Trở ngại trong quan hệ Việt – Trung

Jason Miks/ The Diplomat

image

Image credit:Maurice Koop

“Hiện đã rõ ràng đối với lãnh đạo Việt Nam rằng nhượng bộ nhiều hơn để Trung Quốc làm xói mòn niềm tin của tầng lớp quan trọng trong dân chúng, gồm cả trí thức và các bộ phận trong quân đội... Nếu công chúng tin rằng Đảng Cộng sản tự cho [mục tiêu của mình] là bảo vệ độc lập dân tộc, mà không còn [đủ sức] bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, thì tính hợp pháp của Đảng sẽ ngày càng bị nghi ngờ”.

Sophie Quinn-Judge

Cũng như sự chống đối của ông về vấn đề Đài Loan và Bắc Kinh từ chối gia hạn lời mời trong chuyến đi tới châu Á, ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã đề cập đến chủ đề về các tranh chấp ở Biển Đông vào thời điểm sắp kết thúc Đối thoại Shangri-La.

Phát biểu tại sự kiện ở Singapore, ông Gates cho biết khu vực có các tuyến đường biển quốc tế bận rộn thứ hai trên thế giới là ‘mối quan ngại ngày càng tăng’. Các cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ báo cáo rằng các công ty như BP và Exxon Mobil đã ngưng các dự án trong khu vực vì sự phản đối của Trung Quốc. Nhưng không chỉ Hoa Kỳ quan ngại về lợi ích của Trung Quốc ở đó, mà đó còn là nơi tranh chấp lâu nay với Việt Nam.

Khu vực trải dài từ Singapore tới eo biển Đài Loan, có nhiều dầu lửa và khí đốt, gồm có hơn 200 đảo nhỏ và đá ngầm, hầu hết đều nằm ở các chuỗi đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và hai chuỗi đảo này cho thấy các cuộc xung đột nghiêm trọng nhất về vô số các tuyên bố tranh đua giữa các nước trong khu vực, hai trong số các nước đó là giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Trong tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam, trong khi năm 1988, hải quân Trung Quốc và Việt Nam xung đột vì sở hữu đá Gạc Ma và Cô Lin (Johnson Reef) thuộc quần đảo Trường Sa, một sự cố cho thấy nhiều tàu Việt Nam bị đánh chìm cùng với hàng chục thủy thủ Việt Nam bị tiêu diệt.

Vấn đề bùng phát một lần nữa khi tháng 5 năm ngoái, Trung Quốc đệ trình Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, tuyên bố chủ quyền đến 80% Biển Đông. Kể từ đó, Trung Quốc thực thi tuyên bố của mình trong khu vực "một cách hà khắc" hơn, gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bằng phí tổn của ngư dân Việt Nam, những người mà tàu thuyền của họ bị đâm chìm và bị tịch thu cá.

Năm nay là năm đánh dấu tình hữu nghị giữa hai nước. Thế mọi chuyện hiện đang ở vị trí nào rồi? Phát biểu tại Đối thoại Shangri-la hôm Chủ nhật, Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, cho biết: "Hiện nay, chúng tôi đang từng bước thực hiện đối thoại với các nước có liên quan để giải quyết các vấn đề tranh chấp", ông cũng nói thêm rằng các cuộc đàm phán sẽ được thực hiện trên tinh thần ‘hợp tác’ và ‘tình anh em’ (brotherhood).

Tình cảm như thế đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lặp lại, theo Tân Hoa xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, [ông Dũng] đã nói với một quan chức Trung Quốc đang viếng thăm hồi cuối tuần rằng, Việt Nam cam kết nâng cao "đối tác chiến lược toàn diện" trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc.

Tuy nhiên, các tuyên bố này theo sau quyết định của Việt Nam công khai xác nhận lại tuyên bố của mình đối với hai vùng lãnh thổ, với tuyên bố của Bộ Ngoại giao nêu ra hồi cuối tháng trước rằng: ‘Tất cả các hoạt động nước ngoài tại hai quần đảo này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam’.

Việt Nam đang ở vị trí khó xử. Mặc dù tăng trưởng kinh tế nhanh (là nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại Đông Nam Á năm ngoái), nhưng không tương ứng với anh hàng xóm khổng lồ của mình về mặt quân sự, thực tế nhấn mạnh qua các cuộc diễn tập quân sự quan trọng của Trung Quốc kết thúc hồi tháng 4 ở Biển Đông, [đó là các cuộc diễn tập] lớn nhất trong khu vực từ trước đến nay, gồm một số tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc.

Và Việt Nam ngày càng gia tăng thương mại với Trung Quốc (thống kê Trung Quốc cho thấy, thương mại hai chiều đã vượt quá $20 tỉ đô la trong năm ngoái), ít có khả năng bỏ sang một bên để chính thức phản đối việc Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm bắt đánh cá hàng năm trong khu vực, hành động mà Trung Quốc cho là để bảo vệ nguồn cá, nhưng các nhà phê bình cho rằng hành động đó là một nỗ lực khẳng định chủ quyền trong khu vực.

Nhà báo của Open Democracy, bà Sophie Quinn-Judge cho thấy, các nhà lãnh đạo Việt Nam phải đối mặt với tiến thoái lưỡng nan trong một bài viết gần đây: “Hiện đã rõ ràng đối với lãnh đạo Việt Nam rằng nhượng bộ nhiều hơn để Trung Quốc làm xói mòn niềm tin của tầng lớp quan trọng trong dân chúng, gồm cả trí thức và các bộ phận trong quân đội.... Nếu công chúng tin rằng Đảng Cộng sản tự cho [mục tiêu của mình] là bảo vệ độc lập dân tộc, mà không còn [đủ sức] bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, thì tính hợp pháp của Đảng sẽ ngày càng bị nghi ngờ”.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: The-Diplomat

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn