhà máy bô xít ở Việt Nam, khiến nhiều người lo ngại nguy cơ nứt hồ chứa, tràn bùn đỏ ở Hungary sẽ lặp lại ở Tây Nguyên?
- Chúng tôi đã xem xét sơ bộ và thấy điều kiện của Hungary và Việt Nam khác nhau. Hungary dung tích bể chứa rất lớn, nằm trên bề mặt đồng bằng, mặt bể chứa bùn đỏ lại đắp nổi.
Các bể chứa bùn đỏ của TKV được chia thành 8 khoang nhỏ, với diện tích mỗi khoang chứa khoảng 14 đến 16 héc ta, dung tích chứa từ 0,6 đến 1,6 triệu m3. Chiều cao bùn thải của mỗi khoang chứa thay đổi từ 8 – 14 m3, chiều cao bùn thải tối đa luôn thấp hơn chiều cao mặt đập ngăn giữa các khoang chừa từ 1,3 – 2 m và thấp hơn mặt địa hình xung quanh hồ chưa là 2 – 6m. Như vậy, rất khó có thể xảy ra bùn đỏ bị tràn ra ngoài thung lũng.
Bên cạnh đó, các khoang vận hành theo cơ chế thứ tự một khoang hoạt động thì có một khoang phụ dự phòng để chứa nước lũ tràn trong trường hợp có đột biến về lượng mưa vượt ngưỡng dự tính. Các đập chắn được tính toán cho động đất cấp 7, dưới đập dự phòng có cống thoát nước mặt kiểu cánh phai để đóng lại khi có sự cố xảy ra.

- Hồ chứa bùn đỏ của hai dự án Tây Nguyên đều nằm ở độ cao 700m so với mặt nước biển, trong khi khu vực này thường có lũ quét, sạt lở đất. TKV đã lường tới phương án này?

- Hồ bùn đỏ ở Tây Nguyên được đặt trong thung lũng “chết” và ở khu vực có lưu vực nhỏ, cách xa khu vực dân cư tập trung và hệ thống sông suối lớn, nước chỉ xuất hiện khi mưa rơi trực tiếp xuống, không có nước bên ngoài đổ vào. Nếu có xảy ra sự cố thì chỉ động đất gây cho nứt, vỡ mới xảy ra nguy cơ tràn bùn khỏi khoang. Ngoài ra, một nguy cơ sau khi hồ nhừng hoạt động thì các lớp chống thấm bị hỏng, nước mưa thấm vào và tạo thành dòng thấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm.
- Nhiều nhà khoa học cho rằng, để tránh rủi ro, nên xây dựng các nhà máy bô xít ở vùng biển. Ông nghĩ thế nào về điều này?
- Tôi ủng hộ ý kiến này của các nhà khoa học, nếu chuyển được sẽ có rất nhiều thuận lợi. Hiện nay, do chế biến luôn tại khu vực Tây Nguyên nên sẽ phải vận chuyển nguyên liệu lên và sản phẩm xuống. Trong quá trình vận chuyển chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi trường và làm tăng chi phí vận tải.
Mặt khác, muối biển sẽ giúp trung hòa bùn đỏ, việc đặt trực tiếp các nhà máy sát biển giúp quá trình xử lý xử lý chất thải, bùn được dễ dàng hơn, đảm bảo môi trường.
Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên nên Chính phủ mới quyết định đặt địa điểm tại đây giúp các địa phương nơi này có điều kiện để xây dựng công nghiệp khai khoáng.
- Hiện nay phương án đầu ra cho sản phẩm được TKV tính toán ra sao, thưa ông?

- Quan điểm của TKV là sẽ phân chia sản phẩm cho nhiều đối tác, tuỳ theo khả năng vốn của họ để mình điều chỉnh sản lượng phù hợp. Cho đến nay đã có ba đối tác đến từ Nhật Bản, Vân Nam (Trung Quốc) và Trung Đông có nhu cầu bao tiêu sản phẩm bô xít của Việt Nam.
Tập đoàn đang xem xét đề xuất với Chính phủ để giảm thuế suất hợp lý hơn, đảm bảo dự án hoạt động chắc chắn. Theo đó, giảm thuế xuất khẩu alumin xuống còn 0 đến 5% trong 5 năm.

Trà Phương

Nguồn: Vnexpress

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn